Có lẽ đây là một trong những thuật ngữ âm nhạc gây hiểu lầm nhiều nhất. Trước hết, về cách viết, cả hai đều đúng: a cappella là tiếng Ý, còn a capella là tiếng Latin (tiếng Ý cổ xưa). Thuật ngữ này đã từng được sử dụng lần đầu trong âm nhạc Công giáo Ý thuở xưa, ở đó, tiếng Latin được coi là ngôn ngữ chính. Trong đó, a capella có nghĩa là: “theo phong cách nhà thờ/ nhà nguyện”. Về sau, đa số các thuật ngữ âm nhạc được dùng với tiếng Ý nên hình thức a cappella được dùng thường xuyên hơn. Trong khi đó, Acappella (ghép thành một từ) là một biến dạng bắt nguốn từ Mỹ. Ở đó, những người thích xem hát rong trên đường phố dùng từ ghép này đã ám chỉ cách hát những ca khúc của những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước mà không dùng nhạc cụ đệm theo. Vào những năm 1940, trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi xuất hiện một thể loại thanh nhạc (dựa trên loại nhạc R&B) dùng cho nhóm hát gọi là doo-wop. Trong đó, người ta dùng cách hòa âm đơn giản cho các bè giọng, hát các vần, âm vô nghĩa với tiết phách đơn giản, có dùng ít hoặc không dùng nhạc cụ. Âm nhạc và ca từ của doo-wop rất đơn giản và thường được dùng làm nhóm bè mà thôi. Đến đầu những năm 1960, xuất hiện trên thị trường ca nhạc Mỹ một loạt những bản thu âm mang tên “The Best of Acappella” của các nhóm doo-wop không dùng nhạc đệm. Trên đĩa LP đầu tiên của serie này có ghi chú Acappella nghĩa là “hát không có nhạc đệm”. Theo"Songnhac.vn" .....khi hát theo phong cách A cappella, người hát phải dùng chính giọng của mình để thay thế cho những âm thanh của nhạc cụ. Vì vậy, người hát có thể khoe được kỹ thuật, nội lực của giọng hát và sáng tạo cách hát. Phải có giọng bass, treb, vocal, ... và phải hòa giọng làm sao cho bài hát phải đầy đủ cả treb lẫn bass.Thật là khó phải không? Nhưng kết quả đáp trả cho những khó nhọc ấy là những phần thưởng rất xứng đáng. Những bản nhạc country, jazz, pop, rock được hát theo phong cách A cappella là những tác phẩm âm nhạc tuyệt hay, như những bữa tiệc ngon lành và lạ miệng bày ra trước mắt khán giả vậy. Khi thưởng thức một bài hát A cappella, mình sẽ cảm thấy được sợi dây thanh âm của con người đặc biệt đến thế nào.... Theo "diendanlequydon.com" Tại nước Đức, một hãng loa đã ra đời với một cái tên rất đặc biệt - ACAPELLA. Chẳng biết người sáng lập ra nó có phải quá đam mê lối hát đầy tính kỹ thuật và nghệ thuật này không? Chỉ biết rằng, sau này, các cặp loa ACAPELLA đều mang trong mình đầy ắp nghệ thuật như những giong hát quyến rũ mê hoặc của các nghệ sỹ trình tấu ACAPELLA. Không thể không say lòng khi đứng trước 1 cặp loa Acapella đang trình diễn. =========== Ở Việt Nam, em chưa từng được nghe những cặp Acapella hàng đỉnh trình diễn, những những gì giới Audio đã viết về nó hay giá bán của những cặp Acapella có thể nói lên nhiều điều. Nhưng có 1 điều ai cũng phải thừa nhận: Nó đẹp như những tác phẩm nghệ thuật. Em đã từng DIY vài cặp loa từ khó đến dễ, thành công có, thất bại cũng nhiều và cũng đúc kết được chút ít kinh nghiệm. Nay em quyết sẽ làm một cặp loa với phong cách horn hiện đại của Acapella và cũng đảm bảo sẽ làm xiêu lòng người đứng trước nó (chưa nghe nhé) Hệ thông loa sẽ bao gồm 3 đường tiếng với: Loa kèn sử dụng họng DIY, củ Isophon có dải tần hoạt động từ 200-15.000Hz 10ohm với độ nhạy 98dB Hệ thống loa trầm sẽ sử dụng 2 driver bass (kênh) với driver 12' của hãng Kef B139-1004 có đáp tuyến thiết kế từ 20hz-1.000hz (-3dB), 8ohm, độ nhạy 89dB Loa super tweeter sẽ sử dụng còi Fostex FT17H, 5.000-45.000hz, độ nhạy 100dB. Phân tần 3 đường tiếng cắt tại 200 và 13.000hz. Honr sơn đỏ, thân loa màu nho chín sơn bóng Piano. Tổng chiều cao loa: 1.750mm Chân đế vuông: 370 x 370mm Thời gian hoàn thành dự án: 04 tháng (Kịp tham dự Kền Kên Speaker Festival 2013) Em đã lên xong bản vẽ, trong tuần tới sẽ phọt concept lên để các bác góp ý.
