tại sao nghe băng cối phê hơn CD ?

Discussion in 'Nguồn phát Analog' started by Viagraless, 30/8/06.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Nếu vậy là ... phải có cái gì không ổn ở đây ?
    Ngưồi ta dùng đàn điện tử ra album nhạc nhiều vô số kể ngày hôm nay. Nếu bác đã từng nghe và thích 1 đĩa nhạc nào đó của Thúy Nga hay Asia nào rồi hoặc ngay cả nhạc xì tin ở trong nước lẫn Hàn quốc hay Hồng kông thì 99% đều là nhạc cụ điện tử. Nếu như vậy ắc hẳn là ông setup dàn ampli và loa cho cái đàn đó không đúng. Nếu như vậy thì truyện chê tiếng đàn Organ đó nghe không hay thì có lẽ oan uổng cho nó quá. Và như thế vấn đề này cũng đối chọi với cây đàn Roland trình diễn ở nhà hát mà bác TuanCD đã nêu ví dụ vì người nghe đã trầm trồ khen ngợi. Riêng cá nhân em bản thân đã thưởng thức và dùng hằng ngày đàn piano grand và keyboard lẫn tới chỗ bán đàn có những cây đàn đỉnh nhất đương thời hằng tháng vì là thú vui của em nên chắc không cần phải nghe cây đàn 3 tỉ phát tiết để biết là nó chuối hay không. :wink:
    Sở dĩ em gọi cây đàn của bác nghe là quá chuối là bởi bác bẩu nó đánh lực khác nhau nghe âm thanh như nhau. Một cây đàn Keyboard 3 tỉ có độ phân giải lực không thua cây đàn PIano thật đâu bác ạ trừ khi người bán nói quá thách. Bác không tin thì đi kiếm đàn Keyboard Yamaha giá 300-500USD đánh thử lực khác nhau nghe xem nó có khác nhau không nhé. Nếu bác cho em model cây đàn 3 tỉ thì em sẽ cho bác biếc khả năng phím đàn của nó.
    Đương nhiên em sẽ không bàn vấn đề Piano vs đàn Digital vì nó không thuộc phạm trù thiết bị công nghệ Analog vs Digital như em đã viết ở bài trước.
     
  2. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Trong khoảng bôi đỏ thì bác đúng nếu so sánh 2 người cảm nhận âm nhạc hay nghe dàn máy nào đó rồi bẩu cái cảm nhận tôi đúng còn cảm nhận của anh là sai. Đơn giản là vì nó là sự cảm nhận cá nhân không có thước đo. Và đương nhiên em chưa bao giờ dùng dấu "=" cho những vấn để cảm nhận này. Tiếc thay truyện này lại xảy ra hằng ngày nhất là trong nghiệp Audio là khi có 1 người hay tập thể hay báo rì vui nào đó có máu mặt mà phán lên là nhiều người ùn ùn tin theo? Trong khi đó thiết bị công nghệ Analog hay Digital là có lý thuyết số đo rõ ràng so sánh với kết quả lý thuyết lẫn với nhau biêt rõ ràng cái nào đúng cái nào sai và bao nhiêu phần trăm giống nhau/khác nhau thì con dấu "=" hoặc con dấu "= bao nhiêu %" ... là truyện không phải đi đến ngõ cụt mà là truyện tất yếu và các thiết bị kỹ thuật luôn kèm số đo để nói lên khả năng kỹ thuật của mình mà không còn cách nào khác. Nếu chúng ta đi mua thiết bị kỹ thuật mà người bán phán "theo tôi cái này nó hay nó tốt ..." thì các bác nghĩ làm sao?
     
  3. clavinova

    clavinova Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    354
    Likes Received:
    64
    Location:
    Ha Noi
    Bác Dze hơi mất công tranh cãi vụ Piano & keyboard rồi, vấn đề là các anh đây không hiểu ý hay cứ cố tình không hiểu ý bác đấy thôi, em thấy có anh thì không có đàn, có anh lại có cây đàn Nga mấy trăm đô cho ý kiến nên em tham gia chút, chỉ mong các bác hiểu ý nhau.

    - Nếu đứng cạnh (nghe live) 1 cây đàn Piano thật và 1 cây đàn điện tử phát ra loa thì công nhận phần thắng khó thuộc về cây đàn điện tử, vì âm thanh nó là âm thanh thật của búa gõ lên dây kim loại và âm thanh cộng hưởng của thùng gỗ rất to, chẳng thể ví von với âm thanh tái tạo lại bằng màng loa được. Cái này là cái mấy bác nói đây và chê đàn điện tử.

    - Ấy vậy nhưng hỏi thật các bác, có mấy khi các bác được nghe nhạc phát ra từ mấy cây đàn thật hay phần lớn chỉ là nghe từ loa mà ra. Ở cái "phần lớn" ấy thì các bác thua bác Dze hết lượt rồi. Xin thưa âm thanh thu từ 1 cây đàn cả trăm ngàn đô nghe qua loa phần lớn là thua cây đàn điện tử chỉ hơn 1 vài ngàn đô thời điểm bây giờ bởi vì thế này: khi thu âm bản nhạc biểu diễn từ cây đàn thật đó người ta chỉ có một hay vài cái Micro là cùng, không bao giờ cho ra chính xác được mọi tiếng động phát ra từ cây đàn đó. Còn cái đàn điện tử kia phát ra tiếng Piano chính là tiếng Piano thật được lấy mẫu cực kỳ công phu từ những cây đàn Piano thật loại danh giá nhất, trong tình trạng đo kiểm, lên dây, căn chỉnh hoàn hảo nhất. Mỗi một nốt thôi cũng được thu âm stereo với rất nhiều layer khác nhau, từ gõ nhẹ nhất đến mạnh nhất... nói chung là để lấy mẫu được thằng Piano thật đó là cả 1 quá trình công phu với các thiết bị cực chuẩn. Sau cùng là căn chỉnh và nhồi nhét vào cây đàn điện tử hơn 1 vài ngàn đô đó. Tóm lại là 1 sự thu âm hời hợt của một cây đàn chả biết tên tuổi gì, căn chỉnh ra sao thì không thể so với loại đàn danh giá, thu âm cẩn thận gấp trăm lần được. Kết quả khi cả 2 cùng phát ra loa, em tuyên bố bác Dze thắng toàn phần !!!

