Âm nhạc thường gắn liền với hội hoạ và một thứ nữa khó có thể thiếu được khi ta thưởng thức âm nhạc hay hội hoạ. Đó là nghệ thuật thưởng thức wine. Không có gì thích hơn khi ta nghe một bản nhạc hay và có một ly rượu vang ngon trên tay.... Vang thì có nhiều loại và có khoảng hơn 10.000 tên trên khắp thế gới.Giá cũng vô cùng.....cùng một chủng loại nho...cùng vùng trồng...cùng năm trồng nhưng giá khác biệt từ vài $ cho tới vài nghìn $ cho 1 chai của những nhà sx khac nhau ví dụ tại Pháp. Em muốn mời các bác cùng tán để làm sao ta thưởng thức rượu vang cho đúng và chọn được loại ngon,cái mà trên thế giới đã từ lâu cũng bàn tán chuyên sâu như hiend.
Em lấy một ví dụ...cùng vùng trồng tại Bordeaux...cùng năm 1982..và cùng loại nho dùng để sx rượu là Cabernet Sauvignon và Merlot thì chai vang đỏ Chateau Lafite Rothschild 1982 giá hơn 3300 Euro http://cgi.ebay.de/1982-Chateau-Lafite- ... 2a0cf9511b còn chai vang đỏ Chateau Maillard Graves 1982 thì chỉ có 5,5 Euro. http://cgi.ebay.de/Wein-Rotwein-Chateau ... 45f7fdb2f9
mua để uống bác àh...vì giá nó cũng chỉ lên thế là cao rồi. Còn mua đầu tư là những loại vang tốt thời bây giờ như năm 2008,2009 là tốt giá khoảng 200-300 $ 1 chai.Để qua khoảng 15 năm sau khi vang đã phát triển tốt và chín thì giá sẽ lên rất cao. À em quên mất không nói thêm 1 tí.Rượu vang là loại duy nhất là rượu sống.Vậy nên để nó phát triển và chín muồi thì uống mới thật ngon.Nhưng không phải loại vang nào cũng để lâu đươc... Còn các loại rượu đã qua chiết xuất như Wisky,Conage....thì là rượu chết...không phát triển được.....nên 1 chai Wisky 12 năm mua hôm nay nhưng 10 năm nữa mới uống thì nó chỉ vẫn có chất lượng của 12 năm thôi.
Các bác có đi du lịch Nha Trang thì ghé 74 Hùng Vương thưởng thức rượu vang nhé. Thằng bạn thân của em mới mở nhà hàng này. Quản lý ở đây là 1 việt kiều Pháp cực kỳ sành vang. Nói chuyện với anh ta về vang cũng thú vị lắm
Em bán wein mặc dù chẳng hiểu gì về wein . Được cái bán wein ko sợ lỗ , hihi hàng tồn cứ sau 1 năm em lại tăng giá
.. Bac Meli oi ! Bac qua Uc choi di em , dich thân dua bac di noi trong nho va lam ruou o Uc , Ruoc vang Uc khá ngon đấy bác . http://www.penfolds.com.au/brand_penfolds/index.htm
Em nhặt được đoạn này thấy khá tổng quát Nguoithanglong's Blog Rượu Vang Pháp – Tinh tế là sành điệu Posted in Paris & France, Văn hóa & Tri Thức by NguoiThangLong on Tháng Tám 17, 2007 (13/10/04 4:25 pm) “Pour les vins de France!” Người Việt mình biết đến rượu vang từ khi nào? NTL chưa biết câu trả lời chính xác nhưng với nền văn hoá lúa nước của Việt nam thì chất men cay của chúng ta gần với “Vodka” hơn là với rượu vang. Có lẽ sự xuất hiện của rượu vang ở Việt nam cùng thời với sự xuất hiện của các lái buôn phương Tây, nhất là người Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha. Có thể rượu vang có mặt tại Việt nam, dù ít người biết đến, vào khoảng thế kỷ 16-17 (?) Theo dòng lịch sử, cùng với sự chiếm đóng của người Pháp thì rượu vang đã thật sự đi vào thị trường Việt nam bằng những ông “Ký Rượu” nổi tiếng một thời. Thế nhưng với đại đa số người Việt thời bấy giờ thì uống rượu vang là một điều xa lạ, tầng lớp bình dân vẫn thấy men của anh “Cuốc lủi” đậm đà và quyến rũ hơn rất nhiều. Như thế ở Việt Nam người ta bắt đầu uống rượu vang nhiều hơn từ đầu thế kỷ 19. Gần hai thế kỷ sau người Việt mình lại quay trở lại với rượu vang, bằng chứng là các đại lý độc quyền của Bordeaux xuất hiện cả trong Nam và ngoài Bắc. Đó chính là sự đa dạng trong văn hoá hay nói một cách khác là sự giao lưu văn hoá rất cần thiết để tự làm cho nền văn hoá của mình phong phú hơn. Cũng giống như với những loại rượu khác, rượu vang Pháp đòi hỏi một sự hiểu biết nhất định về rượu và cách thưởng thức nó nhưng đặc biệt rượu vang lại cần một sự tinh tế thật sự để có thể tận hưởng được đến tận cùng thứ đồ uống của các thiên thần này. NTL xin được bắt đầu từ bài viết này, trao đổi với các bạn những hiểu biết và kinh nghiệm của riêng cá nhân mình về rượu vang của Pháp. Để