Thờ Mẫu, Tam Đồng-Tứ Phủ, tín ngưỡng hay tôn giáo?

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Cominup, 28/7/11.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    KG các bác,

    Mấy hôm nay em ngồi rảnh tự nhiên đi google cái mục này. Đọc một vài bài trên các trang mạng, tự nhiên thấy phân vân quá.

    Theo một số tài liệu thì tục thờ mẫu là nguyên gốc đạo của dân tộc Kinh, tuy nhiên, Mẫu ở đây đc chỉ đến chúa Liễu Hạnh. Nhưng bà Liễu Hạnh thì cũng mới xuất hiện nếu so với bề dầy lịch sử của dân tộc Kinh tính từ thời Âu Lạc.

    Ngoài ra, trong phần tứ phủ thì bà Liễu Hạnh lại chỉ là một trong tứ bất tử chứ không phải đứng đầu.

    Vậy thì nếu xét một cách hệ thống thì ai là người đứng đầu?

    Ngoài ra, dường như có một sự giao thoa của văn hóa trung quốc, vì các tứ phủ đều là con cháu nhà trời, rồi đc Thái Bạch Kim Tinh phù trợ, ban cho cờ ấn ... Đại loại là có rất nhiều điểm giống như chuyện Tây Du Ký. Vậy thì đâu là nguồn gốc?

    Một điểm chung em nhận thấy những nhân vật đc tôn thờ thường là/ hoặc đã từng là người thường, có tên tuổi, quê quán rõ ràng. Kèm theo là rất nhiều các câu chuyện, huyền thoại đi kèm. Tuy nhiên, điều đấy có đủ để tạo nên một đạo giống như đạo phật, đạo thiên chúa đc không? Nét độc đáo đặc sắc và đặc thù riêng của đạo này là gì?

    Các bác có nghiên cứu chuyên sâu cho em vài đường cơ bản để sáng thêm một tí chứ em thấy mịt mờ quá. Không rõ hệ thống như thế nào?
     
    Tags:
  2. donquixote

    donquixote Advanced Member

    Joined:
    24/3/06
    Messages:
    534
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ha Noi
    Em đang đánh thì mất điện. :(
    Túm lại bác vào vanhoaphuongdong.com tìm hiểu nhé.
     
  3. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Em cảm ơn bác, từ sáng đến giờ em đang đọc chỗ này:
    http://daomauvietnam.com/index.php/he-t ... c-phu.html

    Nhưng em đang phân vân là cái cội rễ, cái cương lĩnh hành động, cái cốt lõi bên trong là gì?
     
  4. caocaolatre8x

    caocaolatre8x Advanced Member

    Joined:
    15/3/09
    Messages:
    1.307
    Likes Received:
    70
    Location:
    Văn điển-hà nội
    tặng bác câu này:
    "THÁNH HIỀN LẬP GIÁO CHỈ SỬA TÂM NGƯỜI"
    Nếu hiểu sâu xa ra ta chỉ cần câu đó là đủ cốt lõi bên Trong.
    Tam Đồng-tứ phủ là tôn giáo lằm trong Tam Giáo:
    Phật Giáo:ĐỨC TỔ SƯ THÍCH CA MÂU NI.
    Nho giáo:THỜ ĐỨC TỔ KHỔNG TỬ.
    Và Đạo Giáo:bao gồm các hệ phái nhỏ.
    Nếu các bác đi chùa nhiều có thể thấy chia làm 3 Nơi:
    ở giữa là Tam Bảo,2 bên là Điện Mâũ,và nhà tổ.
    Tương tự là Đền phủ cũng vậy:
    ở giữa là Tam tòa Thánh Mẫu trong đó Áo Đỏ là mẫu Thượng Thiên ,Áo xanh là mẫu thượng Ngàn(LIỄU HẠNH),Áo Trắng là mẫu Thủy Phủ.
    Dưới là Ngũ Vị Tôn Quan.
    BÊN GIAN PHẢI thờ Đức Thánh Trần.
    Bên Gian Trái thờ Đức Thánh mẫu thượng Ngàn Rừng xanh cai quản rừng và muông Thú.
    Trên Đây là đôi chút hiểu biết của em về hệ thống thờ cúng của ta,vì còn nhỏ tuổi và sở học còn nông cạn.có chỗ nào chưa đúng mong các bác bỏ quá.
    Kính
     
  5. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    @donkixot: Em đọc diễn đàn bác link rồi nhưng nhiều quá chả biết chỗ nào cần tập trung, bác link sâu hơn giúp em với.

