Các bác giải ngố giúp em con tụ điện trong đường hồi tiếp mạch công suất có chức năng gì và tính toán làm sao. Khi có mạch sử dụng tụ 10u 22u 47u 68u 100u 220u 470uf. Tks các bác.
Nói tóm tắt thì mạch op-amp thông thường sử dụng tụ điện feedback để giới hạn băng thông. Giới hạn băng thông op-amp sẽ làm giảm nhiễu, vì vậy tụ điện feedback là cách phổ biến để giảm nhiễu. Giá trị của tụ điện được chọn dựa trên các giá trị của điện trở feedback. Chẳng hạn 22p cho 10k và chia tỷ lệ tương ứng, vì vậy 100p cho 2k2, 4p7 cho 47k, v.v. sẽ cho ta -3dB vào 700kHz và giảm 20kHz vào khoảng -0.003dB. Đây không đơn giản là tính toán tụ điện làm sao vì nếu muốn tính chính xác và tối ưa thì bạn phải có một sự hiểu biết tốt về điện tử. Ích nhất thì bạn phải hiểu sự liên quan giữa tụ điện và tần số, điện trở, poles và mạch điện op-amp đang ở dạng cấu hình nào. Thông thường ta sẽ tính ra giá trị của mạch rồi mô phỏng tất cả mọi thứ trên phần mềm mô phỏng để coi đồ thị phản hồi và điều chỉnh nếu cần thiết.
Câu trả lời rất cụ thể và chi tiết, em cám ơn nhiều nhé!. Như bác phân tích là tụ đấu song song với con trở hồi tiếp đúng không ạ, còn con tụ hoá nối tiếp với con trở thường 1k hay 680R trên đường hồi tiếp về GND có chức năng gì vậy bác.
Tôi đoán là bạn đang nói đến R1 của op-amp. Thông thường thì đó là điện trở để chỉnh gia tăng (gain).
Ý mình con tụ này có chức năng gi mạch khi mình thấy một số mạch pre opmp hầu như không có tụ này mà đi thẳng ra mass khi đó mạch công suất lớn thì có và trị số cũng khác nhau khi 22uf, 47uf,…
Gain của LM3886 có thể được thiết lập bằng cách thay đổi các giá trị của điện trở Ri và Rf1. Các điện trở này tạo thành một bộ chia điện áp (voltage divider) ở chân 9 của LM3886. Ri và Ci chịu trách nhiệm lọc tần số trong feedback loop. Với cấu hình này thì ta só một bộ lọc thông cao, thứ hai (second high pass filter) tồn tại trong feedback loop Ri và Ci. Tần số cắt của bộ lọc này phải thấp hơn 3 đến 5 lần so với Fc của bộ lọc thông cao Cin\Rin ở đầu vào. Nếu Fc của bộ lọc này cao hơn bộ lọc đầu vào, bộ khuếch đại sẽ chuyển các tần số thấp đến feedback loop mà nó không thể xử lý. Điều này sẽ tạo ra một điện áp trên Ci và làm xuất hiện điện áp DC ở đầu vào nghịch lưu (inverter input), và sẽ được khuếch đại và gây ra méo. Do đó, bộ lọc đầu vào (Cin và Rin) nên xác định tần số băng thông thấp hơn của bộ khuếch đại, không phải bộ lọc feedback loop (Ci và Ri).
Tùy trị số cặp điện trở hồi tiếp để chọn thông số tụ. Sao cho trở kháng với tần số thấp của tụ khá nhỏ so với điện trở nối tiếp với nó. Vì tụ này có nhiệm vụ cách ly DC để ko ảnh hưởng tầng vi sai. Tụ nhỏ thì bị giảm tần số thấp, tụ lớn quá nạp lâu đầy mạch sẽ lâu ổn định chế độ.
Vi sai bằng fet, jfet, transistor hfe lớn thì ít dùng tụ này. Vi sai transistor bình thường thì phải dùng. Tụ đó còn có tác dụng làm cho gain DC của mạch bằng 1, ít gây tác hại đến tải khi có DC ngõ vào. Và làm ổn định DC ngõ ra.
Bác cho em hỏi thêm tụ đó chọn loại tụ nào tốt loại phân cực hay ko phân cực. Nếu chọn tụ tín hiệu vào = tụ hồi tiếp này có được không. Vd 10uf.
Cái tụ này phụ thuộc vào ngõ vào của bộ vi sai, nó có cong thức tính đó bác, em nó có liên quan đến tần số và hệ số khuếch đại của opamp có tỉ lệ giữa r/c thì phải lâu rổi ko còn nhớ chính xác công thức cua e nó