Tổng quan về ASIAD 16 - Quảng Châu 2010 1/ Thời gian và địa điểm tổ chức ASIAD 16 - Quảng Châu 2010 : Bàn kế hoạch tổ chức : ASIAD là kỳ đại hội lớn nhất của thể thao châu Á, diễn ra theo chu kỳ 4 năm một lần . Tại ASIAD 15 tại Doha , Qatar vào năm 2006 , đoàn thể thao Trung Quốc chiếm vị trí số một đại hội với 166 HCV , 87 HCB , 63 HCĐ . Đoàn thể thao Việt Nam gửi tới Doha 358 thành viên , trong đó có 247 VĐV dự tranh 25/39môn. Kết thúc đại hội , đoàn thể thao Việt Nam giành được 3 HCV, 13 HCB, 7 HCĐ, trong đó 1 HCV thuộc về võ sỹ karatedo Vũ Thị Nguyệt Ánh và 2 HCV do công của các tuyển thủ cầu mây ở nội dung đội tuyển và đá đôi. Năm nay ASIAD tổ chức tại Quảng Đông Trung Quốc trong đó Quảng Châu là thành phố đăng cai chính. ASIAD 16 – Quảng Châu 2010 : Trung tâm thể dục thể thao Á vận hội - Quảng Đông - TQ : Thời gian : Từ ngày 12-27/11/2010 Có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Các môn thi đấu: 42 môn Sân vận động chính: Trung tâm Thể thao Ô-lym-pích Quảng Đông. Khu liên hợp Sân Vận Động trung tâm: Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 16 diễn ra tại thành phố Quảng Châu , Trung Quốc từ ngày 12-27/11. Quảng Châu là thành phố thứ hai của Trung Quốc đăng cai tổ chức Á vận hội. Thủ đô Bắc Kinh từng đăng cai tổ chức Á vận hội lần thứ 11 vào năm 1990. Á vận hội Quảng Châu gồm 42 môn thi đấu, là kỳ Á vận hội có nhiều môn thi đấu nhất từ trước tới nay. Trung tâm thi đấu thể thao Quốc tế - Quảng Đông -TQ: Đã có 45 đoàn thể thao của các Quốc gia và các vùng lãnh thổ, thành viên của Hội đồng Ô-lim-pích châu Á hoàn thành đăng ký tham gia các môn thi đấu.. Có khoảng 12.000 vận động viên, nhiều nhất từ trước tới nay, tham gia thi đấu tại Á vận hội Quảng Châu. Quảng Châu trang hoàng rực rỡ chào đón Đại Hội: 2/ Tổ chức ASIAD 16 - Quảng Châu 2010 - Quy mô siêu hoành tráng Trung tâm thi đấu thể thao lộng lẫy bên bờ Châu Giang: Kiến trúc tuyệt vời : Kinh phí mà thành phố chủ nhà chi cho Á vận hội (Asian Games, ASIAD) 2010 lên tới 18,37 tỷ USD. Con số này đã bao gồm cả các chi phí để tổ chức Á vận hội dành cho các vận động viên khuyết tật (Asian Paragames) diễn ra sau đó. Trung tâm TDTT Nam Sa : Đây là mức kinh phí được xếp vào loại cao bậc nhất đối với một sự kiện thể thao tầm cỡ châu lục. Khi đăng cai World Cup 2010 hè vừa qua , Nam Phi cũng chỉ chi cả thảy gần 7 tỷ USD. Olympic Bắc Kinh 2008 tiêu tốn khoảng 44 tỷ USD. Trung tâm TDTT Hoàng Phố : 16,33 tỷ trong số 18,37 tỷ USD được dùng để cải tạo , nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng phục vụ sự kiện , bao gồm việc xây mới hệ thống tàu điện ngầm , các dự án bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước. 1,09 tỷ USD khác được chi cho các hoạt động tổ chức , quảng bá cho Á vận hội. Trung tâm TDTT Hải Châu : 70 địa điểm thi đấu của Á vận hội 2010 chỉ ngốn từ khoản ngân sách trên 994 triệu USD. Trong số này , Quảng Châu cho xây mới 12 địa điểm. 58 địa điểm còn lại thì được cải tạo, nâng cấp và mở rộng để tạo điều kiện tốt nhất cho hơn 12.000. vận động viên từ 45 quốc gia , vùng lãnh thổ đến tranh tài. Trung tâm TDTT các môn dưới nước: Á vận hội 2010 sẽ khai mạc ngày 12/11, kéo dài trong 15 ngày với 42 môn thể thao và 476 nội dung thi đấu. Á vận hội 2010 của các vận động viên khuyết tật (Asian Paragames) khai mạc sau đó một tháng vào ngày 12/12. Đội ngũ An ninh luôn sẵn sàng ứng trực : Cứu hộ dưới