    @caocao: Em cảm ơn bác nhiều, đành rành đạo nào cũng thế nhưng ở đây em đang phân vân rằng đạo thờ mẫu đã là một đạo chưa hay là một tục thờ? Nếu là một đạo thì ví dụ như đạo Phật chả hạn, sẽ có người khai sáng, người đứng đầu, sau đó chia dần xuống các cấp thấp hơn, rồi có những bài giảng, kiểu như Kinh, rồi có những phương pháp luận, phương pháp tu đại loại thế. Nhưng hiện tại em thấy phần lớn nói đến các địa danh, các thành tích qua các thời kì, chứ chưa rõ đc các hình thức khác giống như các đạo khác.

    Mong các bác chỉ giúp em để em ngâm cứu tiếp ah.
     
  6. gacon

    gacon Advanced Member

    Joined:
    25/12/07
    Messages:
    1.359
    Likes Received:
    11
    Location:
    hanoi
    Kụ UP dạo này rảnh ranh hay sao mà em thấy cụ lắm đam mê thế :)
     
  7. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Đúng òi, dạo này chán nghe nhạc, kiếm tiền thì ít nên quay ra internet học. Hí hí! Em thấy bác dạo này nâng cấp liên tục, công nhận bác giỏi. Lạm phát đến hơn 17% mà bác vẫn có tiền để tiêu thì oách quá. Đâu vàng lại qua ngưỡng 40 rồi, cuối tuần bão lại đổ bộ vào miền Bắc. HIc!
     
  8. Apcc1234

    Apcc1234 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    642
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Ông UP vào đây nghiên cứu thêm nhé: http://phapluan.vn/
     
  9. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Trang này hình như chuyên về Phật Giáo?
     
  10. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    Trước E có đọc và lưu lại, mời bác tham khảo!
    Đạo Mẫu
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Đạo Mẫu được thờ tại các đền, phủ. Ở miền Bắc Việt Nam, hầu hết các chùa cũng có bàn thờ Mẫu (Tiền Phật, hậu Mẫu).
    1. Lịch sử và phát triển
    Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu không được ghi lại rõ ràng trong sách vở. Có người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay Nữ thần Mẹ. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
    Ngô Đức Thịnh [1] phân chia sự phát triển của đạo Mẫu thành các giai đoạn:
    a) Thờ các nữ thần thiên nhiên riêng biệt. Các nữ thần này là các tinh thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con người, đặc biệt là đặc điểm của người mẹ.
    b) Thờ các Thánh Mẫu. Các nữ thần này đã có đặc điểm của người mẹ. Ví dụ Mẹ Âu Cơ, mẹ của dân tộc Việt.
    c) Thờ Thánh Mẫu tam phủ-tứ phủ. 3 hay 4 "Phủ" ở đây không phải là số đơn vị xây dựng như "đền", "phủ", mà là 3 hay 4 thành tố của vũ trụ: Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thủy phủ), Núi rừng (Nhạc phủ).
     
