Cái này tuỳ thôi Bác ạ.Bác nghe mà thấy bùi tai là okie và ngược lại. Nhưng em thấy mọi người thường hay quan tâm đến sub đánh ngang và sub đánh úp đất. Mời các Bác tiếp !
Hehe: :lol: trước em cũng xài sub nén, khi nghe, nhiều mợ cũng nhảy tưng tưng vì không có lỗ thoát hơi: http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... 0&start=75
Bác chỉ được cái ... nói đúng. Các bác thấy nhiều loa không cần thông hơi mà, loa trung trong các loa Nhật em thấy nó có cái bát up phía sau loa để nén và tránh màng loa bị ảnh hưởng do loa bass.
Loa trung và treble nào cũng cần cách ly khỏi thùng loa bass cụ ạ.Loại nào không thấy có thùng riêng thì bản thân cái xương loa nó làm kín rồi.Nếu không thì bass oánh được vài cái thì mid với treble nó bay thẳng ra ngoài mất.
Mục đích của lổ thoát hơi trong loa sub là để âm thanh xuống trầm hơn, nhưng đồng thời cũng gây ra hiện tượng trể phase. Sub BW 608, 610, Jamo S200, S300 không có lổ thoát hơi và Yamaha SW 515 có lổ thoát hơi. Các sub không có lổ thoát hơi mà kích thước nhỏ và nhẹ (như BW 608 hay Jamo S200) thì khi sub nó đánh, cái loa đồng thời cũng nhảy theo........, phải kiếm vật nặng đè lên em nó.
E có sub hơi cambridge soundwork gồm 2 cái to vật vã,như tòa tháp đôi,bas 30 oánh rung rinh nhà cửa phòng nghe e lại nhỏ tí...chắc phải gửi lên rao vặt kiếm sub nhỏ nhỏ chơi quá!
Em cũng có 1 cái sub JBL PS100 không có lỗ thoát hơi! khi đánh sờ tay cũng chẳng thấy hơi ra chỗ nào cả! chỉ thấy màng loa sub thụt ra thụt vào thôi! Phía trong thùng thấy lót tiêu âm bằng sợi bông thủy tinh, loại này em nghĩ dễ setup vị trí hơn loại có lỗ thoát hơi thì phải!
Vụ này em cái bác à nha, tự túm tóc kéo lên thì không được nhưng loa nó có thể nhảy thụt lùi về phía sau do cái màng loa nó đánh vào không khí, kiểu như "chim vỗ cánh" vậy. :lol: :lol:
Để đạt được cái công lực này em e phải những loại loa...siêu dỏm mới thực hiện được :lol: Với loại sub úp đất thì nếu bass mạnh thùng loa có thể hơi xê dịch (trước em chơi một chú bass 25 loa úp xuống đất, lỗ thông hơi cũng bắn xuống đất luôn thì bị) chứ nó oánh bay cả thùng như động cơ phản lực thì em chưa có gặp.
Còn một loại nữa cụ ạ, nó gần giống với cái hình thứ 2 nhưng thay vào cái lỗ thoát hơi nó lại làm cái bass giả :mrgreen:
- Loại đó gọi là band-pass enclosure, nó là sự kết hợp giữa sub nén (sealed box) và sub hơi (bass relex), loại này chặn luôn tần số cao và cộng hưởng 2 lần ở tần số thấp (1 lần ở thùng trong, 1 lần ở thùng ngoài). Ưu điểm là không cần loa to mà vẫn cho tiếng bass cực mạnh, nhược điểm là tiếng bass um um, méo và trễ phase cao hơn, thường gặp trong loa vi tính (soundmax) với loa sub chỉ 14-16cm. Loa sub BOSE cũng hay gặp kiểu này, cá biệt 1 số thiết kế có tới 3 tầng. - Bass reflex thì hay gặp hơn, nó tận dụng sự cộng hưởng thùng được turn thấp hơn tần số cộng hưởng củ loa 1 ít để cải thiện tần số thấp, cho bass sâu và mạnh hơn, nhược điểm vẫn là méo và trễ phase, do thùng hở dẫn đến không khí thoát ra ngoài, damping factor nhỏ làm cho tiếng bass bị rền, um um, tức ngực - thích hợp cho loa ngoài trời, sân khấu, 1 nhược điểm nữa là kích thước to hơn sealed box. - Sealed box thì đơn giản hơn, mục đích chỉ để cách ly sóng âm phía sau củ loa. Không khí không thoát ra được tạo thành 1 cái đệm không khí (lò xo) phía sau, trong thùng lót nhiều vật liệu tán âm để hấp thụ sóng. Cũng do thiết kế này nên không tạo được tần số cộng hưởng, làm tiếng bass không xuống được sâu, nhưng bù lại màng loa nhanh trở về cân bằng, hoạt động chính xác hơn nên cho tiếng nhẹ và sạch hơn, ít trễ phase, không bị tức ngực và có cảm giác bass um um. 1 nhược điểm nữa là do phải "nén" không khí nên 1 phần công suất bị hao phí, để khắc phục điều này người ta dùng driver to hơn, biên độ dao động lớn và công suất lớn hơn, như velodyne còn dùng cả công nghệ servo (closed loop) để tăng độ chính xác, 1 ưu điểm nữa là kích thước nhỏ gọn, thường là khối vuông và thích hợp với gia đình. - Passive radiator (dùng màng thụ động), kết hợp bass reflex và sealed box, dùng 1 màng dao động thụ động, tần số cộng hưởng được turn bằng độ cứng và khối lượng màng passive, ưu điểm là cải thiện tiếng bass sâu hơn nhưng vẫn có damping factor, do màng passive thường đặt khác phía nên cho tiếng bass có tính đa hướng. Nhược điểm là phức tạp và độ méo cũng cao hơn. Ngoài ra còn có nhiều cách để phối hợp các kiểu này, e đã thấy 1 loa bắt đầu với driver nằm trong thùng kín, sau đó cộng hưởng qua lỗ thông hơn ở ngăn thứ 2, và cuối cùng ở ngăn thứ 3 âm thanh ra ngoài qua 1 màng passive! E thì vẫn thích sealed box vì tiếng bass mềm mại, chính xác và không gây mệt mỏi của nó.
