Tự làm ampli đèn điện tử,cần những kiến thức gì?

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Onecent, 24/6/10.

  1. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Kính chào các bác,các anh,các chị...

    Em đọc VNAV đã 4 năm nhưng hôm nay mới đăng ký nick,từ lâu em rất yêu thích môn điện tử nhưng do điều kiện gia đình khó khăn nên sự học nữa đường gãy gánh,bôn ba với cơm áo gạo tiền nhưng không quên niềm đam mê từ thuở nhỏ. Em tự học tự,tìm hiểu những gì liên quan đến điện tử cũng đã trên 10 năm nay nhưng do học mà không có Thầy hướng dẩn nên kiến thức cũng không biết đúng sai thế nào.
    Em biết các anh chị trên đây có rất nhiều người là kỹ sư điện tử,tiến sỹ,...làm việc,nghiên cứu,giảng dạy trong nghành điện tử lâu năm với kiến thức và kinh nghiệm rất nhiều. Nhưng đọc những bài viết về điện tử (cụ thể là về ampli đèn)thì rất khó hiểu đối với những người không được học như em.
    Em mạnh dạng mở topic này để viết lại những gì mình học được về lĩnh vực này theo ngôn ngử của người không chuyên để các bác không chuyên giống em dể bề tiếp thu và thực hiện được ngay.
    Như đã trình bài em không phải là người được học hành đến nơi đến chốn nên kiến thức em có được không chắc đã đúng,kính mong các anh,các chị,các bác...nếu thấy sai xót thì góp ý để em hoàn thiện.

    Em vào chủ đề chính.

    Theo em những kiến thức cần có để làm 1 ampli đèn là:
    1- Biết đọc hiểu,phân biệt được linh kiện:
    Ví dụ như phải đọc được điện trở,đọc được tụ điện...mấy thứ này thì em thấy dể lắm,chỉ cần seach từ điện trở là ra nhiều trang hướng dẩn cách đọc,các bác chỉ cần mua hoặc xin vài con trở về nhà vừa nhìn hướng dẩn vừa nhìn con trở thực tế là có thể đọc được ngay,em tự học bằng cách nhìn vào bảng màu này.
    Điện trở có đơn vị là ohm,1000 ohm là 1K,1.000.000 ohm là 1 mê ga ohm kí hiệu là 1M
    Trường hợp nhỏ hơn 1 ohm thì có 2 cách viết,ví dụ 0.22 ohm: có thể viết là 0.22R - J(j là sai số 5%) hoặc viết là 0R22 - J đều đúng cả.

    Con điện trở thứ nhất từ phía tay trái là 4.5K sai số 5%,nó gồm các màu: Vàng(4)-xanh(5)-đỏ(2)-vàng nhủ(sai số 5%)
    Vòng 1 là 4
    Vòng 2 là 5
    Chỉ cần chú ý cái vòng 3 là đỏ(2) nhưng không đọc 2 mà xem nó là 2 con số 0(tức 00)
    Như vậy viết lại là 4500 = 4.5K,sai số là 5%(vòng cuối),các bác sẽ hỏi là đọc từ vòng sai số ngược lại thì sao? Em trả lời thì sẽ...sai. Vòng sai số luôn được đọc sau cùng và nó luôn có khoảng hở xa với vòng số 3,có thể nhìn thấy dể dàng.
    Đối với trở 5 vòng màu thì vòng chỉ thị số 0 là vòng thứ 4,3 vòng đầu đều đọc được gì thì ghi nấy.
    Trở 6 vòng màu thì giống hệt như 5 vòng nhưng có thêm vòng chỉ tham số thay đổi do nhiệt độ ở sau cùng.
    Các bác thử với các giá trị khác xem,dể lắm!
    Ví dụ:nâu-đen-đỏ-vàng nhủ thì chắc là 1K sai số 5% rồi vì 1-0-00 = 1000 = 1K,vàng nhủ là sai số 5%.
    Ngoài giá trị ohm ra điện trở nó còn có 1 loại giá trị nữa mà các bác cũng phải biết đó là công suất,trở càng to thì công suất càng to (hi...hi...em nghĩ vậy),công suất này tính bằng woat,em thấy sách viết công suất là P=RxIxI=UxI=UxU/R,trong đó R là điện trở,I là dòng điện chảy qua trở đó,U là điện áp đo được tại 2 đầu trở đó. Tùy vào mình đang có dử liệu nào mà áp dụng công thức phù hợp.
    Em còn được biết điện trở nó được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như trở ôxít kim loại,trở màng than,trở dây quấn...Ôi thôi những thứ này thì ngoài sự hiểu biết của em rồi,em chỉ cần biết nó giá trị là bao nhiêu,công suất bao nhiêu để gắn vào mạch cho nó hát và không bị cháy là em mừng rồi,mấy vụ nghe để phân biệt trở thì đòi hỏi trình độ nghe chắc là cao lắm.
    Còn tụ điện nữa nhưng hiện giờ tụ điện ít ghi bằng màu mà ghi thẳng giá trị lên trên đó luôn nên nó cũng dể đọc.
    Ví vụ như 10uF/250V thì đọc là 10 micro Farad (không biết em viết có sai chính tả không?)
    Trường hợp ghi khác như 104,103...thì đọc giống như trở thôi. 104 là 1-0-0000 = 100000 pi cô Farad(pF) =0.1uF
    À em quên,đơn vị điện dung của tụ điện là Farad(F) nhưng có rất ít tụ điện đến 1F
    1 F = 1.000.000 uF
    1uF= 1.000 nF (đọc là na nô Farad)
    1nF= 1.000 pF (đọc là pi cô Farad)
    Ví dụ: tụ 1nF(102) = 0.001uF
    1nF(102) = 1000pF
    Có 1 số trường hợp đặt biệt viết khác nhau nhưng giá trị lại giống nhau như cách viết 681 có nghĩa là 6-8-0(số 1 là 1 con số 0) =680pF,nhưng cũng có khi họ ghi là 680 lên trên thân tụ thì vẫn đọc là 680pF,như vậy ghi 681 hay 680 thì đều có cùng kết quả là 680pF.

    2- Biết dùng đồng hồ VOM.