  11. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    E định đưa cả bài vào nhưng dài quá!
    2. Nghi lễ thờ cúng
    Các vị thần trong đạo Mẫu phản ánh các phẩm chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa con người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết, nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại và câu hỏi làm thế nào để người ta có thể đạt được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trên trần gian.
    Điều đó thể hiện trong các cầu nguyện và kinh lễ. Các bài kinh lễ là các bài hát về nhiều điều mà người ta mong muốn trong cuộc sống hàng ngày: thời tiết tốt cho mùa màng, sức khỏe cho mọi người, hạnh phúc, tiền tài, v.v.. Nội dung của các bài kinh lễ đơn giản và dễ hiểu, điều này rất khác so với nội dung kinh lễ các tôn giáo khác như Phật giáo hay Kitô giáo.
    Đạo Mẫu có các nghi lễ tổ chức theo Âm lịch với các tín đồ và nhiều người đi lễ tham gia. Các nghi thức hành lễ không được đào tạo chính thức mà chủ yếu được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng (hay còn gọi là hầu bóng). Trong nghi lễ này, người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được vời đến để nghe lời cầu nguyện của người đi lễ. Trong các nghi lễ, phụ nữ thường đóng vai trò chính, người lên đồng cũng thường là phụ nữ (bà cốt), đôi khi mới do nam giới đảm nhận (ông đồng).
    Các giá đồng (các điệu múa linh thiêng) là một phần quan trọng của nghi lễ. Có 72 giá đồng, bao gồm giá các quan lớn, giá các cậu, giá chầu bà, giá các cô,... Trong buổi lễ, các giá đồng được biểu diễn cùng với hát văn (hay chầu văn). Hát văn là một thể loại hát nói (vừa hát vừa nói). Hát văn do người đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn. Người ta nói rằng, chầu văn tạo nên một khung cảnh và âm nhạc tâm linh để giúp cho người đồng nhập vào vai mới và gắn kết với những con người và nơi chốn ở bên ngoài thế giới địa phương của họ.
    Đạo Mẫu có hai dịp lễ hội quan trọng: "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ", kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Trần (Cha) và Liễu Hạnh Công chúa (Mẹ). Ngoài ra, người đi lễ có thể đến các phủ đền vào các ngày mùng Một hoặc ngày Rằm (âm lịch) hàng tháng, dâng đồ cúng lễ để tạ ơn và cầu khấn.
     
  12. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    3. Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    Bài chính Liễu Hạnh Công chúa
    Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê (ở nơi ngày nay thuộc tỉnh Nam Định) vào năm 1557. Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng và sinh con năm 18 tuổi và chết năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới, bà du ngoạn khắp đất nước, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện nhiều phép mầu, giúp dân chống quân xâm lược. Bà trở thành một lãnh tụ của nhân dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Do đức hạnh của bà, nhân dân đã lập đền thờ bà (Đền Sòng tỉnh Thanh Hóa). Bà đã được thánh hóa và trở thành một vị Thánh Mẫu quan trọng nhất và một hình ảnh mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam.
    Cho dù cuộc đời của bà được giải nghĩa theo cách nào, Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ. Bà tách mình ra khỏi Khổng giáo với quan niệm trọng nam khinh nữ. Bà nhấn mạnh vào hạnh phúc, quyền tự do đi lại và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến, các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt cũng đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hy vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong thời loạn lạc của các thế kỷ 17-19. Vừa là thần tiên vừa là người (con gái, vợ, mẹ), Liễu Hạnh chia sẻ vui buồn với những người trần tục. Bà được coi là vị thần cảm thông và độ lượng nhất. Bà trở thành một trong các vị thần của Đạo Mẫu và nhanh chóng được nâng lên vị trí quan trọng nhất, cai trị các vị thần ở dưới và thế giới con người.
     
  13. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    4. Các vị thần khác của đạo Mẫu
    Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Vua Cha Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:
    Tam Toà Thánh mẫu :
    a) Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu thượng thiên .Thiên tiên thánh mẫu , Liễu Hạnh Quỳnh Hoa công chúa , tam thế sinh hóa , sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương Mã Hoàng công chúa
    b) Mẫu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn .Sơn Lâm Chúa Tiên , Quế Hoa công chúa ,Lê triều công thần , Diệu Tín Diệu Nghĩa thiền sư , sắc phong Lê Mại Đại Vương
    c) Mẫu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thoải cung .Thủy Cung công chúa .Bát Hải Động Đình Thần Nữ .Bạch Ngọc Thủy Tinh Xích Lân Long Nữ công chúa
    == "Văn kiều thỉnh hát rằng :
    Thỉnh mời đệ nhất thiên tiên
    Sắc phong Chế Thắng xe loan ngự về
    Phủ Dày Vân Cát thôn quê
    Giáng sinh vào cửa họ Lê cải Trần
    Hình dong cốt cách thanh tân
    Mười năm định giá hôn nhân xướng tùy
    (trích " Văn thỉnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên")
    Thỉnh mời đệ nhị chúa tiên
    Vốn xưa bà ngự trên đền Đông Cuông
    Hình dong nhan sắc khác thường
    Giá danh đòi một hoa vương vẹn mười
    Biết đâu lá thắm thơ bài
    Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân
    (trích " Văn thỉnh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn")
    Thỉnh mời đệ tam thánh tiên
    Xích Lân Long Nữ ngự đền thoải cung
    Kính Xuyên sớm kết loan phòng
    Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan
    Kính Xuyên chẳng xét ngay gian
    Nỡ đem đầy chốn lâm sơn một mình
    (trích " Văn thỉnh Mẫu Đệ Tam Thoải Cung")" ==
    Tứ vị vua bà Đền Cờn Môn
     