Chính xác ạ. Không những sub mà loa gì em cũng khoái thùng kín vì tiếng bass của nó rất chính xác mà mạnh, làm em phê :mrgreen:
Có cảm giác mấy cái thùng kín nó mạnh hơn thì phải :wink: Với lại ít bị ù rền do cộng hưởng không tốt của lỗ thoát hơi
Đây là kết quả mô phỏng bằng Bassbox Pro 6, đường màu đỏ là bass reflex, màu vàng là sealed box. Driver được dùng là Tang Band W-670Q 8"/70W tháo trong dòng sub đỉnh nhất của Logitech. Kết quả cho thấy bass reflex cho bass mạnh hơn ở tần số khoảng 50Hz, tuy nhiên đáp ứng tuyến lại dốc hơn. Sealed box lại cho đáp ứng tuyến tự nhiên hơn mặc dù kém tới 6dB tại 50Hz. Về phase thì sealed box xuất sắc hơn, bass reflex có độ trễ phase rất cao. Dễ dàng thấy được là sealed box cho đáp ứng phase tự nhiên hơn, và ở tần số thấp thì đảo 180 độ, như vậy chỉ cần chọn lại mode reverse là sẽ cùng phase với các driver khác. Điều này cũng giải thích tại sao sealed box cho âm thanh tự nhiên và chính xác hơn mặc dù không mạnh lắm.
Cảm ơn bác anhkhois và các bác thảo luận trong thít này thật nhiều ạ, đọc mấy bài của các bác em hiểu thêm về đặc tính của các kiểu thùng loa.
các loại sup điện nếu cân chỉnh cho âm thanh nền ( phảng phất ) thì có nhạc tính cao , nếu tham lam thì mau mệt sup hơi có thể đẩy tần sô lên cao hơn bù khuyết cho cặp main thiếu tần số thấp - cái này nhiều bác sữ dụng cho nhạc hải ngoại , nhạc pop , đồng quê ...nghe hay sup nén đặc biệt tiếng nền rất hay , các bác chỉ nên out volume nhỏ thôi , cho không gian cô đặc lại , tạo sự ấm cúng trong phòng nghe ,cặp main vẩn là chủ đạo chứ nghe đến mức nhảy lung tung là sai chức năng rồi mua sup điện để bù tiếng bass thiếu là sai lầm rồi - bởi vì bass là gì ... em cũng chưa biết :mrgreen: chỉ biết trong âm bass còn nhiều cung bật khác nhau ... lấy sup thay thế , nó gom bi , tẩy rửa cádc tần số khác và chỉ còn ra 1 thứ tiếng trầm đơn điệu mà thôi , cứ uỳnh uỳnh như đại bác vang vọng từ xa - he he , mệt chết phòng to sup hơi phòng vừa và nhỏ sup nén thích gì chơi đó - quan trọng là đồng phase và cái tối quan trọng là cách phối ghép cho âm nền hòa quyện tạo không gian chứ không phải tiếng trầm là chủ đạo sup điện cho audio - có thể chơi với mọi thứ âm thanh từ nhạc đến phim sup điện cho cái khác chưa chắc cho audio hay được chơi sup điện là cả quá trình của kinh nghiệm - he he các bác có cái driver bass , đóng thùng , chỉnh phân tần chủ động hay bị động , ráp với các loại công suất sò hay đèn thì đó cũng là sup điện chớ gì nửa