    - Mà cũng có khi chả cần cái đàn ngàn đô nào, em cũng cho tiếng Piano khi ra loa của các bác "ra đi" hết khi chỉ dùng một cái keyboard cũ kỹ rẻ tiền, cắm vào PC và sử dụng những sample (bộ mẫu) âm thanh Piano chuẩn (thường bán rất đắt nhưng VN mình thì chỉ cần copy trộm là xong). Các bác chú ý kỹ 1 chút, chỉ để thu lại mẫu của tiếng Piano thật mà có những bộ mẫu nặng tới vài đĩa DVD cho 1 loại tiếng Piano, thế mới biết họ thu cẩn thận tới mức nào.

    - Có nghĩa là nếu chỉ nghe Piano qua loa thôi thì vấn đề tiếng thu tại chỗ của 1 cái Piano thật không ăn thua đâu ạ, chứ đứng cạnh thì ... không nghe gì cảm xúc nó đã khác rồi.

    Kính các bác.
     
  4. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Cám ơn bác Clavi đã viết giải thích rõ ra vấn đề cho các anh em hiểu nhau.
    Đây là lý do em không bàn cãi truyện "Piano thật vs Keyboard phát ra tiếng Piano" vì bản thân cây Piano thật khi nghe thật nó không phải là công nghệ Analog như nhiều người vẫn nghĩ.
    ---> Em là Fan của cây đàn Yamaha Clavinova đúng như nick của bác.

    Em đã viết vấn đề Sampler bằng công nghệ Digital đâu đó ở diễn đàn này mà các bác í không chịu hiểu cho em. Thế mới buồn :(
    Khi xưa em thường chơi Sampler nhưng từ ngày có phần mềm Pianoteq thì em dùng Pianoteq nhiều hơn vì trữ lượng nó nhỏ hơn sampler rất nhiều nên loading vô RAM rất lẹ. Pianoteq là phần mềm hoàn toàn không xử dụng sampler như công nghệ các hãng thường làm như bác đã trình bày mà hoàn toàn xử dụng Toán Lý mô phỏng. Ngày nào bác Clavi load vô PC wuậy thử rồi cho ý kiến nhe. Với em thì ở trong khoảng nào đó nó còn khiếp hơn lấy sample từ Bossendoffer nữa đấy. :)
    Cái này thì bác phán quá đúng và rõ ràng em không cần chú giải chi thêm.
     
  5. nguyenha

    nguyenha Advanced Member

    Joined:
    26/6/06
    Messages:
    231
    Likes Received:
    2
    chào bác Dze, em cũng là dân kỹ thuật chuyên về Info nên rất thích đọc bài của bác, bác có những bài làm em rất khâm phục , và em cũng hoàn toàn đồng ý với bác quan điểm Analog nhìn chung không thể bằng digital, nhưng chỉ nên áp dụng với một số trường hợp nhất định.

    Về tái tạo âm thanh acoustic , hoặc nói cách khác là giả tiếng nhạc cụ thì bác nên định nghĩa rõ ràng về cái hay ở đây. Em gửi theo đây một bản nhạc Rock của một ban nhạc bí ẩn ở Áo Estatic Fear , không ai biết ban nhạc này là ai và họ chỉ phát hành 2 CD nhưng không bán đại trà, dù là nhạc Rock nhưng ban nhạc này không dùng bất kỳ nhạc cụ digital nào để nhái tiếng acoustic, các bác có thể nghe tiếng cộng hưởng harmonic của gỗ trên cây cello. Bác có thể so sánh tiếng Cello thật này với tiếng cello giả trong vài bài của nhóm Rock đình đám Nightwish, em tin là cây keyboard của nhóm Nighwish không vài vài trăm USD rồi. Hồi nhỏ em có nghe nhạc này nên nhớ rất rõ. Tiếng cello trong nhạc nightwish thật vô duyên.

    http://www.yousendit.com/download/MnFpNWNzNnk4Q1FLSkE9PQ

    Những nghệ sĩ chơi nhạc cụ acoustic giỏi luôn là những người có khả năng kiểm soát những tầng harmonic của gỗ tốt, và đó là khác biệt kỹ thuật giữa một nghệ sĩ Nhật Bản và Kogan hay Mutter, có thể nói đây là đỉnh cao trong kỹ thuật chơi nhạc cụ vì phong cách không thuộc về kỹ thuật. Khác biệt giữa một cây Stradivarius và một cây violin biểu diễn cũng chỉ là những tầng cộng hưởng này. Đó cũng là lý do tại sao Stradivarius luôn là giấc mơ của những nghệ sĩ lớn,với nghệ sĩ làng nhàng thì cái nào cũng vậy thôi.

    Một phím đàn khi một nghệ sĩ chơi có thể có nhiều khả năng cho ra những sắc thái khác nhau gọi là expressioinism, lúc lấy sample thì bấm kiểu gì , theo sắc thái nào đây ? nếu thu lấy sắc thái này thì khi phát người chơi muốn có sắc thái khác thì sao ?