tìm hiểu về một nền văn hoá thì NTL ưa thích tìm hiểu ngay qua nghệ thuật ẩm thực của họ. Các cụ nhà ta đã chẳng nói “Có thực mới vực được đạo” là gì. Nói đến rượu vang thì người Việt mình hay liên tưởng ngay đến một thứ rượu chát, mầu đỏ và tên gọi chung của rượu vang Pháp được biết đến ở Việt nam chỉ đơn giản là “Bordeaux”. Như thế ta thường đánh đổ đồng “Vin” với “Rượu” một cách tự nhiên và không quan tâm đến cách thưởng thức nó như thế nào cho đúng. NTL xin mở ngoặc ở đây một chút: đã nói về gu, sở thích cá nhân thì không có tiêu chuẩn nào hết cả, giả dụ như người Mỹ thích uống rượu vang đỏ để trong tủ lạnh, người Đài Loan thích pha thêm sô-đa với rượu vang, đôi khi ta cũng gặp những trường hợp cho đá vào “Vin” uống như….Coke vậy! Trong giới hạn của bài viết này NTL chỉ tìm cách giới thiệu với các bạn cách đúng nhất mà người Pháp sành rượu vẫn hay dùng để uống “Vin” mà thôi. Như là để tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho mỗi cá nhân. Ẩm thức không thể mang tính áp đặt. Quay trở về với anh “Bordeaux”, sự hình dung của người mình về rượu vang Pháp quả là hạn chế vì bên cạnh anh chàng được mệnh danh là “Thủ đô rượu vang” này ra thì nước Pháp còn có rất nhiều vùng trồng nho và làm rượu vang nổi tiếng khác như Alsace, Champagne, Jura và Savoie, Bourgogne, Côtes du Rhône, Provence và Corse, Tây Languedoc và Roussillon, Đông Languedoc, vùng Tây-Nam, Pyrénées, Médoc và Graves, Entre Deux-Mers, Loire. Chi cần như thế thôi ta cũng đủ để hình dung về sự đa dạng và phong phú của rượu vang Pháp. Có lẽ bạn sẽ tự hỏi rằng thế rượu vang có từ bao giờ nhỉ? và nó bắt nguồn từ đâu? Theo các nhà sử học và như những gì được đọc thấy trên thư tịch cổ (Epopée de Gilgamesh) 3000 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, được tìm thấy hồi cuối thế kỷ XIX bên sông Tigre (địa giới của Irak hiện tại), thì người mang tên Gilgamesh đã nghiên cứu tìm cách hướng tới trường sinh bất tử bằng cách trồng nho và làm rượu. Đi ngược dòng lịch sử ta có thể tìm thấy sự có mặt của rượu vang trong rất nhiều tư liệu cổ. Rượu vang, trong tiếng Hy-lạp là “Oinos”, trong tiếng La-tinh là “Vinum”, đã xuất hiện trong bộ sử thi huyền thoại “Illiade và Odyssée” của Homère cũng như trong các phương pháp chữa bệnh hồi thế kỷ thứ IV trước Công nguyên (của Hippocrate) và thế kỷ thứ I (của Galien). Như thế 2000 năm đã trôi qua và rượu vang vẫn không ngừng phát triển, tự hoàn thiện và lan rộng trên toàn thế giới. Với người Pháp thì rượu vang không chỉ đơn thuần là một thứ không thể thiếu được trên bàn ăn như chiếc bánh mỳ vậy mà nó còn là một di sản về ẩm thực của văn hóa dân tộc. Nếu bạn bớt chút thời gian ghé lại thăm các bảo tàng về hội họa của Pháp sẽ thấy rượu vang xuất hiện trên bàn ăn của người nông dân từ những thế kỷ trước. Điều này lại không hoàn toàn chính xác vì rượu vang hồi đó được trồng trên núi cao hay các vùng xa mà phương tiện vận chuyển lại kém nên giá thành rất đắt. Thường thì chỉ có các lãnh chúa hoặc nhà giầu mới có thể uống rượu vang đều đặn trong các bữa ăn mà thôi. Sự phát triển của rượu vang gắn liền với sự phát triển của hệ thống đường sắt hồi nửa cuối thế kỷ XIX. Chính phương tiện chuyên chở này đã làm hạ giá thành rượu vang, đưa nó đi xa hơn để trở thành một thứ đồ uống thông dụng của người Pháp. Câu chuyện mới vừa chỉ bắt đầu. Trước khi đi sâu hơn vào những chi tiết kỹ thuật hay sự tinh tuý trong thưởng thức rượu vang thiết nghĩ cũng nên xác định với nhau thế nào ra rượu Vang. Theo tiêu chuẩn của châu Âu thì “Vin” là một sản phẩm có được duy nhất bằng cách làm lên men rượu, một phần hay toàn bộ, từ nho (nguyên quả hay đã được nghiền nát) hoặc từ phần thịt của quả nho. Như thế với định nghĩa này nó đã loại ra khỏi khái niệm rượu Vang tất cả các sản phẩm lên men từ bất kỳ loại hoa quả khác. Thêm nữa để có thể được gọi là “Vin” thì rượu cần có tối thiểu là 8,5% lượng cồn trong nó. Nếu xét đơn thuần về mặt hoá học thì có đến hơn 600 tố chất trong rượu vang. Nước chiếm một tỉ lệ lớn trong rượu vang, thường là khoảng 80-90%. Khi ta nói một loại rượu vang 12° thì có nghĩa là lượng cồn chiếm 12%, còn lại là 88% nước. Vậy thì cồn trong rượu vang là loại nào? Đó chính là “Alcool éthylique” hoặc “éthanol” mà chúng là sản phẩm của quá trình lên men từ đường tự nhiên trong quả nho bởi men. Tuy nhiên các me n không thể làm chuyển hoá hết được 100% lượng đường tự nhiên thành rượu được, chính vì thế mà trong rượu vang luôn có một lượng đường nhỏ. Căn cứ vào yếu tố này mà ta xếp loại rượu vang “Sec” khi nó không có vị ngọt hay nói một cách khác là nó chỉ chứa 2g đường/lít. Còn rượu vang “liquoreux” chứa đến tận 40g đường/lít. Được xếp vào hàng rượu nên rượu vang có cả những mặt có lợi và mặt có hại của nó đối với sức khỏe của con người. Nếu như chúng ta đã từng nghe nói tới thuật ngữ “French paradox” thì chính nó là kết quả của sự nghiên cứu vào khoảng năm 1980 của “Multinational monitoring of trends and determinants of cardiovascular diseases”, họ nhận thấy rằng với cùng một lượng “cholestérole” trong máu thì những người Nam Âu có ít bệnh về tim mạch hơn so với người Bắc Âu. Trường hợp cụ thể lại tại vùng Tây-Nam nước Pháp, trong khi các đồ ăn có rất nhiều chất béo thì người dân lại ít bị bệnh tim mạch. Lý do giải thích là có thể của họ được bảo vệ bởi chất “tanin” có trong rượu vang. Tuy nhiên bên cạnh đó thì việc uống rượu vang quá nhiều lại dẫn tới những tác động xấu cho nội tạng cơ thể, ảnh hưởng tới hành vi ứng xử văn minh của con người. Luật đường bộ tại Pháp cấm người lái xe có trong mình lượng cồn lớn hơn 0,5g/lít máu. Một cốc rượu vang 12,5° chứa 10g cồn như thế nếu ta uống 2 cốc thì lượng cồn trong cơ thể đã vượt quá mức quy định cho phép. Người Pháp thường có một câu cảnh báo đề rõ ràng ngay bên dưới mỗi tấm biển quảng cáo rượu vang “Consommer avec modération” – Hãy uống rượu có điều độ! Trong quá trình tìm hiểu về lịch sử và văn hoá của nhân loại ta luôn gặp những điều bất ngờ thú vị. Nếu như hiện tại cây nho có quả dùng để làm rượu nổi tiếng nhất tại châu Âu thì nguồn gốc xa xưa của chúng lại có từ các nước vùng “Transcaucasie” và “Asie – Mineure”. Chính các cuộc du hành thời xa xưa đã đem giống nho tới trồng tại Ai-cập và Hy-lạp rồi sau đó là khắp đế chế La Mã. Cũng như thế trong suốt ba thế kỷ từ XV tới XVIII cây nho đã nhập cư vào lục địa châu Mỹ. Tuy rượu nho rất nổi tiếng nhưng sự phân loại các chủng loại nho lại chỉ mới được làm một cách thật sự khoa học vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI nhờ vào công nghệ ADN trong sinh học. Hiện tại trên thế giới ta rất ít khi tìm thấy một loại nho thuần chủng, trừ loại trồng ở Chili, mà đa phần chúng là các loại nho ghép. Lý do của việc ghép cây này là để chống lại sâu bệnh. Thường thì người ta ghép những cành nho loại tốt trên những thân cây của loại có khả năng chống sâu bệnh cao. Chính việc lai tạo giống này đã làm nên những chủng loại nho rất nổi tiếng như “Chardonnay” dùng để làm rượu vang trắng. Cánh đồng nho vùng Alsace (ảnh sưu tầm trên mạng) Chúng mình sẽ quay trở lại những vấn đề mang tính “kỹ thuật” này sau nhé. Bây giờ NTL muốn cùng các bạn xem xét trực tiếp một chai rượu vang và cách đọc thông tin trên nhãn rượu. Cái điều đơn giản này mà quan trọng ra phết, ít ra thì khi đi mua rượu vang ở chợ Hàng Da các bạn sẽ không còn để chủ cửa hàng muốn nói gì thì mặc sức nữa nhỉ. Tiếng Pháp gọi nhãn rượu là “Etiquette”, như thế trên một chai rượu vang thường có 2 chiếc nhãn: 1 chiếc nhãn rượu chính ở phía trước và một chiếc nhãn rượu phụ “Contre-étiquette” thường dán ở phía sau chai rượu. Tuy nhiên trong lịch sử thì rượu vang chưa có nhãn giống như ngày nay, nó được in ấn rất thô sơ và thậm chí còn không có cả năm sản xuất rượu nữa. Bạn đừng quá ngạc nhiên nhé, khái niệm “millésime » là hoàn toàn mới gần đây thôi. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX xuất hiện kiểu nhãn rượu vang có trang trí và nó nhanh trong trở thanh trào lưu được tất cả áp dụng. Mục đích của nhãn rượu là để cung cấp các thông tin chính xác cho mục đích thương mại nhưng bên cạnh đó thì một chiếc nhãn đẹp cũng sẽ thu hút được khách hang nhiều hơn. Trên nhãn rượu có những thông tin thuộc loại bắt buộc và những thông tin khác tùy theo người sản xuất. Tất cả các nhãn rượu vang lưu hành trên thị trường đều được Phòng chống hàng giả của Pháp kiểm soát chặt chẽ. Ta cũng cần biết rằng ở châu Âu người ta xếp rượu vang thành 2 chủng loại: - Les vins de table - Les vins de Qualité Produits dans des Régions Déterminées (VQPRD) Trong khi đó nước Pháp chia thành 4 chủng loại khác nhau từ thấp đến cao (hay nói một cách khác là trong mỗi chủng loại châu Âu còn có hai chủng loại nhỏ nữa) : - Les vins de table - Les vins de pays - Les Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS) - Les Vins d’Appellation d’Origine Contrôlée (AOC) Loại thứ nhất : « Vin de table » là loại rượu vang trên nhãn không có xác nhận rượu được làm ra từ một vùng đất nhất định với một loại nho « cepages » xác định, cũng không có « cépages » nào bị cấm dùng trong khi làm rượu cả, đồng thời cũng không có « Milésime ». Chú thích : 1 : Hình minh họa 2 : Thương hiệu 3 : Thông tin thêm không có giá trị pháp lý 4 : Loại rượu « Vin de table » (thông tin bắt buộc) 5 : Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc) 6: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc) 7: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc) Loại thứ hai: « Vin de pays » là một loại « Vin de table » mà trên nhãn rượu có ghi rõ vùng làm rượu. Loại rượu vang này có thể có “Milésime” nhưng nó phải tuân thủ theo rất nhiều điều kiện khắt khe mà ta sẽ nói tới khi có dịp. “Vin du pays” có nhiều gu rượu khác nhau, chia thành các loại: « des appellations régionales, des appellations départementales, des appellations locales ». Chú thích : 1 : Milésime 2 : Hình min h họa 3 : Thông tin về loại nho « cépages » duy nhất dùng làm rượu 4 : Loại rượu « Vin de pays » và vùng làm rượu (thông tin bắt buộc) 5 : Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc) 6: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc) 7: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc) Loại thứ ba: «Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS) » được xếp hạng từ năm 1949 bởi INAO ( Institut National des Appellations d’Origine), nó cho phép tiếp nhận các loại rượu vang có chất lượng cao mà không nhất thiết phải nằm trong hạng A.O.C. Để có thể đứng vào hàng AO-VDQS thì rượu vang làm ra phải tuân theo các quy định về vùng làm rượu, loại nho; phương pháp trồng nho, phương pháp làm rượu, sản lượng tính trên hectare, độ lên men tối thiểu của rượu. Cuối cùng là phải được nếm thử. Chú thích: 1: Hình minh họa 2: Milésime 3: Vùng trồng nho 4: Thông tin về VDQS (thông tin bắt buộc) 5: Tem bảo hiểm cùng số kiểm soát (thông tin bắt buộc) 6: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc) 7: Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc) 8: Thông tin bắt buộc phải có để dùng cho xuất khẩu 9: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc) Loại thứ tư: « Vins d’Appellation d’Origine Contrôlée (AOC) » tiêu chuẩn cao nhất của rượu vang Pháp này được xác lập vào năm 1935 và đến năm 1947 thì INAO chính thức kiểm soát A.O.C. Bắt buộc phải tuân thủ theo các điều kiện vô cùng khắt khe và sau đó còn bị kiểm tra một lần nữa trước khi đưa ra bán trên thị trường. Các loại rượu vang A.O.C thật sự là đỉnh cao của nghệ thuật làm rượu của nước Pháp. Trên nhãn rượu bạn cần lưu ý phân biệt các thông tin sau đây: A.O.C, Milésime, Premier Cru, Réserve, Cuvée, Grand Vin… Tất cả các loại rượu A.O.C đều có chữ “d’Appellation Contrôlée” trừ loại nhãn của rượu Champagne. Trên đây là các thông tin mà bạn có thể thấy trên chiếc nhãn rượu chính ở phía trước, còn chiếc nhãn phụ ở phía sau lại thường là nơi nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin cho bạn cùng những lời khuyên bổ ích khi thưởng thức rượu. Một dạng quảng cáo tế nhị mà thú vị. Còn một dấu hiệu nữa để