Tự làm ampli đèn điện tử,cần những kiến thức gì?

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Onecent, 24/6/10.

  1. tdc7777_3

    tdc7777_3 Advanced Member

    Joined:
    25/5/06
    Messages:
    121
    Likes Received:
    2
    Location:
    Q1.TPHCM đã chuyển nhà
    @ bác 1 cent: Bác thật là tuyệt vời, về kiến thức cũng như cách hành văn. Em thấy đây là cách cư xử của 1 người rất có học đấy bác ạ.
     
  2. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Á,em bắt giò được 1 chổ sai của bác Onecent,câu em bôi đậm bác ấy viết chỉ đúng trong trường hợp tam giác do đường tải tạo ra với 2 cạnh góc vuông(Va,Ia) là tam giác vuông cân.

    Trường hợp nó là tam giác vuông bất kỳ thì điểm có công suất anot lớn nhất là điểm mà em chiếu xuống trục hoành và chiếu ngang qua trục tung sao cho hiện tích hình vuông tạo được là lớn nhất thì đó là điểm công suất anot đạt vị trí max.

    Các bác chú ý chổ này nhé.

    Em vạch lá tìm sâu nữa đây. :lol:
     
  3. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Như trong trường hợp này điểm 42.5W của bác Onecent không phải đã là lớn nhất mà hình vuông em mới kẽ vào mới là lớn nhất. Tại đó Pa max = 45W.
     
  4. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Cách đơn giản để xác định Pa max không cần tính toán gì là kẽ thêm 1 cái tam giác đối xứng để xác định công suất anot max.


    Em vẽ hình trước hơi bị nhắm chừng nên 2 đường chưa khớp nhau lắm. :lol:
     
  5. tranman

    tranman Moderator

    Joined:
    10/7/06
    Messages:
    5.046
    Likes Received:
    1.684
  6. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Em đọc đoạn này (đặt biệt là chổ màu xanh) thì hiểu rằng dây quấn thứ cấp nên dùng chất liệu là dây bạc thì sẽ cảm ứng từ tốt hơn dây đồng,sơ cấp thì dây đồng cũng tốt rồi vì nhiệm vụ nó là sinh ra từ trường chứ không phải cảm ứng từ như phía thứ cấp.

    Em biết có nhiều bác từng có thử nghiệm này và hình như cũng có hiệu quả. Vấn đề là em dành mấy tiếng đồng hồ lang thang trên nét để tìm tài liệu nào nói về cảm ứng từ của bạc tốt hơn đồng thì em không thể tìm ra,các định luật Faraday,phương trình MaxWell... Không nói đến tính chất vật lý,hóa học...của dây dẩn,chỉ nói đến cường độ từ trường tác động vào dây dẩn thôi(đánh đồng mọi chất liệu dây dẩn).Các công thức cơ bản em tìm được cũng không có sự liên quan nào đến chất liệu dây dẩn cả,em bó tay rồi :roll:

    Có bác nào nghiên cứu vụ này rồi thì chia sẻ hoặc quăng cho em 1 cái link nói về vấn đề này với :mrgreen:

    Em cần kiểm chứng vụ này. :D
     
  7. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    84
    Location:
    TBG - HCMC
    Hehe . . . Vụ dây đồng dây Bạc này Em có kiểm tra rồi, dây Bạc cho âm thanh dải cao tốt hơn dây đồng nếu cùng một cách quấn. Tuy nhiên phải loa tốt tốt chút mới phân biệt được - có lẽ tai Em nó hơi kén loa :mrgreen:
     
  8. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Nhưng có tài liệu nào nói về vụ này không Cụ ơi? Em mù mờ quá. :roll:
     
  9. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Sau khi bỏ mấy ngày tìm hiểu thì em không thấy có mối liên hệ nào giữa chất liệu dây dẩn và cảm ứng từ.

    Bạc dẩn điện tốt hơn đồng nên có thể khi truyền ra tải thì nó ít thất thoát chăng? đồng nghĩa với hiệu suất cao?