  14. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    5. Phụ Vương Đại Thánh
    Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ). Danh hiệu: Vua Cha
    6. Trần Triều Hiển Thánh
    Nguyên từ quốc mẫu- vợ của Trần Hưng Đạo ( nhưng trong họ là cô ruột của ông nên đứng đầu công đồng trần triều)
    Đức Thánh Trần. Danh hiệu: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo - Tiết chế quốc công Hưng Đạo Đại vương)
    Thái Sư Nhất phẩm Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải
    Tứ vị thánh tử (4 con trai của thánh trần):
    Đệ Tam Ông Cửa Suốt - Con trai thứ ba của Hưng Đạo Vương ,danh hiệu :Đông Hải Đại Vương (Trần Quốc Tảng)( Ông này hay giáng đồng nhất trong tứ vị thánh tử)
    Trong ban này còn cấy thêm : Trần Khánh Dư
    Nhị vị vương cô:
    Đệ Nhất Vương Cô - Con gái thứ nhất của Hưng Đạo Vương, Quyên Thanh công chúa
    Đệ Nhị Vương Cô - Con gái thứ hai của Hưng Đạo Vương, Đại Hoàng công chúa
    Thánh Tôn:
    Cô Bé Cửa Suốt - cháu gái của Hưng Đạo Vương
    Cậu Bé Cửa Đông - cháu trai của Hưng Đạo Vương
    Lục Tướng Trần Triều:
    (ngoài ra còn phải kể tới các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều và luôn luôn được phối tự ở các đền trần triều ) -Phạm Ngũ Lão - Hà Đặc - Dã Tượng - Yết Kiêu - Lê Phu Trần -Đỗ Khắc Chung
    Tam vị Chúa Mường: là các vị Chúa Bà chuyên về đáp giải bói bốc. Nếu chỉ tính ba vị Chúa Bói thì gọi là "Tam Toà Chúa Bói."
    Chúa Đệ Nhất Tây Thiên(Thiên Phủ) & (Nhạc Phủ)
    Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ(Nhạc Phủ) : Chúa Bói
    Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Thoải Phủ) & (Nhạc Phủ): Chúa chữa

    Chúa bà
    Chúa Thác Bờ (Thoải Phủ & Nhạc Phủ) Hoà Bình
    Chúa Long Giao (Hoà Bình)
    Chúa Ngũ Phương là bà chúa địa phương
    Chúa Cà Phê
    Chúa Mọi
    ;Chúa Bà Ngũ Hành
    *Đệ Nhất Chầu Bà Kim Tinh Thần Nữ
    *Đệ Nhị Chầu Bà Mộc Tinh Thần Nữ
    *Đệ Tam Chầu Bà Thuỷ Tinh Thần Nữ
    *Đệ Tứ Chầu Bà Hoả Phong Thần Nữ
    *Đệ Ngũ Chầu Bà Thổ Đức Thần Nữ
     