    Nhưng dù sao digital vẫn là bá chủ trong thế giới hiện đại. :D

    Thân
     
  6. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Hay là bác mở thêm 1 topic về "nhạc cụ cổ điển và sự tái tạo nó bằng thiết bị điện tử" như thế sẽ phù hợp với chủ đề hơn và em và bác và 1 số anh em khác biết đâu có chuyên môn về vấn đề nào sẽ làm topic mang tính thiết thực và hữu ích.
    Đĩa nhạc Thúy Nga và Asia nhiều tiếng đàn cò, đàn bầu ... cũng là từ hộp nhạc (sound module/digital) mà ra. Em thấy nhiều cụ con cháu sư phụ Văn Vĩ nghe còn chưa bao giờ lên tiếng chê bai. Hơn nữa kỹ thuật digital phát triển theo năm theo thánh chứ không phải theo 10 năm nên em đồng ý là có nhiều nhạc dùng keyboard mô phỏng tiếng nhạc cụ cổ điển khi xưa nghe không hay bằng kỹ thuật digital hôm nay.
    Và đương nhiên nếu chúng ta cứ đi quanh việc "digital không thể mô phỏng chính xác nhạc cụ cổ điển" thì em cũng có thể phán tương tự "nhạc cụ cổ điển không thể mô phỏng chính xác âm thanh nhạc cụ digital" Vậy thì có hợp lý chăng? :roll: .
    Nếu có ai bẩu âm thanh điện tử như Synth Bass, Synth String, SAW ... đều là những âm thanh điện tử đã và đang thống trị tất cả những nhạc Techno Dance lẫn Pop từ thập kỷ 80 trở lại đây là không sang, không pro, không nghệ thuật không tự nhiên ... thì xin giải thích tại sao? Nhiều lúc em cũng hổng hiệu tại sao các chú các thím nhiều lúc cứ phải khăng khăng với nhạc cụ cổ điển là nhất, dàn Hí Ènd của tôi là nhứt ... nhưng lâu lâu cứ phải vô vũ trường để mà phê mà hứng với những âm thanh dựt dựt này ... Em khi xưa thấy cái cảnh có 1 số nhạc sĩ chuyên đánh nhạc cụ cổ điển cứ khăng khăng bảo nhạc điện tử không thể hay bằng đồ thật ... cho đến khi nghe đĩa nhạc Duy Cường mix thì lè lưỡi không tin vào tai mình và thề rằng đó là đàn cổ điển trong khi chính mấy ổng tổ chức những buổi đánh đàn thật rồi thâu lại nghe lại thì âm thanh không giống ai :roll: Có bao nhiêu bang nhạc Jazz hay đĩa nhạc Jazz nào bán chạy đĩa bằng những đĩa của ABBA, Boney M, Giorigio Morodo, Bet shop Boys, .... và còn rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng xử dụng lẫn mix nhạc những âm thanh điện tử này.
    Còn vụ đàn Strad thì nó mang tính tâm linh và sưu tầm nhiều hơn ... bởi vì người xưa bảo nó là đỉnh (không có lời giải thích) thì người sau cứ thế mà suy ra như vậy .... Trên thế giới này có không bao nhiêu cây đàn Strad còn tồn tại và đương nhiên có bao nhiều nhạc sĩ đang có để trình diễn ... và nếu những đĩa nhạc mà nhiều đại ca Audio nhiều lúc nghe 1 đĩa nhạc Violin nào đó trong dàn riền của mình rồi khen "... tiếng Violin phát ra từ dàn máy tôi rất tự nhiên chung thực ..." nhưng chẳng may tiếng Violin đó không phải từ Strad thì cây Strad ra âm thanh khác có thể nói là trung thực không ? Đã vậy Strad ra hơn số lượng 1 cây và mỗi cây đều cho 1 âm thanh khác nhau thì cây nào được coi là chung thực hơn cây nào? Nếu quyết định một cây làm chuẩn (như cục 1kg ở viện đo lường bên Pháp) thì những cây Violin khác (cây khác lẫn sx từ hãng khác) nếu mà không giống cây chuẩn đều có thể coi là kém trung thực hay tự nhiên hết chăng? Và những "đĩa nhạc + dàn máy" phát ra không giống tiếng đó thì có thể coi kém trung thực hay kém tự nhiên ... và như thế những quản gcáo của các hãng máy hay đàn Violin cho dù mắc thế nào nhưng không giống âm thanh ... đều có thể coi là kém trung thực hay kém tự nhiên hơn chăng? Duy 1 điều em biết chắc rằng trên thế giới có 1 hãng làm đàn Violen rẻ hơn 10-100 lần Strad nhưng âm thanh gần như 99% giống tiếng Strad hoàn toàn tái tạo bằng kiến thức Toán Lý Hóa để mô phỏng và sx lại ... Và đương nhiên sự khác nhau về âm thanh thì cũng đã có máy đo kiểm chứng lại và thấy rõ khác nhau đàng hoàng. Nhưng vấn đề lại đặt ra là cây đàn nào cho âm thanh Violin "trung thực và tự nhiên hơn"? Thế mới là chỗ ngặc và tính không nhất quán của sự cảm giác lẫn cảm tính của con người !
     