nước: 3/ Các môn thi đấu tại ASIAD 16 – Quảng Châu 2010: Á vận hội Quảng Châu lần thứ 16 cả thảy có 42 môn thi đấu , bao gồm 28 môn thi đấu thuộc Ô-lim-píc và 14 môn thi đấu ngoài Ô-lim-pích , những môn này vừa mang đặc điểm riêng của châu Á , lại vừa phù hợp với trào lưu thế giới. Trung tâm Quần Vợt : Trong đó , không những có các môn mang tính chuyên môn rất cao như Cưỡi ngựa , Khúc côn cầu , Bóng ném v.v. mà còn có những môn rất được quần chúng nhân dân yêu thích như Bi-a v.v. đã thể hiện sự kết hợp hoàn mỹ giữa thể thao thi đấu và thể thao quần chúng. Trung tâm bắn súng : Á vận hội Quảng Châu lần này cả thảy có 6 môn mới, đó là Khiêu vũ thể thao , đua Thuyền rồng, trượt Pa-tanh Cri-kê , Cờ Vây và Cờ Tướng , những môn này đều là những môn có lịch sử lâu đời: Trung tâm Cricket: Cờ Vây và Cờ Tướng là môn thể thao truyền thống của Trung Quốc, nhất là đua Thuyền rồng và Cờ Tướng là môn thể thao rất được người dân vùng Lĩnh Nam yêu thích ; còn Cri-kê là môn thể thao rất được hoan nghênh tại vùng Nam Á , mang đậm mầu sắc văn hoá Nam Á , môn Cri-kê lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại Á vận hội, đã thể hiện quan niệm của Ban Tổ chức Á vận hội dốc sức tạo dựng Á vận hội Quảng Châu thành ngày hội lớn văn hoá đa nguyên của châu Á. Trung tâm cờ: Quảng Châu Á Vận Hội Kỳ Viện Khiêu vũ thể thao là môn bắt nguồn từ các vũ điệu giao tiếp , chia làm hai loại các điệu Tiêu chuẩn và các điệu La-tinh , là sự kết hợp cao độ giữa thể thao và nghệ thuật. Môn Khiêu vũ thể thao thi đấu tại Á vận hội Quảng Châu có 10 nội dung gồm 5 nội dung của các điệu Tiêu chuẩn như Waltz , Tango , Slow Foxtrot , Quickstep và năm điệu , cùng 5 nội dung của các điệu La-tinh như Samba , Chacha , Paso Doble , Jive và năm điệu. Nhà thi đấu môn bơi lội: Môn trượt Pa-tanh được chuyển thể từ môn trượt băng, bắt nguồn từ châu Âu vào thế kỷ 19 , sau đó dần dần thịnh hành tại châu Mỹ, châu Á và các nơi trên thế giới. Á vận hội Quảng Châu có 6 nội dung thi ở trượt Pa-tanh tốc độ và 3 nội dung thi ở trượt Pa-tanh nghệ thuật. 4/ Danh sách các môn thi đấu: 1. Bơi lội và các môn thể thao dưới nước. 2. Cung tên 3. Điền kinh 4. Cầu lông 5. Bóng chày 6. Bóng rổ 7. Billiard thể thao 8. Bowling 9. Quyền anh 10. Đua thuyền 11. Cờ các loại: Cờ Tướng , Cờ Vây… 12. Cricket 13. Đi xe đạp 14. Khiêu vũ thể thao 15. Đua thuyền Rồng 16. Thuật cơi ngựa 17. Đấu kiếm 18. Bóng đá 19. Golf 20. Thể dục dụng cụ 21. Bóng chày 22. Hockey 23. Vo juđô 24. Kabaddi 25. Vỏ không thủ đạo 26. Điền Kinh: Năm môn phối hợp hiện đại 27. Roller thể thao 28. Chèo thuyền 29. Rugby 30. Sailing 31. Cầu mây 32. Bóng ném 33. Bắn súng 34. Bi sắt 35. Quần Vợt 36. Taekwondo 37. Tennis 38. Triathlon 39. Bóng chuyền 40. Cử tạ 41. Đấu vật 42. Wushu
Re: Asiad 16 - Quảng Châu 2010 5/ Ngọn lửa Vận Hội Châu Á đã được chuyển tiếp tới Quảng Châu Ngày 05 tháng 11 - Ngọn lửa Vận Hội Châu Á đã được chuyển tiếp tới Quảng Châu và được chia thành 12 địa điểm tương ứng ở 10 huyện và 2 thành phố cấp huyện của Quảng Châu vào ngày 6 tháng 11. Từ Ngày 06-Ngày 08 tháng 11, ngọn đuốc sẽ được chuyển tiếp ở 12 huyện, thành phố cấp huyện của Quảng Châu lần lượt. Sẽ có 16 người cầm đuốc trong mỗi chặng chuyển lửa. Việc rước đuốc tại Quảng Châu vào các khu đô thị sẽ bắt đầu với 208 người cầm đuốc trong ngày 9. Trong hai ngày tiếp theo, ngọn đuốc Asian Games sẽ tiếp tục được chuyển tiếp tại núi Phiên Ngung và Quảng Châu , Trung tâm Giáo dục Đại học Mega. Ngọn lửa chính sẽ được thắp sáng lên tại lễ khai mạc Asian Games lần thứ 16 vào ngày 12 / 11 /2010. 