thưa các bác, nếu bộ giàn của ta để dưới tầng trệt thì vấn đề tiếp mát không khó, nhưng nếu để trên tầng 2 trở lên thì tiếp mát vào đầu các bác nhỉ?
em mới tham gia nên chưa biết cách post bài. có gì mong ban quản trị diễn đàn bỏ quá cho ạ! theo em thì đóng một cây đinh vào tường sau đó nối dây tiếp mát vào thì cũng đỡ được phần nào đấy.
------------------------------ Chính e cũng đã từng xin ý kiến về vụ này, và đã nhận được rất nhiều chỉ bảo tại đây ạh : http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=49&t=25161 Chúc vui!
Kiếm 1 cột betong gần nhất, khoan vào khoảng 4-5cm là đụng cây sắt (nhìn bản vẽ kết cấu nếu có), cho thợ chấm nhẹ 2-3 chấm hàn vào 1 cây sắt bằng đầu đũa (8li) dài 7-8cm, sau đó lấy 1 sợi dây đồng tốt hàn/gắn trực tiếp vào cây sắt và nối vào mát ổ điện. Nhanh, gọn, sạch sẽ, hiệu quả.
=========== rất đúng, nếu không muốn khoan cột bê tông thì khoan thủng tường rồi nói dây xuống đất làm dây mát - đành vậy thôi
Trong trường hợp bị cấm không được khoan gì cả, lấy một tấm đồng 300mmx200mmx5mm vừa làm điểm mass vừa làm trang trí được không nhỉ? Hình như nối mass khác với nối đất?
Nếu bác chơi phono thì chỉ việc nối cọc GND của phono vào GND của ampli là hết ù. Còn trường hợp để tiếp mát vỏ máy cho an toàn (đề phòng trường hợp rò điện ra vỏ máy) thì khó hơn. Bác phải có đất thật sự để nối vỏ máy. Cách làm là chôn cọc sắt sâu xuống đất (sao cho điện trở nối đất <4ohm) để có đất nối với vỏ máy. Còn nối với sắt cọc bê tông không ăn thua bác ạ. Chúc bác thành công.
Em băn khoăn cái dòng có màu ấy !!! nhỏ hơn 5ohm đã đạt tiêu chuẩn chống sét của nhà cao tầng rồi đấy. Mà muốn đạt tiêu chuẩn này thường người ta phải thi công khá phức tạp và tốn tiền, trung bình mỗi nhà cao tầng mất cỡ 35tr-50tr tiền vật tư để làm "tiếp địa" Ở mảng XD nhà dân, thường mọi người không quan tâm đến phần "tiếp địa" hay "tiếp mát" vì có mấy ai ở nhà trang bị ổ cắm 3 cực thay cho 2 cực đang thông dụng và rẻ. Theo em "tiếp mát" cho bộ dàn nghe nhạc là cần thiết nhưng cũng nên vừa phải, không cần thiết tới mức phải nhỏ hơn ...ohm đâu :wink: :wink: :wink:
Thế nên em mới nói là khó. Để đảm bảo điện trở nối đất nhỏ hơn 4ohm là không dễ thực hiện đối với đa phần công trình dân dụng đã xây dựng xong. Thường người ta làm khi đang thi công móng... Còn nối đất hay tiếp mát cho bộ dàn là cần thiết nhưng nó có những mục đích khác nhau như giảm nhiễu hay ù (em đoán bác chủ topic nhằm mục đích này) nhưng còn một ý nghĩa về vấn đề an toàn điện. Trường hợp điện chạm vỏ máy hay các thiết bị điện nói chung thì rất nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy cần phải nối đất tốt để an toàn. Tuy nhiên điều này khó thực hiện. Do đó, em khuyên các bác nên trang bị cho hệ thống điện nhà mình attomat chống dòng rò (hay gọi là attomat chống giật cũng được). Chứ làm nối đất như trên em nói thì khó làm lắm, rồi còn đo đạc lằng nhằng lắm, không đạt 4ohm lại phải chôn thêm cọc rồi ... nói chung là ngại lắm. Thân .
Không được và hoàn toàn không ổn. Với miếng đồng như vậy có khác gì chassy của máy đâu bác? Điện dẫn ra đó rồi đi đâu. Trước trong 1 topic khác cũng đã nêu vấn đề này mình có đưa ra ý kiến là đóng cây đinh vào góc nhà tắm nơi ẩm ướt và lợi dụng lỗi làm ẩu của nhà thầu trong thấm dột lợi dụng ngay lõi thép của toà nhà để dẫn mát tiếp đất đã bị một số bác phản đối tuy nhiên nay đọc bài này thấy 1 số anh em áp dụng thành công mình thấy có thể áp dụng tốt.
quả nhà tắm em thấy hơi kinh, có ngày ăn món thịt cháy. Nói chung không an toàn thì không nên bác ạ, tính mạng là quan trọng nhất. Em nghĩ trường hợp bác chủ topic nên tiếp mát dưới tầng 1 rồi đi dây lên tầng 2 nơi để giàn máy là an toàn nhất tuy vất vả. Còn nếu trường hợp nhà chung cư thì bác nên khoan vào cột bê tông và đấu vào sắt. Tuy nhiên bác nên lấy cục nam châm lớn dò sắt trước tránh trường hợp khoan nát tường
Cái vụ này hình như có lần em nói rồi nhưng tìm không thấy, em xin nói lại vậy. Theo em có 1 cách hay mà đảm bảo an toàn, thẩm mỹ nhất là dùng cho bộ dàn một Áptômát chống dòng rò (gọi là át chống giật, hay còn gọi là cầu dao tự động có bảo vệ vi sai) có dòng điện rò tối đa là 30mA. Kết hợp với nó là nối mát cho bộ dàn vào thanh sắt chịu lực của cột bê tông bằng cách đục ra và hàn vào cái cờ tiếp địa được mạ kẽm, sau đó nối mát vào cái cờ này thì OK. Xin nói thêm là các bác cứ thử dùng 1 cái át chống giật nối dây quẹt pha lửa vào thanh sắt đó mà xem, nó nhảy ngay. Để an toàn hơn, dùng khoảng 10 giọt nước nhỏ xuống mạch vữa của nền nhà, sau đó lấy đầu dương quẹt xuống mạch vữa chỗ nhỏ nước của nền nhà là nó cũng nhảy. Cách này các bác phải cẩn thận, đứng trên tấm gỗ khô, em là thợ điện nên mới dám thử vậy. Mà em đã thử và át đã nhảy. Như vậy thì đương nhiên nối vào cọc sắt nó lại càng dễ nhảy hơn, càng an toàn. Mà thôi, các bác đừng làm thử theo em, cứ tin em là được. Và trong trường hợp này nếu có BACL thì lắp Aptomat chống giật là vô nghĩa.
Cách của bác hay đấy, em đang nối mass ra ban công mà.... chỉ sợ. Có thêm cái actomat này là yên tâm rồi. Loại át này mua ở đâu, hãng gì, giá khoảng bao nhiêu hở bác. Em gà lắm, ko cẩn thận các chị ở chợ trời cắt mất thì khổ.
Dùng loại Aptomat SINO chỉ có chức năng chống giật, không có chức năng bảo vệ quá dòng Dòng điện định mức 20A. Nó vào khoảng 200K-250K bác ạ. Bác ra các cửa hàng đồ điện đều có cả. Cao cấp hơn thì dùng MERLIN GRIN.
Attomat chống giật mục đích để an toàn cho người khi sử dụng điện thôi bác, tiếp mát khác hẳn. Mục đích của việc làm tiếp địa cho hệ thống điện hay tiếp mát cho vỏ ampli thì attomat chống giật k giải quyết được. Ở nhà riêng đã xây dựng xong, với diện tích trung bình và k có sân vườn gần như bất khả thi hệ thống tiếp địa tiêu chuẩn, vì vậy anh em thường làm thêm cọc tiếp địa với nối mát cho bộ dàn với ý nghĩa được đến đâu hay đến đấy là chính. Hiện nay có khá nhiều cách làm, thực ra k có cách nào chuẩn và chỉ có tác dụng nhất định : đó là chống 1 phần nào ù xì và đèn ground của bộ lọc nguồn bật sáng.
Ý em là thế này thầy ạ: Em đọc thì thấy hay lẫn lộn cả hai mục đích ''chống giật'' và ''tiếp mát'' nên em mới đưa cách ấy để phục vụ cho cả hai mục đích ạ.
Vấn đề này anh em bàn nhiều lắm rồi các bác ơi http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=49&t=25161 http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=15&t=14092 http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=53&t=10329 http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=27&t=4033 http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=44&t=15731
Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác. Tiếp địa cho audio chủ yếu là để loại bỏ tạp âm không mong muốn còn thiết bị đã bị hở điện thì phải ra gặp thợ. Aptomat chỉ có ý nghĩa bảo đảm an toàn cho người sử dụng thôi. Còn với ap, nếu quệt ra mát đương nhiên nó sẽ nhảy, thậm chí khi trời mưa bão độ ẩm cao mà có sấm sét không khí bị tích điện nó cũng nhảy nếu áp đó đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
các dân chơi audio chuyen nghiệp nếu bị bí về đường thoát mass cho bộ dàn thì thường họ kiếm 1 cục biến áp CL sao cho đường ra có 2 cuộn dây 110v mắc nối tiếp thành 220v . tại điểm giửa , họ xuống mass vỏ máy luôn và cọc 110v không đựoc xài rất chuẩn và tuyệt vời cho audio - nối mass nội bộ cho dàn máy tất nhiên , không cắm các máy có nối đất bên ngoài vào vì sẻ mất chức năng cách ly kiểu này rất hay nhưng nếu không rành thì không nên sử dụng - lấy điểm giửa ra xài luôn 110v cho đã :mrgreen: mấy cục topaz thường kết cấu dạng này nên khá mắc tiền
Chào bác! có dịp ghé qua đây cho em hỏi: Cục topaz em lấy của bác , em có nối mass cho nó (móng của nhà em) vậy em nó có bị mất chức năng cách ly? Dàn audio của em sài đường dây riêng từ đồng hồ trực tiếp xuống. Nếu em làm như vậy không đúng thì em sẽ tháo mass ra liền , rất mong tin bác. cám ơn bác.