    Cái đồng hồ này viết tắt của ba chữ V(Volt-điện áp) -O(Ohm,đọc là ôm - đơn vị đo điện trở)-M(Meter-chỉ thị),nó có 2 loại dùng kim chỉ thị và dùng số chỉ thị,tính năng là như nhau cả.
    Đây là cái hình em lấy trên mạng về để dể hình dung.

    Các bác chú ý là trước khi muốn đo cái gì thì phải biết trước và chỉnh đồng hồ về đúng thang đo đó,ví dụ như đo điện lưới 220V thì phải chỉnh về thang AC,chọn mức chỉ thị phải trên 220V(để không làm kim đi hết giới hạn)
    Muốn đo ohm thì chỉnh về ohm như phải biết cái định đo là khoảng bao nhiêu-thang nhân mấy là thêm vào bấy nhiêu con số 0,ví dụ để thang x1K kết quả chỉ thị là 2.2 thì có nghĩa là 2.2K,nếu để thang x10 thì có nghĩa là 220 ohm,nếu để thang sai có thể không đọc được kết quả em ví vụ đo trở 100K nhưng để thang x10 thì đồng hồ không lên(ở thang này chỉ thị tối đa là 2500 ohm chẳng hạn),hoặc muốn đo 5 ohm mà để thang x1K thì đồng hồ lên hết mức luôn,không đọc được là mấy ohm cả.
    Tạm thời 2 cái này trước,em sẽ tiếp tục viết nữa
    Em không quen trình bài nên không mạch lạc lắm,các bác thứ lổi cho em.
     

    Attached Files:

    Tags:
    CHUTICH, thanhthai63, Cha and 2 others like this.
  2. Virgo

    Virgo Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    2.225
    Likes Received:
    28
    Location:
    VNAV.VN
    Hoan nghênh bác tham gia VNAV với bài viết đầu tiên rất ấn tượng.
    Đừng ngại ngần, hãy viết tiếp chủ đề của topic. Mọi người đều ủng hộ bác.
    Chúc bác vui !
     
    Khiêm Nguyễn likes this.
  3. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Cảm ơn bác đã động viên,nhiều anh chị em giỏi ở đây quá nên em khớp.

    Em viết tiếp phần tụ điện mà bài vừa rồi em chưa viết đủ.

    Tụ điện có tác dụng dẩn tín hiệu xoay chiều và ngăn dòng 1 chiều không cho nó đi qua,khác với điện trở vừa dẩn xoay chiều vừa dẩn 1 chiều luôn.
    Nếu tụ điện dẩn tín hiệu xoay chiều xuống mass thì nó làm nhiệm vụ lọc.Thường gặp trong phần lọc nguồn,tụ thoát ca tốt,...đặt điểm để nhận biết là nó luôn có 1 đầu tụ được nối với mass.Em sẽ nói kỹ tại sao nó lọc được trong phần bộ nguồn.

    Các bác nhìn thấy nó luôn có 1 đầu tụ bị nối mass thì đầu kia cũng không còn tín hiệu xoay chiều nữa do tụ đã dẩn hết xoay chiều xuống mass rồi,suy luận là vậy nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy vì lý do cái tụ cũng được xem là điện trở đối với tín hiệu xoay chiều,gọi chung là dung kháng gì gì đó,nó phụ thuộc vào điện dung ghi trên tụ và tần số tín hiệu mà nó sẽ dẩn qua,tần số càng cao thì dung kháng càng thấp( Zc=1/(2x3.14xfxC)),ngay đầu trên của tụ được nối với 1 cái mạch gì đó thì cái mạch này cũng có trở kháng nên tại điểm nối này nó là chổ chia nhau của xoay chiều,em không biết viết sao cho dể hiểu,em vẽ hình này các bác dể hình dung hơn.

    Các bác thấy nếu Zin nhỏ,Zc lớn thì tại điểm cần lọc còn có nhiều xoay chiều,ngược lại thì sẽ còn ít xoay chiều ở đó,lý tưởng là Zc#0 và Zin vô cùng lớn thì mới không tồn tại xoay chiều tại điểm lọc.
    Nếu tụ dẩn tín hiệu xoay chiều đi vào một mạch nào đó thì nó đang làm nhiệm vụ liên lạc(nối tín hiệu từ tầng này qua tầng khác) cái này nó cũng không thể dẩn hết được xoay chiều qua phía sau mà nó còn phụ thuộc vào trở kháng vào mạch phía sau,nếu trở kháng này lớn thì nó dẩn qua được nhiều và trở kháng này nhỏ thì nó dẩn qua được ít và dĩ nhiên nó phụ thuộc tần số nữa bởi cái gì dính vào Zc là dính vào tần số.
     
  4. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Em viết phần thứ 3 là phần mạch nguồn.
    Đầu tiên là mạch nắn nguồn bằng diode,nắn toàn kỳ(còn có tên gọi khác là nắn 2 nữa chu kỳ)

    Nếu không có tụ lọc thì tại đầu diode sẽ xuất hiện những gợn nhấp nhô,khi có tụ lọc thì nó được làm phẳng phần nào đi.

    Ở hình trên các bác thấy em vẽ nó vẫn còn gợn chút ít,nhưng nếu có tải vào thì nó sẽ gợn nhiều hơn,muốn hết hẳn gợn này thì cần phải có tụ lọc điện dung rất lớn hoặc là nội trở bộ nguồn phải rất lớn.
    Trong các ampli bán dẩn thì người ta dùng tụ lọc nguồn thật lớn để cải thiện
    Trong ampli đèn thì người ta tìm cách tăng trở kháng bộ nguồn bằng cách nối tiếp với đèn nắn điện 1 cuộn cảm,cuộn cảm này xét về mặt điện thế 1 chiều thì nó gần như không bị suy giảm bao nhiêu nhưng đối với xoay chiều(gợn nguồn) thì nó có trở kháng rất lớn,trở kháng lớn này góp phần làm cho tụ lọc sạch hết xoay chiều đi,các bác xem lại bài post số 2 của em sẽ nhận thấy Zin mạch phía trước lớn thì tại đầu tụ lọc sẽ mất hết AC.
    Không biết em viết vậy có gì sai không?
    Có gì các bác cứ nhắc em nhé,em học lóm nên không chắc mình đúng. :mrgreen:
     
  5. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Với cuộn cảm trong mạch lọc nguồn thì tụ lọc sẽ có điện dung đủ nhỏ.
    Điện dung nhỏ này có mấy điều lợi:

    - Dể chế tạo,giá thành rẻ. Vì trong ampli đèn cao áp có giá trị từ vài trăm đến hơn ngàn Volt thì việc dùng tụ lớn đến hàng ngàn hoặc chục ngàn uF là không kinh tế,người ta phải dùng tụ nhỏ.
    - Thời điểm ban đầu chưa có diode nắn điện mà dùng đèn để nắn điện thì việc dùng tụ lớn sẽ làm hỏng đèn,dùng tụ nhỏ sẽ lọc không sạch nên mới phát sinh ra cuộn choke để làm tăng trở kháng bộ nguồn lên đối với xoay chiều nhằm đảm bảo lọc đủ sạch nhưng không giảm điện áp 1 chiều bao nhiêu.

    Em thấy mọi người chọn giá trị C khoảng vài chục uF,cuộn choke từ vài H đến vài chục H,việc chọn này đảm bảo tần số cắt của mạch lọc LC sao cho tần số cắt này khoảng dưới 20hz là đủ tốt.
     
    Khiêm Nguyễn likes this.
  6. hunglthcm

    hunglthcm Approved Member

    Joined:
    30/6/07
    Messages:
    44
    Likes Received:
    0
    Cám ơn bác một xu đã đưa ra kiến tức quá hay cho anh em trên diễn đàn
    Bác tiếp nữa nhé!!
    Thân.
     
  7. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Có nhiều loại mạch nguồn khác nhau.
    Đối với loại nắn bằng diode thì có: nắn toàn kỳ(em đã trình bài),nắn nữa kỳ,nắn bội áp(nhân điện áp)...
    Đối với mạch nắn điện bằng đèn cũng tương tự như vậy nhưng nắn đèn thì có thêm cuộn dây đốt tim cho đèn nắn,thông thường đèn nắn không cung cấp được dòng lớn,chỉ có thể đạt 250ma max/1 đèn nắn mà thôi.
    Ngoài ra còn có kiểu nắn nữa đèn nữa diode.
    Tất cả những loại này đều gần giống nhau về cơ chế hoạt động và đều có chung mục đích là tạo ra DC để cung cấp cho mạch điện,em không đi sâu phần này vì thông tin em cung cấp không có gì mới cả,các bác chỉ cần seach là có ngay,phần sau em sẽ đi vào phần mạch ổn áp để giải thích khi nào và tại sao lại phải dùng mạch ổn áp,các loại mạch ổn áp hiện có?

    Em cần ít thời gian chuẩn bị về hình ảnh nhé. :D
     
    Khiêm Nguyễn likes this.
  8. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.757
    Likes Received:
    2.191
    Location:
    Q3, Saigon
    Bác viết thật dễ hiểu và dễ thương. Cảm ơn bác.
     
  9. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Cảm ơn bác động viên,em sợ em viết sai lắm :D
    Như các bác thấy phần em viết về bộ nguồn,vì nó không thể cho ra điện áp DC sạch tuyệt đối(nó còn gợn) nên khi cung cấp nguồn DC này cho mạch tiền khuyếch đại thì gợn nguồn cũng sẽ đi theo và được tầng sau khuyếch đại lên,và cuối cùng là phát sinh ra tiếng ù trong loa,vậy những mạch nào khuyếch đại tín hiệu càng nhỏ thì cần phải có nguồn DC thật sạch để cung cấp cho nó,nếu không như vậy thì ampli sẽ bị ù.
    Đề làm phẳng DC thì chỉ cần 1 mạch lọc RC cũng đủ làm sạch DC rồi,theo em biết thì DC là xoay chiều với tần số là 0Hz,hay nói đúng hơn nó là trường hợp đặt biệt của AC,vậy nên chỉ cần dùng mạch lọc RC sao cho f=1/RC rất gần với 0 là lọc sạch hết xoay chiều,nhưng để đảm bảo vừa sạch vừa không hao phí DC là rất khó vì nếu tăng C hoặc tăng R hoặc tăng cả 2 thì rất lâu mạch phía sau mới nhận đủ áp cần thiết,do thời hằng T=RC,vừa muốn có áp nhanh,vừa muốn làm sạch AC,vừa muốn mất ít DC thôi thì phải dùng mạch ổn áp.
    Em có cái file gồm 2 hình.

    ở hình 2 thì nó cũng là mạch ổn áp nhưng dòng qua mạch ổn áp này không đủ lớn,ngoài ra nó còn bị hao phí công suất tiêu tán qua điện trở nữa,thông thường để con diode zener ghim đúng áp cần thiết thì dòng chảy qua nó cũng từ 10-20mA,khi đó thì nó ghim 1 mức áp cố định,nhưng khi tải phía sau giảm nhỏ(dòng qua tải lớn) thì con zener sẽ mất tác dụng do áp ra nhỏ hơn áp mà nó ghim vì vậy mạch này nếu dùng thì phải chắc chắn là tải không cần dòng quá lớn.
    Một biến tấu của hình thứ 2 mà em không vẽ ra đây là dùng BJT hoặc mosfet để làm ồn áp,cũng ghim áp như trên nhưng lúc này áp ghim ở chân B(BJT) hoặc chân G(mosfet),khi đó thì dòng hao phí không lớn nữa do ghim ở chân B(G) nhưng lấy áp ra trên chân E(S),nhờ vào linh kiện bán dẩn có hệ số khuyếch đại bê ta lớn nên hao phí cho chuyện ghim áp đủ nhỏ nhưng chuyện cung cấp dòng lớn cũng bị giới hạn ở mức nào đó.
    Ở hình 1 thì mọi chuyện lại đơn giản,vừa cung cấp đúng áp,vừa cung cấp đủ dòng,vừa rất sạch nhưng cũng có 1 nhược điểm là khi dòng lớn mà sụt áp CE cũng lớn nên phát sinh nhiệt trên thân linh kiện Q1,thành ra phải tản nhiệt cho nó.
    Còn 1 số phương án ổn áp,ổn dòng khác hay hơn nữa như là nguồn salas chẳn hạn. Điện áp ra rất ổn định,không gợn nhưng lại phát sinh nhiệt trên tải phụ và dòng cung cấp không đủ lớn trong trường hợp cần dòng lớn.
    Tóm lại mạch ổn áp là để cho ra 1 mức áp cố định và sạch(không có xoay chiều) nhưng cũng có nhiều nhượt điểm cần lưu ý khi dùng.Đối với nguồn cho mạch công suất thì có thể không cần dùng mạch ổn áp vì khi dùng thì dòng lớn sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề kỹ thuật khác cần phải giải quyết mà giải quyết xong thì nó đắt quá hoặc không phù hợp với yêu cầu thực tế nữa.
    Em có viết sai các anh chị cứ nhắc em nhé. :mrgreen:
     