  7. nguyenha

    nguyenha Advanced Member

    Joined:
    26/6/06
    Messages:
    231
    Likes Received:
    2
    Oái, bác dze ơi,

    1, Nhạc của Thúy Nga hay Asia em thấy rất bình thường, chỉ hơn Ưng Hoàng Phúc và chỉ tương đương Mỹ Tâm thôi. Ý bác có phải là những kỹ sư master, phòng thu, nhạc công, thiết bị của nightwish đều không bằng Thúy Nga ?

    thực sự em không hiểu tại sao bác luôn lấy Thúy Nga, ASIA vời Duy Cường ra làm reference, như vậy có đáng không ? Thu âm cỡ này mà xét trong thế giới audiophile thì còn lèo phèo vớ vẩn lắm. Bác nghe những đĩa Mercury Living Presence SR 9xxx trước năm 65 , đặc biệt là những đĩa nằm trong list của Sid Mark chưa ? hay gần đây là Roger Waters, Pink Floyd, thế mới gọi là thu âm , là master chứ, nhưng chẳng ai dùng digital để nhại tiếng nhạc cụ khác trong lúc thu âm cả.

    nếu bác còn có ví dụ nào khá hơn Thúy Nga với Asia thì mình tranh luận tiếp.

    2, Những nhạc cụ của bác nói đều là analog hết giống như guitar điện, cũng có pick-up cũng có pre, stepup transformer low - high output, với lại nó không nhái tiếng của một nhạc cụ nào hết. Mình đang tranh luận âm thanh analog thực với âm thanh sample digital được thu lại mà.

    3, Nghe nhạc và giật lắc là 2 việc khác nhau, giống như ăn cơm và uống bia , nhạc dở thì lắc bớt phê, bia dở ăn cơm bớt ngon vậy thôi, nhưng thực ra chẳng liên quan gì đến nhau hết.

    4, Còn Strad nếu không thực sự hay thì tại sao đến bây giờ người ta vẫn đo đạt tìm hiểu tại sao lại có âm thanh ma thuật đó mà vẫn chưa có kết quả, thỉnh thoảng lại có một viện nghiên cứu hô lên , tôi vừa phát hiện ra một điểm mới, nhưng cuối cùng vẫn chưa phải là ultimate.

    Trung thực , tự nhiên à một khái niệm khác, có vẻ bác không hiểu khái niệm này rồi, không ai nói con mèo kêu trung thực hơn con chó cả, mà chỉ nói diễn viên này diễn có tự nhiên hay không thôi.

    khái niệm trung thực chỉ tồn tại khi có hiện tượng một vật chất được tái hiện lại thôi, trung thực nghĩa là tái hiện giống nguyên gốc .

    Thân
     
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Em chỉ đem Thuy Nga và Asia ra vì nó phổ thông và nhiều đại ca Analog cũng đang nghe và xem nó thậm chí số lượng bị in ra đĩa lậu khá nhiều. Nếu nó không có gì hấp dẫn hay phê chắc người ta hổn thèm copy lậu ra đâu ạ ! Hay bác muốn em đem Britney Spear, N-sync, Backstreet Boy, Celine Dion ... cho đủ bộ. Em sợ rằng những Album bác đem ra làm ví dụ cộng lại chắc số lượng đĩa bán không bằng của Britney Spear đấy.
    Ờ mà bác có ví dụ nào mới không chứ thời 65 thì digital ... còn wá kém để so sánh không khéo khập khiễng. Và đương nhiên đây là em chưa muốn đem ví dụ âm thanh công nghệ Digital 24-bit đa chiều 7.1 đấy nhé sợ lúc này nguồn âm Analog không có cái để mà so đâu ạ.
    Bác có lộn không đây? Âm thanh Synth Bass, Synth String, SAW ... chữ Synth là Synthesizer đã nói rõ ý nghĩa lắm đa. Nếu được bác lượn qua 1 vòng chỗ bán Keyboard là sẽ biết những loại âm thanh nhạc cụ điện tử này liền.

    Ậy thế thì tại sao có bác lại phán "nghe analog PHÊ hơn digital?" Nếu chỉ chấm dứt chữ "PHÊ" mà bỏ chữ "hơn" thì không có gì để bàn cãi. Hoặc cùng lắm là "nghe cái gì cũng PHÊ" thì cũng ổn đa và đương nhiên cũng sẽ không có gì để bàn cãi.

    Em e rằng là bác chưa được nghe sống cây đàn STRAT trình diễn hay ít nhất cũng kéo ỏn ẻn vài tiếng để nghe được âm thanh thật của nó. Đồ rằng nếu em lấy 1 đĩa nhạc nào đó mà người nghe không biết tác giả là ai và có cây đàn STRAT hay không thì sợ rằng khó ai nghe ra được cây đàn đó là cây STRAT hay là cây Violon loại tốt. Cây đàn STRAT replica của 1 hãng bên Mẽo làm ra đánh test mù không có bao nhiêu người cho dù đánh Violon thượng thừa trên thế giới mà phán ra cây nào là cây thiệt cây nào là cây replica đâu nhé bác. Hy vọng bác có cơ hội được tham gia test mù thì sẽ hiểu ý em hơn. Bác cần em đưa luôn tên hãng và webpage.
    Mà cho dù có replica được giống 100% đi nữa thì mỗi cây STRAT có âm thanh khác nhau đôi chút thì lấy cây nào làm reference đây? Điều này cũng ít nhiều giống truyện "thâu vào băng cối nghe trung thực" mà hãng băng cối có tùm lum hãng nổi tiếng nào là Revox, Akai, Teac, Tascam, Otari ... mà khổ thay cái nào cũng cho âm thanh khác nhau mà lại phán cái nào cũng trung thực thì ---> bó tay.

    Ậy em MƯỢN chữ trung thực theo tinh thần của 1 số bác trên 4rum đang dùng đấy ạ. Nếu em thâu ra từ bản gốc là bản digital hay CD rồi nghe lại thấy âm thanh khác (cảm nhận thấy hay hơn) rồi bảo là "trung thực" thì bác nghĩ như thế nào đây? CD người nào nghe thấy dở là truyện của nó. Nhưng thâu vô băng cối rồi cho âm thanh khác đi lại bảo là "trung thực" thì không giống như lập luận "trung thực" như bác viết? Vậy không biết là em hiểu chữ "trung thực" có đúng không ạ? Còn chữ "tự nhiên" em cũng mượn luôn đấy ạ.
     
