Choke gì mà có giá trị -25 micro F

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by Thuy, 14/8/09.

  1. Thuy

    Thuy Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    169
    Likes Received:
    8
    Nhờ các bạn tư vấn dùm;
    Mình có cục choke quân đội 1H, 75mmA, nhưng khi đổi qua đo tụ thì nó cho giá trị là âm/-25 micro F(đổi đầu dây đồng hồ vẩn cho giá trị âm/-25 micro F).
    Khi nối tiếp một đầu với 01 tụ 100 micro F, còn 02 đầu kia(01 tụ và 01 choke) vẩn để hở, tiến hành đo tụ trên 02 cực của tụ thì giá trị ghi nhận chỉ còn 75 micro F.
    Tôi sử dụng choke trên cho lọc nguồn thì mau hư đèn nắn điện, và kể dùng diode vẩn mau hư diode.
     
    Tags:
  2. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Không biết bác dùng máy đo gì để đo và cách đo như thế nào.
    Một số máy đo R,L,C khi sử dụng thang đo C nhưng làm ngắn mạch que đo thì kết quả đọc được không phải là giá trị C mà là báo lổi.
    Theo em bác dùng thang đo C để đo 2 đầu cuộn dây(L) là không đúng.
    Trường hợp máy đo R,L,C chuyên dùng có thang Z(tổng trở) thì bác có thể dùng thang này để đo Z sau đó đo thêm R,L để tính ngược lại C.
     
  3. Thuy

    Thuy Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    169
    Likes Received:
    8
    Cám ơn bạn,
    Tôi dùng một máy đo đa năng có chức năng đo L và C không có thang đo Z(tổng trở).
    Cách đo là kẹp đầu đo vào 02 đầu muốn đo và chỉnh đồng hồ về thang đo tương ứng.
     
  4. lovetube

    lovetube Advanced Member

    Joined:
    28/5/06
    Messages:
    656
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hải Phòng nhiều hoa phượng
    chào bác.
    cục choke này bác sài vào dự án nào ? với 1h/75ma thì em nghĩ không sài được trong nhiều bộ phận lọc nguồn vì 1h thì nhỏ quá 75ma cũng không nhiều .
    bác đang sử dụng nó ở chế độ choke input hay là cap input ?
    nếu có thể bác vẽ sơ cái họa đồ nguồn bác đang sử dụng cái choke này để AE tham khảo với bác được rễ hơn.
    Thân.
    Lovetube
     
  5. Thuy

    Thuy Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    169
    Likes Received:
    8
    Chào bạn,
    Tôi sử dụng nó làm lọc nguồn ở tầng "nối plate đèn công suất và plate đèn input" và 01 tụ dầu 100microF nối mass. Trước tầng này có 02 choke và 02 tụ dầu khác, mạch lọc là choke input.
    Tôi không biết vẽ mạch trên diễn đàn(mong anh em thông cảm).
    Sự cố chính mà tôi không giải thích đươc là
    Khi nối tiếp một đầu với 01 tụ 100 micro F, còn 02 đầu kia(01 tụ và 01 choke) vẩn để hở, tiến hành đo tụ trên 02 cực của tụ thì giá trị ghi nhận chỉ còn 75 micro F.
    Có vẻ như cuộn choke này có một tác động làm giảm trị số của tụ, mà các cuộn choke khác không có hiện tượng này.
    Nếu bạn có đồng hồ đo tụ, bạn thử làm thí nghiệm như trên, đo giá trị của tụ (không nối), và thử nối một đầu với một choke nào đó, sau đó đo lại giá trị của tụ (bạn thử đổi các cuộn choke mà bạn có)
    Tôi nghĩ bạn có thể gặp trường hơp như tôi mô tả, tôi muốn biết tại sao nó có hiện tượng này.
    Chào bạn.
     
  6. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    À,em hiểu ý bác rồi.

    Khi không nối tiếp với cuộn dây thì đo 2 đầu tụ là 100uF.

    Khi nối tiếp 1 cuộn và 1 tụ thì 2 đầu còn lại đo được chỉ còn 75uF nên bác tính ra là 2 đầu cuộn dây làm mất đi 25uF hay nói cách khác là giá trị của nó là -25uF.

    Sự thật thì bên trong cái đồng hồ đo tụ C hoặc cuộn dây L có 1 mạch dao động với 1 tần số chuẩn nào đó,nếu là máy đo RLC chuyên dùng thì tần số này có thể chỉnh được hoặc chọn được vài giá trị tần số ví dụ: 20,50,100hz,1000hz... Và có cả thang đo tổng trở Z.

    Khi tiến hành đo là ta cho cái tín hiệu AC với tần số chuẩn này chảy qua linh kiện cần đo,khi đó thì máy đo sẽ so sánh giá trị hiệu dụng (trước và sau linh kiện) của tín hiệu AC này,dựa vào kết quả này máy sẽ tính ra kết quả là giá trị linh kiện cần đo.

    Vì máy của bác không có thang đo Z nên kết quả chỉ thị bị sai khi bác nối L và C nối tiếp nhau.Khi đó thì AC chảy qua 2 linh kiện (bị cản lại nhiều hoặc ít hơn) nhưng máy đo cứ tính theo C thôi nên kết quả bác đọc được không còn đúng như khi đo 1 tụ độc lập.
     
  7. ssass

    ssass Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    4.557
    Likes Received:
    94
    em nghĩ cục choke này có điện dung kí sinh quá cao :? cỡ 200uf , vì vậy bác nối 1 đầu với 1 tụ 100uf thì điện dung giảm theo vì nối tiếp tụ . nếu bác chơi nó sau đèn nắn thì ... giống như có 1 tụ 200uf sau đèn nắn , tèo nhanh là đún gùi . em chùn đây .
     
