Em có cái Aptomat 3 cực, đang dự định thay thế cái aptomat 2 cực cũ cho bộ dàn, thấy nhiều người nói về cách đấu quá đâm ra không rõ thế nào là chính xác, nhờ các bác chuyên gia tư vấn giùm, đấu cách nào là đúng? Trường hợp 1 ( Theo ý em) là đấu Dây nóng vào L1, đây nguội L1, dây tiếp địa (nếu có) vào N vì cọc N của aptomat được thông với nhau bằng 1 lá đồng. Trường hợp 2 (đã thực tế ở một nhà Bác khác nhưng em thấy đấu kiểu này hơi kỳ) bác ý đấu dây nóng vào L1, dây nguội vào N, L1 và L2 được câu với nhau bằng sợi dây.
Chào bác Aptomat này ghi rõ là L1-N-L2 rồi thì bác cứ đấu vào dây pha vào L1-L2 còn dây trung tính vào N thế là xong. Chúc bác vui
Điện nhà 1em là điện 1 pha, theo bác thì em đấu dây lửa vào L1 hoặc L2 (đấu kiểu này sẽ thừa 1 cực), dây nguội vào N là xong?
Trường hợp 1 vẫn đúng. (trường hợp này, dân kỹ thuật điện người ta gọi là MCB 2P. Bảo vệ dây dẫn trên cả 2 pha) Trường hợp 2 sai, vì nếu quá tải. Có thể mcb của bác không nhảy. Bác có thể đấu như thế này. Em tạm gọi đầu vào của bác ở trên là L1 trên, L2 trên (N em không tính vì mình sử dụng nó cho dây nguội) và gọi đầu ra là L1 dưới và L2 dưới. Bác đấu nguồn vào L1 trên. Sau đó lấy dây đồng khoảng 2.5mm2 đến 4mm2 đấu vào L1 dưới câu lên L2 trên. L2 dưới là ra tải. ( trường hợp này, dân kỹ thuật điện gọi là MCB 1P+N) đấu kiểu này dòng điện sẽ chạy đủ trên cả 2 thanh lưỡng kim...... Tuy nhiên, MCB của bác không tốt cho thiết bị vì dòng bảo vệ nó lớn quá.....nhưng có thể sử dụng nó như 1 cầu dao cách ly....
Cái này là nội địa Nhật bác à, nó ghi 50A cho 110V, nếu dùng ở VN mình 220V thì chắc là dòng chịu tải sẽ nhỏ xuống khoảng 50% phải không bác?
Theo cách đấu của em thì Mcb của bác vẫn dùng được đúng là khoảng 50A. Vì thanh lưỡng kim đang được thiết kế là 50A. Chữ Nhật thì em không biết đọc. Nhưng nhìn những trị số trên thì em có mấy thông số thế này; Giả sử ở bên nhật lưới điện công cộng của họ là 1 pha 110v và 3 pha là 220v (còn Việtnam là 220/380V) thì -Nếu điện áp vào L1, và N là 110v thì đây là điện áp dây+N =50A (tương tự cho L2+N) -nếu điện áp vào L1 và L2 là 110v thì đây là điện áp pha + pha lúc này thiết bị của bác chịu điện áp là 220V <=> dòng điện vẫn là 50A theo thiết kế. Vậy theo nguyên lý làm việc của lưỡng kim phụ thuộc nhiệt độ và thiết kế như MCB Này, thì có thể nó còn chịu được dòng điện cao hơn bác ạ. Trên 50A...... Mà thôi, 50A, hay hơn hay thấp thì cũng vô dụng thôi.....mấy khi dàn máy của bác quá tải..... :twisted: Con số 2500A là chỉ dòng chịu được ngắn mạch (khi 2 dây chập vào nhau)..........
Lửa vào L1 mát vào L2 dây tiếp địa N không dùng đến và như thế lửa ra là L1 và mát ra là L2, đấu như vậy thì con này dùng dòng > 50A nó mới nhảy. Nếu đấu chung L1 với L2 và dây còn lại để nguyên hoặc đấu qua N thì dòng đi qua con này > 100A nó mới nhảy
Đọc qua thông số và cấu tạo bên trong, em thấy như sau: - Đây là MCCB dùng cho cả 110V và 220V (bên nhật điện áp 100V, 110V vẫn dùng tốt) - Dòng điện cứ 50A là nhảy, không phụ thuộc vào điện áp (Công suất: S=U*I=220*50=11.000VA, cỡ 10kW!!!) ---> Quá lớn. - Nếu đấu nối tiếp L1-->L2: Do cấu tạo cuộn dây quấn ngược chiều, mà nối tiếp dòng như nhau ---> triệt tiêu lực điện từ nên cuộn dây không tác dụng ---> Mất tác dụng bảo vệ. Nếu đấu chuẩn phải là L1: Pha; L2: Trung tính. N là "đất". Theo ý em: Bác nên dùng ELCB (MCCB có bảo vệ chạm đất chống giật) loại 2 cực có dòng điện khoảng 20A là OK rồi (vì dùng CS không quá lớn, nếu lớn tăng lên chút theo công thức gần đúng: I=P/U, P là công suất, U là điện áp (220V). Kính các bác!
Xem hình của thiết bị này: em nghĩ là bác nên đấu nguồn với L1 và L2 (ở trên); tải đấu với L1 và L2 (ở dưới); các cực N không dùng đến. Với cách mắc này, tại một thời điểm, từ trường của các dòng qua hai cuộn dây của nam châm điện luôn cùng hướng và tăng cường nhau.
L1, L2 bên trên đấu dây lửa và nguội vào L1,L2 dưới đấu cho tải N đấu dây tiếp địa chống giật (thường là dây màu xanh pha vàng)
Cái át này rất hay. Nó được thiết kế để dùng cho hệ thống có cả thiết bị sử dụng điện áp pha và điện áp dây. Cách đấu của nó là: Đưa áp 2 pha A và B vào L1 và L2, trung tính vào N. Ở đầu ra của át, nếu thiết bị sử dụng điện áp pha thì lấy ra L1 + N hoặc L2 + N. Nếu thiết bị sử dụng điện áp dây thì đấu vào L1 và L2. Ở VN ta thì chủ yếu sử dụng điện áp pha nên bác có thể đấu cặp dây lửa/nguội vào L1/N hoặc L1/L2 hoặc L2/N. Cách đấu nối dây lửa vào cả L1 và L2 là sai, lúc đó cái át này sẽ không có tác dụng bảo vệ mà chỉ là cái công tắc thôi.
Không phải như vậy. Nếu ta dùng cho lưới 1 pha, đấu như cách bác nào đó viết ở trên là lửa vào L1 rồi câu sang L2 hoặc ra L1 đưa về đầu vào L2, đấu thế là sai vì ở cuộn hút trong át nó triệt tiêu nhau nên không có tác dụng bảo vệ nữa.