bạn có thể phân biệt nhanh chóng loại rượu vang đó là nhìn vào chiếc tem tròn dán ở trên đỉnh nút chai, tiếng Pháp gọi là “Capsule-congé”. Nó chính là một loại tem thuế quan dùng trong kiểm soát vận chuyển rượu. Với các loại “Vin de table” thì tem mầu xanh da trời, với các loại A.O.C thì là mầu xanh lá cây, còn các loại rượu vang nước ngoài thì có mầu đen. Để có thể biết chính xác là minh đã mua loại rượu vang tốt thì bạn có thể kiểm tra chữ dập chìm trên nút chai, thông thường nó có tên của “Propriété” và năm Milésime. (Các hình minh họa và chú thích lấy từ site: http://perso.wanadoo.fr/etiqvin/grp1/l‘etique.htm) Như đã nói chuyện với các bạn trong bài trước thì bằng cách nhìn mầu của tem trên nút chai rượu bạn có thể nhanh chóng phân biệt đẳng cấp của rượu vang Pháp. Dưới đây là các hình ảnh (rất tiếc trong hầm rượu nhà mình chẳng có chai “Vin de table” nào cả) Capsule-congé của Vin A.O.C có mầu xanh lá cây như thế này. Ảnh chụp nút chai “Vin blanc” Riesling của vùng Alsace và chai Vin Jaune của Jura. Đây là chai Porto, không phải rượu vang nhưng cái tem mầu đen này được dùng cho tất cả các loại rượu ngoại nhập vào Pháp. Nút chai li-e có in hình lâu đài và tên của nó. Cổ chai rượu vang Cuối cùng là màu vàng của rượu vang Jura. Các thông tin kỹ thuật trong chuyên mục này được tham khảo từ các sách: - Les vins de France, tác giả D. Madevon, P. Madevon, C. Peyroutet, NXB Nathan 2001 - Le vin en 80 questions, tác giả Pierre Casamayor, NXB Hachette 2004 cùng nhiều tài liệu khác. Copyright © NguoiThangLong. All Rights Reserved
Em bổ sung thêm một số điều tóm lược về rượu vang của Pháp: 1. Phần lớn rượu vang Pháp đều được đặt tên theo nới xuất xứ của nó tức vùng làm nho. Khi nói đến rượu Pháp thì địa điểm sản xuất là điều quan trọng nhất. Nếu là rượu AOC thì tên loại nho dùng để làm thành chai rượu đó không được phép nêu ra trừ AOC Alsace. 2. Vang Pháp được xếp hạng dựa trên một hệ thống giai cấp cao thấp khác nhau tùy theo nơi sản xuất ra nó. Ranh giới của vùng sản xuất càng thu hẹp bao nhiêu, rượu càng cao cấp bấy nhiêu. 3. Chai rượu có cấp bậc cao --> giá đắt nhưng chưa chắc đã ngon hơn chai rượu ở cấp dưới rẻ hơn. Cấp bậc cao chỉ có nghĩa là chai rượu đó theo đúng lẽ và đúng chuẩn thì phải rất ngon. 4. Cấp bậc hay thứ hạng chai rượu luôn được nêu rõ trên nhãn hiệu, thường là bằng hàng chữ nhỏ ngay phía dưới tên chai rượu.
có lần em được mời đi tiệc ở Nhà hàng Con Sò- NKKN, tiệc đó em nhớ cả bàn dùng 2 chai vang trắng giá khoảng $500/ chai rất ngon, có thể nói đó là lần em uống vang thấy ngon nhất. tiếc là em không có dịp nhìn kỹ do ngại vì có người rót rượu riêng và để chai rượu ấy vào xô đá phía xa nơi bên kia đầu bàn. nên đến giờ em vẫn không biết đó là vang hiệu gì. em chỉ biết ông chủ nhà hàng là bạn của người mời tiệc và anh chủ muốn giới thiệu 1 loại rượu vang mà anh ấy cho là rất tuyệt. các bác giới thiệu giúp em vài chai vang trắng loại ngon tầm giá trên nhé.
Lúc trước em nhớ có 1 bảng phân chia độ tốt của nho qua các năm và mùa của mỗi năm, VD năm 2006 mùa hè thì ngon hơn 2005 mùa abc gì đó. Có bác nào có không nhỉ?
Nếu hiểu theo $ = USD thì với giá này thì vô tư bác sĩ ơi. Những chai Dom Perignon hay Krug chỉ chừng nửa giá đó thôi. Ý em nếu vang trắng em sẽ chọn champagne vintage cho đã :mrgreen:
Có nhiều thang điểm khác nhau.Nhưng nói chung kết quả cũng như nhau. Đây là một bảng tính điểm cho các năm của các vùng trồng nho khác nhau tại Pháp. Thang điểm cao nhất là 20. Có những năm trong cùng 1 năm nói chung cả Pháp tốt,nhưng cũng nhiều năm chất lượng nho các vùng khác nhau tại Pháp cũng khác nhau nhiều....rất nên lưu ý chỗ này các bác à...để tránh phải trả tiền không cần thiết cho chai rượu của năm tốt nhưng đươc sx từ vùng nho không tốt trong cùng nước Pháp....... http://www.mio-gmbh.de/uploads/media/We ... ich_01.pdf 19/20 Năm xuất sắc 17/18 Năm tốt 15/16 Năm tạm ổn 13/14 Năm trung bình 11/12 Năm kém Nếu bác có quan tâm những vùng khác trên thế giới thì em sẽ cung cấp thêm.
Em công nhận là Úc làm rượu vang không những ngon mà giá cả hợp lý. Đây là trên tinh thần em so sánh với Roschild của Pháp và 1 số nhãng hiệu có tiếng từ Napa Valley của Mẽo. Từ ngày em được thưởng thức 1 số chai Vintage của của Úc với giá phân nửa hoặc 1/3 rượu Pháp và rượu Mẽo thì em đã ít khi uống rượu Pháp còn rượu Mẽo thì đôi khi mua được rẻ thì em cũng vẫn mua về uống nếu nó ngon ...
Đã từng có 2 cuộc thi nổi tiếng trên thế giới về "rượu Pháp vs rượu Mỹ" được tổ chức ở 2 nơi khác nhau và 2 thời điểm khá xa nhau và đương nhiên là tét mù. Quy tựu những tay thử rượu khét tiếng cả 2 phía và các nhãn hiệu cũng thuộc nổi tiếng nhất của Pháp đấu với 1 số hãng nổi tiếng của Mỹ ---> Cả 2 kỳ thì Mẽo đều gác đẹp và từ đó rượu Pháp hết ca là vô địch thiên hạ và rượu Mẽo trở nên nổi tiếng thế giới. Vào thập kỷ 60 giữa Pháp và Ý đã từng cạnh tranh về rượu 1 cách khốc liệt kéo đến gần như xảy ra chiến tranh võ trang ở biên giới 2 nước. Với suy nghĩ cá nhân em trừ khi chính quốc đó làm rượu quá tệ hoặc quá nhiều rượu giả thì hãy nên kiếm rượu nước khác về uống trừ khi là tò mò muốn hiểu thêm về rượu người ta. Còn không thì uống rượu nước nhà vì rượu và đồ ăn nó luôn đi liền với nhau. Em mà ở Úc hay ở Mẽo hay ở Ý hay ở Tây Ban Nha hoặc Hy lạp ngay cả Chí lợi thì khó khi nào em đi mua rượu PHáp thật khủng về uống mà thay vào đó mua rượu trong nước về uống vừa rẻ hơn và có thể vừa ngon hơn. Tương tự uống rượu Tây hay Mẽo mà ăn với bún bò VN thì cho dù chai rượu Tây hay Mẽo đó có mắc khủng như thế nào cũng chưa chắc là đã ngon bằng ly nước chè lá tươi nấu với chút ít gừng Đương nhiên thì ăn uống thì mỗi người mỗi gu nhưng đi đá gà về rượu ở các cuộc thi thế giới là có ban tổ chức và BGK đàng hoàng và hầu hết là tét-mù nên kết quả cũng được nhiều người chấp nhận 1 cách chính xác tương đối ...
Cảm ơn bác Meli. Em vừa uống loại vang mà Vang Đà Lạt liên doanh với Pháp sản xuất. Em mua ở trạm nghỉ Tâm Châu vì vẫn chưa thấy bán ở các siêu thị trong Nam. Mùi vị không tệ đâu các bác dùng thử xem. Còn cuộc thi bác Onecent nêu ra là như thế này: http://en.wikipedia.org/wiki/Judgment_of_Paris_(wine) Em mua uống vẫn chọn Cali, Úc và Ý, dưng mà tặng thì cứ phải Pháp
ngoài rượu Úc ra, thể loại ngon bổ và ...hợp lý em thấy có rượu của Nam Phi và Chi Lê. rượu Ác hen ti na em chưa uống nên chưa rõ. còn rượu của các anh cựu lục địa như Ý và Pháp em thấy tầm dưới 1 triệu ít kiếm được chai ngon em thử cập nhật rượu tầm 4-5 trăm nhé (dần dần vì uống rồi kịp quên nhãn) Springfield estate (Nam phi)/(hãng này do người phá làm chủ) cabernet sauvignon: khoảng 530k: vị đầy đặn và sang Caliterra Tributo /(Chi Lê) mix mấy loại nho/ dòng Limitada: khoảng 670k: đậm đà Yali (Chi Lê) Carmenere: hương vị khá lạ, nhẹ nhàng (có một số vị ngai ngái hay gặp khi uống vang trắng: tầm 500k ... vì rượu vang mới quay trở lại ta độ chục năm nay nên sách báo chuyên ngành lẫn chuyên gia thử có vẻ không nhiều lắm nên các thuật ngữ có vẻ chưa thông dụng. tỉ như full body thì em cứ liên tưởng đến âm thanh full range mà tự sướng... he he
Em xin bổ xung 1 chút...là có loại thứ 5 .......là cao cấp nhất Loại thứ 5 Vins de Qualité Produits dans une Région Déterminée (VQPRD) dịch ra là rượu vang có chất lượng sản xuất trong một vùng qui định hay một mảnh đất qui định. Ðây là vào loại rượu vang cao nhất, loại số một và cũng là loại hảo hạng mà chỉ có một mình nước Pháp có mà thôi. Chỉ có loại này mới có quyền sử dụng ba chữ sau đây: clos, château và cru. Nhãn hiệu của loại rượu vang này không có ghi chữ VQPRD mà chỉ ghi chữ clos, château và cru thôi. - Clos có nghĩa là miếng đất có rào. Thí dụ tên: Clos Vougeot - Château là lâu đài. Thí dụ tên: Château Margaux - Cru là tin và lớn lên. Thí dụ: château d'Yquem 1er cru supérieur. Có nghĩa là hảo hạng số một hay rồi hảo hạng số hai là 2e cru. ============================================================ Nếu đích thực để thưởng thức rượu vang thì chỉ chọn loại thư tư và năm......bí quá không có thì kiếm tạm loại thứ ba dùng đỡ. Còn loại thứ nhất và thứ hai là hàng phổ thông bình thường. Nếu mời người bạn lần đầu tiên mà uống loại này....thì không hề gây cho người được mời cảm giác ngon hứng thú với vang ....Các bác không thể nổ được rượu vang là 1 loại rượu rất ngon và nên uống. :mrgreen: :mrgreen:
Bác KK đâu rồi...... Em thấy vừa rồi bác đèn sách đi học rượu vang....mà không thấy chia sẻ kinh nghiệm UỐNG với AE
Để đánh giá đúng độ ngon của rượu vang thì nhiệt độ của rượu khi uống cũng vô cùng quan trọng. - Champagne và các rượu vang có hơi, nhiệt độ: từ 8 tới 10 độ. - Rượu vang trắng 'sec' và non, nhiệt độ: từ 7 tới 9 độ - Rượu vang trắng già hay đặc biệt, nhiệt độ: từ 10 tới 12 độ - Rượu vang trắng ngọt, nhiệt độ: từ 6 tới 8 độ - Rượu vang trắng ngọt, loại đặc biệt hay năm đặc biệt, nhiệt độ: từ 12 tới 14 độ - Rượu vang hồng, nhiệt độ: từ 6 tới 10 độ - Rượu vang đỏ, hương vị nhẹ, uống non, nhiệt độ: từ 12 tới 14 độ - Rượu vang đỏ, hương vị hăng hơn (corsé), của vùng Côtes du Rhône, nhiệt độ: từ 14 tới 16 độ - Rượu vang đỏ, hương vị hăng hơn (corsé), của vùng Bourgogne, nhiệt độ: từ 15 tới 17 độ - Rượu vang đỏ, có tí hương vị chát, của vùng BORDEAUX, nhiệt độ: từ 16 tới 18 độ - Rượu vang đỏ, có năm và tuổi cao, nhiệt độ: température chambrée: nghĩa là nhiệt độ của phòng uống Những nhiệt độ nói ở trên là những nhiệt độ thích hợp với nhiệt độ của đất nước Pháp. Nhiệt độ của phòng thưởng thức rượu của xứ Pháp thì vào khoảng từ 19 độ cho tới 21 độ Celsius. Nếu nhiệt độ của phòng thưởng thức rượu cao hơn nhiều thì phải tăng những nhiệt độ nói ở trên của rượu lên một hay hai độ. Khi gặp những chai rượu vang lần đầu tiên, chưa quen thuộc với nó, thì nên thưởng thức nó dưới một độ hay hai độ đối với những mức nói ở trên. Nóng quá hay lạnh quá cũng vậy, hai thái cực này đều làm cho hương vị của rượu bị hãm lại hay là hả đi, bốc đi qua nhanh, thành ra không thưởng thức được hết tất cả những gì mà chai rượu vang đã có. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Khi uống loại vang non hay gọi là trẻ thì nhiệt độ thấp hơn khoảng 2 độ so với chính loại đó nhưng đã già và chín.....vì lạnh hơn một chút làm giảm độ nồng của vang trẻ khiến chúng ta dễ thưởng thức hơn....bớt cảm giác khó chịu.
Đó là nhiệt độ của rượu vang khi mình uống. Nếu có điều kiện để có cái tủ bảo quản rượu thì tuyệt vời. Còn bình thường ở VN mình để rượu trong phòng mát...nhiệt độ không thay đổi chênh lệch nhiều cũng được. Dưới đây là các thông số tốt nhất cho 1 hầm rượu vang ở Châu Âu. Hầm rượu tốt cần phải đào sâu xuống đất,thường là tầng hầm của ngôi nhà hoặc lâu đài.... để cho có một nhiệt độ đều quanh năm và cần phải có một độ ẩm đều nữa. Đó là hai điều kiện chính. Nhiệt độ phải vào khoảng từ 11 độ cho tới 15 độ, có nghĩa là mùa lạnh nhiệt độ thấp nhất phải là 11 độ, mùa hè nhiệt độ cao nhất phải là 15 độ. Có những hầm đã đạt được một nhiệt độ đều quanh năm, nhiệt độ luôn luôn ở vào 13 độ. Và kể cả độ ẩm nữa. Độ ẩm tốt cần phải ở khoảng từ 70% cho tới 75% độ ẩm, tốt nhất là vào 72% độ ẩm. Độ ẩm rất quan trọng tại vì nó ảnh hưởng đến cái nút chai. Độ ẩm thấp quá thì làm cho cái nút chai nó khô đi thì không khí sẽ vào nhanh hơn và hương vị cũng bị bốc nhanh hơn, làm cho rượu bị mất thăng bằng. Độ ẩm cao quá thì còn tai hại hơn nữa. Nếu độ ẩm cao tới 90% thì hơi nước sẽ đọng trên nút chai, từ đó một loại nấm sẽ được mọc lên ở nút chai, rồi từ từ các loại chất của nấm sẽ lan dần dần vào rượu làm cho rượu hư hỏng hoàn toàn, không uống được nữa. Đặc biệt loại rượu vang đỏ là không ưa sự thay đổi mạnh và đột ngột của nhiệt độ. Hầm rượu không được để cho ánh nắng mặt trời vào, chỉ được mờ mờ sáng hay tối. Cần ánh sáng thì để một bóng đèn điện loại yếu thôi, độ 40 watt là đủ rồi. Mấy bức tường chung quanh thì quét vôi, sàn thì là sàn đất trải nước vôi để cho sát trùng. Sàn cũng có thể trải cát hay sỏi cũng được. Hầm rượu không được rung động. Thí dụ hầm rượu mà ở bên cạnh một con đường có nhiều xe vận tải đi lại làm cho hầm bị rung chuyển, là không giữ được rượu lâu năm. Ở bên cạnh con đường tàu hỏa cũng vậỵ Ở xứ Pháp có câu chuyện về thời thuyền buồm, ở vùng Bordeaux họ hay để mấy thùng rượu vang xuống đáy thuyền buồm chở hàng để thuyền được vững, rồi cho thuyền đi sang xứ Mỹ, khi quay trở lại Bordeaux, là rượu vang vừa vặn già để thưởng thức, để mang đi bán. Vì sự lúc lắc nhẹ nhàng của chiếc thuyền buồm mà rượu vang ở trong những thùng tôn nô bằng gỗ sên đã được già nhanh mà không hư hỏng. Nhắc nhở: Hầm để rượu là chỉ có để rượu mà thôi, phải thật sạch sẽ và phải thoáng, tuyệt đối không được có gió lùa. Cách xếp đặt của hầm rượu Tuyệt đối không bao giờ được để chai rượu vang đứng hết cả, luôn luôn phải để chai rượu nằm khi cất để giữ rượu. Để nằm là nói cho cả các loại rượu có hơi và rượu Champagne nữa. Những chai rượu vang được để trên kệ đặc biệt, chỉ để chai nằm được thôi, mà chai không lăn được, hoặc xếp chai rượu như thế nào mà khi lấy một chai ra mà các chai khác không bị di chuyển hay bị động. Theo những nhà chuyên môn thì họ khuyên nên để rượu vang trắng ở dưới thấp rồi tới rượu vang đỏ, các loại rượu quý thì để vào chỗ tối nhất. Còn các loại rượu nặng như là: Cognac, Armagnac, Wiskies, vân vân thì để ở trên nóc, mà để chai đứng. Những hiện tượng báo hiệu của hầm rượu Nhiệt độ cao quá: rượu vang sẽ rỉ ra khỏi nút chai hay nút chai sẽ bịt lòi ra Độ ẩm thấp quá: Rượu vang ở trong chai bị thụt xuống, mà không thấy rượu chảy ra. Phải cẩn thận nếu chai rượu còn mới, còn non là đúng. Phải cẩn thận đối với những chai rượu tuổi đã cao, vì những chai rượu vang này đã lâu năm thì cũng có hiện tượng như vậỵ Độ ẩm quá cao: Giấy của nhãn hiệu bị bóc ra, những loại nấm nhỏ sẽ được mọc lên giấy đó hay ở trên nút chai, vân vân.
Rượu vanh Chile cũng có rất nhiều loại ngon.Bác chú ý chọn những chai nào có đề chữ Grand Reserva hay Reserva cũng được.Những loại đó để được lâu và chất lượng cao hơn loại bình thường. Có một số Chateau của Pháp cũng phát triển sang Chile họ mang theo công nghệ và giống nho của chính hãng từ Pháp...nên chất lượng rượu rất tốt.Chẳng hạn như hãng Chateau Lafite Rothschild có trồng nho và sx rượu vang tại Chile bán dưới tên Los Vascos uống tương đối ngon và giá rất hợp lý chứ không mắc như Chateau Lafite Rothschild chính hiệu Pháp.
một premium brand khác là Altair được sự hỗ trợ của Laurent Dassault, owner of Chateau Dassault and Chateau La Fleur in Saint Emilion, Bordeaux