Thông số kỹ thuật và các cảm xúc trong âm nhạc

Discussion in 'Dành cho thành viên mới' started by dkarsvietnam, 15/9/18.

  1. dkarsvietnam

    dkarsvietnam Approved Member

    Joined:
    10/9/18
    Messages:
    7
    Likes Received:
    11
    Location:
    184 Lê Trọng Tấn - Tân Phú - HCM
    Dưới đây là một bài viết khá thú vị đến từ trang innerfidelity mình muốn chia sẻ với mọi người bởi vì mình thấy nhiều bạn vẫn suy nghĩ nhìn vào một bảng Frequency chart hoặc những thông số, tiêu chuẩn và ngay lập tức có thể đoán được tai nghe này có hay không? Vậy liệu những bức graph đó có thần thánh như vậy không? Hay thiết bị phần cứng cứ Hi-Res là hay là tốt?

    Trong suốt gần 8 năm chơi tai nghe của mình (cũng chả ngắn, chả dài), mình nghĩ đây là một bài viết đồng quan điểm với mình nhất. Những bạn nào từng đọc những bài review do ‘chính tay’ mình viết sẽ thấy được cách viết của mình khá chủ quan và toàn bộ dựa trên những tai nghe, dàn âm thanh mình đang sử dụng tham chiếu với những thứ âm nhạc mình hay nghe. Và đa số những reviewer khác cũng làm như vậy, vậy thì nguyên nhân là từ đâu?

    [​IMG]

    “Liệu có một thông số kỹ thuật nào hay những response curve nào có thể cho chúng ta thấy sự kết nối của người nghe với một bản nhạc hay một thể loại nhạc nào không?

    Một vài người trong thú chơi âm thanh này thường suy nghĩ những thông số kỹ thuật đo đạc được sẽ thể hiện toàn bộ câu chuyện, khả năng của các thiết bị âm thanh có thể hiện đến tai của chúng ta. Nhưng với giác quan âm thanh của chúng ta, liệu chúng ta có thể cảm nhận được một chất âm được thể hiện bởi một dải biểu đồ tần số, độ decay, độ méo tổng âm, độ động … hay là những cảm xúc, những ấn tượng của bộ não của mình.

    Với tư cách của một người đã viết hàng trăm những review dưa trên những buổi nghe các sản phẩm mới tại nhà, tại cửa hàng âm thanh, trong phòng demo của các nhà sản xuất, và nhiều nhất là những căn phòng nhỏ tại các khách sạn trong các buổi triển lãm âm thanh. Thì những thông số kỹ thuật, thông số đo được chẳng có ý nghĩa mấy đối với tôi khi đứng dưới góc nhìn là người nghe và người review.

    Các thông số kỹ thuật đặc biệt rất cần thiết khi các bạn đang cố gắng tìm kiếm việc lắp ghép các thiết bị khác nhau để hoàn thiện dàn âm thanh của mình như: trở kháng đầu ra của preamp và trở kháng đầu vào của power amp, hay là độ nhạy, trở kháng của tai nghe và loa so với amply.

    Nhưng nếu đi sâu vào thì liệu những con số trên Amp, Dac hay những chiếc tai nghe hoặc các thông số đo đạc sẽ cho chúng ta biết điều gì?

    Liệu các con số đo đạc được có thể cho chúng ta biết, mình có thích chất âm của sản phẩm đó hay không?

    Liệu các phương thức đo đạc và các thông số ‘tiêu chuẩn’ có thể cho chúng ta cảm nhận được cảm xúc, những đam mê trong một bản cello solo như những gì mà chúng ta được nghe live hay không?

    Câu trả lời đơn giản là không.

    [​IMG]


    Tại sao? Bởi vì không có bất kỳ một phương pháp nào chính xác hơn là việc bạn tự mình nghe những thiết bị, những sản phẩm và quyết định những sản phẩm đó có kết nối những cung bậc cảm xúc của âm nhạc với bạn hay không.

    Đây là một chủ đề mà chính tôi đã trò chuyện với nhà thiết kế và sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng Vinnie Rossi (Hãng Vinnie Rossi Audio, trước đây là Red Wine Audio). Đồng thời là cách mà những người chơi cảm thụ âm nhạc và tầm ảnh hưởng của những thông số đo đạc trong quá trình sản xuất. Và đâu đó liệu có những người đang bắt đầu quá chú trọng đến các số đo và thông số kỹ thuật mà quên đi những mục đích, những yêu cầu mà chính bản thân mình mong muốn.

    Phải chăng mục đích sản xuất một chiếc loa, thiết bị âm thanh là để tái tạo âm nhạc bằng một cách nào đó thể hiện được những cảm xúc của mình đến với người nghe? Hay hiện tại âm nhạc đang trở thành thứ yếu để phục vụ mục đích thể hiện những công nghệ, kỹ thuật phần cứng?

    Mặc dù hiện tại InnerFidelity đang có những thiết bị và đang cố gắng để có thể đo đạc chính xác các thông số của tai nghe nhất. Nhưng tôi nghĩ các bạn theo dõi trang web nên biết là thông số chỉ là một phần của câu chuyện, không phải là toàn bộ những gì được kể.

    Với tôi những phần mềm đo đạc chỉ là các công cụ chạy trên máy tính, còn âm nhạc là điều mà tôi cần khi lắng nghe qua một hệ thống âm thanh – dù cho nguồn nhạc là digital hay là analog vinyl thì âm nhạc vẫn là điều quan trọng nhất.