6/ Lịch sử các kỳ ASIAD: Đại hội Thể thao châu Á Đại hội Thể thao châu Á hay Á vận hội (tiếng Anh: Asiad hay Asian Games), là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các đoàn vận động viên các nước châu Á. Giải thể thao này do Ủy ban Olympic châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được coi là sự kiện thể thao lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Olympic Games. Lịch sử: Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông Tiền thân của ASIAD là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, một sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế Quốc Nhật Bản và Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải đấu tăng lên. Năm 1938, giải bị hủy và từ đó ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương. Á vận hội sau thế chiến thứ 2: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8/1948, trong thời gian Thế Vận hội lần thứ 14 diễn ra tại Luân Đôn , Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế Vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Thế là họ cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Tháng 2/1949 , Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau. Kì ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi , Ấn Độ từ 4 đến 12 tháng 3, 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Kỳ ASIAD này có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Burma, Indonesia, Iran, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp. Tuy nhiên , đến ASIAD 1954 tại Manila , Philippines , quy mô đại hội đã được nâng lên một bước, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ, số môn cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh , bắn súng và vật. Năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức. Tổ chức lại Liên đoàn: Năm 1962, Indonesia đăng cai ASIAD nhưng họ phản đối sự tham gia của Trung Hoa Dân Quốc và Israel, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Cùng lúc, nhiều tổ chức thể thao khác như Liên đoàn điền kinh nghiệp dư Quốc tế, Liên đoàn cử tạ Quốc tế cũng gây sức ép cho Indonesia về điều này. Bất chấp, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Trung Hoa Dân Quốc và Israel. Năm 1966, Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Băng Cốc. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ. Năm 1970, mối đe dọa về an ninh từ phía Bắc Triều Tiên khiến Nam Triều Tiên phải hủy kế hoạch làm chủ nhà ASIAD. Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó. Điều đáng chú ý là kì đại hội này lại sử dụng kinh phí của Hàn Quốc. Đây là thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục. Năm 1973 Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Mỹ và các quốc gia khác chính tức cộng nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước Ả Rập, phản đối Israel. Năm 1974, Iran đăng cai. Vấn đề Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Israel tiếp tục gây tranh cãi. Về Đài Loan, Liên đoàn Đại hội Thể thao Châu Á quyết định khai trừ nhưng lại cho phép Bắc Triều Tiên tham dự. Về Israel, các quốc gia Ả Rập ra sức phản đối nhưng Iran vẫn cho phép Israel tham gia. Lúc này con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25. Năm 1977, những cuộc xung đột