  15. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    7. Ngũ Vị Tôn Ông
    Trách nhiệm của ngũ vị này là giáng vào thanh đồng để bắt đầu "mở phủ" cho các giá đồng sau được theo vào người đồng.
    Năm ông quan lớn là con Ngọc Hoàng Thượng đế, nhiều lần được giáng sinh hạ giới cứu giúp dân trong Ngũ vị Hoàng Tú văn "Năm Bính Dần mùng 10, tháng 8_Thái hậu Bà sinh được năm ông" Chầu văn lại rằng " Nhất bào thai sinh được năm trai
    Những ông diện mạo thánh tài thần thông...
    Ông Cả bẩm sinh tài thánh
    Biến là nhường đức tính tinh anh...
    Ông Hai trí lực thần thông
    Xách non đem lâp ngân sông Hoàng Hà...
    Ông Ba vạn phép muôn linh
    Sông ngân cũng bước bể dày cũng qua...
    Tiệc bàn loan thỉnh Ông Đệ Tứ
    Vốn con trời coi xứ Thiên Cung...
    Ông Năm dổ việc thượng thiên
    Tướng uy nghi da ngà mắt phượng
    Quỷ cùng tà xiêu bạt tán đi......."
    Quan Đệ Nhất Vương Quan quyền cai Thiên Phủ trên trời, theo thần thoại là thần làm mưa làm gió, và cũng là Quan Lớn ở trong cung điện Ngọc Hoàng. Mặc bào mầu đỏ.
    Quan Đệ Nhị Vương Quan(Quan Giám Sát) ngày cúng của Đức Giám Sát là 10 tháng 11 âm lịch
    Năm Bính Dần mồng mừoi tháng một Thái hậu bà sinh giáng tôn quan tháng một ta chính là tháng 11 âm . Lúc lên giá này, ông cầm khăn phủ diện để giám sát bản đền
    Quan về giám sát bản đền Xem đồng hưong khói đèn nhang thế nào
    Quan Đệ Tam Vương Quan(Quan Tam Phủ) là con vua Thủy Quốc, ra trận cầm đối đao vệ dân hộ quốc. Mặc bào mầu trắng. Lúc lên giá này, ông cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỉ thế tà giới.
    Quan Đệ Tứ Vương Quan(Quan Khâm Sai) là một ông quan Địa Linh quyền cai đất bằng. Ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng các dân, giữ an lành của nước Việt. Mặc bào mầu vàng.
    Quan Đệ Ngũ Vương Quan(Quan Tuần Tranh) là một ông Quan anh hùng hào kiệt có kể là tướng đi tuần ở Sông Tranh. Mặc bào mầu xanh biển. Lúc lên giá này, ông cầm thanh long đao to trừ tà sát quỷ
     
  16. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    8. Lục Phủ Tôn Quan
    Đệ Nhất Tôn Quan. Danh hiệu: Quan Điều Thất
    Đệ Nhị Tôn Quan. Danh hiệu: Quan Hoàng Triệu
    9. Thập nhị vị chầu bà
    Chầu Đệ Nhất (Thiên Phủ)
    Chầu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Đông Cuông Công chúa
    Dâng văn Tiên Chúa Thựong Ngàn Đông Cuông Tuần Quán giáng đàn chứng đây ...................................... Thượng Ngàn đệ nhị tối linh Ngôi Kiêu Công Chúa quyền hành núi non Anh Linh đã có tiếng đồn Sấm ran mặt bể mưa tuôn đầu nguồn Ngôi Kiêu công Chúa ý nói tiên chầu giá ngự ngôi cao quyền cai sơn lâm sơn trang coi chốn thựong ngàn chứ ko phải danh hiệu " kiêu tức là cao"
    Chầu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Thuỷ Điện Công Chúa
    Chầu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa
    Đình Cốc Thượng là nơi tôn thờ Chiêu Dung công chúa Lý Thị Ngọc Ba, đã có công với dân, với nước. Bà đã cùng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân xâm lược Nam Hán phương Bắc, đem lại thái bình cho dân tộc vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (năm 40)
    Chầu Năm (Nhạc Phủ). Đền thờ ở suối Lân sông Hóa Lạng Sơn chầu vốn gốc người nùng khi giáng đồng thừong mặc áo xanh nứoc biển ( màu xanh của dòng suối lân).
    Chầu Lục (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa đền thờ ở Chín Tư Hòa Lạc Hữu Lũng Lạng Sơn. Chầu là ngừoi nùng nên hay đựoc gọi là Mế Lục Cung Nương khi về đồng mế bà phán cả tiếng kinh lẫn tiếng nùng
    Chầu Bẩy (Nhạc Phủ).đền thờ ở Kim Giao Mỏ Bạch Thái Nguyên và Tân La, Hưng Yên
    Chầu Tám Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn
    Bà họ Vũ, ở làng Phượng Lâu, huyện Kim Động, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Thân phụ của bà là thầy thuốc làm nhiều việc phước đức. Bà nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và giỏi võ nghệ.
    Chầu Chín(Thiên Phủ ).Danh hiệu : Cửu Tỉnh Công Chúa ở Bỉm Sơn Thanh Hoá
    Chầu Mười(Nhạc Phủ). Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng
    Chầu Bé (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa
    Chầu bé thoải
     