Em biết ngay mà, căn DIY vận vào người rồi, làm sao mà cai được :lol: Cụ định clone Acapella Triolon Excalibur MK3 đúng không ạ? Dự án lớn quá, khủng quá. Cụ sẽ phải vất vả lắm đây! Nhưng thằng hãng nó cũng làm thủ công mà! Chúc cụ sẽ thành công!
Báo cáo cụ em chỉ dựa vào kiểu dáng thôi và sẽ tự design hình thù chứ không thể chép nguyên xi Thứ 2 là về "nguyên liệu" mình thiếu hẳn cái super tweeter Plasma. Túm lại tổng thể sẽ bao gồm: 1 cột bằng gỗ chứa 2 driver bass 1 kèn mid-range với miệng kèn khoảng 700mm 1 Kèn Tweeter với miệng kèn khoảng 80-120mm Em cũng nhờ các cụ phác hộ ý tưởng về hình thức Acapella chỉ là chủ đạo về style chứ em không clone nguyên mẫu.
Lão chaien làm cặp này thử xem, nhanh, dễ, cũng đẹp, theo em là hay, sau này dễ độ các drive khác vào rất dễ
Đây là kiểu dáng Avantgarde Speaker. Anh không thích lắm vì nó đơn điệu. Theo tư tưởng đã là Acapella rồi nên nó phải đầy ắp nghệ thuật chế tác
Cụ Syen nhiều dự án khủng quá, khi nào xong ới e qua thưởng thức với nhé. E biết cụ cũng mê khèn sáo lắm mà.
Chắc chắn đây là tác phẩm nghệ thuật rồi, em thấy bọn tây nó cũng ca ngợi đôi này lắm, chính vì module bass riêng cho nên nó chỉ cần thay đổi khoảng cách các module một chút là nó có thể nghe Rock rất hay. Và nó cũng rắt dễ setup trong căn phòng dưới 30m. Đây là sản phẩm rất đẹp, cho nên em nghĩ cụ phải làm trên 3D trước khi thi công, làm sao để khi nhìn vào sẽ nhận ngay ra đây là phong cách và có hồn của Acapella, dù nó được thu gọn. Chuẩn của nó bộ này nặng gần 1 tấn. Cao trên 2m, mà lưng cụ thì lại hay đau :lol: Công nghệ sơn mài bóng như piano của cụ lại được đất diễn rồi
Cho em góp ý một tý: 3 củ loa bác định làm có độ nhạy chênh nhau nhiều, nên việc làm phân tần sẽ rất phức tạp. Để driver bass có cùng độ nhạy với treble horn và mid horn thì hãng sử dụng 1 mạch amply riêng cho 4 driver bass (thùng kín, 4 thùng riêng biệt) để nâng cao độ nhạy tiếng trầm. Loa treble bác chọn có tần số đáp ứng tới 45kHz cũng rất cao rồi, chỉ thua treble flashma ở chỗ thời gian đáp ứng thôi (vì nó ko có màng loa nên trọng lượng di chuyển bằng 0). Chúc bác Syen sớm thực hiện thành công dự án này.