    Attached Files:

    • 6.GIF
      6.GIF
      File size:
      12,4 KB
      Views:
      17.236
    trangtri3d likes this.
  10. ngocnhung

    ngocnhung Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    378
    Likes Received:
    3
    Location:
    TraVinh City
    Bài viết của bác đúng là ấn tượng, xúc tích, dễ hiểu, rất có ích cho những người mới bắt đầu học về điện tử. Mình cũng đã mò mẫm để tìm những bài viết như thế này đã hơn năm nay rồi hôm nay mới thấy được cách diễn đạt nôm na, dễ hiểu như bác.
    Đúng là cũng có rất nhiều người cùng chung trường hợp như bác đây (trong đó mình là điển hình); bác thì chỉ cần 10 năm đã tự "tu luyện" được kiến thức như thế này; còn mình thì đã hơn 30 năm rồi mà vẫn chưa nắm được phần cơ bản của điện tử, vẫn còn lọng cọng trong cách nhận biết trị số của linh kiện. Thỉnh thoảng cũng có nhờ các bác trên diễn đàn giúp đỡ giải thích, nhưng than ôi!... trình độ hiểu biết về điện tử của mình phải nói là chưa "tốt nghiệp mẫu giáo" nữa mà có bác hướng dẫn mình với trình độ đại học (mình nghĩ các bác ấy tưởng mình hiểu biết cũng khá nên chỉ cần bổ sung thêm); hỏi hoài cũng ngại nên đành âm thầm tự mò mẫm.
    "Có công mài sắt có ngày nên kim", kim thì mình không dám mơ tới, chỉ cần được như cây lẹm để may bao tải thôi là tốt lắm rồi, nhưng hiện nay thì mình đang mài được tới cở ... cây xà beng :) Mình cũng có ý định nếu đến 1 lúc nào đó kiến thức của mình kha khá thì sẽ viết bài hướng dẫn giúp các bác mới chập chững giống mình hiện nay, nhưng chuyện đó còn hơi xa; trước mắt thì bác cũng đang giúp mình để có sự hiểu biết cho sau này mình tiếp tục làm chuyện mình muốn làm.
    Sorry các bác, hôm nay mình bị chạm dây nói hay sao ấy nên nói hơi nhiều; cũng xin các bác cho mình thổ lộ chút suy nghĩ vậy mà. Mình hoàn toàn ủng hộ bác đó bác "một xu", tiếp tục đi bác. Ủa sao nick của bác rẻ quá vậy ? À mà nick rẻ nhưng bài viết không rẻ đâu :mrgreen:
     
  11. audiofind

    audiofind Advanced Member

    Joined:
    14/4/08
    Messages:
    605
    Likes Received:
    1
    Bác viết rất hay, rất cơ bản hoan hô bác một xu. Cố lên bác ơi.
    Em xin góp ý xía vô 1 chút nhé :
    vừa muốn làm sạch AC,vừa muốn mất ít DC thôi thì phải dùng mạch ổn áp.
     
  12. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Lần nữa em xin cảm ơn các bác đã động viên.

    Như em nói là em không biết trình bài sao cho mạch lạc dể hiểu nên có thể em viết ra không gom đủ ý trong 1 câu nhưng trong cả đoạn thì có chổ em nói đến phần ổn áp là để cung cấp điện áp ổn định. :mrgreen:
    Em liệt kê thêm 1 số kiểu nắn nguồn bằng hình ảnh để các bác nhìn vào mà nắn cho giống
    Đây là kiểu nắn bằng đèn.

    Ở hình 1 là nắn điện bằng đèn,cái đèn nắn nó gồm 4 chân trong đó có 2 chân là đốt tim(cũng là catot) mắc vào nguồn 5Vac,2 chân còn lại là anot để dể hình dung thì các bác cứ xem như đèn này là 1 cái khóa điện tử,khi điện thế vào là bán kỳ dương thì có dòng dẩn từ anot sang catot,trường hợp ngược lại thì không có dòng qua(không có điện ra) vì mình có đến 2 nữa cuộn dây từ biến áp nguồn nên cứ anot này dẩn thì anot kia ngưng,anot kia dẩn thì anot này ngưng,kiểu này thì cũng được gọi là nắn toàn kỳ. Vì catot chung với đốt tim nên các bác lấy điện áp ra trên chân đốt tim nào cũng như nhau(do nội trở của đốt tim rất nhỏ),chân đốt tim nào đấu với tụ lọc cũng ra được DC cả.Chú ý là cái tụ đầu tiên đấu vào ngay tim đèn(catot) điện dung phải đủ nhỏ(vài uF đến dưới 68uF) vì nếu nó lớn quá sẽ làm cho dòng nạp ban đầu lớn dẩn đến hỏng đèn nắn do đèn nắn chỉ cung cấp được có 250mA max thôi.
    Ở hình 2 nếu không nắn bằng đèn mà nắn bằng diode thì không cần dùng cuộn đốt tim,cách mắc hình 2 hoàn toàn tương đương với nắn đèn nhưng các bác chú ý là điện áp DC ra có cao hơn nắn bằng đèn đó nhé,nguyên nhân là do nội trở của diode nhỏ nên sụt áp qua nó cũng nhỏ lắm,chỉ mất có 0.7V phía sau diode thôi(điểm cao nhất của anot diode cao hơn catot diode 0.7V chứ không phải DC nhỏ hơn AC 0.7V nhé,các bác đừng hiểu nhầm)
    Nắn đèn có cái lợi là điện áp DC ra sẽ tăng lên từ từ khi đèn đủ nóng thì nó mới ra đủ DC,rất phù hợp với mạch dùng đèn phía sau,cao áp lên chậm sẽ bảo vệ các đèn,không làm hỏng chúng nhưng lại mất 1 chút điện áp DC do nội trở đèn nắn và dòng cung cấp không cao.
    Nắn bằng diode có cái lợi là điện áp ra đủ nhanh,không mất thời gian đốt tim,cho ra dòng lớn,không mất nhiều DC như đèn nhưng cũng có cái hại là cao áp ra nhanh quá trong khi các đèn phía sau chưa đủ nóng thì có thể làm hỏng đèn trên mạch,việc nữa là do nội trở diode nhỏ nên cần có tụ lọc lớn để làm sạch DC.Có nhiều anh em nói nắn bằng diode nghe không hay bằng nắn đèn nhưng ở khía cạnh bài viết này em chỉ phân tích được mất kỹ thuật của 2 phương án trên chứ không nói đến nghe hay/dở ở đây.
    Em có cái hình nữa.