  17. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    10. Thập Vị ông hoàng
    Là 10 người con của vua cha Bát Hải Động Đình
    trong THẬP VỊ HOÀNG TÚ VĂN :
    "Vua Cha Bát Hải Động Đình
    Sinh ông Hoàng Cả anh linh ra đầu
    Thiên hạ đảo cầu ông ngự đền vương
    Hoàng Đôi vua sinh ra sau
    Hoàng Ba làm chúa Thuỷ Cung
    Tiếng ông lừng lẫy bốn phương đùng đoàng
    Hoàng Tư giữ việc đế vương
    Hoàng Năm giữ số đền rồng vua cha
    Quan Hoàng đệ Thất đào tiên
    Nổi một trận gió đổ nhà,lốc cây
    Hoàng Tám chính trực lòng ngay
    Linh vua một đấu để rầy cứu dân
    Hoàng Chin yểu điệu thanh tan
    Vua sai ông trấn ở trong Đền Cờn
    Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An
    Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy
    ...................................."
    Ông Hoàng Cả (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Quận
    Ông Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
    Có công đánh trân cùng ông Hoang bảy_Trong văn ông bảy có câu rằng "Doang trung thương có hai hoàng vào ra_Quan Hoàng Bảy Bảo Hà chính vi_Cùng tướng công Đệ Nhị Hoàng Hai_Can qua dâu bể biển đời....."
    Ông Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
    Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
    Ông Hoàng Tư (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Hoàng Khâm Sai
    Ông Hoàng Năm
    Ông Hoàng Sáu trấn ở Hải hà _Nam Ninh
    Ông Hoàng Bảy (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Ông Bảo Hà
    Ông Hoàng Bát Bắc Quốc (Nhạc Phủ)
    Ông Hoàng Chín (Thiên Phủ). Danh hiệu: Ông Cờn Môn
    Ông Hoàng Chín Thượng
    Ông Hoàng Mười (Địa Phủ). Danh hiệu: Ông Nghệ An, có công chống giặc Thanh từ bên TQ
    Tứ phủ thánh Cô
    Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ)
    Cô Đôi Thượng Ngàn(Nhạc Phủ)
    Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải Phủ) tức là Cô Ba Bông
    Cô Tư (Địa Phủ)
    Cô năm Suối Lân(Nhạc Phủ)
    Cô sáu Sơn Trang(Nhạc Phủ)
    Cô bảy Tân La(Nhạc Phủ)
    Cô Tám Đồi Chè(Nhạc Phủ) ở đền Phong Mục
    Cô Chín Sòng Sơn(Thiên Phủ)
    Cô Chín Thượng
    Cô Mười Đồng Mỏ(Nhạc Phủ)
    Cô Bé thượng (Thiên Phủ,Nhạc Phủ) : "Cô Bé Đông Cuông (Nhạc Phủ)
    Cô Bé Suối Ngang (Nhạc Phủ)
    Cô Bé Đen (Nhạc Phủ) tức là Cô Bé Sóc"
    Cô Bé Thoải (Thoải Phủ) : Cô Bé Tây Hồ (Thoải Phủ) "
    *Cô Thác bờ (Thoải Phủ): Đền cô sau lưng đền thờ chúa Thác Bờ
    *Cô Đôi Cam Đường(Nhạc Phủ) quê cô ỏ Đình Bảng Bắc Ninh nhưng cô Hiển Thánh ở Cam Đường Lào Cai
    Tứ phủ thánh cậu
    Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ)
    Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
    Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
    Cậu Hoàng Tư
    Cậu Hoàng Bé (Địa Phủ)
     