  8. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Điện dung ký sinh không thể lên đến giá trị uF đâu bác ơi,hàng pF thôi.
     
  9. ssass

    ssass Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    4.557
    Likes Received:
    94
    :D em đoán thế thôi , chứ em chưa thấy cái điện dung nào có giá trị âm hết ráo :cry: .
     
  10. Congcobe

    Congcobe Advanced Member

    Joined:
    24/4/06
    Messages:
    504
    Likes Received:
    30
    Location:
    Trên mọi nẻo đường
    kg biết bác già trẻ thế nào...nhưng em khoái cái giọng điệu của bác quá :lol: Già thì làm bạn,trẻ thì ...mình tôn bác làm thầy....heeeeeeeeeeeeeee :lol:
     
  11. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Choke cũng là cuộn cảm có tính chất tàng trữ năng lượng, em hỏi khí không phải là bác Thuy đã ngắn mạch 2 đầu choke để xả hết năng lượng trước khi đấu nối tiếp với tụ chưa?
     
  12. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Năng lượng tích trử của cuộn cảm nếu có thì cũng chỉ ở dạng 1 chiều mà bác classA.

    Khi đo điện dung thì cái thiết bị đo nó xuất ra điện áp AC làm cho tính chất của cuộn dây phát huy nên mới cho ra kết quả trên.

    Kết quả lúc này là Zl và Zc chứ không đơn thuần là Zc nữa dẩn đến máy đo nó chỉ thị nhầm do nó không loại trừ Zl được.
     
  13. Thuy

    Thuy Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    169
    Likes Received:
    8
    Cám ơn bạn,

    "Khi nối tiếp 1 cuộn và 1 tụ thì 2 đầu còn lại đo được chỉ còn 75uF nên bác tính ra là 2 đầu cuộn dây làm mất đi 25uF hay nói cách khác là giá trị của nó là -25uF" Tôi xin giải thích rõ:
    1.Tiến hành đo riêng cuộn choke, nhưng để thang đo tụ, máy hiện âm/-25uF (tôi chưa nối tắt hai đầu choke, và sẽ thử lại).
    2. Nối tiếp một đầu choke với 01 tụ 100 micro F, còn 02 đầu kia(01 tụ và 01 choke) vẩn để hở không nối với bất kỳ linh kiện nào, tiến hành đo tụ trên 02 cực của tụ thì giá trị ghi nhận chỉ còn 75 micro F.
    Trên máy đo của tôi sử dụng mạch dao động 100Hz và 1000Hz tương ứng với các thang đo khác nhau.
     
  14. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Ý của bác là trong trường hợp 2(nối tiếp 2 linh kiện) và đo như vầy. :roll:



    Nếu giống hình vẽ thì em không giải thích được vì nó vô lý quá.
     
  15. Thuy

    Thuy Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    169
    Likes Received:
    8
    Vâng đúng như sơ đồ bạn vẽ.
    Về lý thuyết thì vô lý, nhưng thực tế tôi lại mắc phải trường hợp này, rất nhức đầu khi tìm ra pan này, máy cứ giảm âm lượng, mất chi tiết, hư đèn nắn.
     
  16. anhlongtranf

    anhlongtranf Advanced Member

    Joined:
    10/2/09
    Messages:
    1.313
    Likes Received:
    4
    Theo em nghĩ, con tụ của bác có vấn đề rồi. Khi có mạch chạy qua nó đx xuất hiện một dòng điện tĩnh (tức là nó bị chập với một trở kháng thuần nào đó) làm cho hịn tượng sụt áp mạnh hơn hay nói cách khác là công suất tiêu thụ của nó tăng lên (vựợt sức chịu đựng của đèn nắn và đi ốt) nên các linh kiện này của bác chóng tèo. Tuy nhiên BA nguồn của bác vẫn chịu được là do công suất của nó dư chịu đựng hiện tượng ngắn mạch trên. Bản thân choke không thể làm đèn nắn và đi ốt chết, choke còn làm giảm tải cho đèn nắn và đi ốt, vì dòng điện qua choke đã bị khống chế ( cụ thể choke của bác là 75mA). Vậy thì tại sao đèn nắn có thể cháy??? với choke 75mA bị ngắn mạch sau choke có lẽ cường độ dòng diện lúc này tăng lên trên 75mA, BÁc kiểm tra xem choke có nóng bất thường không. Các linh kiện khác trong toàn mạch ra sao, tổng công suất của toàn mạch có phù hợp với khả năng của đèn nắn hay không???? Có lẽ bác phải kiểm tra lại toàn mạch. Chúc bác thành công.
     
  17. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Bác đo lại lần nữa xem,em thấy vô lý quá,em làm kỹ thuật cũng rất lâu nhưng chưa bao giờ gặp hiện tượng bác mô tả.
    Bác thử đo lại và chụp cho em cái hình khi đo nhé (có que đang đo và kết quả chỉ thị)
     
  18. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Em đọc phải topic này thì tò mò quá sức,mạn phép đào nó lên cho mọi người cùng xem.
    Bác chủ xử lý sao rồi sao không thấy hồi âm nhỉ :?:
     
  19. luatvista

    luatvista Advanced Member

    Joined:
    2/7/08
    Messages:
    902
    Likes Received:
    3
    EM vô đọc để mở mang thêm thôi chứ em mù tịt về kỹ thuật ạ
    :lol:
     

Share This Page

Loading...