Em mạo muội nêu ra topic này bời từ lúc chập chững làm quen với mấy anh em chú bác, và các shop audio (hifi ?? Hiend??), để ý có vài cụm từ , hay tính từ ,động từ hay được dân chơi và người bán kẻ mua dùng thường xuyên thấy hay hay , nêu ra cho vui nhé, ví dụ: "Hay trong tầm tiền (giá)" ----> Hay dùng mô tả mức chất lượng trung bình, giá vừa phải?? Câu này người bán hay dùng, người mua thỉnh thoảng dùng để tự an ủi khi không đủ xiền chơi món dữ hơn. "Nâng cấp" -------> lý do dân chơi đã chán, muốn ly dị món cũ , tha về món mới??? " Khủng" , "gấu"------> công suất lớn, size hoành tráng, giá cao ??? " đẹp long lanh, mới 98% (99%)" -----> cái này các shop thích dùng? Có bác nào cho nhận xét và góp thêm tí cho vui nhé Thân chào các bác.
Lâu rồi em có nghe ai đó đưa định nghĩa rất vui về từ ngữ để đánh giá một bộ dàn hoặc một thiết bị audio. Nghe qua thì thấy Possitive nhưng khi dịch ra thì Thí vụ như: 1/ "Nghe lâu không mệt" -> thiếu độ động 2/ "Nghe đều 3 dải" -> Cả 3 đều dở 3/ "Hay trong tầm giá" -> đồ rẻ tiền, chất lượng bình dân 4/ "Bass tốt" hay "Mid hay" -> Mid + Trebe dở và tương ứng Bass + Trebe không hay 5/ ... Mời các bác tiếp ạ :lol:
Âm hình, không gian, bén, mảnh, mượt mà, lồng lộng, lồi, sâu, mờ, đục, thiên sáng, tối um, phối ghép, sắc, chói, nịnh tai, trung thực, hèn, phê lòi...
hì hì, "lồng lộng" và "hèn" em ít gặp, nhưng buồn cười quá nhể. Một số bác có khiếu văn chương, có những từ cổ quái ghê: em có đọc 1 bác tả"tiếngbass sâu và mập..." và đến giới em vẫn lay hoay băn khoăn vì chưa gặp được tiếng này... :roll: Những đoạn văn thế này đã giúp em hiểu được tâm hồn của audiophile: (Giống như cụ Nguyễn Tuân miêu tả thú ẩm thực và Hà nội Phở-đọc xong ta phát thèm) Sự tinh tế, sống động của âm thanh từng nhạc cụ. Những gai góc, phều phào, khò khè, hổn hển... nghệ thuật trong giọng hát ca sĩ. Sự mượt ngọt của kỹ năng trình tấu, biểu diễn của nhạc công...Từng vị trí nhạc cụ, những chủ đích của nhạc sĩ khi phối âm; Những kỹ xảo nghệ thuật của mixer lúc hậu kỳ... đang (có vẻ như) mới thấp thoáng xuất hiện chỗ này, chỗ kia...trong từng mảng, từng đoạn, từng bài...qua hệ thống của anh.
Mình thấy dân hi end chỉ :lol: thôi chứ nói gì đâu,lúc nào họ cũng nghĩ chỉ làm cho vườn âm thanh thêm sắc màu,mid end,en en,...thì có nhiều ngôn từ,em đành bó tay
Có những từ cổ quái ghê, nhưng cũng có từ rất gần gũi: Mình có đọc nhiều Bác tả "tiếng rất mộc" thoạt đầu thì tưởng hiểu được nhưng giải nghĩa cho chuẩn chắc khó ! ...
Hay quá các bác ạ. Đây là những kiến thức ít có trong sách vở, nó bổ xung kiến thức cho những người mới chơi như tôi. Mời các bác pót tiếp ạ
E sợ nhất khi ra các hàng 2en ở Chợ Giời và 1 số cửa hàng khác. Các bác bán hàng hay có từ HÈN nhằm chỉ đồ mà người mua đang dùng hoặc chỉ đồ của cửa hàng khác. Nghe xong chán chẳng buồn xem đồ nữa.
Em thấy có người nhận xét là đồ này đồ kia "tiếng khô", vậy xin các bác giúp em hiểu thế nào là "Tiếng khô" ?
Em đánh liều một phen nữa nghe : Tiếng khô : độ động tốt ,tách bạch ,chi tiết ,mạnh anh anh đàn ,mạnh chị chị...hát quân hồi vô...phèng ,chẳng ai nhường ai :mrgreen:
Phát triển thêm : "Tiếng rất mộc", giống như dao chặt xuống, nghe toàn tiếng thớt... " Tiếng rất chói", giống như búa nện xuống, nghe toàn tiếng...đinh.
Em không thạo về thông số lắm nhưng thấy các chuyên gia định nghĩa thế này : Khi âm Treble được tạo ra ở tần số từ 5kHz đến 20kHz sẽ cho chất âm khô.
bác hỏi em nào không dám trả nhời : Tiếng chi tiết là thứ tiếng mà có gì trong dĩa thì cho ra loa bằng hết nhưng bị chặt mất đầu đuôi như làm...cá ,hết bơi hết...quẩy :lol:
Tiếng khô: tiếng ko được ẩm ướt, ko sâu thẳm, nghe gai người. Tiếng khô đặc trưng cho lão bà U60 Tiếng mềm: Tiếng ko được dứt khoát, nghe não nề, mệt mỏi, đặc trưng cho lão ông U60 Tiếng chi tiết: nhanh, dứt khoát, không kéo đuôi, độ động cao, nặng về trình diễn, đặc trưng cho các ẻm U20-U30 :mrgreen:
thi thoảng em còn nghe các bác bảo âm của thiết bị này Analoge quá.... âm thiết bị này Noise quá... có bác nghe được Jitter luôn... thật khâm phục...