Các bác cho em hỏi cái Khi mua transistor công suất, mấy bà bán hàng thường hỏi là mua sò nhỏ, sò trung hai sò đại Vậy theo các bác, trong các cặp sò công suất sau đây, cặp nào là tiểu, trung, đại và chất âm, công suất của chúng nó ra sao vậy mấy bác. 1. C5200 - A1943 2. D718 - B688 3. C4468 - A1695 4. C5198 - A1941 Xin các cao thủ chỉ vấn cho
tí xếp công suất theo thứ tự nhỏ đến lớn nhá. D718-B688 (cái này có nhiều giá cả trên trời dưới dất) 50W C5198-A1941 = C4468-A1695 70W C5200-A1943 100W C5198-A1941 cái này đời trước cùa C5200-1943 vậy có xài thì xài C5200 nhưng cặp này dùng nhiều hàng nhái nhiều>> thoai xài loại cũ
xì pam ké chị bạch dương. mấy con sò ấy trong này bán đầy bác ah C5200-A1943 tầm 35k 1 cặp. vì trong này họ dùng con này ráp ampli rất nhiều, có khó khăn sò ốc cứ ới tí. con IRF830 đã xong, chuẩn bị lên đường luôn, con này cùa hãng ST cùng hảng sản xuất con TDA7294 có điều made in china bác ah
Xì pam lần cuối: báo cáo anh Tí, em đang chờ thuốc độc bảng A về, nếu không có thuốc độc bảng A sẽ nhờ anh Tí kiếm cho loại bảng B đó nhé
Không biết các bác ở Miền Bắc ra sao, chứ ở miền Trung quê em toàn nhập hàng từ miền Nam cho nên C5200 - A1943 nhiều lắm, trong tầm giá từ 30k - 35k một cặp. Úi trời ơi, quên chưa cảm ơn các bác.
Bạn Bạch Dương giỏi thật, lại là con gái nữa, nhìn lại thấy mình dở thật, có lẽ vài bữa rảnh rỗi phải đi học điện tử cơ bản
Thỉnh giáo các bác tí nữa, trong cặp transitor C5200/A1943 thì thằng nào là PNP, thằng nào là NPN vậy các bác?
C5200 : NPN. A1943: PNP. Cặp này là cặp trans danh tiếng của Toshiba, rất hay bị làm nhái. Còn làm thế nào để phân biệt hàng nhái thì em cũng chịu
bananatuan, cái này tuỳ lòng nhân từ của người bán or mua quen hay là mua chỗ uy tín. nói vậy chứ đồ thật đồ nhái xài là biết roai , còn lúc mua thì......
Ối trời ơi bác ơi, em là "gái" do các bạn trong forum này tự tiện đổi giới tính của em đấy. Giá mà em đổi phận làm gái được thì các bác ... chít với iem Đùa vui chút bác đừng giận nhé! Cảm ơn bác đã có lời khen (mặc dù thực chất em cực dốt nhưng em vẫn khoái được khen )
Ở HN em thấy có mấy Đ/C này bán sò và linh kiện ĐT tương đối đáng tin cậy, giá hợp lý; 1. 78 Hàng trống giờ chuyển về phố Hàn Thuyên(hình như số nhà 11) 2. MC Electric - phố Nguyễn Công Trứ, E ko nhớ số (đối diện bãi đỗ xe, gần cổng phụ vào chợ giời) cặp 2sa1943/2sc5200 ở đây bán 25.000đ 3. Số 16 Thịnh Yên - chợ Giời Trang này vào tra cứu được hầu hết các datesheet; http://www.alldatasheet.com/
Chính xác nếu 30K / 1 cặp sò C5200/A1943 thì 90 % là đồ TQ . Mua 1 con này đúng của Toshiba (ko phải 1 cặp đâu nha), Made in Japan thì cũng tầm 2.25USD/con ~ 36.000 VND. Em may mắn vớ được vài con C5200 xịn của Japan , lắp cho con amp DOZ 8)
Nhật bán hàng nhái phải cao hơn ở VN chứ . Trêu Tuấn chuối một tí, để mai ra mua thử một cặp ở MC về so sánh với hàng mua bên Nhật xem thế nào.
