Hiệu ứng(định dạng) Stereo theo em được biết, thì đó là hiệu ứng để mô phỏng lại không gian thực (âm hình) của các âm thanh. Ở hiệu ứng này âm thanh ban đầu được ghi lại bằng 2 kênh riêng biệt(được gọi là mono), trong quá trình thu và sử lý âm thanh người ta đã trộn 2 kênh này lại bằng biện pháp kỹ thuật, sau đó đưa ra một định dạng có hiệu ứng thường được gọi là hiệu ứng âm thanh nổi. Như thế các đĩa CD khi hoàn thành đã được định dạng là Stereo. Vậy em muốn hỏi các Bác vài điều: 1. Hiệu ứng Stereo do ai phát minh ra? 2. Hiện đang tồn tại cả 2 định dạng Stereo analogue và Stereo digital? các định dạng này như thế nào? 3. Có đĩa CD nào được ghi ở chế độ mono hay K? 4. Theo các Bác thì nghe nhạc ở chế độ mono hay stereo thì hay hơn? Có phải mono là trung thực còn stereo là giả tạo? Vậy mong các Bác nhiệt tình chỉ bảo cho em về vấn đề này! Xin cảm ơn các Bác trước.
1. Cái này em kô rõ lắm. 2. Em kô hiểu câu hỏi này có ý gì. 3. Đĩa CD ở định dạng mono thì có nếu là loại copy lại những đĩa than đời xưa, và người biên tập ko có ý định giả lập stereo. 4. Cái này thì tùy tai người, có người thích nghe mono, có người thích nghe stereo nên kô thể nói cái nào hay hơn cái nào. Tuy nhiên, thường thì người ta thích nghe stereo hơn. Còn về đột trung thực là một lĩnh vực hoàn toàn khác hẳn với mono-stereo. Nên không thể nói mono là trung thực hoặc ngược lại. Về phần này, bác có thể tham khảo thêm trong topic: "những ngộ nhận..." để rõ hơn. Chúc bác vui.
- Nếu nghe nhạc với 2 loa thì phân biệt như sau: + Âm thanh mono - 1 đường tiếng: âm thanh của 2 bên loa hoàn toàn giống nhau, kết quả là ta nghe thấy âm thanh phát ra ở khoảng giữa 2 loa. + Âm thanh stereo - 2 đường tiếng: âm thanh của 2 bên loa có những phần giống nhau và có những phần khác nhau, kết quả ta nghe thấy âm thanh phát ra từ 3 phía (Bên trái, ở giữa khoảng 2 loa, bên phải) giống như trước mặt mình có 3 cái loa. Nếu nghe độc tấu 1 nhạc cụ nào đó thì mono cũng như stereo. Hiệu ứng stereo tạo ra độ rộng mở và chiều sâu của âm nhạc, ta có thể nhận ra vị trí của từng nhạc cụ trong dàn nhạc nghĩa là có thể tưởng tượng được một sân khấu hòa nhạc hoành tráng trước mặt. Có thể kiểm chứng bằng cách đi nghe hòa nhạc ở nhà hát thành phố, ngồi ở giữa hơi gần với sân khấu, hiệu ứng stereo thật sẽ được cảm nhận rất rõ. Trong một số bản nhạc người ta sử dụng hiệu ứng stereo cho một nhạc cụ thì đối với một số người nghe cho là giả tạo. Ví dụ: Tiếng dồn trống của 1 bộ trống chạy từ loa này sang loa kia (Các bản nhạc Disco hay có cái này) nghe rất đã lỗ tai nhưng lại bị ngưòi ta vặn vẹo chẳng lẽ dàn trống có bánh xe để đẩy qua đẩy lại trên sân khấu à? - Cứ phát triển theo kiểu này thì có âm thanh đa kênh nhiều đường tiếng (5.1, AC3, Dolby Digital, DTS, ...) Đối với cá nhân em thì nghe nhạc dứt khoát phải là stereo :mrgreen: , xem phim cứ phải là âm thanh đa kênh nhiều đường tiếng còn âm thanh mono thì em xin ... thôi
âm thanh mono dùng trong tác nghiêp báo, vidụ thu lời phỏng vấn, nghe rõ hơn Stereo, kể chuyện đêm khuya.Còn nếu muốn thu âm thanh Stereo thì dùng micro Stereo, còn nếu không thì dùng nhiều micro thu ở nhiều góc độ rồi mixe lại, cũng giống như quay bóng đá vậy
Cám ơn sự quan tâm của các Bác! Em chỉ xin lạm bàn về vấn đề mà Bác Cancer đã nêu Độ trung thực của âm thanh. Ý của em là khi âm thanh được phát ra ở chế độ mono tức là phát ra 2kênh riêng biệt, khi đó ta sẽ nghe âm thanh phát ra ở 2 nơi phát ra-2loa(điều này phù hợp với những gì mà ta đã thu được). còn khi đã chuyển sang chế độ Stereo thì âm thanh đã có sự can thiệp của kỹ thuật nhằm tái tạo lại không gian thực của âm thanh(vị trí của các nhạc công, nhạc cụ hay ca sĩ) mà ta hay gọi là âm hình hay sân khấu âm thanh... gì đó. Còn sự trung thực như Bác nêu, như em nghĩ lại là sự tái hiện chính xác các cung bậc,cao độ hay dãi động của trường âm.... có phải không ạ! Mong các bác lại cho ý kiến về vấn đề này.