    Phần phía là những chia sẻ của Vinnie Rossi dành cho chủ đề này:
    Don’t think… Feel! (Đừng suy nghĩ … hãy cảm nhận!)

    Trích đoạn trong phim Enter the Dragon (1973) đã gọi nhớ cho tôi tại sao chúng ta không thể đo đạc được những cảm giác của chính mình.

    Liên quan đến các thiết bị âm thanh, những thiết bị dùng để đo đạc tông, màu âm… không thể nào hoàn toàn thể hiện được những gì mà các bạn đang nghe hoặc bao nhiêu thông tin của ca khúc mà cá nhân các bạn có thể cảm thụ.

    Mặc dù những thông số này đều có công dụng trong quá trình thiết kế và kiểm tra các thiết bị âm thanh, tuy nhiên những thông số đo đạc cũng có thể giống như “finger pointing away to the moon” (chỉ ngón tay lên mặt trăng) giống như những gì mà Lý Tiểu Long dạy cho học trò của mình. Nếu bạn chỉ để ý đến ngón tay, bạn sẽ mất đi những cảnh đẹp xung quanh mình (những xúc cảm từ âm nhạc). Đo đạc là để suy nghĩ, còn nghe là để cảm nhận.

    [​IMG]

    Hay đơn giản hơn, menu trong các nhà hàng cũng cung cấp những thông tin hữu dụng cho chúng ta về những món ăn mà chúng ta đang suy nghĩ để gọi, tuy nhiên nó sẽ không bao giờ thể hiện được thức ăn sẽ có vị ngon như thế nào, chúng ta sẽ cảm nhận món ăn ra sao.

    Một sản phẩm âm thanh từ headphone, loa, preamp, amp, DAC, phono và thậm chí các thiết bị xử lý phòng dù cho có những thông số trong mơ, nếu chúng ta không có được sự liên kết giữa mình và các cảm xúc trong âm nhạc thì thông số ấy cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Tuy nhiên với những thiết bị mà chúng ta cho là vô cảm lại có thể mang lại cảm xúc rất nhiều dành cho những người khác bởi khác với những thiết bị đo đạc tiêu chuẩn, chúng ta có rất nhiều điểm khác nhau trong cách chúng ta nghe và cảm nhận âm nhạc.

    May mắn cho ngành công nghiệp này là chúng ta đang có rất nhiều những loại thiết bị khác nhau, phòng nghe nhạc khác nhau, các thể loại âm nhạc khác nhau và những đôi tai khác nhau đều lắng nghe âm nhạc.

    Nếu một ngày nếu đó chúng ta đều đồng một sản phẩm có số đo đẹp nhất là sản phẩm có chất lượng âm thanh tốt nhất, chắc chắn mọi người nếu có điều kiện đều sẽ sở hữu chung một sản phẩm duy nhất và lúc đó thú chơi âm thanh dần sẽ trở nên nhàm chán. Những nhà thiết kế bị khiếm thính hoặc không biết cảm thụ âm nhạc đều sẽ có thể sản xuất được những sản phẩm có số đo cực kỳ tuyệt vời và cũng chẳng có lý do gì để họ nghe những thành phẩm của mình cả.

    Tưởng tượng cảnh các bạn đi tham dự một audio show mà tất cả các phòng nghe đều được sử dụng DSP để sửa lỗi phòng để có chất âm ‘chuẩn’, cùng sử dụng một thiết kế loa, cùng một loại thiết bị điện tử. Thậm chí với rất nhiều người, họ cảm thấy rất khó chịu khi đi qua các phòng nghe và phải nghe đi nghe lại các ca khúc demo được sử dụng quá nhiều chứ nói chi đến chuyện đi đâu cũng chỉ nghe có một kiểu.

    “What was that? An exhibition? We need emotional content. Try again.”

    P/s: Với mình nghe nhạc, hay để thẩm âm thì điều đầu tiên mà mình làm đó là nhắm mắt lại và cảm nhận. Cũng giống như người sáng lập quá cố của Wilson Audio - Dave Wilson "khi nghe nhạc stereo thì tất cả người nghe đều bị mù" thì hãy chỉ để ý đến những âm thanh và xúc cảm của mình thôi và đừng suy nghĩ quá nhiều hay suy nghĩ về ý kiến của người khác.
    Nguồn: InnerFidelity​
     
    Coffee1368, huanlm and dinhvan52 like this.
  2. dinhvan52

    dinhvan52 Approved Member

    Joined:
    25/6/11
    Messages:
    30
    Likes Received:
    61
    Đúng vậy, đừng suy nghỉ hảy cảm nhận.
     
  3. thanglam

    thanglam Advanced Member

    Joined:
    27/12/10
    Messages:
    63
    Likes Received:
    25
    Đồng ý với bác :Hãy cảm nhận !!!
     
    dkarsvietnam and dinhvan52 like this.
  4. thanglam

    thanglam Advanced Member

    Joined:
    27/12/10
    Messages:
    63
    Likes Received:
    25
    Theo em để cảm nhận lại phải có "Trải nghiệm ".
     
    dkarsvietnam and dinhvan52 like this.
  5. dinhvan52

    dinhvan52 Approved Member

    Joined:
    25/6/11
    Messages:
    30
    Likes Received:
    61
    Đúng luôn , chính sự trải nghiệm mới cho ta biết đâu là cái mà mình thích nhất. Chứ ko phải dựa vào những thông số kỷ thuật.
     

Share This Page

Loading...