Phim tài liệu “Hà Nội trong mắt ai”

Discussion in 'Phim ảnh' started by Meomuop, 15/6/09.

  1. Meomuop

    Meomuop Advanced Member

    Joined:
    29/11/06
    Messages:
    193
    Likes Received:
    11
    Location:
    Ha Noi
    Gửi "tai trau"

    Mình rất ấn tượng với những bài viết của tai trau về Hà Nội.
    Vậy, mình muốn chia sẻ với bạn bộ phim này : http://www.megaupload.com/?d=VNJ1PPB9

    Thân.
     
    Tags:
  2. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    Re: Gửi "tai trau"

    Cám ơn bác rất nhiều. Em xin trích 1 bài viết rất hay trên blog (http://blog.360.yahoo.com/blog-3iiHeVAn ... cq=1&p=734) về bộ phim này như sau:

    Tôi đã được nghe nói nhiều về bộ phim tài liệu “Hà Nội trong mắt ai” của tác giả Trần Văn Thủy. Sở dĩ chỉ được nghe nói vì khi tôi mới hai tuổi, bộ phim đã bị cấm phát hành trên toàn quốc. Tuy nhiên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực luôn có cách đến được với khán giả.

    Trong giai điệu của bài “Hà Nội trong mắt ai”, bộ phim mở đầu bằng lời giới thiệu nghệ sỹ Văn Vượng, một nghệ sỹ mù nhưng lại chuyên sáng tác những bản độc tấu ghi ta ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội. Ông có một giấc mơ cháy bỏng là được nhìn thấy Hà Nội dù chỉ một lần trong đời. Cũng vì lẽ đó, tác giả Trần Văn Thủy đã đã sử dụng luôn tên của bản nhạc nền để đặt cho bộ phim của mình.

    Bộ phim đưa người xem tham quan gần như tất cả những danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội: Từ “lẵng hoa” Hoàn Kiếm với những con phố cổ chưa bị hàng hóa che lấp, đến Hồ Tây mờ sương trong câu ngâm chinh phụ của Đoàn Thị Điểm. Một Hà Nội trinh nguyên đầu những năm 80 với tất cả vẻ đẹp mà ngày nay người ta đang tiếc nuối. Trong phim còn có cảnh họa sỹ Bùi Xuân Phái đầy phong độ đang bo viền bức tranh phố của mình.

    Như lời giới thiệu ngay từ đầu, bộ phim gần như chỉ đề cập đến Hà Nội năm cửa ô với những giá trị cổ xưa của nó. Nhờ đó người xem được biết đến Hồ Tây, ngoài cảnh quan quyến rũ, còn là “duyên kỳ ngộ” của những nữ sỹ như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. Hay câu chuyện về chiếc trống Đăng Văn trong đình Quảng Văn. Và cả lời giải thích tại sao chùa Bộc dùng chữ “Tâm” để thờ Quang Trung, thay vì chữ “Vũ”, hoặc “Dũng”,...

    Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì chắc hẳn “Hà Nội trong mắt ai” đã không là cái gai trong mắt các nhà quản lý ngay từ khi mới ra đời như vậy. Tác giả Trần Văn Thủy đã mượn chuyện ngày xưa để nói chuyện ngày nay. Như câu chuyện Bà Huyện Thanh Quan thay chồng (làm quan) đồng ý cho một người phụ nữ cải giá. Oái oăm thay, sau khi người phụ nữ này lấy chồng, thì người chồng cũ xuất hiện. Vợ chồng Bà Huyện Thanh Quan vì thế mà mất chức. Tác giả đã mỉa mai bình luận: “thế mới biết máu me văn nghệ dính vào việc quan trường đôi khi cũng phức tạp là thế”. Trong bối cảnh đầu thập niên 80 ở Việt Nam, không quá khó để có thể nhận ra lời bình luận đó nhằm vào ai.

    Có một hình ảnh đã được tác giả Trần Văn Thủy sử dụng làm trọng tâm của bộ phim, đó là cây bút “Tả Thanh Thiên” của Nguyễn Siêu (được dựng trước cổng đền Ngọc Sơn). Cây bút này được miêu tả như một biểu tượng triết học của cốt cách “phú quý không gian tà, nghèo đói không đổi dạ, uy vũ không khuất phục” của những người dám viết tâm nguyện của mình lên trời xanh mà không cảm thấy hổ thẹn. Đó chính là những danh sỹ Bắc Hà một đời vì nước như Chu Văn An vì bản “thất trảm” mà phải từ quan, hay như Ngô Thì Nhậm vì hào khí “thời thế” mà bị đánh đến chết,... Đây cũng chính là những bài học lịch sử mà “Hà Nội trong mắt ai” muốn nhắc lại cho thế hệ sau, qua đó nêu bật vai trò của của người hiền tài trong sự tồn vong của đất nước.

    Trong phim có một đoạn thể hiện rất tinh tế cuộc đối thoại giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Tạo hình của Lê Lợi là bức tượng đồng sẫm màu, tay làm động tác phi thanh kiếm về phía trước. Ở phía đối diện, tượng Nguyễn Trãi cầm bút bằng thạch cao trắng. Trong cuộc đối thoại, Nguyễn Trãi đã giảng một bài về tầm quan trọng của “yên dân”. Giảng cho Lê Lợi hay cho ai nữa tùy cách hiểu của người xem, chỉ biết “ý muốn của thiên hạ” của Trần Thủ Độ, hay kế “khoan sức dân” của Trần Hưng Đạo được trích dẫn khi bộ phim chiếu những hình ảnh mưu sinh trên con đường Nguyễn Trãi, nơi hội tụ đông đúc nhất người dân lao động ở Hà Nội. Liệu đây có phải là một sự đụng chạm nhạy cảm khác khiến những nhà quản lý phải liên hệ?

    Nếu ở đầu phim tác giả Trần Văn Thủy còn đề cập một cách ẩn dụ, thì cuối phim ông đã nói thẳng quan điểm của mình về thực trạng bỏ phí người tài dẫn đến việc đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Đã gần 30 năm kể từ ngày bộ phim ra đời, nhưng cho đến nay những vấn đề nó đặt ra vẫn còn nguyên tính thời sự. Thật tiếc cho một bộ phim hay nhưng lại không được đánh giá theo đúng giá trị của nó.

    Bác nào chưa xem, có thể xem ngay tại đây:

    [/quote]

    Hoặc xem trọn:

    http://video.google.com/videoplay?docid ... 1854105058

    Một lần nữa cám ơn món quà của bác meomuop.
     
  3. trungquoc

    trungquoc Advanced Member

    Joined:
    12/10/09
    Messages:
    1.673
    Likes Received:
    119
    Location:
    Hà Nội
    Re: Gửi "tai trau"

    Em xem phim này hồi 5 tuổi thì phải, đợt đó bố em cho đi xem ở rạp tháng 8, em chỉ nhớ là trên khấu có một cái đàn ghi ta, sau đó màn kéo sang 2 bên (màn bằng vải thưa màu đen) và bắt đầu vào phim
     
  4. nguyenstyle

    nguyenstyle Advanced Member

    Joined:
    15/3/06
    Messages:
    4.462
    Likes Received:
    3
    Location:
    Băng Nhà hát
    Re: Gửi "tai trau"

    Em xem phim này lâu lắm rùi, hồi đó chiếu ở rạp Tháng 8. Ông già dẫn đi xem, cả phim "Chuyện tử tế" cũng của ĐD Trần Văn Thủy nữa.
    Cả 2 phim xem lại đều thấy bồi hồi và nhiều suy ngẫm.

     

Share This Page

Loading...