    Em gọi điện hỏi bác Dze thì bác ấy nói bạc cảm ứng từ tốt gấp đôi đồng nhưng em chưa thấy tài liệu nào nói đến nên cũng chưa...thuyết phục lắm :mrgreen:
     
  10. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6
    Bác cũng tự giải thích rồi đó :) OPT cũng là một bộ nguồn và tải của nó là cái loa có Z= 8R , và để đáp ứng tần số xuống 10Hz thì số vòng dây trên OPT ko phải là số nhỏ và đương nhiên điện trở thuần R sẽ làm suy hao công suất của bộ nguồn khá lớn chứ ạ , nhất là tải có trở kháng nhỏ , E= (Ix8R)+(IxRt) công suất lớn nhất trên tải khi U= E vậy là (IxRt) phải nhỏ nhất ( chưa xét cosφ )
    để giảm Rt thì tăng tiết diện dây (nhưng vấn đề cửa sổ ) nên dây dẫn tốt hơn cùng tiết diện chắc sẽ tốt hơn , ngoài ra còn hiệu ứng bề mặt .....vv
     
  11. Virgo

    Virgo Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    2.225
    Likes Received:
    28
    Location:
    VNAV.VN
    Quá đúng, chỉ không đồng ý với bác về vụ hiệu ứng bề mặt thôi.
    Dưới 100kHz thì hiệu ứng bề mặt chưa xuất hiện.
     
  12. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    84
    Location:
    TBG - HCMC

    Em có làm thí nghiệm trên 2 OPT, một quấn bằng dây đồng mạ Bạc nhiều lõi, một quấn bằng dây đồng . Trở kháng thứ cấp của 2 OPT này là gần tương đương nhau ~ 0.4 Ohm.
    Qua nghe thử thì OPT dùng dây đồng mạ Bạc cho âm thanh phần cao rõ hơn, OPT dùng dây đồng cho tiếng trép hơi dính 1 tí, phần trầm thì Em không nhận thấy sự khác biệt.

    Với thông số cho dưới đây thì ở tần số 100kHz thì độ dày lớp dẫn điện của Cu ~ 0.21mm, như vậy nếu dây quấn sơ cấp có đk lõi đồng lớn hơn 0.42mm sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng bề mặt.

    Rút kinh nghiệm từ đây, khi quấn thứ cấp cho OPT thì bà con ta nên chịu khó dùng nhiều dây có đk nhỏ hơn 0.4mm cho đỡ mất . . . trép 100kHz :mrgreen:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Skin_effect
     

    Attached Files:

  13. Virgo

    Virgo Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    2.225
    Likes Received:
    28
    Location:
    VNAV.VN
    Vụ này hay đây, cứ nghĩ dây bé k ảnh hưởng ai dè 100kHz đã dính với dây 4.2mm rồi.
    Thanks DIY Love nhé !
     
  14. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    84
    Location:
    TBG - HCMC
    0.42mm thui Anh ơi, làm gì mà lên tới 4.2mm lận :)
    Điều này mở ra một vấn đề là âm thanh OPT dùng loại dây đồng nhiều lõi nhỏ có tốt hơn dây Bạc một sợi to hay không ? Đã thí nghiệm xong và có kết luận nhưng không dám công bó vì . . . Em sợ Fan Audio Note luộc Em quá :mrgreen:
     
  15. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    887
    Likes Received:
    5

    Quấn OPT thứ cấp đa số không dùng dây lớn hơn 16 AWG, những OPT công suất lớn thường ghép song song nhiều dây. Đây 16 AWG có đường kính là 0.05" tức là khoãng 1.25mm, bán kính = 0.625mm.

    Từ đồ thị của WIKIPEDIA phía trên, skin depth của 70-80Khz khoãng 0.6mm. Nói như thế có nghĩa là với tần số dưới 70Khz thì dòng điện xoay chiều đã vào tới ruột của đây rồi. OPT mà có đáp tuyến đến 70Khz full power thì là nhứt rồi. Do đó có thể kết luận là trong giới hạn của audio, Skin Effect không phải là 1 vấn đề cần phải quan tâm đến (vì còn nhiều vấn đề khác cần ưu tiên quan tâm hơn). Chuyện dùng dây bạc để quấn OPT theo tôi chỉ là 1 thủ thuật marketing của 1 vài công ty nào đó thôi. Giá cả thì cao trên trời nhưng thực sự có hữu dụng nhiều hơn hay không thì khó mà biết được.

    Nếu để ý 1 chút ta thường thấy những biết thế trong high power Switching mode power supply loại tốt dùng 1 loại dây đặc biệt để quấn gọi là "Litz wire" đây nầy dùng cho mục đich giãm ảnh hưỡng của skin effect, nhưng chỉ xài cho những loại biến thế chạy từ 250KHz trở lên và có dòng điện ra cao đến vài chục ampere. Mấy cái SMPS dùng trong PC (ngay cả Server) có thể cung cấp dòng cao đến 20-30A nhưng người ta chỉ dùng loại dây thường vì tần số của mấy cái SMPS chạy khoãng 40-50 KHz thôi.
     