Cảm ơn các bác đã đóng góp ý kiến cho em. Em sẽ tiêp thu và hoàn thiện ý tưởng trên giấy thật tốt trước khi bấm nút. Cảm ơn bác dragous dã góp ý, những ý kiến của bác em sẽ lưu ý để áp dụng phù hợp với thực tế của mình. Trong tuần tới em sẽ lên phác thảo để các bác chém
Quả này mới là khó, cụ chơi được môn 3D thì thử phọt vài phát lên em tham khảo. Em chỉ chơi được Cad mới đau
Em chưa biết vật liệu tổng hợp như Acapella làm có hay không nhưng ít nhất làm đơn chiếc thì tính khả thi không cao. Chả nhẽ em lại làm mỗi 1 cái khuôn thì chết. Hay là cứ đầu tư, nó mà hay biết đâu lại kiếm lời
Hình như 1- midhigh, 2- midbass, 3- tweeter có kích thước (khoảng) lần lựot là: miệng kèn 1- 463mm, với chiều sâu từ miệng kèn đến mặt thùng loa (chưa kể phần âm vào trong thùng) la 125mm; 2- 776mm va 253mm; 3- 147mm Horn của Acapeela được tính toán rất chính xác với nhiều con số sau dấu phẩy. Em dòm trộm được, nên múa rìu qua mắt thợ tí, không đúng bác bỏ qua nhé. Chúc bác thành công
Trước tiên thì cứ phải trên giấy đã ạ. Việc co đều kích thước sẽ không phá vỡ thiết kế. Trừ trường hợp đặc biệt có thể thay đổi kích thước vài vị trí, nhưng hình dáng thì phải giữ nguyên. Em nghĩ cụ nên bắt đầu bằng cục bass, vì hình dáng nó đơn giản, cụ tính toán thể tích dựa trên driver mà cụ đang có, sau đó dựa vào kích thước của nguyên mẫu để co thật chuẩn (của nó gốc là 4 driver fast bass/1 thùng, của cụ dùng 2 driver nhưng cụ cũng cố gắng giữ đúng tỉ lệ gốc). Khi xong kích thước thùng bass này rồi mới từ đó tính tỉ lệ cho khung trụ của kèn. Dưới đây là thông số mà em copy bên trang Acapella: Acapella Triolon Excalibur MK III One of the exceptional characteristics of the Triolon Excalibur is an extreme range of dynamcis. Very small amplifier performances of ca. 15 W / channel are sufficient to achieve an extremely high quality of music-reproduction. 4 very fast bass units per channel have been exactly adapted to the spherical horns concerning their dynamic behaviour. The position of the horns towards each other as well as towards the bass units is that exceptional that best performance is possible even with the smallest sound surface. Therefore this exceptional loudspeaker systems can be used in rooms of only 25 m². Technical data Efficiency: 94 dB / W / m Impedance: 4 Ohm Load capacity: 200 W - 1000 W / 10 ms Dimensions H x W x D: Total 2160 x 1087 x 950 mm Woofer 2160 x 350 x 703 mm Sword 2100 x 387 x 415 mm Weight: approx. 400 kg Recommended power output of the amplifier from: 15 W Như vậy là chiều cao gấp 6,17 lần chiều rộng (cả chân). Nếu driver bass của cụ 20cm thì tối thiểu chiều rộng thùng khoảng 25 cm nhân với 6 lần = 150cm Vậy thùng loa bass phải cao 1,5m thì mới đáp ứng nhu cầu. Khi thùng Bass xong thì cục "lưỡi kiếm" cũng phải co theo như thế (thùng này rộng hơn chút) Dự án này của cụ lớn quá, rất phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Vừa xem bóng đá vừa chém với cụ tí cho xôm
Cụ đã áng cái kèn gỗ nó nặng khoảng bao nhiêu cân chưa, lắp lên 1 thời gian nó có cong cái cổ không. Cái kèn nó có tính chất định hướng âm và vật liệu thì ảnh hưởng không phải quá lớn nên nhẹ mà táng cụ ạ.
em thấy không phải vậy, vật liệu làm kèn ảnh hưởng rất lớn đến tiếng đấy ạ. Cùng shape như nhau kèn gỗ kêu khác, kèn kim loại, kèn nhựa kêu khác. Thậm chí cùng là gỗ nhưng khác loại kêu cũng khác rồi ạ, nếu không thì làm béng bằng giấy bồi rồi sơn vừa rẻ vừa nhẹ ạ Nhưng mà đúng là cái kèn khổng lồ đấy mà làm bằng gỗ thì dễ nặng đến cả tạ nhỉ
Đúng là vật liệu khác nhau thì sóng phản xạ đặc tính khác nhau nhưng đề bài đã đưa ra là kiểu A Cà rồi nên chấp nhận theo âm thanh kiểu của A Cà. Thế mà phía dưới lại cứ đòi làm vật liệu kiểu Cessaro
Em thì nghĩ là bằng nhôm sẽ giải quyết được vấn đề trọng lượng và gia công bằng phương pháp thủ công. Loa phường cũng làm bằng nhôm mà, mà của Liên Xô cũ toàn làm bằng nhôm xịn nhé :lol: Công nghệ sơn phủ bề mặt ngày nay đều được đưa vào làm audio cả (trừ lớp sơn hấp thụ sóng điện rada của phản lực hạ cánh thẳng của F35 :lol: ) Các cụ đừng cười em, xưa kia có cụ chuyên cải tạo loa phường thành Hi - end bán đấy là gì ! :lol: