Thành viên(có mình) hầu hết nghe nhạc chỉ là kiểu qua LOA. Nói hầu hết do không có cái gì tuyệt đối cả vì cũng có khi đi nghe nhạc giao hưởng hay ban nhạc chơi mộc, hoặc tạo hóa thì nghe bằng tai nhưng có giai thoại Beethoven khi bị điếc thì sáng tác bằng cách cắn cây bút để truyền âm thanh từ đàn (thử rồi mà chỉ thấy lách cách không có nhạc gì hết). Tại sao phải nghe kiểu qua loa là do sự đam mê âm nhạc nếu muốn nghe nhiều thể loại - nhiều ca sĩ - nhiều quốc gia - nhiều phong cách - nhiều nơi - nhiều lúc -… thì chỉ có cách là qua loa. Người đam mê nghe nhạc chiếm số đông trong lĩnh vực âm nhạc và gọi là giới(dân) nghe nhạc, ta thì gọi ghiền(nghiện) âm thanh còn tây thì gọi audiophile. Để phục vụ(bào tiền) giới này thì một ngành công nghiệp giải trí - âm thanh ra đời với nhiều trường phái - nhiều công nghệ - … sẽ đáp ứng mọi cấp nhu cầu, từ đây giới(dân) nghe nhạc sẽ tìm tòi - tranh luận - thử nghiệm -…với các cảm xúc hỉ - nộ - ái - ố bất tận và do đó có VNAV. Trong lĩnh vực âm nhạc hay cụ thể là bộ môn nghệ thuật âm nhạc có số ít sinh ra từ âm nhạc chết theo âm nhạc hay sống là âm nhạc mà các ca từ - các tiếng đàn - các tác phẩm hàng ngày ta đang nghe, số ít này gọi là giới(dân) nghệ sĩ. Vấn đề chính của bài viết này là: vậy giới(dân) nghệ sĩ nghe nhạc kiểu nào, khác gì với giới(dân) nghe nhạc. Khi ngồi nghe nhạc có suy nghĩ như vậy và muốn tìm hiểu, đêm lâu rồi ngồi ở Hà Nội cạnh anh chơi trống dàn nhạc giao hưởng chỉ hỏi sao có lúc gõ xong lại xoa ngay mặt trống (một câu hỏi quá đơn giản rồi lo uống). Mục đích của bài viết chỉ để BIẾT NGƯỜI thế thôi.
Người mê nhạc(Music lover) và người mê âm thanh(Audiophile) là hoàn toàn khác nhau,k thể gộp chung vào 1 nhóm !
Mình mới chỉ đọc tới thế này(sâu nữa thì chưa đọc): Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của người hát hoặc người nghe. Các yếu tố chính của nó là cao độ, nhịp điệu, âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Wikipedia. Thôi cứ coi họ là đam mê âm thanh của tiếng nhạc lời ca đi !
Music lover yêu âm nhạc,k quan tâm chất lượng âm thanh ra sao,nó phát ra từ thiết bị gì,cao cấp hay k. Ngược lại,Audiophile đặt nặng về chất lượng âm thanh,thiết bị,và nghe âm thanh là chính !
Tự nhiên bác làm em nổi hứng tám chuyện !! Theo hiểu biết của em thì vấn đề bác nêu có thể diễn giải thế này Các yếu tố của âm thanh gồm: cao độ, cường độ và trường độ (có thể cả âm sắc nếu xét tới yếu tố nhạc cụ/giọng ca). Khi thể hiện qua hệ thống âm thanh, nó được định lượng bằng dynamic (độ động), details (chi tiết) và mức nhiễu nền âm (SNR = Signal-to-Noise). Tổ hợp của 3 yếu tố đó tạo thành âm vực, âm trường, âm hình (và có thể cả âm sắc nếu xét tới độ trung thực tuyệt đối) Âm nhạc ,như bác nói, dùng âm thanh để diễn đạt nên nó cũng cần có đầy đủ các yếu tố cơ bản trên để thể hiện các đặc tính của riêng nó như giai điệu (melody) , tiết tấu (rhythm), sắc thái (nuance).... Ví dụ sắc thái, một cây đàn piano đứng thường có thể tạo ra 3-4 sắc thái, cây đàn Grand biểu diễn bình thường có thể 6-7, còn cây đàn Grand loại xịn tối thiểu có 12 sắc thái. Dĩ nhiên, nghệ sỹ thể hiện được đủ 12 sắc thái đó không có nhiều. Cho nên, không lạ gì khi các bản ghi âm của nhạc classical yêu cầu DR tối thiểu là 12. Thế giới NGHE được chia thành 2 phần cơ bản : Melomane (mê nhạc) và Audiophile (mê âm). Dĩ nhiên, sẽ có các thành phần ở giữa, mê các nhạc và âm (tuỳ theo tỷ trọng) và cũng có thể yêu cầu cả nhạc và âm đều phải cao - tức là họ vừa là melomane vừa là Audiophile, muốn dùng hệ thống âm thanh của audiophlie để thể hiện tốt nhất âm nhạc, đi tới tận cùng của melomane. Giới chơi nhạc (nghệ sỹ/nhạc công) cũng không ngoại lệ, chỉ có điều, do liên quan đến nghề nghiệp/kỹ năng nên đa phần melomane của họ cũng có chút khác biệt. Họ chú trọng vào kỹ năng, trình độ chơi và " cách ngắt câu nhạc" (tiết tấu) nhiều hơn phần giai điệu và sắc thái. Nhạc công cũng là một nghề nên cũng có cao/thấp khác nhau và từ đó cũng có kiểu nghe âm/nhạc khác nhau chứ không phải cứ nhạc công/ nghệ sỹ là tai nghe chuẩn. Nhạc sỹ cũng tương tự, có nhạc sỹ sáng tác (nhà soạn nhạc), có nhạc sỹ phối khí ... và cũng mọi trình độ cao thấp khác nhau. Vì đa phần giới "ăn nằm với âm nhạc" chú ý đến phần kỹ năng theo thói quen nghề nghiệp như các ngành nghề khác nên hầu hết giới này đều nghiêng về melomane
Em thích hình minh họa này quá. Ngoài nghe qua loa ở nhà hay nghe qua loa ở nơi biểu diễn, cần tăng thời gian nghe trực tiếp từ nhạc cụ và giọng hát không qua loa để tăng khả năng cảm nhận. Em nghĩ vậy.
-Mượn ý bạn TrueHD luận với ý bạn cũng hay: Thế giới NGHE được chia thành 2 phần cơ bản : Melomane (mê nhạc) và Audiophile (mê âm). Dĩ nhiên, sẽ có các thành phần ở giữa, mê các nhạc và âm (tuỳ theo tỷ trọng) và cũng có thể yêu cầu cả nhạc và âm đều phải cao - tức là họ vừa là melomane vừa là Audiophile, muốn dùng hệ thống âm thanh của audiophlie để thể hiện tốt nhất âm nhạc, đi tới tận cùng của melomane. -Đây là ý mình: Trong lĩnh vực âm nhạc(ngoài lĩnh vực âm nhạc thì không bàn) hai thuật ngữ riêng biệt này là cùng song song tồn tại cộng sinh trong một người nghe nhạc không tách ra được. Nôm na như là âm thanh tuyệt vời của một bản nhạc hay, tách ra thì sự nghe là cụt hứng không lên đỉnh được .
Sao lại k chứ ? Người nghe mà cụt hứng khi chất lượng âm thanh k cao thì đích thị là Audiophile. Người yêu nhạc đơn thuần thì dù bản nhạc họ thích có phát trên Hi-end System hay loa kẹo kéo thì họ vẫn thích,cảm hứng của họ k bị chất lượng âm thanh làm ảnh hưởng !
Ôi cảm ơn bạn nhiều! Một vài dòng ngắn ngủi, không câu to tát, không câu học thuật, đọc thì trôi qua nhẹ nhàng mà tối nghe nhạc nó thấm từ từ và sáng ra phải viết trả lời ngay. Hóa ra là thật lâu nay trong nghe nhạc mình đang chui vào tổ kén rồi tự say sưa, đêm nào cũng vào phòng một mình nghe vài ba cái đĩa, rồi thì so qua lại bài bị trùng để bớt đi thêm về, ngắm nghía dàn máy mong thay được cục này cái kia, rồi đọc VNAV coi người ta đang nói gì với nhau. Cứ vậy trôi qua. Viết hỏi người ta nghe nhạc thế nào mà âm thanh thực người ta trình diễn thì mình không đi nghe, tiếng đàn thực được nghe cách đây cũng vài tháng chỉ là 5-10 phút của piano ở nhà ga, đến giờ cái hình nhạc cụ gì nhìn thì còn biết nhưng tiếng của nó chỉ là kiểu qua loa. Phải thay đổi thôi, có dịp đi xa thì mới chỉ ý thức tới mua đĩa nhạc là hết, nhà hát không tìm vào để nghe trong khi chỉ bỏ đi vài shop hay show là nghe vô tư. Từ bây giờ sẽ kiếm ngay ở gần để đi nghe trước đã và mong VNAV cũng mở một mục riêng thông báo các sự kiện âm thanh hay trình diễn gì để biết. Một lần nữa cảm ơn bài viết của bạn!
Thực ra, phần âm sắc cũng không phải cái gì huyền bí để chỉ có "tai con người" có thể cảm nhận. Nó cũng được cấu thành từ dynamic và details. Diễn giải đơn giản, âm thanh (đơn âm) có 3 pha chính : phát động - duy trì - tắt dần. Ở pha phát động và tắt dần, dynamic phát huy mạnh nhất và ở pha duy trì, details phát huy mạnh nhất. Dĩ nhiên, trong pha phát động, tắt dần vẫn có sự hiện hữu của details (như hình sóng của piano bên trên) và ngược lại. Trong ví của bác, piano và guitar bass đều là nhạc cụ có dây bằng kim loại nên khá tương đồng, chúng khác nhau chủ yếu ở lực căng dây. Guitar bass chỉ có lực căng dây vài chục kg trong khi piano có thể đạt tới 20 tấn. Guitar bass có thể dùng tay gảy còn piano phải dùng "búa" gõ. Do đó, pha phát động của piano sẽ nhanh hơn nhiều và dynamic của nó cũng lớn hơn nhiều. Guitar bass phải nhờ bộ chuyển đổi tín hiệu điện từ rồi phát qua hệ thống ampli-loa nên dynamic còn suy giảm nữa và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bộ ampli-loa đó. Phần details cũng tương tự, piano sẽ phong phú hơn guitar bass. Ngoài ra, nhiễu nền âm (SNR) của guitar bass vì vậy cũng lớn hơn trong khi piano hầu như không có. Những dữ liệu này hoàn toàn đo được và phân tích định lượng được, qua đó có các đặc trưng âm sắc của nhạc cụ.
Tạm dừng vì nếu bàn luận mê nhạc hay mê âm thanh nữa là vô tận sẽ không đúng mục đích mình đang muốn biết, mong rằng được lãnh hội các bàn luận đang thắc mắc của mình thôi. Cảm ơn. Ps: nhưng cũng có dịp nào đó sẽ đi thực tế hỏi người đang chơi loa kéo để biết cụ thể.
Đúng bác, nó như 2 mặt âm-dương của tự nhiên vậy. Cô âm bất sinh mà Cô dương thì bất trường Audiophile tuyệt đối thì sẽ coi âm nhạc và âm thanh không khác gì nhau cả. Cả ngày chỉ nghe một đoạn 10s cũng ko sao. Với họ, đó thành thú chơi rồi mà thú chơi thì có lúc lên lúc xuống, có lúc chán và bỏ, có lúc hứng/theo trend lại vào... Melomane tuyệt đối lại thường dễ dãi, có nhạc là đủ nên không có động lực đi tìm âm nhạc và nghiên cứu thiết bị (âm thanh), nhạc cụ, giọng ca.... Do đó, họ có thể lãng phí cơ hội, bỏ lỡ rất nhiều tuyệt tác trình tấu ... và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội "lên đỉnh". Cái này cũng có điểm cần lưu ý nha bác. Hệ thống âm thanh tái hiện được 80% của môt nhạc cụ/giọng ca xịn xò vẫn hay hơn rất nhiều nghe trực tiếp 100% nhạc cụ/giọng ca dở tệ. Không phải ngẫu nhiên mà một cây đàn violin có giá từ 50USD đến 20 triệu USD đâu.
Phần học thuật là bổ sung kiến thức rất hay, đọc sẽ mở mang thêm hiểu biết. Cái này mình sẽ xin hỏi những cái gì chưa biết rõ sau. Mình đi vào bàn luận cái đang thắc mắc trước: -Mình đang hiểu là ca khúc ta nghe là gồm quá trình cơ bản: nhạc sỹ sáng tác nốt nhạc(có giai điệu) và lời(có thể phổ thơ)--> phòng thu hòa âm phối khí(chọn các nhạc cụ trình bày, có thể biến tấu giai điệu gốc)--> ca sĩ hát(có thể biến tấu giai điệu gốc). Cái này không nói đến sáng tác của ban nhạc vì họ tự làm hết. Như vậy với hiểu biết trên của mình thì áp dụng vào bài viết của bạn sẽ là nhạc sĩ sẽ nghe thiên về melomane(mê nhạc), điều này mình thấy cũng đúng vì nhạc sỹ Lê Minh Bằng viết “tôi ca không hay tôi đàn nghe cũng dở”. Còn phần audiophile(mê âm) là do từ phòng thu hòa âm phối khí và ca sỹ tạo ra và bạn cũng viết “Họ chú trọng vào kỹ năng, trình độ chơi và " cách ngắt câu nhạc" (tiết tấu) nhiều hơn phần giai điệu và sắc thái”, điều này mình thấy cũng đúng. Như vậy nhạc công và ca sỹ nghe thiên về audiophile(mê âm). -Nhưng qua nhạc cổ điển ta nghe mình hiểu có vẻ khác với ca khúc: nhạc sỹ sáng tác nốt nhạc, chọn nhạc cụ, chỉ định tất cả những phạm vi sử dụng của thuật ngữ nhạc lí (có khi là biểu diễn luôn mà ở mức giai thoại truyền lại như Paganini hay Liszt chỉ tiếc là thời đó không có công nghệ ghi âm để đời sau thưởng thức, hoặc giai thoại ai biết thì chỉ giúp là có bản nhạc trên đàn piano khi viết ra tới đoạn đó thì phải dùng cả hai tay để chơi nhưng còn một nốt muốn chơi phải dùng mũi)-->nhạc trưởng (tùy thể loại mới có)--> nhạc công. Nhạc cổ điển biểu diễn chính thống là phải nguyên tác, không thêm thắt thay đổi, viết nốt gì chơi nốt đó, nhưng không hiểu sao cùng bản nhạc mà hai giàn nhạc biểu diễn lại có khác nhau về thời gian chỉ vài phút trở lại(có lẽ nhạc trưởng hay nhạc công ngân nga thêm gì chăng). Như vậy nếu nói melomane(mê nhạc) và audiophile(mê âm) nó quyện làm một trong sự nghe của nhạc sỹ - nhạc trưởng - nhạc công thì đúng không, có chăng thì chỉ còn ít là audiophile(mê âm) qua nhạc cụ thôi như là dùng piano steinway & sons hay violoin stradivarius khi biểu diễn và họ không bao giờ nghe qua loa được.
“ Như vậy nhạc công và ca sỹ nghe thiên về audiophile(mê âm).“ ? . Có vẻ như bạn đang copy nội dung ở đâu đó và chẳng hiểu mình đang nói gì !
-Cả câu mình viết bàn luận trả lời bạn TrueHD như này: Còn phần audiophile(mê âm) là do từ phòng thu hòa âm phối khí và ca sỹ tạo ra và bạn cũng viết “Họ chú trọng vào kỹ năng, trình độ chơi và " cách ngắt câu nhạc" (tiết tấu) nhiều hơn phần giai điệu và sắc thái”, điều này mình thấy cũng đúng. Như vậy nhạc công và ca sỹ nghe thiên về audiophile(mê âm). -Mình đang bàn luận trả lời bạn TrueHD và suy ra từ câu này trong bài của bạn đó: (mình thấy bạn cũng có đọc rồi mà) “Họ chú trọng vào kỹ năng, trình độ chơi và " cách ngắt câu nhạc" (tiết tấu) nhiều hơn phần giai điệu và sắc thái”
Tiết tấu là một phần của âm nhạc bác ạ ! Nói đến âm thanh, các audiophile thường quan tâm đến 3 pha của âm thanh hơn. Phát động có nhanh gọn (và chi tiết) hay ko? Duy trì có đủ chi tiết hay ko? Tắt dần có gọn gàng, ko kéo đuôi (hoặc um um) hay ko ?... Nhiều người cho rằng nhạc classical là phải biểu diễn chính thống, ko thêm thắt thay đổi gì...Thực tế, nó chỉ là một phần nhỏ thôi Đúng là phải trình tấu theo những quy định của nhà soạn nhạc nhưng trong tác phẩm có những nét biến hoá để làm "sàn diễn" cho các nghệ sỹ. Ví dụ bản nhạc quen thuộc - Bản giao hưởng số 5 của Beethoven đi... https://musescore.com/classicman/scores/1196626 Bác nhìn vào những ô nhịp đầu tiên của chương 1, hầu hết các note, nhịp...đều chốt cứng. Nhưng hãy nhìn vào chỉ dẫn tempo của tác giả. Allegro con brio, dịch từ tiếng ý ra là Nhanh (và) cảm hứng. Allegro có tempo từ 120-168 nhịp/phút, tức là nhạc trưởng/ chỉ huy hoàn toàn có thể lựa chọn tốc độ để thể hiện ý tưởng, cách hiểu, cảm nhận của mình về bản giao hưởng. Con brio = chơi cảm hứng, cũng chẳng ai định nghĩa được chính xác chơi một cách cảm hứng là thế nào. Có nhạc trưởng sẽ phiên dịch nó là gay cấn, rồi rùng rợn, huyền bí ... từ đó điều chỉnh cường độ của các nhạc cụ tương ứng để tạo ra cái "cảm hứng" đó. Tiếp theo, sau ô nhịp đầu tiên (teng teng téng tèng), bác sẽ thấy một cái dấu như hình con mắt, giới chuyên môn gọi vui là "dấu mắt ngỗng", tức là đoạn đó kéo dài trong bao lâu tuỳ ý nhạc trưởng . Bác nhìn tiếp xuống cuối trang, ở dưới chân của bè dây (string) có dấu ff. f = fortissimo = rất to. Cùng với nó có f = to, fff = to nhất có thể, fp = to, nhưng ngay lập tức nhẹ ..v.v.v.. Nói chung có khoảng 18 cái "sắc thái" đó (em nhớ ko rõ). Vậy biết thế nào ra rất to ??? Hi hi... nhạc trưởng phải tự quyết định roài ! Vân vân và mây mây ... lôi ra nói chắc cả năm không hết. Đến đây chắc câu hỏi "cùng bản nhạc nhưng 2 giàn nhạc/ nhạc trưởng biểu diễn khác nhau.." cũng hòm hòm nhỉ !! Câu tiếp theo, nhạc công/ nhạc trưởng có trình độ nghe nhạc play back (qua loa) chỉ để lấp chỗ trống hoặc nghiên cứu các chơi của người khác thôi. Họ thường xuyên tiếp xúc với âm thanh accoustic rồi thì ko còn nhiêu nhu cầu nghe hi-end nữa. Còn đội "trình độ hạn chế" thì cũng như người trần mắt thịt chúng ta. Tặng bác một clip quảng cáo của MBL... Tiếng bẻ đũa chỉ huy của nhạc trưởng khi kết thúc vốn ko có trong nhạc phổ. Nó đơn thuần chỉ là giây phút thăng hoa của người nhạc trưởng khi hoàn thành một tuyệt tác. Và chỉ có hệ thống hi-end mới "bắt được" phút giây "lên đỉnh" đó để truyền tải đến người nghe...
Phần này bác diễn đạt hơi khó hiểu với một chủ đề quá rộng nên em cắt riêng sang đây. Và vì chủ đề quá rộng nên em chỉ còn cách lấy 2 ví dụ tương ứng (thanh nhạc và khí nhạc) để bác xem có đáp ứng được yêu cầu của bác hay ko !! Thứ nhất là thanh nhạc. Nhạc phẩm Ảo ảnh của Y Vân thì đương nhiên là nhạc vàng lòi ra rồi. Vẫn khuôn nhạc đó, Thiên Tôn đã trình bày một cách mới - phong cách Bel-canto. Thực ra cũng không gì ầm ĩ, nó chỉ xoay quanh 2 điểm - Đẩy lên một tone để đạt tới ngưỡng cao độ mà Thiên Tôn có thể dùng head voice, từ đó mới thực hiện được kỹ thuật legato (liền note), vibrato (rung note) của bel-canto với khả năng của Thiên Tôn - Thêm bè hợp xướng Choral Để hỗ trợ ca sỹ, các kỹ sư âm thanh cũng xử dụng phần mềm "nâng giọng" bằng cách tạo echo, reverb...hay một DSP nào đó mà em ko biết. Kết quả là bản thu âm có âm thanh vỡ tan nát. Vậy là muốn nghe được Ảo Ảnh phiên bản opera thì phối ghép hệ thống rất nan giải đấy ạ. Còn nghe trực tiếp ...há há.. không có DSP hỗ trợ, Thiên Tôn ko thể hát nổi kiểu đó . Thứ 2 là khí nhạc. The Violin Sonata in G minor của Tartini, nó được goi với cái tên Devill's Trill (Âm láy ma quỷ) vì các kỹ thuật láy được "chỉ định" sử dụng trong tác phẩm. Violin có hai kỹ thuật láy (trillo) là láy dài và láy ngắn. Nhưng dù là kỹ thuật nào thì cũng cần sự thích ứng phù hợp giữa bàn tay và sức mạnh cơ bắp nhờ sự chuyển động nhanh, linh hoạt của ngón tay và sự dẻo dai, bền bỉ để thực hiện liên tục như một chiếc chuông điện. Có một số ngón tay được trời phú trở lên dễ dàng thực hiện những đoạn trill dài. Nhưng có những ngón tay kém may mắn hơn, mặc dù siêng năng luyện tập vẫn không bao giờ chơi trill được một cách thành thạo. Vì thế, August Emil Daniel Ferdinand Wilhelmj - một nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nổi tiếng bởi có thể chất dẻo dai lại không giỏi kỹ thuật trill và staccato. Ngược lại Wieniawski, Sarasate chơi được trill từ sớm và thậm chí chơi được những đoạn trill rất dài, tạo nên một yếu tố tuyệt vời trong kỹ thuật chơi của họ. Joachim chủ yếu tỏa sáng bằng những đoạn trills ngắn, lắng đọng. Do đó ông đã chơi đoạn allegro trong bản sonata lừng danh của Tartini dựa trên kỹ thuật láy ngắn (short trill) với sự vượt trội không ai có thể bắt chước được. Nhưng đó là những huyền thoại được kể lại mà chúng ta không có may mắn được thưởng thức. Giới hâm mộ âm nhạc classic cuối thế kỷ 20 vẫn rất may mắn vì họ có Anne-Shopie Mutter. Kỹ thuật trill hoàn hảo cũng vibrato đặc trưng cũng khiến tiếng violin của của chị cũng không ai bắt chước được... và đương nhiên, nhất là với bản sonata Devil's Trill. Phần lớn bản sonata mang những đặc trưng hoàn toàn theo thông lệ sonata thời bấy giờ. Bi kịch nội tâm được thể hiện qua những giai điệu bóng bẩy, những nốt láy duyên dáng ngập tràn trong tác phẩm. Yếu tố âm nhạc liên quan đến cái tên của tác phẩm xuất hiện ở đoạn cadenza bravura (4 phút cuối) với kĩ thuật trill rất khó vì đòi hỏi violinist phải rung, láy liên tục trên một dây đàn trong khi phải lướt note thật nhanh trên một dây khác. Và còn kinh khủng hơn khi violinist phải chơi 02 quãng tám cùng một lúc. Các tiêu chuẩn về dynamic và details mà nó đòi hỏi quá lớn với hầu hết các hệ thống âm thanh hi-end. Có thể nói, trong những nghệ sỹ violin có thu âm bản sonata ma quỷ này, không ai có thể vượt qua được chị Mutter. Vì sự khác biệt quá lớn nên bác có thể nhận ra ngay cả trên những bản lossy như Youtube với tai nghe điện thoại. Và dĩ nhiên, hệ thống càng ngon thì số lượng lông tóc chúng ta dựng đứng lên khi nghe càng nhiều.
Gửi bạn True HD: -"Vân vân và mây mây ... lôi ra nói chắc cả năm không hết. Đến đây chắc câu hỏi "cùng bản nhạc nhưng 2 giàn nhạc/ nhạc trưởng biểu diễn khác nhau.." cũng hòm hòm nhỉ !!" Cái này hay quá, giải quyết được vấn đề suy nghĩ lâu nay. -"Phần này bác diễn đạt hơi khó hiểu với một chủ đề quá rộng nên em cắt riêng sang đây" Thật ra văn nói thì có thể diễn đạt nhiều lần qua lại để rõ hơn nữa, hi mà có gặp được không để nói(chắc sẽ pm riêng thôi) Mình đang đọc từ từ bài viết của bạn và trao đổi thêm chỗ nào chưa biết. Cảm ơn
Đề tài này cũng tốn nhiều giấy mực lắm đó. Tra từ điển Tiếng Việt => Tiếng Việt không biết có hay không ... nhưng em hiểu như thế này Âm Nhạc => Là tiếng ồn phát ra từ nhạc cụ Âm Thanh => Là tiếng ồn phát ra từ thanh quản P/S: Cuối tuần hài hước 1 chút cho cuộc sống thêm ý nghĩa.
Trước tiên phải cảm ơn bạn vì sự chia sẽ các ý kiến, đọc thấy vui bổ ích làm cảm hứng sự nghe nó sướng hơn. Xin trao đổi vài ý lan man đời thường chút cho nhẹ câu chuyện(giờ sẽ xuống dòng khi qua ý): - Về video Beethoven Symphony 5 và liên quan khác: .coi video càng thấy rõ hơn việc sáng tác nó là như nào, pop-rock-jazz gì căn bản cũng vậy nhưng ở đây lên một cấp độ khác từ số nhạc cụ, từ thời gian, rồi lo hòa âm phối khí luôn…lo hết tất tần tật, nói chung là nhạc trưởng nhạc công chỉ chơi thôi. Viết được là tài rồi nhưng nghe hay thì là thiên tài. .nguyên tác thì không có viết cho piano, nhưng trong quá trình nghe mới biết là có cả bản piano do Liszt viết(tên bài vẫn giữ nguyên), sâu quá thì không biết để bàn nhưng vẫn chưa hiểu lắm việc các nhà soạn nhạc nổi tiếng lại viết lại tác phẩm của nhau mà vẫn được nghe và thừa nhận. .biểu diễn symphony hay concerto hay đồng ca mới thấy cần nhạc trưởng, động tác dùng tay-đũa nhạc nó thế nào có phải để diễn tả phần nhạc lí của bản nhạc không, điệu bộ ra hiệu là thế nào mà các nhạc công luôn phải nhìn theo. .có lẽ nhạc trưởng thẩm âm tốt nhất và nhạc lí giỏi nhất(nói vui sao chưa nghe hãng âm thanh nào giới thiệu là sản phẩm của tôi đã được Karajan hay… sử dụng). Nhà soạn nhạc thì quy định nhạc cụ sử dụng trong bản nhạc, nhưng số lượng có phải lại do tùy nhạc trưởng chọn nên quy mô của từng giàn nhạc giao hưởng phụ thuộc vào khán phòng nhà hát đó, hay giàn nhạc nổi tiếng cũng có khía cạnh là nhiều nhạc công. .việc gọi tên tác phẩm là phức tạp hơn dòng nhạc khác, dùng nhiều kiểu chữ Op-No-K-Ms-S-Rv-Wo0-D… có kèm theo số, một cặp 2 chữ thường là No&Op thậm chí thấy 3 cặp chữ luôn, trước các nhà soạn nhạc chắc không có thư kí nên việc đánh số thống kê là của đời sau và mỗi nơi có một cách. Không để ý kĩ có khi mua trùng tác phẩm và lập danh mục khá mệt. -Về ý “…nhạc công/nhạc trưởng có trình độ nghe nhạc…” và clip quảng cáo của MBL: .sáng tác hay biểu diễn gì thì cũng là hướng tới khán giả, họ chắc cũng mong có sự thừa nhận từ “người trần mắt thịt”, sáng tác không ai biểu diễn thì bỏ nghề, biểu diễn không ai nghe thì bán đàn. Nên việc nhạc lí hay kĩ năng biểu diễn họ phải hướng tới nhất nghệ tinh, tới giờ thì hiểu thêm là không nên nói chuyện với giới nghệ sỹ về nhạc lí về âm thanh, nhưng có quyền là nói thích - nói hay từ cảm nhận khi nghe và đây có lẽ là điểm gặp gỡ của hai giới. .sưu tầm được clip hay quá, nhưng xong phải hít thở chút vì cái dàn mình nó nó nó … quá.
Đây là vấn đề của 2 quan điểm triết học trái ngược nhau trong âm nhạc : Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh ... câu truyện quá dài và cần đưa thành Topic riêng nếu bác đủ sức khoẻ để theo !! Nhân tiện liên quan đến Lizst, ông ấy được coi là nghệ sỹ piano vỹ đại nhất lịch sử. Không chỉ sáng tác ra rất nhiều kỹ thuật chơi piano mà còn góp phần cải tiến cây đàn piano ..để nó đáp ứng được kỹ thuật của ông ấy. Với vai trò của pianist, Lizst có tất cả mọi thứ mà một nghệ sỹ có thể mơ ước. Tức là phần "vị nhân sinh" của ổng không còn gì để nói tiếp. Tuy nhiên, càng về cuối đời, Liszt càng nhức nhối vì phần "vị nghệ thuật". Bản thân ổng hiểu rằng, ánh hào quang của một pianist sẽ nhanh chóng tắt đi ko lâu sau khi ông ấy mất, chỉ có âm nhạc "vị nghệ thuật" mới có thể trường tồn cùng thời gian. Ổng sáng tác rất nhiều, chuyển soạn các tác phẩm nổi tiếng sang piano cũng rất nhiều... và chỉ đến khi Liszt viết Faust Symphony thì thế giới âm nhạc mới chính thức ghi tên ông ấy trên "đại lộ danh vọng" trong tâm trí của giới mộ điệu để trở thành bất tử. Đó cũng mới là bề nổi của classical thôi bác. Một trong những điểm khác biệt khiến classical đứng sừng sững cả nghìn năm vì cấu trúc phức tạp của nó. Nó ko phải gian nhà cấp 4 dùng một lần mà thường là các công trình vĩnh cửu mang tính biểu tượng của một "vùng đất". Với pop-rock-jazz.. chỉ cần 1 chủ đề là đủ, mà có khi ko cần chủ để, cần vài hợp âm "dễ nghe" là xong. Trong classical, lấy ví dụ thể loại đơn giản nhất như sonata đi. Tối thiểu phải có 2 chủ đề âm nhạc và theo sau là hàng loạt các biến thể (A-B-A', A-A'-B-A-A''....) để dựng lên một khối kiến trúc hoàn chỉnh trong tâm trí người nghe. Nghệ sỹ/ nhạc trưởng khác nhau có thể chọn màu sơn khác nhau, vật liệu hoàn thiện khác nhau ... trên cùng một bộ khung beton cốt thép cố định đã được kỹ sư thiết kế - nhà soạn nhạc phê chuẩn. Liszt là thiên tài, ông ấy có thể chuyển soạn mọi thứ sang piano. Còn chuyện "hoàn thiện khối kiến trúc" âm nhạc thì em đã nói ở trên. Có những vùng đất thích kiến trúc tối giản, có những vùng đất thích kiến trúc hoa mỹ ...vv... và mây mây... nên rất nhiều trường hợp, bản chuyển soạn còn được đánh giá cao hơn cả tác phẩm gốc cơ !! Phần vất vả nhất diễn ra lúc tập luyện cơ bác ơi. Khi đó, nhạc trưởng phải đưa ra ý tưởng diễn giải của mình cho các nhạc công, đoạn nào thì chơi thế nào, bè nào chơi cao, bè nào thấp... và quy ước ký hiệu với nhau. Dĩ nhiên, cách vẩy đũa của nhạc trưởng sẽ phải theo các mô hình cố định theo từng tiết điệu (ví dụ nhịp 2-4 thì sẽ vung ra sao ..?), bác có thể tìm GG (em lười nhớ vì chẳng ích gì) Nhạc trưởng không hẳn là thẩm âm tốt nhất mà họ quen với việc phân lập các thành phần/ bè trong giàn nhạc. Khi hệ thống âm thanh mất cân đối, cân bằng..họ sẽ nhận ra ngay (trừ phi bản nhạc ghi lỗi hoặc trình tấu quá tệ). Cậu truyện "bẻ đũa" bên trên là một ví dụ vui. Các hệ thống "nịnh tai", dùng equalizer chỉnh hình chữ V ngược/ xuôi... thế nào cũng làm trội một dải tần số nào đó và nó sẽ ko qua mắt được nhạc trưởng có nghề. Vấn đề này của bác còn liên quan đến một chủ đề tranh cãi lớn nhất của lịch sử âm nhạc classical : Âm nhạc thuần tuý và Âm nhạc chương trình
Bàn thêm chút về chủ đề có liên quan đến VNAV nhất là "nhạc trưởng và thẩm âm". Nhạc trưởng đương nhiên phải có tai thẩm âm xịn xò nhưng trên hết phải là tai thẩm nhạc. Nói đến tai thẩm âm kinh nhất phải là các thợ chế tạo nhạc cụ, sau đó đến thợ chỉnh nhạc cụ. Những người này có thể chỉ cần nghe cái là đọc tên tuổi, xuất xứ...của nhạc cụ luôn. Khác với nhạc trưởng giỏi là chỉ cần nghe cái là biết ai chơi sai note, lệch tone giữa dàn nhạc hơn trăm nhạc công. Thông thường, ghi âm nhạc Pop rock.., vì ít nhạc cụ, chủ đề đơn giản ... nên là ghi âm riêng lẻ từng nhạc cụ (track) rồi trộn lại (mix), căn chỉnh .... Ghi âm nhạc classical phải ghi trực tiếp và liên tục. Vì đc mix lại nên các kỹ sư âm thanh hay có xu hướng đưa tiếng bass (trống), giọng ca vào giữa rồi chỉnh cân bằng cho âm lượng phần còn lại. Cái này thì ai cũng nghe ra. Classical thì ko chỉnh đc như vậy, hơn nữa có rất nhiều nhạc cụ bass (trống drums, trống tipani, contrabass, kèn Tuba...) nên tai nhạc trưởng sẽ thẩm định chính xác việc hệ thống âm thanh xây dựng âm trường, âm hình có chuẩn không. À ! Giờ em mới để ý, bác nói đến Karajan, phiên bản chuyển soạn của Liszt... chứng tỏ bác là dân nghe nhạc classical gạo cội rồi. Chắc phải 5x trở lên hoặc đã từng học nhạc chính quy. Lúc nào rảnh bác chia sẻ kho nhạc ưa thích nhé. Em cũng thích Karajan nhưng các bản ghi âm của ông ấy cũ quá, công nghệ kém...thành ra em giữ mỗi bộ Beethoven Symphonies và các tác phẩm ghi âm với Annie-Sophie Mutter.