    Mạch này là nắn 1 bán kỳ(nắn nữa chu kỳ),nó chỉ có 1 cuộn dây chứ không cần đến 2 cuộn như hình bên trên. Phía dưới nó lại nắn tra nguồn âm để làm việc khác(như fix bias chẳn hạn) nguồn âm ra thấp hơn nguồn dương do có 2 con điện trở làm cầu chia áp. mà em thấy thường là nguồn âm để fix bias cũng chỉ trên dưới trăm volt nên các mắc trên là phù hợp và hay được ứng dụng.
    Cuối cùng là khi chọn linh kiện cho mạch nguồn,các bác phải chú ý đến dòng/áp chịu đựng,riêng tụ thì phải xem điện dung/điện áp có hợp lý chưa,cuộn choke thì có đủ Henry để cho tụ phía sau lọc sạch chưa. Cần tính thì các bác cứ xem mạch này chỉ có 2 thành phần LC,tần số cắt là dưới 20hz,chọn trước C thì sẽ tính được L.
    Em sẽ viết tiếp các phần mạch khác...
     
    arch_ht and grandnguyen like this.
  13. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Đến đây thì các bác xem như đã có đủ kiến thức để làm 1 bộ nguồn đạt yêu cầu rồi. :mrgreen:

    Bây giờ là đến phần mạch điện chính.
    Cái mạch ampli nào cũng phải gồm các phần: Pre,driver,...công suất. Trong các phần mạch kể trên có thể được ghép chung lại hoặc tách rời ra tùy theo yêu cầu cụ thể,em viết về tính năng cũng như cách nhận dạng từng phần mạch cụ thể.
    Đầu tiên là mạch pre:
    Mạch pre có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu âm nhạc rất nhỏ thành tín hiệu lớn hơn để đưa vào các phần mạch sau nhưng nó cũng đảm đương luôn nhiệm vụ mà tầng nào cũng phải làm là phối hợp trở kháng giữa các tầng với nhau.
    Em có cái hình.

    Ở hình 1,tín hiệu tại ngỏ ra được khuyếch đại lên (về điện áp) so với tín hiệu ngỏ vào,trong mạch có dùng 3 điện trở.
    Điện trở lưới nằm ngay ngỏ vào có tác dụng tạo điện áp 0V dc cho lưới G nhằm gây ra dòng tĩnh ban đầu cho đèn hoạt động,dòng tĩnh này do điện trở phía dưới catot quyết định,về mặt AC thì điện trở lưới vào phải càng lớn càng tốt để không dẩn tín hiệu xuống mass nhưng nếu lớn quá thì mạch cũng không được ổn định,lý do là mặc dù lưới là cách điện hoàn toàn so với các thành phần khác trong bóng đèn điện tử nhưng thực tế là nó luôn có tụ,trở ký sinh chứ không phải độc lập hoàn toàn vì vậy nếu trở lưới lớn quá thì dòng chảy từ anot hoặc catot về lưới(qua những thứ ký sinh kia) sẽ làm cho có một ít điện áp 1 chiều ngay lưới,để biết chính xác nó là bao nhiêu thì đòi hỏi nhiều kiến thức sâu hơn nữa nhưng kiến thức này em chưa có nên chỉ biết là nó có xảy ra và nó ảnh hưởng đến sự đột biến tức thời của tín hiệu(tốc suất hay gì gì đó) và sự ổn định về mặt DC của mạch.Thông thường trở này được chọn từ 100K đến 1M,nếu nhỏ hơn nữa thì nó làm cho trở kháng vào bị giảm thấp dẩn đến thất thoát tín hiệu xuống mass,sự thất thoát này không trải đều trên toàn bộ các tần số mà nó còn phụ thuộc vào mạch phía trước có yếu tố dung/cảm kháng hay không,nếu có thì nó sẽ làm cho tần số này thất thoát nhiều và tần số khác thất thoát ít nên kết quả sẽ là không còn đều nhau ở mọi tần số nữa.
    Điện trở thứ 2 là điện trở catot,như các bác biết thì đèn muốn hoạt động được nó phải được đặt trong điều kiện dẩn dòng 1 chiều nào đó,dòng 1 chiều này chảy từ anot sang catot,như vậy tại catot sẽ có điện áp 1 chiều mà mình không cần phải cung cấp vào catot nó cũng tự có.Điện áp catot này chia cho giá trị trở catot sẽ ra dòng catot và nó cũng là dòng dẩn anot luôn vì mạng nối tiếp từ nguồn - anot- catot-mass nên dòng qua chúng là bằng nhau.Điều này nói lên rằng chọn trở catot là chọn dòng dẩn của đèn. Các bác có thể chọn dòng dẩn này bằng cách nhìn vào biểu đồ đặt tuyến của từng đèn mà các bác định dùng,chọn dòng làm việc sao cho nó tuyến tính nhất và cũng sao cho điện áp tại anot gần bằng 1/2 điện áp nguồn để cho biên độ tín hiệu ra là lớn nhất,tín hiệu ra có biên độ đỉnh lý tưởng là đụng vào nguồn dương ở bán kỳ dương và đụng vào mass ở bán kỳ âm,thực tế thì không lý tưởng đến mức như vậy do nội trở của đèn làm cho nó bị suy hao tín hiệu mà lẻ ra nó phải có.
    Trở anot thì vừa quyết định điểm DC tại anot(Vanot) vừa quyết định độ lợi điện áp của mạch,chọn trở này các bác phải biết trước mình dùng nguồn B+ là bao nhiêu V,đã biết dòng qua nó nhờ dòng catot khi nãy,biết trước sụt áp là bao nhiêu V(do đã chọn Vanot =B+/2) nên tính giá trị nó rất dể dàng. Điện trở này cũng là 1 thành phần trở kháng ra của mạch pre.

    Ở mạch thứ 2 thì nó tương tự như mạch thứ nhất về khía cạnh 1 chiều nhưng nó lại không khuyếch đại được điện áp lên tí nào mà nó chỉ làm tăng dòng và giảm trở kháng ra thôi.
    Em viết có gì sai thì các anh chị cứ nhắc em nhé,em xin tiếp thu và cảm ơn nhiều lắm. :D

    P/S Em xin nói thêm là ở hình 1 thì tín hiệu ra ngược pha với tín hiệu vào nghĩa là khi tín hiệu vào có xu hướng tăng lên thì tín hiệu ra giảm xuống và ngược lại khi tín hiệu vào giảm xuống thì tín hiệu ra tăng lên.
    Ở hình 2 thì tín hiệu vào và ra là giống nhau,chúng cùng tăng hoặc cùng giảm gọi chung là cùng pha.
     
  14. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Mạch Pre vi sai.

    Trong bài post trên em có mạch khuyếch đại mà em làm ví dụ trong hình thứ nhất,bây giờ em lắp thêm 1 mạch giống như vậy nữa sau đó em nối catot chúng lại với nhau(có thể qua trở nhỏ hoặc không có trở nhỏ cũng đều được) lúc này tại điểm chung em nối với 1 trở nữa đi vào nguồn B-,sở dĩ em phải có thêm B- là do em cần có trở kháng đủ lớn tại điểm nối này để tín hiệu tại catot không bị thất thoát,khi đó thì em đưa tín hiệu vào đầu In+,sẽ thu được 2 tín hiệu ra. Tín hiệu thứ nhất là ở anot giống như trường hợp 1 bóng đơn mà em đã nói,tín hiệu thứ 2 tại catot đèn đầu cùng pha với tín hiệu vào và nó chưa được khuyếch đại lên tí nào cả.Lúc này nếu em nối lưới đèn 2(In-) vào mass(không đưa tín hiệu gì vào cả) thì tại anot đèn 2 em nhận được tín hiệu khuyếch đại cùng pha với đầu vào In+. Như vậy chỉ có 1 tín hiệu đầu vào nhưng em thu được 2 tín hiệu ra cùng được khuyếch đại lên và ngược pha nhau.
    Trường hợp thứ 2 là em lấy tín hiệu In+ này em nối chung vào với In- luôn thì đầu ra em không thu được tín hiệu nào cả,nó triệt tiêu nhau hoàn toàn.
    Trường hợp thứ 3 là em nối In+ vào tín hiệu có pha dương,nối In- vào tín hiệu có pha âm(em đảo pha bằng cách nào đó bên ngoài) thì ngỏ ra em cũng thu được giống như trường hợp 1 nhưng biên độ tín hiệu ra sẽ lớn hơn trường hợp 1.

    Các bác chú ý trường hợp thứ 2,nếu 2 ngỏ vào giống nhau thì sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn,lợi dụng việc này người ta triệt tiêu tiếng ồn tự nhiên bên trong linh kiện (do nó giống nhau),người ta cũng làm ngỏ vào balance có 2 ngỏ vào + và - để khi kéo dây nối đi dài ra ngoài thì nhiểu xâm nhập vào 2 dây giống nhau nên khi vào mạch nó cũng triệt tiêu nhau. Do đó mạch vi sai là phương án triệt nhiểu nền rất hiệu quả.

    Đó là về phương diện lý thuyết nhưng trong thực tế thì chưa hẳn đã vậy,để mạch hoạt động tốt thì người ta phải dùng con trở chung chổ catot nối về nguồn âm đủ lớn,lớn đến mức vô cùng lớn thì mới phát huy hiệu quả tuyệt đối,nếu vậy thì con điện trở catot này lại không thực tế tí nào.Người ta lại phải có phương án khác thay thế cho con trở chổ nối vào nguồn âm này,phương án đó được gọi là nguồn dòng.
    Có rất nhiều kiểu mạch nguồn dòng từ tube đến BJT đến Mosfet,tùy theo yêu cầu về dòng,áp,trở kháng mà người ta chọn kiểu nguồn dòng phù hợp,em ví dụ phía dưới là 1 trường hợp

    Nhiệm vụ chính của nguồn dòng là tạo ra 1 dòng điện cố định để cung cấp cho mạch khác,bất chấp thay đổi về trở kháng của tải mà nó cung cấp,để đảm bảo được yêu cầu này thì trở kháng của nguồn dòng xem như là vô cùng lớn.

    Nếu nguồn dòng này được dùng thay thế cho trở anot thì nó sẽ làm tăng biên độ tín hiệu ra đến hết mức có thể do nó không làm thất thoát tín hiệu vào nguồn dương,khi đó tín hiệu ra vừa có băng thông rộng,vừa có biên độ lớn,vừa có trở kháng ra đủ nhỏ,ít méo...
    Mạch như thế này người ta gọi là CCS.