với Bangladesh và Ấn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan (1978). Các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs) quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGFs). Một hiệp hội mới được hình thành tháng 11/1981 với tên gọi Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Ấn Độ đã được lên kế hoạch tổ chức Đại hội 1982 và OCA quyết định giữ nguyên lịch hoạt động của AGFs và chính thức giám sát Đại hội từ năm 1986 ở Hàn Quốc. Năm 1982, New Delhi lần thứ 2 đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên Việt Nam. Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà. Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) được tham gia lại nhưng OCA quyết định căn cứ theo những chẩn mực IOC đặt cho Đài Loan là sử dụng tên gọi Trung Hoa Đài Bắc. OCA cũng đồng ý loại trừ vĩnh viễn Israel ra khỏi danh sách thành viên và yêu cầu nước này tham gia các cuộc tranh tài của châu Âu. Năm 1990, ASIAD đến với Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà. Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thành phố thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận các quốc gia Xô Viết cũ gia nhập: Kazakhstan, Kyrgystan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan. Năm 1998, lần thứ 4 Thái Lan đăng cai ASIAD. Năm 2002, ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor. Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương. Chu kỳ mới dự kiến: Năm 2009 OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Đại hội 2019. Bảng danh sách các kỳ ASIAD:
Re: Asiad 16 - Quảng Châu 2010 7/ Đoàn Việt Nam tham dự ASIAD: Danh sách đoàn thể thao Việt Nam tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT châu Á lần thứ 16 tại Quảng Châu – Trung Quốc từ ngày 12 đến 27-11-2010 đã được chính thức công bố. Đoàn thể thao VN dự Asiad 16 bao gồm 392 thành viên (trong đó có 260 VÐV), tham dự thi đấu ở 29 môn thi (trên tổng số 42 môn của đại hội). Hai đội tuyển đông nhất là bóng đá nam (29 người) và bóng đá nữ (26 người). Các môn thi đấu mà đoàn TTVN tham gia kỳ này gồm: bóng đá (nam, nữ), cầu mây, cầu lông, taekwondo, karatedo, judo, billiards&snooker, bóng bàn, xe đạp, quần vợt, bắn súng, bắn cung, bắn đĩa bay, cử tạ, đấu kiếm, bơi, nhảy cầu, điền kinh, khiêu vũ thể thao, thể dục dụng cụ, quyền Anh, cờ vua, cờ tướng, Rowing, Canoeing, wushu, bóng chuyền, gofl. Việt Nam đặt mục tiêu giành 4 đến 6 HC vàng ở ASIAD 16 để nằm trong top 20 bảng tổng sắp huy chương. Các môn nhiều hy vọng vàng của Việt Nam gồm cờ vua, cờ tướng, bắn súng, karatedo, taekwondo, billiards-snooker... Ở ASIAD Doha (Qatar) 2006, Việt Nam góp mặt với 247 VĐV và giành 3 HC vàng (hai cầu mây, một karate), 13 HC bạc và 7 HC đồng, đứng thứ 19. Tại ASIAD 2002, Việt Nam thành công với 4 tấm HC vàng (thể hình, billiards, và 2 của karatedo) để giành vị trí trong top 15 - cao nhất trong lịch sử tham dự Á vận hội, dù chỉ có 125 VĐV tranh tài. So với số lượng dự kiến (khoảng 500 thành viên) thì danh sách đoàn TTVN tham dự kỳ Á vận hội này đã được cắt giảm rất đáng kể. Theo đó, các môn thi đấu bám sát hơn với thực chất cạnh tranh huy chương cũng như khả năng học hỏi, cọ xát, nâng cao trình độ từ các cuộc đấu tại đại hội. So với các kỳ trước đây, đoàn TTVN tham dự Á vận hội lần này đông nhất. Tại Asiad 15 (Doha, Qatar năm 2006), đoàn TTVN khi ấy có 354 thành viên, thi đấu ở 25 môn thể