Giới thiệu với các bạn một mạch Ampli TDA7294 có liền mạch Âm sắc . Mạch âm sắc ở đây là loại thụ động có thể đạt độ tăng ích tới +-5 dB khi vặn chiết áp ở cực tiểu và cực đại . Board mạch nhỏ gọn , chắc chắn rất dễ thực hiện với bạn mới bắt đầu DIY . Với File PDF có tỷ lệ 1/1 nên rất chính xác khi bạn muốn đi làm mạch in Tuy vậy mạch này cũng có nhược điểm là không phù hợp với các đầu phát có tổng trở tín hiệu ra lớn . Bạn có thể chạy ở chế độ Direct hay Tone cũng được Nếu chọn đúng các trị số ở mạch âm sắc thì tần số Tress có đỉnh tại 8 Khz và tần số Bass ở 100 Hz
Tất cả các chiết áp đều được sử dụng có trị sô là 50K Khoảng cách giữa các chiết áp và công tắc là 25mm nên các bạn gia công cơ khí phần mặt máy cũng thuận tiện Hy vọng sẽ là món quà cuối năm của các bạn DIY Tới sang năm các bạn sẽ có điều kiện để thực hành một mạch Ampli TDA có âm sắc hồi tiếp để có thể đạt được mức âm sắc có độ tăng ích tới +-12dB cho thỏa mãn lỗ tai . Và hơn thể nữa chũng ta sẽ đi tới một Ampli TDA kiểu Servo để chạy các loại loa toàn dải một cách hoàn hảo Bản vẽ này theo sự cho phép của anh Nhơn , thường trú tại quận 7 TP HCM đặt hàng
Ampli TDA7294 New Chào Pác nguyendinhvan, tui vừa hoàn thành xong 1 con amp 7294 với sự giúp đở của vô số bạn bè đăc biệt là pác lengkeng. Tạm thời nghe cũng được. Nó được ráp chung với loa 3 tất của Tiến Đạt. Nhưng tui cũng chưa hài lòng lắm hy vọng pác giúp tui hoàn thành tâm nguyện với con Ampli TDA kiểu Servo mà pác vừa giới thiệu, mới nghe tới nó là tui đã mê em nó rui. Chúc pávui.
mạch này lắp cũng đươc nhưng nghe không hay hơn TDA1524A .Nếu so sánh trị số thì TDA... Bass có thể xuống tới 40HZ còn trép thì lên tới 16Kz ,ngoài ra TDA.. còn khuyếch đại đầu vào rất mạnh
Mình thích nghe tiếng nhạc cụ "Xanh ban" tanh tách nên làm cái tone ở tần số 8Khz như vậy . Nếu làm cho tần số của núm trees ở 16 Khz thì âm thanh của nhạc cụ đó nghe "sạch sạch" chứ không "tanh tách" nữa . Cũng vậy nút âm trầm hạ quá thấp sẽ thấy tiếng trống nghe " phịch phịch " nhiều hơn " bịch bịch " Dải âm dưới 100 Hz nên dành hết cho một con Sub thì hơn
Vâng chào bác , em cũng đang đợi cái amp TDA kiểu Servo của bác để thỏa mãn cái lỗ tai đây ạh , mà em Servo nó chỉ nghe hợp với loa toàn dải thôi hay sao ạh Thân
Em học CNTT, nên những vấn đề này chỉ biết qua đọc thôi. Em chưa làm cái mạch nào nói riêng cũng như amp nói chung. Nhìn lướt qua các review của các bác đã xong thì hình như là mạch 1 mặt. Bác mattroidem ơi và các bác dày dạn kinh nghiệm ơi, có danh sách linh kiện và Layout bản OrCAD hoặc Protues cũng được. Đính kèm lên đây cho mọi người tham khảo hoặc BUZZ Yaheo em với : tenem_anhkhac_lenmoi
bác nên thêm opam đẩy kéo nữa cho máu nè, y như bọn trung quốc làm ý, nghe cũng được lắm, nghe rất lực
cái hồi em mới vô diễn đàn cũng ngồi đọc từng bài post của mọi người trong cả 3 topic về TDA7294. Nghiên cứu kỹ các layout và bản datasheet rồi các bài viết của mọi người về lỗi, các chúy ý khi ráp để tránh sai sót và nhầm lẫn trong mạch. ấy vậy mà em vẫn nướng 3 chú TDA. Nên theo em nghĩ đã DIY cái món rất dễ nhầm lẫn này thì diyer cũng nên ngâm cứu kỹ càng trước khi tiến hành, và trong khi tiến hành thì tỉ mỉ 1 chút, cẩn thận 2 chút, kiểm tra chắc chắn (phần còn lại của 3 chút kia) rồi hãy đóng điện để được kết quả mĩ mãn hơn ạ. Thật ra khá nhiều các diyer đều lấy 7294 để làm tác phẩm đầu tay, nhưng nếu ngay từ bước khởi đầu mà ta ko tập 1 thói quen cẩn thận thì các sản phẩm phức tạp sau này dẫn dễ dẫn đến thất bại ạ. Có lời gì quá mong các bác chém nhẹ nhẹ ạ.
Tình hình này có khi em cũng phải mần 1 em TDA thử xem thế nào. Vì rất dễ sảy ra tai nạn với dòng này. Em lắp LM có sao đâu ạ. Chỉ cháy mất 2 con vì đấu nhầm nguồn +/- thôi ạ Các bác lắp mạch thì nên kiểm tra 1 lượt cuối trc khi đóng điện nhé. :mrgreen: Chúc các bác trên diễn đàn 1 ngày cuối tuần vui vẻ
em cũng vừa xem lại mạch, đang thắc mắc là mạch này bác văn đã làm cách đây mấy năm rồi sao bây giờ còn giới thiêu, thấy bác viết dòng này mới xem lại date 2006