  9. HDH

    HDH Advanced Member

    Joined:
    28/12/05
    Messages:
    332
    Likes Received:
    3
    Analog hay digital, cái nào hay hơn cái nào xem ra khó nói quá, định nghĩa tự nhiên và trung thực xem ra cũng mông lung quá. Nhưng đã là con người thì không thể tránh được điều này, không thể lượng hóa hay số hóa hết mọi thứ được. Bởi vậy mới hình thành nên xã hội các bác nhể. Nhưng mà có cái này em nghĩ cũng hay cho các bác liên quan đến Analog và Digital, các bác thử dùng google xem có đúng không nhé cái này được thực hiện lúc 8h44 2/6/09:

    Khi search chữ
    Analog:
    - có 92.400.000 kết quả
    Digital:
    - có 975.000.000 kết quả
    Analog technology:
    - có 17.200.000 kết quả
    Digital Technology:
    - có 220.000.000 kết quả
    Analog lover:
    - có 1.310.000 kết quả
    Digital lover:
    - có 2.070.000.000 kết quả

    Con số này nói lên điều gì? Nhưng không có nghĩa là cái nào hay hơn cái nào nhé. Nếu các bác không tin thì chúng ta thử tiếp với "nhạc thính phòng" và "nhạc trẻ" mà xem! Khác nhau cơ bản về Fan các bác nhể!
     
  10. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Cái này hay à nghen bác. Với tỉ lệ chênh lệch kinh hoàng như vậy mặc dù đã bị sinh sau đẻ muộn đến hơn 50 năm ... thật là không ngờ! Như thế tỉ lệ người chắc phê nhiều nên tìm chữ đó nhiều không biết có phải thế không ? Em nghĩ kết quả này "trung thực" đấy ạ. Nếu anh chị nào không tin thì tìm chữ "Ếch xờ " ấy nó còn áp đảo 2 chữ Analog hay Digtal hay không thì biết. Ờ mà cái vụ "Ếch xờ" anh chị nào bẩu không "phê" đâu lào? :lol:
     
  11. clavinova

    clavinova Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    354
    Likes Received:
    64
    Location:
    Ha Noi
    Em xin quay trở lại 1 chút ạ:
    Thứ nhất em muốn khẳng định lại là 1 cây keyboard điện tử cao cấp phát lại sampler của GrandPiano thì cực chuẩn, khẳng định phần lớn là chuẩn hơn tiếng Piano thật được thu và phát ra loa nhưng em không nói rằng sampler của các nhạc cụ khác (ví dụ như Violon, Cello...) phát ra qua loa lại chuẩn hơn được chính những nhạc cụ đó phát ra loa bởi vì thao tác gõ phím Piano trên đàn thật và đàn điện tử loại phím cao cấp nó cũng như nhau cả (cơ bản cũng chỉ là gõ mạnh và gõ nhẹ) nhưng cũng thao tác đó thì không bao giờ mô phỏng được thao tác của người chơi các nhạc cụ khác được. Ví dụ lấy sampler của Violon hay kèn thì hẳn là không thể lấy chính xác được vì mỗi tác động của người chơi lên nhạc cụ đó nó cho ra 1 âm thanh khác nhau (ngân nga, rung rinh, réo rắt, khò khè...) mà chỉ một thao tác lên xuống thẳng đứng của phím đàn điện tử không thể thể hiện được chứ không phải là âm thanh điện tử lấy mẫu nó kém hơn. Chứ còn với 1 thao tác lên xuống thẳng đứng đó thì lại hoàn toàn thích hợp với thao tác trên đàn Piano thật. Đó là lý do mà ngày nay hầu như tất cả các phòng thu trên thế giới đều lấy Keyboard để phát ra tiếng Piano, trừ khi ở những nơi thu âm nhạc giao hưởng thính phòng thì không nói làm gì.

    Tai bác Dze hay nhắc tới Thúy Nga, ... làm các bác đây dị ứng chăng? Tại các bác khác không chịu tìm hiểu đó thôi, em đã nói rồi phòng thu nào mà chả dùng sampler của Piano. Ở Việt nam mình có anh Quốc Trung thì chắc các bác biết, em nghĩ anh này cũng thuộc loại vua của nhạc cụ điện tử mà âm thanh Piano của anh ấy phát ra trong các bản thu âm thì thế nào các bác biết, ngoài ra thì còn các âm thanh của 1 số nhạc cụ dân tộc nữa mà anh ta không thể dùng nhạc cụ thật được. Một ví dụ nữa, các bác nghe CD Chát với Mozart của Mỹ Linh thấy âm thanh thế nào? rất nhiều là âm thanh điện tử đấy, nó tái hiện cả 1 dàn nhạc lớn cũng vẫn OK mà. Trong miền nam thì có anh Đức Trí, những tác phẩm của anh ấy cũng toàn keyboard cả đấy, các bác thử nghe tiếng Piano xem...

    Nhưng có 1 số nhạc cụ em không bao giờ chấp nhận tiếng Keyboard thay thế, ví dụ như: Các loại Violon, Cello, hay các loại kèn không thể cho ra tiếng hơi ở cổ nhạc công được v.v...
     
  12. 5HIEN

    5HIEN Advanced Member

    Joined:
    12/1/06
    Messages:
    1.874
    Likes Received:
    54
    Location:
    TP HCM
    Thấy các Bác tranh luận vui quá xin tham gia tí , theo em nghĩ giữa A và D chẳng thể nào nói cái này hơn cái kia về các tiêu chuẩn , thông số kỹ thuật đo đạc được, vì nó đã quá rõ ràng rồi...

    Còn nếu cứ đem cái sự ủng hộ của người dùng, người quan tâm, biết nhiều đến nó thì chẳng khác nào đem so sánh giữa tờ giấy bản , giấy dó làm bằng thủ công trước đây với tờ giấy in trắng tinh ngày nay :p hay là giữa chiếc mũ tai bèo với chiếc nón bằng nhựa composit chống đạn hiện đại !!!

    Cái sự đam mê của những người còn thích sử dụng thiết bị analog là ở chỗ hoài niệm về cái cổ xưa và man mác tình cảm, hồi ức về một thời đã qua mà nay không thể nào gặp lại ...Do đó nếu bảo bất kỳ một cô, cậu tuổi teen nào đó ngồi nghe cho hết một bản nhạc ghi ở thập niên 60,70 dù là chạy từ đĩa HD, CD hay LP, băng cối thì chẳng khác nào là hình thức tra tấn họ :?

    Khi nghe một bài nhạc ghi âm xưa từ đầu băng cối hay LP thì trong lòng người nghe ( người tạm gọi là "già", tức là đã từng sống và nghe qua các thiết bị ấy lúc còn trẻ ) ...lại tràn về bao kỷ niệm thời thơ ấu, lúc đứng nghe và ngắm nghía săm soi dàn máy...chính vì vậy mà nghe "phê" hơn với từng tiếng nhạc phát ra rừ đầu băng cối, dù âm thanh khg sắc nét, hòa âm thì quá đơn điệu ít phăng hơn bây giờ :lol:

    Vài ý ...thêm mắm, thêm muối cho vui...mời các bác tiếp :p
     
  13. clavinova

    clavinova Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    354
    Likes Received:
    64
    Location:
    Ha Noi
    Em nghĩ ở đây tranh luận đơn thuần là về mặt kỹ thuật, ít đề cập đến cảm xúc chứ nếu để cảm xúc vào thì có nhiều chuyện hay lắm ạ. mời các bác tham khảo qua chỗ này: viewtopic.php?f=59&t=26400
     
  14. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Trong cái khoảng này nhất là nhạc cụ Flute, Sax ... thì mấy hãng Ý lại hơn hãng Nhật ta thường quen biết đó bác Clavi. Về Piano thì Yamaha is one of the best bên cạnh đó có Kurzweil. Còn Guitar thì từ ngày có kỹ thuật Articulate của Yamaha thì Yamaha lên nắm chức vô địch.
     
  15. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Xin bác đọc kỹ lại cho. Bác Dze mới là người đem cây đàn piano ra so sánh với keybord
    Bác ấy cũng không nói rõ là nghe trực tiếp hay nghe qua thiết bị tái tạo. Đứng cạnh (nghe liv) cây piano thật và cây đàn điện tử phát ra loa ( chưa hiểu loa nào, loa trong đàn hay loa bộ giàn) mà chỉ là :"phần thắng khó thuộc về cây đàn điện tử" thì thực tình tôi không biết nói gì nữa. Cảm giác tay khi gõ vào phím đàn rồi qua bộ phận chuyền chuyển động lên búa gỗ rồi miếng nỉ gõ vào dây mà không khác khi so với gõ vào công tắc điện của keybord thì tôi cũng không hiểu. Tôi cũng đoán để làm ra cây keyboard, họ phải lấy mẫu từ những cây đàn thật danh giá chứ không phải cây 300U$ sắp phá ra làm củi của tôi, song cạn nghĩ rằng nó cũng gần giống với việc các nhà SX người silicon đo đạc 3 vòng theo số đo trung bình của 10 hoa hậu thế giới, rồi lại còn tóc vàng, mắt xanh, loại cao cấp nữa thì có cả bơm nước ấm vào tạo cảm giác về nhiệt độ và có thể ghi âm giọng nói của bà xã hoặc người tình để lúc ấy nó phát ra tiếng cho thêm phần hứng khởi. Silicon là đệ nhất hoa hậu.
    Anh em tôi nghe nhạc có thể từ băng cối đĩa than hay CD, nhưng toàn nghe các danh cầm thế giới chơi những cây đàn không phải họ mượn đàn 300 U$ của tôi để thu âm, ít ra đàn của họ cũng có giá 301 U$ cơ. Tôi được nghe ké của bạn bè khá nhiều đĩa piano độc tấu nhưng lại chưa có may mắn nghe đĩa keyboard độc tấu nào, bác cho mượn vài cái để nghe cho mở rộng tầm tai thì may mắn cho tôi lắm.
    Chỉ bằng cây đàn điện tử cũ kỹ rẻ tiền với cái phần mềm nặng trich bác đã "cho ra " âm thanh đỉnh cao thì nước ta có cao nhân rồi. Hơn nữa bác đã có tới 2 lần dùng quyền trọng tài cho bác Dze thắng: Lần đầu bọn tôi thua phần lớn, lần sau thì bác trịnh trọng :"tuyên bố bác Dze thằng toàn phần" thì còn mấy ai dũng cảm cãi trọng tài. :lol: :lol: :lol:
    Tôi chưa bao giờ nói băng cối phê hơn CD, analog hơn digital mà trái lại tôi cũng tin rằng đến 1 lúc nào đó công nghệ digital sẽ loại bỏ được những khiếm khuyết đang còn tồn tài và vượt hẳn analog trên mọi phương diện, kể cả dùng tai thật để nghe. Bác chủ topic này chắc hẳn cũng không ngây ngô đến thế, chẳng qua chỉ nêu vấn đề để anh em có cái mà trao đổi thôi. Đa số mọi người tranh luận đều không có ý phân thắng thua mà chỉ là trao đôi thông tin giúp nhau cùng tiến bộ thôi bác ơi.
    Dù sao thì cũng chân thành cảm ơn một số thông tin bổ ích mà bác đem lại, còn tranh luận tiếp với bác thì chắc chắn tôi không dám.
    Cũng xin nhất trí với cả bác nguyenha và bác Dze rằng: Digital trong tương lai sẽ hơn hẳn analog và tại thời điểm này thì không thể nói cái nào phê hơn cái nào. Và cuối cùngl , tôi chỉ xin có ý kiến thế này: Xét về thông số thì digital có lợi thế hơn rõ rệt nhưng chưa phải là tất cả."Phê" là thuộc phạm trù cảm nhận nên không cần quá nhiều đến phân tích về KHKT vì chẳng ai đo được độ phê, hãy để cho cảm xúc lên tiếng.
     
  16. clavinova

    clavinova Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    354
    Likes Received:
    64
    Location:
    Ha Noi
    Tóm lại là anh chưa tìm hiểu kỹ về keyboard điện tử phát sampler của những cây Piano nổi tiếng nhất rồi. Thiết nghĩ tôi giải thích cũng đã hết sức mình mà anh không chịu hiểu thì thôi cũng đành ... dừng tranh cãi. Lúc nào có dịp anh gặp anh em nào đó mà anh cho rằng tin tưởng, làm phòng thu âm chuyên nghiệp và trao đổi với họ thì tiện hơn và hy vọng anh sẽ có cái nhìn rộng mở hơn. Cá nhân tôi không phải người phán bừa hay chưa sờ vào thiết bị mà nói lung tung. Tôi đã dùng cả Piano gỗ, Piano điện tử, keyboard điện tử và những sampler Piano trong PC, không thiếu 1 thứ gì và nhiều khi là cùng lúc. Món đầu tiên cũng giống anh, 3 món sau e rằng anh chưa thử anh ạ. Thân.
     
  17. HDH

    HDH Advanced Member

    Joined:
    28/12/05
    Messages:
    332
    Likes Received:
    3
    Cái này cũng chưa hẳn là như vậy, em có cái diễm phúc chơi và giao lưu với một số nhạc sĩ nổi tiếng, họ cũng có phòng thu âm có thể coi là chuyên nghiệp. Thuật ngữ họ thường sử dụng là "làm nhạc". Ít thấy các bác ý nghe cái nhạc được "làm" ra từ các thiết bị chuyên dụng đó. Thay vào đó, họ lựa chọn R2R tape và LP để.....thư giãn! Có nhạc sỹ rất lừng danh, không tiện nói tên nên các bác thông cảm, còn có cả bộ sưu tầm vô cùng vô cùng hoành tráng về analog nữa kìa. Ông còn có ý định trước khi "nghỉ" sẽ đầu tư một phòng thu Analog cho trường của ông nữa! Vấn đề ở đây là thích hay không thích mà thôi! Mà nếu nói đến "thích" thì không ai giống ai cả!
     
  18. chauaudio

    chauaudio Advanced Member

    Joined:
    1/3/07
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    92
    Các bác tranh luận cũng hay, nhưng đọc em thấy các bác động não mạnh thế tổn thọ đấy. Riêng em thấy mỗi loại hay một kiểu riêng, không thay thế cho nhau được.
    Tối qua em nghe và thâu băng từ 4 track sang 2 track: gồm Trịnh Công Sơn - Khánh Ly số 5 và Giao Linh đặc biệt số 1, băng gốc đã hay, ghi sang 2 track nghe lại phê hơn băng gốc 4 track. Đến 02 giờ sáng mới ghi xong 2 băng để hôm nay phải trả họ ngay - giờ vẫn còn phê, muốn đi ngủ đây./.
     
  19. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Em đồng ý phần bôi đỏ của bác vì em biết có nhiều người vui lắm "thường thì ca ngợi cái A nhưng lại cứ hoài tưởng cái B" Miệng thì cứ nói Elizabeth Taylor là đẹp nhất nhưng lòng thì cứ mơ tưởng mấy em ma đồ Victoria Secret. Rõ khổ khi đã thích ha mê muội rồi thì vô phương cho dù đôi khi những thứ mê muội đó không lợi lộc gì. Con người thường hay vấp phải rắc rối này. Còn truyện làm nhạc xong mà không thưởng thức bài nhạc đó trên dàn thâu của mình thì cái này em đành ... bó tay. Hèn chi nhiều nhạc dạo này bị xuống cấp trầm trọng vì tác giả của nó không còn thích thú sản phẩm của chính mình. Hay là tại mấy ổng đã nghe rất nhiều lúc mix nhạc nên mấy ổng tìm của lạ khác cho đỡ ngán ? Đồ ngon cỡ nào thì có lúc cũng ngán thôi trừ khi mấy ổng có dàng thâu digital mới khác tốt hơn thay thế dàn digital ổng đang có hoặc là dàn digital mấy ổng đang có chưa tốt đến độ để bỏ luôn cái Analog? Bác thử lén chụp hình cái studio của mấy ổng rồi biết đâu có thể bày cho mấy ổng mua thứ khác để đỡ vương vấn cái Analog. Nếu mấy ổng chưa mua đủ hoặc chưa bao giờ xài đồ chiến nhất của Digital thì khoang bảo em sai nhé :mrgreen:
     
  20. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Ậy em lại ... chơi ngược so với bác! :lol:
    Số là em lấy cái Blu-ray âm thanh 7.1 thâu vào cái Tascam 8 track băng cối thì lại thấy âm thanh tự nhiên và rõ ràng hơn hẳn. Kỳ này em nghe và tưởng tượng được tiếng khán giả ở sau lưng em có ai đó hình như đang bị suyễn nghe thấy xì xì trong khi nghe thẳng từ cái Blu-ray thì không có ... Bác có máy Reel to Reel 8-track và Blu ra thử xem sao. Tiếc rằng em không có cái Revox 8-track để thử biết đâu nghe được âm thanh khác không biết chừng ...
     