  18. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    11. Quan Ngũ Hổ
    Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan.
    Nam Phuong Bính Đinh Hoả Đức Xích Hổ Thần Quan.
    Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan.
    Tay Phuong Canh Thân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan.
    Bắc Phuong Nhâm Quý Thuỷ Đức Hắc Hổ Thần Quan.
    12. Ông Lốt
    Thanh Xà Đại Tướng Quân
    Bạch Xà Đại Tướng Quân

    Giải thích về sự có mặt của cả nam thần lẫn nữ thần trong các vị thần của Đạo Mẫu, các nhà nghiên cứu [2]đã đưa ra giả thuyết rằng: Do xã hội Việt Nam cổ xưa theo chế độ mẫu hệ, nên phụ nữ có vị thế quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, người phụ nữ chỉ có được quyền lực khi họ đã kết hôn. Do đó, nam giới cũng được xem là có vai trò quan trọng trong cuộc sống, và họ cũng được thờ cúng.
     
  19. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Đúng là như thế nhưng câu hỏi của em là có tài liệu nào nói là thờ Mẫu là một Đạo, hoặc là một Tôn Giáo không hay thờ Mẫu chỉ đơn giản là tục thờ thần linh của người Việt?

    Ví dụ như Tam tòa Thánh Mẫu, có từ trước khi Mẫu Liễu Hạnh ra đời, nhưng tại sao Mẫu Liễu Hạnh là trở thành một trong tam tòa?
     
  20. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    Văn ca thánh mẫu hiện nay cũng được xuất bản nhiều. Nếu bác có nhu cầu tìm hiểu thêm thì các cửa hàng băng đĩa nhạc có đủ.
    Riêng Em hay nghe 02 đĩa do Thanh Ngoan và Khắc Tư hát.
     
  21. Hay doi day

    Hay doi day Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    61
    Likes Received:
    11
    Để trả lời câu hỏi của bác có lẽ phải nghe ý kiến chuyên gia thôi. Lâu lắm rồi E có đọc một bài của Giáo sư Trần Lâm Biền đăng trên tạp chí sông Hương thì đây là TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN. Mà theo nhận thức của E thì tín ngưỡng dân gian sẽ tiếp tục được bổ sung và phát triển. Gần đây một số đền, miếu, phủ còn đưa thêm "Bác Hồ" nữa!
     
  22. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.838
    Likes Received:
    2.325
    Location:
    Q3, Saigon
    Theo thông tin em hiểu, người Kinh nguyên thủy không thờ thần thánh (gods, deities) hay linh vật (mascot), mà theo lối thờ tổ tiên (ancestor worship) thôi ạ. Các đạo giáo sau này đều là nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, sau đó là châu Âu.

    Sau này VN cũng có cố gắng lập đạo riêng như Cao Đài, Hòa Hảo... và giờ là đạo Mẫu. Thế nhưng vì có nhiều vị được đưa vào quá nên khá khó nhớ, và không chỉ có nữ giới như đoạn trích trên wiki.
     
  23. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    Công nhận bác Gúc làm được việc thật.
    Em thì nghĩ đơn giản thôi, một bên là đức tin, một bên là tôn giáo. Hai cái anh này khác nhau.
    Những cái bác Úp nhắc đến, nó gần với đức tin của người việt mình hơn. Tôn giáo thì nó có tổ chức riêng cơ, "có bang qui, có bang chủ, có bang viên..", đức tin thì không có cần.
    Em thì dạo này mất hết cả các đức tin rồi. :(
    @Bác Úp: Đang vật vã con Audi Q7 mà vẫn bàn cụ Liễu Hạnh được á?
     
  24. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Có dăm trăm mà đòi Q7 ah? Mà em thì thích sedan hoặc hatchback chứ không thích SUV. Đang thích em Subâru Impreza, ngặt nỗi em nó bèo nhất cũgn đã 55k roài, bản tweaked thì lên cỡ 90k, hehe..
     
  25. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.527
    Likes Received:
    4.933
    Location:
    Hà Nội
    Úi giời, đúng con Subaru em ngắm trưa nay lúc lang thang trà đá. Nhìn thèm vật.
    Dạo này em thấy bác Úp triết quá đi.
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...