thao. Chỉ tiêu của đoàn TTVN tại kỳ đại hội trước là giành được từ 7-10 HCV. Tuy nhiên, Đoàn Việt Nam chỉ giành được 3 tấm HCV, trong đó có tới 2 chiếc ở môn cầu mây. Theo đánh giá của giới chuyên môn, rất khó hy vọng rằng đội cầu mây nữ sẽ lặp lại thành tích ấn tượng 4 năm trước, bởi trong các cuộc so tài với Thái Lan gần đây, phần bất lợi thường thuộc về phía chúng ta. Một môn thể thao được cho là rất có thế mạnh nữa là Taekwondo (từng có những nhà vô địch tại đấu trường này là Trần Quang Hạ tại Hiroshima 1994, Hồ Nhất Thống tại Bangkok năm 1998) cũng đang gặp khó khăn lớn. Chuyến tập huấn tại Tây Ban Nha theo dự kiến đã coi như bị hủy bỏ bởi những khó khăn về kinh phí. Đội tuyển wushu cũng chỉ có thể trông chờ vào may mắn khi nhiều võ sĩ trụ cột bị chấn thương. Hy vọng chủ yếu bây giờ chỉ đặt nơi các võ sĩ tán thủ nữ bởi ở nội dung taolu (biểu diễn), ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao của “thế hệ vàng” những Phương Lan, Thúy Hiền... thì wushu VN cũng chưa từng giành được một tấm HCV nào tại đấu trường này (chưa nói tới việc phải thi đấu ngay tại “sân nhà” của wushu). Một số môn thi khác có hy vọng giành huy chương của đoàn TTVN lần này gồm: bắn súng, judo, karatedo, billiards&snooker (đặc biệt là nội dung billiards 1 và 3 băng), khiêu vũ thể thao, cờ vua và cờ tướng. Những hy vọng Vàng của Việt Nam: Đoàn Thể thao Việt Nam lần đầu tham dự đấu trường châu lục này là vào năm 1982 (ASIAD lần thứ 9 tổ chức tại New Dehli, Ấn Độ). Khi đó chỉ với 40 thành viên tranh tài ở 3 môn thể thao cơ bản nhất gồm điền kinh, bơi, bắn súng, Đoàn Việt Nam đã giành được tấm Huy chương Đồng nội dung súng ngắn bắn nhanh của nam xạ thủ Nguyễn Quốc Cường với thành tích 591 điểm. Đây cũng là tấm huy chương quốc tế đầu tiên của Thể thao Việt Nam sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Thành công đó đã mở đường cho quá trình hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn của thể thao nước nhà trên đấu trường thể thao quốc tế. Thành công tại các kỳ SEA Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á) khi khẳng định vị trí chắc chắn trong tốp 3, rồi cùng đó là những thành tích mới trong 2 kỳ Olympic 2000, 2008 (giành 2 HCB), Thể thao Việt Nam cũng dần khẳng định chỗ đứng vững chắc hơn trên bản đồ thể thao châu Á thông qua bảng thành tích luôn được cải thiện qua những ASIAD sau đó. [/URL] Và ASIAD lần thứ 16 tại Quảng Châu có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển chung của cả nền thể thao quốc gia khi việc tham dự và giành thành tích sẽ mang tới câu trả lời chính xác nhất cho bước đi tương lai - Lấy SEA Games làm bàn đạp để chinh phục đấu trường châu lục, thế giới. Những "hy vọng vàng" của Đoàn là á quân Olympic môn cử tạ nam Hoàng Anh Tuấn ở hạng 56kg; Nữ hoàng Kata Nguyễn Hoàng Ngân cùng đương kim vô địch Kumite hạng 48kg nữ Vũ Thị Nguyệt Ánh của Karatedo; là các cô gái cầu mây, những người đang sở hữu 2 tấm Huy chương Vàng ở nội dung đồng đội, đôi; Các cơ thủ ở nội dung carom, hay các kỳ thủ cờ Vua, cờ Tướng cũng là những ứng viên vô địch hàng đầu. Taekwondo, điền kinh, tán thủ nữ, đội súng trường hơi di động nữ... dù cơ hội không lớn bằng, nhưng hoàn toàn có thể gây được bất ngờ nếu đạt được phong độ tốt. Cùng Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI, Olympic trẻ thế giới lần thứ nhất, Đại hội thể thao châu Á bãi biển lần thứ 2... ASIAD 16 chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thể thao Việt Nam trong năm 2010. Để hoàn tất được nhiệm vụ đề ra, công tác chuẩn bị của từng VĐV, từng đội tuyển đã sớm được triển khai từ năm 2009 và vào thời điểm này được đẩy lên mức cao nhất, tất cả vì thành công chung, vì vinh quang cho Tổ quốc. ASIAD 16 sẽ được tổ chức từ ngày 12-27/11/2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Đây là thành phố thứ hai ở Trung Quốc đăng cai ASIAD, sau Bắc Kinh vào năm 1990. Sẽ có 476 nội dung thi đấu của 42 môn thể thao được tổ chức. Đây là kỳ ASIAD có quy mô thi đấu lớn nhất trong lịch sử. Dự kiến tất cả 45 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á đều tham gia với số lượng lên tới 12.000 VĐV và quan chức, 6.500 quan chức kỹ thuật cùng 10.000 phóng viên báo chí Các môn thi và số thành viên của đoàn TTVN tại ASIAD 16 : Cầu lông (3), Taekwondo (17), Karatedo (16), Cầu mây (20), Judo (14), Billiard Snooker (11), Bóng bàn (10), Xe đạp (11), Quần vợt (8), Vật (10), Bắn súng (28), Bắn cung (19), Bắn đĩa bay (3), Cử tạ (11), Đấu kiếm (12), Bơi (7), Nhảy cầu (5), Điền kinh (13), Dance Sport (9), Thể dục dụng cụ (14), Boxing (7), Rowing (8), Canoing (6), Wushu (18), Bóng chuyền (15), Cờ Vua (14), Cờ tướng (6), Bóng đá nam (29), Bóng đá nữ (26), Golf (7) Mặc dù đoàn TTVN sang Trung Quốc với số 392 thành viên, ban tổ chức Á vận hội 2010 sẽ chỉ tài trợ toàn kinh phí ăn, ở và tiền vé máy bay quốc tế khứ hồi cho 30 thành viên của đoàn. Số thành viên còn lại như sáu VĐV Golf và bốn VĐV Dance Sport sẽ tham dự thi đấu bằng các nguồn kinh phí xã hội hoá, các quan chức, huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao khác sẽ được thanh toán bằng ngân sách nhà nước. Theo danh sách đã được duyệt thông qua, đoàn TTVN đến Trung Quốc lần này có sáu phó đoàn gồm: ông Trần Đức Phấn – vụ trưởng vụ thể thao thành tích cao Tổng cục TDTT, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc trung tâm HLTTQG Hà Nội, ông Nguyễn Hùng Quân – chánh văn phòng Tổng cục TDTT, ông Nguyễn Văn Bình – vụ trưởng vụ tài chính Tổng cục TDTT, ông Mai Bá Hùng – phó giám đốc Sở VH,TT&DL TP.HCM và ông Nguyễn Văn Hùng – phó giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội. 7-11, tại Nhà văn hóa Quân đội (Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục - Thể thao đã tổ chức Lễ xuất quân của Ðoàn thể thao Việt Nam dự Ðại hội Thể thao châu Á lần thứ 16 - 2010 (ASIAN Games 16) tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ðại diện cho 260 VÐV Việt Nam tới Quảng Châu lần này, VÐV đội tuyển điền kinh Vũ Thị Hương tuyên thệ tại buổi lễ, hứa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nỗ lực hết mình trong thi đấu.
Nhìn cách thực hiện công tác chuẩn bị của họ rồi ngẫm lại công tác chuẩn bị cho 1000 năm Thăng Long mà lòng buồn rười rượi... :cry: :evil:
Em ở Quảng châu từ hôm khai mạc ! Nói chung là họ đông tiền thì sẽ có đông ý tưởng Dân TQ khác dân VN " làm việc đi... miễn bình luận " :lol: :lol:
Em chả quan tâm đến cái A si át này, con sông này quá lớn với cái nền thể thao đậm chất "lúa non" của VN, đến cái "ao tù" Seagame mà VN còn chới với trong top3 thì mong gì ra sông với ra biển... Chưa kể tivi giờ toàn phát các trận đấu đỉnh của các giải bóng đá nổi tiếng TG, rồi tennis, rồi Boxing, rồi giải UFC 2010 v.v... thì nhìn lại mấy ông VN chạy quờ quạng chán chết đi được :lol: Ở đó mà mơ VÀNG!
Thể thao VN ở Đông Nam Á em thấy có tiến bộ từng kỳ, còn ở cấp độ Châu Á thì hình như thụt lùi so với kỳ trước. sao vậy các bác nhỉ :?: :wink:
Tư duy của LD vn ngành thể thao thuộc loại bananas, chỉ rình lấy giải hưởng tiếng thơm, không có đầu tư tập trung, đúng mức, hợp lý, khả thi.... Các môn chính thống Olympic thì qua loa, còn mấy môn tào lao thì đầu tư lung tung chả hiểu sao, vd: cầu mây, wushu, pencak silat, bi sắt... Ở dấu trường Olympic có những đảo quốc cực nhỏ, mà đã từng rạng danh nhờ huy chương vàng của chỉ 1 vđv điền kinh cự ly dài. Kiểu vn là kiểu miếng bánh chia nhiều phần, chứ ko phải thể thao
không phải mình thụt lùi... như thế là mất quan điểm đường lối Đảng và Nhà nước ta vẫn thế, vẫn yếu ớt như ngày nào. có điều các nước bạn tiến hơn ta. lần này, mình xem như không có huy chương vàng nào. em thấy vui các bác ạ. nó phản ảnh đúng thực lực. 1 câu vẫn đúng muôn đời : có thực mới vực được đạo. khi nền kinh tế đủ mạnh, an sinh xã hội chúng ta cải thiện ngang bằng các nước tiên tiến, thể lực chúng ta nâng cao ngay từ những năm đầu đời, khi mà các vị quản lý nghĩ đưa thể thao vào tận mỗi gia đình, trường học với mục đích nâng cao thể lực và tìm kiếm nhân tài chứ không phải là vì thành tích hay tư lợi; tức là nghĩ đến dân bình thường.... thì may ra chúng ta mới có khả năng nghĩ đến cạnh tranh cùng các bạn xung quanh, chứ đừng nói đến cường quốc. để đạt được những điều này ??? em nghĩ lúc em về hưu... chắc cũng chưa được. giờ với ổ bánh mì 2 lát thịt, 1 miếng chả bé hay gói xôi, hay tô mì tôm vào buổi sáng là thời điểm nạp năng lượng quan trọng nhất thì hiện chúng ta chỉ tham gia cho vui, cho có tinh thể thể thao mà thôi. :lol:
Chuẩn không cần chỉnh. Hiện thực hơn cả hiện thực. Bên cạnh đó, những gì đang ăn vào người hiện nay chất lượng nó thế nào? Chả ai biết. Có người biết thì chả nói, cứ ngậm miệng mà ăn thôi. Nói chung là chúng mình cùng kéo nhau đi xuống.
Nghe tin cũng buồn buồn Một cái Á vận hội đầu tư gần bằng nửa GDP của cả nước ta trong 1 năm Nhưng nói thế thôi, đâu phải vì ít tiền, các bạn Etiopia nghèo thế mà Thế vận hội còn có HCV... :|
Vấn đề là chúng ta đang chống bệnh chạy theo thành tích ,bên TDTT làm quá tốt :wink: Huy chương vàng mà làm gì :mrgreen:
Có đây rồi các bác http://vnexpress.net/GL/The-thao/2010/11/3BA236E1/ Việt Nam giành HC vàng đầu tiên ở Asiad 16 Lê Bích Phượng chiều nay bất ngờ đoạt HC vàng đối kháng karate hạng dưới 55 kg. Trương Thanh Hằng xuất sắc giành HC bạc điền kinh thứ hai, khi về nhì đường chạy 800 m. Vũ Thị Hương cũng đoạt HC bạc 200 m. Không được kỳ vọng cao, nhưng võ sĩ karatedo Lê Bích Phượng sáng nay đã thắng một mạch ba trận để tiến vào chung kết: 4-0 trước đối thủ Hàn Quốc ở vòng đầu, 3-1 trước võ sĩ Uzbekistan ở tứ kết, và 8-0 trước đối thủ Macau ở bán kết. Ở trận tranh HC vàng vào 16h20 hôm nay, Phượng phải đấu với đối thủ rất mạnh người Nhật Bản - Kobayashi Miki, đương kim vô địch thế giới. Nhưng Bích Phượng xuất sắc giành chiến thắng 4-3 sau ba hiệp đấu