Ái sao các bác không làm 1 cuộc thi "Sushi" cho ampli bán dẫn có cấu hình giống nhau ráp linh kiện tương của các nước rồi đá gà xem âm thanh khác nhau như thế nào ví dụ như 1) Ampli 1: bán dẫn toàn anh Hai 2) Ampli 2: bán dẫn toàn anh Ba 3) Ampli 3: bán dẫn toàn anh Nhật 4) Ampli 4: bán dẫn toàn đế quốc 5) Ampli 5: bán dẫn toàn thực dân .... Biết đầu đồ nhái nghe hay hơn đồ xịn mà lại rẻ nữa Thật ra thì Philipin, Mã Lai, Mexico, Đại Hàn và... Thượng Hải là lò sx bán dẫn cho thế giới mặc dù thiết kế hay mang tên có thể ở những nước như Nhật ,đế quốc hay thực dân. Đôi khi đồ lai có thể là đồ thứ phẩm hay đồ...lụi đem ra trên 1 mặt nào đó cũng có thể xài được không thua gì đồ mua bên Nhật hay bên nào cả. Ví dụ như Samsung (SEC) làm DRAM ra những con ngon nhất trong lượt sx (có thể chạy hơn vận tốc thiết kế) sẽ bán cho những hãng bộ nhớ nổi tiếng để đóng tem chạy vận tốc cao hơn bán ra giá chém cũng đẹp hơn. Bởi vì yếu tố không tuyệt đối của quá trình chế tạo bán dẫn thì những con không đạt được vận tốc cao hơn dự tính hoặc chậm hơn sẽ bán rẻ hơn mặc dù thiết kế không gì khác nhau cả. Nếu các bác sợ sò nhái đóng số lại từ 1 con bán dẫn yếu hơn thì chế 1 bộ thử sò có khả năng cung cấp thế và dòng như thông số của sò bán dẫn muốn mua rồi kiểm tra tại chỗ hoặc mua 1 con về thử xem ra sao. Sống được 5 phút là đạt còn không thì chết ngay tại chỗ. Mời các bác tiếp............... Thân Dzê
Có lẽ bài viết trên là bài viết cuối cùng trước khi Forum bị ... nghẹn Mời bác Dzê tiếp ............... Thân,
Chen ngang 1 câu, có bác nào thử sài sò loại IGBT chưa? specs đây, quá xịn! http://home.concepts-ict.nl/~cybersake/ ... _specs.htm link đây, rất chi tiết http://www.arky.ru/audio/shem/igbt/igbt.htm Bổ sung sò IGBT khá đặc biệt vì nó có ưu điểm của mosfet và có được tốc độ đóng mở nhanh, không bị quán tính nên rất hay dùng trong mạch đóng mở dòng lớn, đặc biệt là UPS công suất lớn.
Hì hì nói đến IGBT là Dzê em tức chết đó. Cái vụ IGBT này nó đã làm Dzê em lao tâm khổ tứ 5 năm liền và cuối cùng phải từ bỏ nó vì có rất nhiều vấn đề. 1. Trước tiên là vấn đề kỹ thuật là IGBT là kết nối của MOSFET(lừa) và SCR Thyristor(ngựa) đẻ ra con IGBT(la). Với sực kết hợp này người ta sẽ lấy tổng trở vô rất cao của MOSFET và khả năng cung cấp dòng và chịu thế rất cao của SCR Thyristor. 2 yếu tố này rất quan trọng trong mạch hoán đổi(switching) trong công nghiệp điện và điện tử nhưng cho âm thanh hoạt động khuyếch đại tuyến tính (linear amplifier) thì không ổn chút nào. MOSFET tuy tổng trở vô rất cao nhưng giá trị điện dung vô cũng rất cao nên ráp mạch lai Hybrid dùng tube để lái cũng không dễ. Thyristor có khả năng cung cấp dòng và chịu thế rất cao nhưng sau khi đã dẫn thì cần phải có mạch ngắt mạch chứ nếu không là nó không tắt. Dùng cho khuyếch đại âm thanh thì vấn đề không ngắt mạch này của SCR sẽ làm chết linh kiện hoặc đốt loa. Để khắc phục những khuyết điểm trên đúng ra là giảm thiểu thì Toshiba cho ra đời loại IGBT cho khuyếch đại âm thanh gồm 2 con gồm 1 xuôi 1 ngược. Tuy nhiên giá thành rất mắc gấp 10 lần sò bán dẫn lưỡng cực BJT cùng công suất , mắc gấp đôi sò MOSFET audio (sò MOSFET audio mắc gấp 5 lần sò MOSFET công nghiệp). Đã vậy vấn đề trục trặc kỹ thuật vẫn chưa hoàn toàn giải quyết nên con IGBT này vẫn bị trôi nhiệt như sò bán dẫn BJT chứ không được như MOSFET audio và hiện tượng không tắt của SCR đôi khi vẫn xảy ra làm chết IGBT bất đắt kỳ tử. Đây là lý do mạch dùng IGBT của Toshiba rất phức tạp hơn nhiều so với mạch dùng MOSFET audio vì cần nhiều mạch phụ cận để bảo vệ IGBT. Giá thành cao cộng với mạch phức tạp nên người ta dùng sò bán dẫn BJT hay MOSFET công nghiệp sẽ kinh tế hơn nhiều. Còn nếu mạch đơn giản mà hiệu quả thì người ta dùng MOSFET audio. Tất nhiên nếu ampli dùng IGBT của Toshiba này hoạt động bình thường thì âm thanh của nó Dzê em phải công nhận là hay vì có chút ngọt ngào của tube và có sự mạnh mẽ của sò bán dẫn lưỡng cực BJT. Thế là Dzê đi vào con đường đau khổ và kết quả là phải bỏ của chạy lấy người.... 1. Vấn đề đầu tiên là vấn đề thương mại ông Toshiba hứng lên cho ra con IGBT đã mắc tiền mà kiếm rất khó. Dzê em hồi đó gọi Toshiba và các chi nhánh phân phối của Toshiba khắp thế giới và câu trả lời đều là con số không. 2. Vì vấn đề trôi nhiệt dễ chết nên mạch phức tạp thì lợp bất cấp hại thà dùng linh kiện khác còn hơn ví dụ như...tube vì IGBT là linh kiện công suất cao dùng cho loa độ nhạy thấp thì cái âm thanh hay của nó không thấy rõ ràng nhiều so với những linh kiện bán dẫn khác mà mạch lại rất phức tạp và linh kiện lại đắt tiền và khó kiếm. Dùng cho chế độ A thì dễ tèo .... Có bác nào kiếm được con IGBT của Toshiba đồ thật này thì cho Dzê em đăng ký vài chục con để làm...kiểng chơi. Còn IGBT công nghiệp thì em xin...thôi vì hoạt động tuyến tính thì dễ tèo loa lắm. Trên là kinh nghiệm riêng của em xin mời các bác tiếp.... Thân Dzê
Báo cáo bác Dzê trước khi làm đèn là em máu vụ này lắm, cũng chuẩn bị nhờ vét "sạch kho" GT20D201/GT20T101 của bọn Viewcom rồi đấy chứ (vì lúc đó bọn đó chỉ có 12 cặp ) ,sau nhảy sang đèn, nên lại thôi. Bây giờ bọn nó chỉ còn đúng 1 con GT20D201 !!? hi hi http://www.viewcom.force9.co.uk/data/transis2.htm Bác Dzê cho em hỏi ngoài cặp GT20D201/GT20D101 ra, còn có thể sài cặp IGBT nào dễ kiếm hơn nữa không?
Tại sao bác không dùng MOSFET audio vì bây giờ vẫn còn sx và giá rẻ hơn mà âm thanh nghe không thua gì IGBT audio cả. Nếu bác không tin thì kiếm ampli dùng MOSFET audio của Tân Tây Lan của hãng Perreaux nghe rất độc. Ngoài cặp GT20D201/GT20D101 ra thì không còn gì để tương tương cả. Số là kỹ nghệ bán dẫn công suất cao của Nhật bản ở tần số dưới 10GHz bây giờ có thể nói là bậc nhất thế giới hơn cả đế quốc và thực dân nữa. Nên Nhịt mà không cho ra nữa thì không có hãng nào xì ra nữa đâu. Còn IGBT công nghiệp tuy rất rẻ như dễ...xịt lắm khó mà làm cho âm thanh mà ổn định được. Nếu bác đã lỡ ghiền IGBT rồi thì thiết kế mạch MOSFET driver lái transistor BJT công suất thì âm thanh ra rất giống rẻ tiền và dễ kiếm linh kiện hơn. Thân Dzê
Cám ơn bác Quả là tiếc, mấy con này chắc tiệt chủng đến nơi roài Giá như hồi đó lấy luôn có phải bây giờ có thứ để "bán lại" cho bác Dzê không ? :twisted:
có bác nào biết con 10m45 tương dương với con nào không vậy chỉ giúp em với con 10m45 em tìm mua mãi không được