  16. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    E rắng sau này google thì tài liệu này sẽ nắm ở VNAV quá :mrgreen: bác.
    Bác UL nghe nhầm hay sao đó, nghe thiếu chử cuộn, chứ vật liệu không nhiễm từ thì sao mà cảm ứng từ được.
    Còn phần chử mầu xanh thì đúng rồi, đã giải quyết một phần thắc mắc của bác rồi :)
    @Còn đường kính dây càng to càng tốt, không ảnh hưỡng đến đáp tầng của AF. Dùng dây nhỏ thì quấn chập dây(do mật độ dòng điện cần) như bác Diy-Love nói thì tốt hơn 1 dây to đúng luôn là vì lúc đó dàn dây theo chiều ngang, sát lỏi, dầy đặc... nên tốt hơn chứ không phải đường kính dây ảnh hưỡng
    @Diy_lover: Bác quấn choke đền đâu rồi, bác chập dây quần choke thử chưa? Ngon lắm đó. Các cuộn L trong Xover loa đều nên làm như vậy cũng vì dàn dây cho đặt ruột là chính và thế thì cuộn cảm sẽ rất tốt

    -------------------------------------------------------------------------
    Những bàn luận về dây bạc thì em nghĩ do dòng mầu xanh chủ yếu vì nó làm cho "Magnetic susceptibility" hơn dây đồng chứ không phải cảm ứng từ, vì cảm ứng từ là chử magnetic induction, đương nhiên có liên quan nhau: http://en.wikipedia.org/wiki/Magnetic_susceptibility.
    Bác UL google về chuyện từ tính > gấp đôi, bác DIY-Love nghe ai nói hay cảm nhận về hay hơn với loa độ nhậy cao, loa xịn thì đây: http://www.vaughnaudio.com/options.html

    Trích: PSSS Output Transformers - PSSS stands for Partial Stranded Silver Secondary. Most all transformers are wound using copper wire, and our superb, custom Electra Print transformers are no exception. However, silver wire offers a significant advantage over copper in this particular service, in that it has 200% greater magnetic susceptibility. "Magnetic susceptibility" is a little-known term that quantifies how sensitive a given metal is to excitation by a magnetic field. Silver's extremely high magnetic susceptibility gives you the attributes of better microdetail, microdynamics, and coherency.

    Because pure silver magnet wire does not exist as a stock item and must be custom made, it costs around $8000 USD for the minimum 10 lb. (4.5kg) quantity. Depending on the particular output transformers, it may cost around $1500 per pair to wind their secondary winding with silver. The PSSS uses a very finely stranded magnet wire (as fine as the hair on your head), with silver-plated copper strands. this gives you 90% of the sonic performance of pure silver at a fraction of the price.

    Do note, the enhancement effect of silver is limited with output wattage into the speaker load. A silver-wound secondary works its magic at low output levels, where the output transformer's signal-resultant magnetic flux variations are low. As you turn up the volume control, the signal-resultant magnetic flux variations increase, the sonic differences between copper and silver diminish.

    Therefore, solid silver or PSSS secondaries are recommended for speakers of 98dB/1W/1M or higher efficiency. PSSS is most advantageous with >100dB/1W/1M efficiency speakers, such as Oris Horns, Edgarhorns, Avantgardes, etc.


    Vậy theo khuyến cáo của vaughnaudio thì nếu có loa xịn thì quấn OPT phần load secondary ra loa dùng dây bạc mới có tác dụng
     
  17. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.065
    Likes Received:
    361
    E có thắc mắc này các bác chỉ cho và nếu có hỏi gì ngô nghê thì cười ít ít thôi nghen các bác :D :
    Khi ráp xong theo 1 cái mạch nào đó thì công việc tiếp theo cân chỉnh như thế nào?:
    - Áp ở anot; catot không đúng như bản thiết kế thì lấy theo áp nào? gia giảm bằng cách thay đổi trở anot; catot hay ngay tại cao áp nguồn?
    - Cái vụ trở kháng, tổng trở... tầng pre; driver ...công suất gì gì đó cách phối hợp, đo kiểm, cân chỉnh... ra sao?
    Cám ơn các bác nhiều nhiều.
     