@Haien: Em kô rõ lắm về điều bác nói: "Ý của em là khi âm thanh được phát ra ở chế độ mono tức là phát ra 2kênh riêng biệt, khi đó ta sẽ nghe âm thanh phát ra ở 2 nơi phát ra-2loa(điều này phù hợp với những gì mà ta đã thu được)." Mono: nghĩa là một loa, khi bác cho nó ra hai loa thì hai loa đó nhận tín hiệu vào hoàn toàn giống nhau. Stereo: nghĩa là hai loa nhận tín hiệu vào không hoàn toàn giống nhau. Em đã nói: "độ trung thực là một lĩnh vực hoàn toàn khác hẳn với mono-stereo", bởi vì, độ trung thực phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị thâu băng, vào các thiết bị tái tạo đầu ra. Do vậy không thể kết luận: "Có phải mono là trung thực còn stereo là giả tạo". Bởi vì vậy, dù tạo ra các sản phẩm mono nhưng công nghệ và thiết bị thâu băng không trung thực, người xử lý tín hiệu và trộn nhạc lại thêm mắm dặm muối vào đó nữa thì lúc đó mono hay stereo đều không trung thực như nhau. Nếu bác đọc một số bài của member cellist sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về thế nào là "trung thực". Sau khi đọc các bài này, em tạm kết luận là âm thanh mình thích nghe thôi, chứ còn trung thực thì gần như không tồn tại. Mà nói đến chuyện thích thì vô chừng lắm: Nghe kể chuyện đêm khuya thì nghe mono cực phê. Nghe giao hưởng thì nghe stereo loa to phòng rộng cực phê. Nghe giọng nữ cao thì Lowther cực phê. Nghe giọng nam trầm thì Altec cực phê. Nghe nhạc Jazz thì SE DHT non-FB cực phê. Nghe nhạc Pop thì PP NFB cực phê. ... Chúc bác vui nha.
Chào các bác! Vừa rồi e DIY 2 sợi dây nguồn của Đức, 1 sợi 5 li, 1 sợi 6 li, e làm dây nguồn cho Ampili .Kết quả: - Dây 5 li cho âm hình Stereo phía trước - Dây 6 li cho âm hình Stereo phía trước và nghe như là có tiếng Sroun ở phía sau vị trí ngồi nghe nữa. (Sroun không nhiều như 5.1) Vậy âm hình và nghe nhạc Stereo thế nào là đúng vậy các bác? e lơ tơ mơ về món này lắm.
Âm hình là một thứ rất mong manh, nó mong manh đến nỗi nhiều người cho là chuyện vớ vẩn kiểu như chuyện ma. Tại sao lại thế, thực tế âm hình là có, nó chỉ xuất hiện với những người thật sự đam mê và tâm huyết với âm thanh. Nó phụ thuộc vào rất nhiều thứ như phòng nghe, thiết bị, nguồn âm và cả tai của gia chủ nữa, nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống hoặc phòng nghe là âm hình có thể bị ảnh hưởng rất lớn, có thể biến mất. Nếu bác để ý thì thấy các tay chơi khủng của TG và VN đều rất chú trọng đến chuyện phòng ốc như tiêu tán âm, chân voi, phản xạ, mành rèm...tất nhiên là với điều kiện thiết bị của họ phải ngon rồi. Họ cầu kỳ như vậy là để tìm kiếm âm hình đấy bác ạ. Thế cho nên âm hình mỗi nhà mỗi khác tùy tính chất bộ dàn và điều kiện phòng ốc nhưng nó vẫn tuân thủ trật tự theo ý đồ của mấy ông làm phòng thu, tôi VD như nghe giao hưởng thì vị trí của các bè vẫn phải đúng nhưng có thể ở nhà ông này sân khấu hơi tiến lên, nhà ông kia sân khấu lùi hơn, khoảng cách giữa các nhạc công cũng có thể thay đổi chút ít...nên chuyện bác thay sợi dây nguồn thấy âm hình tiến ra hay lùi lại là chuyện rất bình thường, và cũng xin được chúc mừng bác là đã thấy được âm hình