Chào các bác, Em có cái thác mắc này mong các cụ dải ngố ạ: Tạ sao cùng một tần số (hoặc same same) phát ra mà giọng ngưòi này lại khác người kia, âm thanh các nhạc cụ lại khác nhau, ví dụ như tiếng guita sẽ khác tiếng violon... Cám ơn các bác
Lý thuyết thì nó là do cái này ...http://en.wikipedia.org/wiki/Harmonic , http://vi.wikipedia.org/wiki/Bồi_âm ...còn tâm linh thì làng vờ nờ ta có nhiều giai thoại và huyền thoại lắm bác cứ từ từ nghiên cứu :wink:
Theo em hiểu thì không có giọng hát (giọng nói) nào hay không có nhạc cụ nào có thể phát ra một nốt nhạc ở duy nhất một tần số mà ta muốn nghe. Luôn đi kèm tần số chính còn có rất nhiều những tần số khác đi kèm. Chính các tần số phụ này, gọi là hài âm, quyết định sự khác nhau giữa các chất giọng và các nhạc cụ dù cùng muốn tạo ra một nốt nhạc giống nhau. Sự khác nhau đó tạo ra khái niệm âm sắc. Cùng một bài hát, cùng một hệ thống, giữa các bộ loa khác nhau cũng có âm sắc khác nhau. Em biết đến đó, chờ các cao thủ vào chỉ điểm giúp nếu em hiểu sai.
Tại sao thì tớ hổng biết nhưng kết quả thì biết! Vd lão Tịt cất giọng lên thì mấy "em" bu lại, còn tớ thì zot mất tiêu!!!