    Mặc dù có quá nhều ưu điểm kỹ thuật nhưng thường là những người chơi ampli đèn lại không thích các loại mạch có liên quan đến nguồn dòng,họ nói âm thanh nó chi tiết quá,rỏ ràng quá,không giống chất âm của ampli đèn nữa.
    Trong giới hạn bài viết của mình em chỉ cung cấp thông tin kỹ thuật và không muốn định hướng vào cách chọn mạch của các anh chị em khác,chọn mạch thế nào là do anh chị em quyết định bởi nhu cầu thực tế và linh kiện đang có.
    Qua vài bài viết em cũng thấy bớt rung rồi :mrgreen:
     

    Attached Files:

    • 4.JPG
      4.JPG
      File size:
      17,5 KB
      Views:
      16.969
    • 5.JPG
      5.JPG
      File size:
      18,9 KB
      Views:
      16.947
    • 6.JPG
      6.JPG
      File size:
      13,9 KB
      Views:
      16.943
  15. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Em xin nói rỏ là các bài viết của em chỉ mang lại kiến thức cho các bác không chuyên có thể đọc hiểu và làm được ampli đèn điện tử chứ nó không giúp các bác làm ra 1 cái ampli đèn ngay tức thì theo kiểu mạch có sẳn nào đó.
    Em nguyện sẽ viết hết những gì em biết vào topic này theo ngôn ngữ không chuyên để các bác thu thập kiến thức vừa nhanh vừa chi tiết,kết hợp hình ảnh minh họa sinh động... mà áp dụng vào các dự án DIY của mình. :mrgreen:
     
  16. viethq

    viethq Advanced Member

    Joined:
    16/9/09
    Messages:
    80
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sóc Trăng-Cần Thơ-Kiên Giang
    @Một xu: em thích bác quá đi mất.
    Em có ý kiến thế này: sau khi đã trình bày hết các kiến thức để có thể tự DIY được 1 ampli đèn, bác nên tiếp tục mở một dự án làm để thực nghiệm, và để những người như em có thể đu theo được.
    Em hi vọng sẽ tiếp tục được lĩnh hội những kiến thức quý báo từ các bài viết của bác,
    Thanks.
     
    pqhung2005 likes this.
  17. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Cảm ơn bác rất nhiều,em lập topic này để mong nhiều người giống em sẽ hiểu và làm được ampli đèn điện tử một cách dể dàng nhờ vào kiến thức thu thập được chứ không dự định làm dự án cụ thể nào đâu,trên này có quá nhiều dự án và rất nhiều anh em giỏi đã làm rồi,em chỉ viết ra những kiến thức này theo kiểu hệ thống lại cho nó đở manh múng.Ngày em mới vào đọc cũng thấy rất nhiều vấn đề kỹ thuật được anh chị em ở đây mang ra mổ xẻ và tranh luận nhưng với người không chuyên sâu như em thì nó cứ rối tung lên và cũng khó hiểu nữa.

    Trở lại vấn đề mạch pre em đang trình bài,tạm xem nó là cơ bản và thường gặp nhất,cũng có 1 số trường hợp có trong thực tế mà em không viết ra ở trên ví dụ như kiểu mạch cát cốt chẳn hạn...
    Em chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng là đầu ra của tín hiệu nhưng không phân tích sâu nó vận hành thế nào vì thấy nó sẽ rối rắm và trở lại tình trạng mà nhiều anh chị em có kiến thức rất sâu nhưng nói sâu quá thì em không hiểu được :mrgreen:

    Em thêm cái hình cũng hay gặp trong thực tế là pre dùng bóng 5 cực.

    Em mượn hình trên diển đàn này để minh họa mà chưa xin phép bác chủ tấm hình,thứ lổi cho em nhé.
    Có 2 kiểu mạch đối với bóng 5 cực là dùng theo kiểu 5 cực(hình 1) và dùng theo kiểu 3 cực(hình 2)
    Với mạch dùng 5 cực thì có hệ số khuyếch đại lớn,mạch trên có sử dụng hồi tiếp nên trở kháng vào cũng được tăng lên,băng thông cũng rộng ra nhưng theo em cái tụ nối từ catot vào lưới G2 làm cho có sự di pha tại đầu ra của tín hiệu,vì tín hiệu ra là tổng hợp của 2 đầu vào G1 và G2 nên sự di pha này tạo ra sự pha trộn nào đó giữa 2 nguồn tín hiệu đầu vào có pha lệch nhau(do phải qua tụ).

    Đối với kiểu mạch thứ 2 thì nó không khác gì bóng 3 cực cả chỉ có điều là trở kháng ra của nó sẽ nhỏ hơn bóng 3 cực.
    Trong mạch còn có điểm FB là nơi mà ngỏ ra của ampli hồi tiếp lại ngỏ vào,hồi tiếp này có nghĩa là lấy 1 phần ngỏ ra (qua cầu chia áp) đưa về ngỏ vào,nếu nó ngược pha thì gọi là hồi tiếp âm,cùng pha thì gọi là hồi tiếp dương,thông thường trong ampli chỉ dùng hồi tiếp âm,cá biệt có ampli ClassD chạy theo kiểu UCD(universal classD) thì mới dùng hồi tiếp dương để tạo dao động.
    Hồi tiếp âm làm giảm biên độ tín hiệu ở ngỏ ra nhưng giúp mạch chạy ổn định với hệ số khuyếch đại cụ thể nào đó tùy vào cầu phân áp. Ngoài ra nó còn làm giảm trở kháng ra,giảm méo,tăng băng thông và tăng trở kháng vào toàn mạch....
     
  18. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Sau phần pre là đến phần Driver hoặc đảo pha.Tùy theo mạch công suất là PP hay SE mà nó sẽ là đảo pha hay Driver.
    Em viết về SE trước.

    Nửa bóng phía sau gọi là driver,tạm dịch là lái-hướng dẩn...đều đúng cả.Nhiệm vụ của nó là cung cấp tín hiệu đủ áp,đủ dòng để lái phần công suất hoạt động hiểu quả nhất.Nó cũng giống như phần pre có thể khuyếch đại áp(trường hợp trên) hoặc không khuyếch đại áp mà chỉ khuyếch đại dòng(xuất catot) tùy theo yêu cầu về gain trong mạch cụ thể.
    Đặc điểm dể nhận dạng là nó đứng trước phần công suất,có thể liên lạc trực tiếp hoặc qua tụ với phần công suất,nó thường được phân cực tĩnh khá cao(từ 5-20mA) tùy vào bóng đang dùng và cả bóng công suất phía sau nữa.
    Một số trường hợp nó phải cung cấp tín hiệu AC lên đến vài trăm volt(driver cho 845,driver cho bóng công suất khác nhưng OPT được mắc ở catot...) nhưng đại đa số theo mạch thông thường thì nó cung cấp từ vài chục đến trên trăm volt AC thôi.
    Em lại mượn hình trên đây để minh họa cho phần driver liên lạc trực tiếp với công suất,xin bác chủ thứ lổi vì hình của bác dể minh họa :mrgreen:

    Các bác nhìn thấy tín hiệu ra khỏi driver ở chân catot chứ không phải là anot,điều này có thể gây thiếu gain(về điện áp) nên phía trước nó có thể phải dùng đến 2 tầng khuyếch đại áp thì mới chọn Driver như mạch này được.

    Tiếp theo là Driver ra tín hiệu rất lớn để lái cho 845,mạch này liên lạc bằng biến áp nối tầng


    Biến áp nối tầng tĩ lệ 1:1 không làm tăng hoặc giảm áp ra của driver,sở dỉ cần có sự cách ly như vậy để phần điện thế âm dùng để bias cho bóng 845 không bị ảnh hưởng,nó được độc lập hoàn toàn.

    Nếu không dùng biến áp mà dùng tụ nối tầng thì cũng giống như trường hợp ở hình thứ nhất của post này.
     

    Attached Files:

    • 8.gif
      8.gif
      File size:
      11,1 KB
      Views:
      16.720
    • 9.GIF
      9.GIF
      File size:
      7,8 KB
      Views:
      16.720
    • 10.GIF
      10.GIF
      File size:
      11,4 KB
      Views:
      16.713
  19. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Còn đây là trường hợp đặt biệt(em mượn hình trên VNAV),mạch này không có phần driver,em chỉ đưa ra làm ví dụ,mạch này chưa được thực nghiêm nên có thể còn có vấn đề mà em chưa biết nhé,về nguyên lý thì nó là mạch chạy được nhưng em chưa ráp thực tế để kiểm chứng bao giờ cả.


    Một số mạch trong cuộc thi chim chích vừa rồi cũng không thấy có driver,có thể tạm kết luận là phần driver này có thể tồn tại hoặc không tùy thuộc vào dòng/áp bóng công suất phía sau có cần hay không? Nếu chỉ tầng pre cũng đủ lái bóng công suất tốt thì không cần có mạch Driver. :mrgreen:
     
  20. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Em mà biết có bác này sớm thì em không dám...ho :lol:

    Bác viết vậy mà là tự học thì em nể bác quá. Chúc mừng bác :D
    Bác cứ lấy hình ảnh em post mà làm ví dụ thoải con gà mái,cần thêm gì cứ pm cho em,em hổ trợ hết mình. :wink:

    Thân.
     
  21. sinhlk

    sinhlk Advanced Member

    Joined:
    16/7/09
    Messages:
    664
    Likes Received:
    1
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Bác 1 xu viết bài khá quá :) , nhiều anh em chuyên ngành về điện tử cũng phải nhường bác vài phần đấy (vì đa số những người học về điện tử sau này cũng không biết gì về đèn đóm bác ạ, khi vào tìm hiểu về lĩnh vực này thì rất bở ngỡ đặc biệt là tính toán phân cực cho đèn, đọc và hiểu đặc tuyến của đèn trên datasheet >>> chọn điểm làm việc, tính toán phối hợp trở kháng, quấn OPT v.v...)
    Qua những bài viết của bác em thấy bác tìm hiểu về đèn cũng khá nhiều, nếu được thì bác viết thêm phần tính toán phân cực + phối hợp trở kháng giữa các tầng khuếch đại với nhau được không (chọn điểm làm việc >>> Ra, Rk, chọn trị số và điện áp của tụ nối tầng)?
    Thân!
     
  22. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica

    Bác này đề nghị giữ trật tự.
    Bác chủ đang viết theo mạch dành riêng cho những người không qua trường lớp, thiếu căn bản về điện tử (như em là 1 ví dụ) đọc, viết theo kiểu của bác để cho kỹ sư đọc ah. :mrgreen:
    Bác chủ topic không nên phân tâm, cứ theo con đường mình đã chọn mà đi nha bác. :lol:
     
  23. Mr Reel

    Mr Reel Advanced Member

    Joined:
    4/1/10
    Messages:
    400
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hanoi
    Chào bác, Thật đáng trân trọng, vì bác đã cống hiến cho DD một kiến thức rất bổ ích, Chúc bác thành công trong cuộc sống.
    Thân
     
  24. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
    Kính bác một xu (mà theo em phải là bác thông thái)
    Cảm ơn bác vì cách bác hành văn nôm na dễ hiểu không dùng thuật ngữ cao siêu(đơn giản hóa 1 vấn đề phức tạp) đặc biệt là phần bác bàn về CCS.
    Xin bác bàn về cách tính tổng hệ số khuếch đại của tầng pre+driver để sao cho đáp ứng về biên độ điên áp xoay chiều vào lưới đèn công suất cho trước.Ví dụ cụ thể là đèn công suất 6C4C với Ua =275V thì cần biên độ xoay chiều vào lưới là 53v với Iv của CD là 1v tầng pre em dùng 1/2 đèn 12au7 tầng driver em dùng 1/2 đèn 12 au7 cả 2 đều dùng tải anod.Xin bác chi cho em cách thiên áp từng tầng,các mốc điện áp và cách tính tổng quát cho các loại đèn khác.
    Xin chân thành cảm ơn bác!
     
  25. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.068
    Likes Received:
    364
    Bác chủ thiệt là MỘT XU tiền vàng, bác cứ từ từ viết theo trình tự đã sắp xếp. Mình biết rất nhiều bà con muốn giải đáp thắc mắc nhờ bác MXTV nhưng ráng nhẫn nại nghen các bác. Còn yêu cầu của bác trên E tin rằng sẽ có 1 bài viết thật hay về nó.
    Chúc bác MXTV nhiều sức khỏe.
     
    pqhung2005 likes this.

Share This Page

Loading...