  18. tepriu

    tepriu Advanced Member

    Joined:
    31/5/06
    Messages:
    931
    Likes Received:
    412
    em cũng mò mẫm như bác minh6365 . các cao thủ ra tay giúp em tí cho vượt qua kỳ thi từ trồi lên lá đi ạ .thanks
     
  19. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.065
    Likes Received:
    361
    Hehehe ....bác chuẩn bị lên lớp lá còn tớ thì bao năm vẫn lận đận lớp mấm !hic.
    Tớ cũng có suy nghĩ là thôi mình tính toán nhiều chi cho nó mệt, mà có tính cũng khó được vì đầu óc lúc này hơi lẩm cẩm rùi. Nếu muốn lắp theo bóng nào thì cứ Gú gồ rồi thấy cái mạch nào dễ dễ là cứ ráp, mình cứ ráp tạm lên miếng ván rồi canh chỉnh mò đại. Chừng nào nghe đặng đặng thì làm chassis bỏ vô :D .Quy trình tớ ráp là như vầy:
    - Cứ làm giống y chang theo bản tkế
    - Mấy con trở a; k các tầng thì giữ ychang
    - Vol ở a; k nếu thực tế hổng đúng theo bản thiết kế thì gia giảm ở nguồn, ưu tiên ở katot đúng còn anot sai chút thì ....kệ nó.
    - Dây tín hiệu chạy sát sườn bên trái thì dây đốt tim đi sát sườn bên phải, đốt tim AC tầng pre hổng có điểm giữa thì dùng 2 con điện trở hàn song song từ nguồn xuống mass, kiếm cái bo đep đẹp gắn vào để làm mass và hàn chân mass tụ trở vào đó luôn thấy đỡ bị ù xì hơn mass bằng cáp đồng.
    Bác có chiêu nào hay hay dạy tớ với nghen.
    Thân
     
  20. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Em vừa tìm được thông tin về vụ chất liệu dây dẩn có liên quan đến việc tạo ra suất điện động cảm ứng bên phía thứ cấp của OPT.

    Có 1 việc nhầm lẩn ở đây là tính kháng từ của vật liệu chứ không phải là cảm ứng từ,nếu vật liệu cảm ứng được từ trường thì nó sẽ biến thành nam châm,như lỏi sắt non chẳng hạn,nhưng đồng và bạc là 2 chất không cảm ứng từ mà nó có tính kháng từ nên năng lượng từ trường biến đổi sang điện trường là rất ít thất thoát(bởi việc từ hóa kim loại xảy ra ít) ở đây người ta xét thấy hệ số kháng từ của đồng là 1,hệ số kháng từ của bạc là 2.6 chất liệu siêu dẩn(không có điện trở) thì hệ số kháng từ là cực cao,nó lên đến 10 mủ 5.

    He he,tạm thời có thể giải thích như vậy là cảm thấy ngủ ngon rồi,các bác tha hồ chơi dây bạc cho thứ cấp của OPT đi nhé. :D

    @ Bác Minh6365: Việc bác lắp 1 bóng đèn vào mạch điện thì dòng tĩnh không luôn đúng với mọi bóng(cùng tên),do đèn được điều khiển bằng áp Vgk nên áp này không phải là bất biến-> dòng tĩnh có thể sai mặc dù trở lắp đúng.

    Để chuẩn 1 mạch điện thì người ta lấy dòng tĩnh ra làm chuẩn,nếu dòng tĩnh sai thì bác điều chỉnh Rk đến khi nào nó đúng thì thôi,vẫn dùng 1 công thức duy nhất trong trường hợp này là Ik=Uk/Rk

    Tuy vậy việc điều chỉnh Rk cũng có ảnh hưởng đến hệ số khuyếch đại(nếu không có tụ thoát catot), nên thường sau khi điều chỉnh Rk để mạch có dòng tĩnh đúng yêu cầu thì bác cần chú ý đến hệ số KĐ,nếu được thì tìm bóng của cả 2 kênh matchpair với nhau là yên tâm nhất. :D
     
  21. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.065
    Likes Received:
    361
    Bác Hiền ui vấn đề là đối với những tay lơ tơ mơ như mình thì lúc nào cũng thấy lơ mơ ! :roll: lúc mới ráp xong cái amp thì mình có cần đo đạc gì không ( lúc chưa cắm điện , mình chỉ biết đo coi nó có chạm nổ hay không thôi hà!)? như đo tổng trở các tầng ... ( cái này chỉ nghe loáng thoáng thôi chứ hổng biết có phải hông?)
     