  21. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Cái này giống lúc tôi về quê, bà thím hái rau làm cơm và bảo:" Cháu yên tâm, rau này để nhà ăn nên thim không phun thuốc sâu, rau bán cho người ta ăn ở mấy luống kia cơ. :lol: :lol: :lol:
     
  22. Secky

    Secky Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.008
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Em thì lại nghĩ khác bác. Người Vn hay có kiểu anh chết rồi nói luôn đúng, anh trẻ phải nghe và làm theo. Anh già nói đúng hơn anh trẻ...
    Hồi em đi học mấy thầy với bậc trưởng thượng nói, dạy làm em cứ há hốc cả mồm ra nghe tin sái cổ. Giờ hai chục năm hành nghề nhìn lại thấy mấy vị toàn nói lung tung chả hiểu gì.
    Mọi vấn đề cần được tiếp cận một cách khoa học chứ không phải cảm tính, cái đó người Vn mình thiếu và yếu.
    Âm nhạc là vấn đề nghệ thuật nhưng âm thanh là một vấn đề khoa học. Các ngành khoa học khác đã làm cho con người có cuộc sống tốt hơn, văn minh hơn ko nhẽ riêng âm thanh lại thụt lùi.
     
  23. Mr Luôn

    Mr Luôn Advanced Member

    Joined:
    12/5/09
    Messages:
    121
    Likes Received:
    0
    Vấn đề này chúng ta tranh luận cho đến lúc "tinh tùm" chắc cũng không ngã ngũ được đâu ạ, nếu quả thật Organ đã thay thế được Piano thì mỗi khi đi biểu diễn dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và các dàn nhạc giao hưởng lớn trên thế giới sao họ không thay bằng Organ đi cho gọn nhẹ, nhẹ nhàng, đỡ mất công, vấn đề ở đây là Kỹ thuật Analog là kỹ thuật nguyên thủy, ban đầu, sơ khai, kỹ thuật Digital là kỹ thuật mới, có những ưu điểm vượt trội, nhưng đến thời điểm này không vượt trột hơn Analog về mọi mặt để con người ta phải vứt bỏ Analog.
    Xét về mặt kỹ thuật thì Digital dễ chế biến, xào xáo hơn Analog dù cho đó là thông tin gì đi chăng nữa.
    Nhưng Audio thì không đơn giản là như thế. Có rất nhiều kỹ thuật Digital được phát minh ra chỉ để phục cụ cho Analog, sao cho khôi phục được tín hiệu chuẩn Analog nhất, ban đầu nhất.
     
  24. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    26
    Location:
    Saigon
    Người Phương Tây có câu châm ngôn" Trong một cuộc tranh luận sẽ không có kẻ thắng người bại".Cải nhau làm gì? ai thích thì chơi còn không thích thì thôi.Âm thanh nào cũng là âm thanh điện tử (chỉ có kỷ thuật ghi chép và tái tạo khác nhau).Băng cối thì kỷ thuật này đã gần 60 năm còn digital chỉ phổ biến từ thập niên 80 đến nay.
     
  25. nguyenha

    nguyenha Advanced Member

    Joined:
    26/6/06
    Messages:
    231
    Likes Received:
    2
    bác Dze lại nhầm nữa rồi, cái Synth mà Rick Wright sử dụng khi thu bản nhạc huyền thoại " Shine On You Crazy Diamond" là cái minimog Analog hoàn toàn, em nói sai thì em tặng bác hết đống LP của em rồi bác muốn bán ve chai cũng được và chỉ đến Division Bell và rất ít trong Momentary thì mới có sự xuất hiện của nhạc cụ digital trong nhạc pink floyd, lý do là Roger Waters bỏ đi.

    Boney M ABBA sử dụng synth digital hay analog em không biết vì em thấy âm thanh cũng bình thường thôi, nghe qua cái radio nhỏ xíu của TQ hồi xưa cũng được rồi, cần gì dàn hay.

    Em và bác Dze đều là người phản đối việc thu CD qua băng cối tức là " phát > thu > phát " với luận điềm là thu không thể hay bằng original và thu bị hao hụt thông tin, thề tại sao bác Dze lại ủng hộ cho việc thu tiếng Piano thật rồi phát ra, rồi lại thu lại một lần nữa, rồi bác mua về nghe, tức là " phat > thu > phat > thu > phat ", chặng đường nó còn dài , còn mất originality nhiềi đến mức nào nữa.

    Chẳng qua bác xùng bái digital quá mà mâu thuẫn với chính mình thôi.

    Bản thân em là dân IT chính gốc, kiếm cơm hàng ngày cũng bằng IT, có thể nói cuộc sống của em chỉ có 2 thứ analog là dàn máy và cây đàn.

    Em chỉ cần bác trả lời em câu hỏi này thôi là em sẽ biết được kết quả cuộc tranh luận này rồi :
    " cùng một giàn âm thanh, cùng một công nghệ thu âm, một người nghệ sĩ chơi một cây Börsendorfer và cũng người đó chơi một cây top nhất của keyboard lấy sample từ chính cây Börsendorfer đó, thì bản thu nào hay hơn ?"

    bác nên đọc lại những luận điểm của chính mình trong những cuộc tranh luận về thu CD ra băng cối trước khi trả lời câu hỏi của em.

    Thân
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...