  22. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Không,việc của bác là đi lắp theo 1 cái thiết kế có sẳn,cố gắng tìm hiểu xem cái thiết kế đó có ghi dòng hay áp tại catot hoặc anot hay không,nếu nó ghi dòng thì bác cân chỉnh Rk sao cho đạt được dòng nó ghi,nếu nó ghi áp thì bác lại phải tính ra dòng trên thiết kế của nó(nhờ có áp,có R rồi bác tính I thôi). Sau đó bác lắp mạch y chang mà nó không như mong muốn thì bác cân chỉnh theo dòng vừa tính được.

    Nói chung là phải đưa mạch hoạt động giống như thiết kế(chưa chắc R đã giống nhưng dòng tĩnh là phải giống). :mrgreen:
     
  23. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.065
    Likes Received:
    361
    Dạ vâng, mình ráp theo cách giữ nguyên Ra Rk chỉ tăng giảm áp từ nguồn sao cho Vk như bản thiết kế thôi bác. À có khi thấy nhiều mạch không có trở thoát lưới pre ; driver mình gắn đại thêm vô chắc hổng sao đâu hén ! pre thì gắn trở tương đương trở volume( volume 100k gắn trở thoát 100k) driver thì gấp đôi
     
  24. dungphuong79

    dungphuong79 Advanced Member

    Joined:
    25/3/09
    Messages:
    763
    Likes Received:
    6
    Location:
    TPHCM
    Bác Ngocnhung sắp xếp bài viết lại xong chưa,gửi lên cho em in ra dùng với.Xem trên máy tính hoài oải quá.Thân!
     
  25. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Em bổ sung vài ý giúp bác Onecent về chuyện tổng trở:

    - Tổng trở: Ngay cái tên gọi đã cho thấy nó không phải là điện trở thuần(gọi là điện trở),nên không dùng phương pháp đo ohm để xác định được.


    - Nó được chia làm 2 loại là tổng trở vào và tổng trở ra.Tổng trở vào càng lớn càng tốt,tổng trở ra càng nhỏ càng tốt.


    - Cách tính toán (xác định) thì dựa vào mạch cụ thể:

    + Tổng trở vào của mạch đèn tương đương với điện trở Rg(chỉ mạch đèn thôi nhé,mạch chạy BJT,opam và 1 số mạch jfet không phụ thuộc nhiều vào Rb hoặc Rg(jfet)) không kể đến những đèn công suất đặt biệt có trở kháng vào nhỏ.

    + Tổng trở ra chính là trở kháng nhìn vào từ ngỏ ra chia cho hệ số hồi tiếp,nếu mạch không hồi tiếp thì chỉ còn lại trở kháng nhìn vào từ ngỏ ra thôi,tính cái này không dể dàng gì với các bác không chuyên nên thường thì dùng thực nghiệm để xác định,các bác đo điện áp tín hiệu ra khi không tải,sau đó mắc 1 cái tải thuần trở biết trước giá trị vào và đo lại điện áp trên 2 đầu tải,kết quả sẽ nhỏ hơn khi không tải. Hiện tượng này chính là do tổng trở ra của mạch tồn tại nên nó gây sụt áp,sụt áp bao nhiêu thì các bác dể dàng tính ra trở kháng ngay.

    Em ví dụ khi không tải tín hiệu ra là 20V(gọi là Vp) chưa méo dạng,khi có tải 10k ohm(gọi là Rt) vào nó chỉ còn có 10V(gọi là Vs),như vậy nó bị sụt mất U= Vp-Vs = 10V.
    Dòng chảy qua tải là:I= Vs/Rt = 10/10.000 = 1mA,cũng chính là I ra của mạch.
    Vậy trở kháng ra của mạch là R=U/I = 10/0.001 = 10k ohm.

    Các bác có thể dùng cách này để xác định trở kháng ra của ampli cũng vẫn chính xác.

    Cách trên có 1 vấn đề là có sai biệt khi so sánh với kết quả tính toán mạch vì khi thực nghiệm trở kháng ra này đã bao gồm luôn trở kháng của bộ nguồn chứ không chỉ là trở kháng ra của mạch thôi,nhưng kết quả đó là cần thiết và có giá trị hơn là tính toán suông.

    Chuyện tổng trở(trở kháng) này các bác cũng không nên quá quan tâm vì thực chất là bác đang có sẳn 1 cái mạch và chuyện tính toán đã được thực thi bởi người thiết kế rồi,nếu ráp đúng như thiết kế thì sai lệch không nhiều giữa các mạch được lắp với cùng sơ đồ như nhau.

    Cách phối hợp trở kháng giữa các tầng thì như em nói là trở kháng ra càng nhỏ càng tốt,trở kháng vào càng lớn càng tốt.
     

Share This Page

Loading...