Sau 1 thời gian khẩn trương thi công bọn em đã hoàn thành ClassD version 4.1 cho người bạn đầu tiên. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thương mại chính thức đầu tiên bọn em đã sử dụng những linh kiện tốt nhất cho phiên bản này: IC công suất cao tần 2.45MHz của Mỹ, Tụ lọc cao tần Rifa của Thuỵ Điển, Rơ le của Siemens của Đức, Tụ ra loa Rybycon của Nhật.... ngoại trừ cái vỏ AMP là của chính chủ nhân mang đến đề nghị bọn em lắp vào trong cái vỏ này. Nó là cái màu Vàng nhôm phay xước để ở trên cùng. Theo yêu cầu của khách hàng là amp này sẽ đánh cho dải Bass phải thực uy lực nên bọn em để hệ thống tụ ra loa lên đến 80.000MF ( 40.000 MF/ch ). Để thiết kế cho yêu cầu đặc biệt này phần công suất bọn em nâng lên đến gấp đôi so với Version 4.0 hôm trình diễn trên phóng sự ngắn của VTV2. Công suất hiện tại của amp đã lên đến 400W/ch ở 2 Ohms. Xin nhắc lại là ở 2 OHms chứ không còn là ở 8 Ohms như lần trước. Rút kinh nghiệm lần trước lần này phần IC công suất sử dụng tới 4 con IC siêu công suất cao tần cho mỗi vế. Nhưng điều bọn em hài lòng nhất là cho du chạy vô cùng mạnh mẽ thì AMP lần này vẫn không nóng thêm dù chỉ là 1 độ C. Nhiệt độ máy luôn bằng nhiệt độ phòng nghe... Điều nay dễ dàng chứng minh bằng thực nghiệm ở tất cả 3 lần thử. Sau hơn 3h chạy máy vẫn mát đến mức khó biết là cho đang hoạt động nếu không nhìn thấy đèn Led phát sáng ở mặt máy. Thêm vào đó để khẳng định với đông đảo bạn bè về nhiễu của ClassD là hoàn toàn có thể xử lý được bọn em sử dụng công nghệ lọc nguồn, khử nhiễu mới dùng 28 con tụ 470MF-63V của Rifa để lọc kết hợp với tinh lọc từng module với tụ gốm Philips ở tất cả các vị trí. Kết quả ngoài mong đợi khi bọn em đo và thấy tỷ lệ nhiễu chỉ còn -116 dB. Kiểm tra thực tế ở cả 3 nhà người bạn với 3 hệ thống audio khác nhau đều cho kết quả nếu ghé tai vào loa trên 10cm đều không thể nghe thấy tiếng ù xì dù là nhỏ nhất. Công suất để ở mức Min hay Max độ nhiễu này vẫn không thay đổi. Thông số cơ bản: - Nặng 14kg - Kích thước 43 x 14 x 40 - Sóng chủ ( sóng mang ) : 1.6MHz ( đã đo kiểm chứng cho tất cả tham dự ) - Giải thông : 20 Hz - 200 Khz - Công suất: 400W/ch Tối nay dự kiến bọn em sẽ test trình diễn thêm 1 lần nữa ở nhà anh Thạch vào lúc 7h. Em sẽ post kết quả kiểm tra tại lần tới. Vài hình ảnh buôỉ Test ở nhà anh khongthequen - VNAV ngày Chủ nhật 19/12/2010. Cảm nhận xin mời các bác liên hệ với chủ nhân hệ thống để tránh việc con khen mẹ hát...
E cũng đang quan tâm đến e Class D này, bác nào đã và đang sử dụng e này cho e qua thưởng thức với, e cũng đang cần 1 e Ampili để cõng cho cặp bass công suất lớn của e. Bác Khongthequen cho e xin địa chỉ để e qua thưởng thức ClassD của bác bác nhé.
Em nghĩ rằng đây là sản phẩm Bác chủ làm để thương mại thì nên mở Shop để quảng bá sản phẩm thì tốt hơn là nói trên Topic dành cho DIY! Thân!
Em thấy bác chủ nên suy nghĩ lại giữa việc chia sẻ để anh em tự DIY với sự hỗ trợ từ bác hay là không ? Nếu có thì em và nhiều bác khác sẽ rất cảm ơn sự đóng góp của bác ! Nếu không, thì bác nên di chuyển topic này sang chuyên mục mua bán ạ !
Đo bằng gì bác ơi? :roll: Phương pháp đo + thiết bị đo + kết quả đo = em tin :lol: Không có là em không tin nhá. :wink:
Hehe em đâu cần bác tin em chỉ cần những như bác Thạch, bác Tân, bác kothequen và các bác có mặt hôm đó tin thôi mà
EM nghĩ Mod nên xác định đây là sản phẩm thương mại hay là chia sẻ kiến thức DIY để đặt nó vào khu vực hợp lý, chứ cứ để như thế này lại có bác leo cột chơi, mà mùa này trời rét lắm đấy ạ.
Khi amp Version 4.1 test hơn 3 tiếng mà không nóng dù chỉ thêm 1 độ trong khi tiếng Bass căng tràn, hạ âm xuống sâu trong khi dải trên thì nguyên văn lời bác Th là không còn gì để chê được nữa bác Thạch rất hài lòng. Bác Thạch đang vất vả tìm amp cho cặp MBL khó chơi này nhưng hôm qua bác Thạch đồng ý CLassD chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Với chi phí rất khiêm tốn nhưng ClassD version 4.1 đã cho bác ấy kết quả hơn cả mong đợi. Ngay cả khi hệ thống tụ ra loa lên đến 80.000MF để cho tiếng bass đầy uy lực nhưng khi tắt nguồn loa vấn không bị tiếng bụp dù là nhỏ. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ loa tới mức tối đa bọn em đã ứng dụng relay siêu hạng của Siemens vào relay cho ngõ ra loa của amp. Khi tắt nguồn relay phản ứng cực nhanh để đảm bảo không có dòng phi ra loa. Em là dân viễn thông nên việc lấy card chuyển mạch của tổng đài EWSD Siemens để lấy ra relay với em đơn giản. Cũng tương tự như vậy để nâng cao chất lượng lọc của mạch công suất bọn em dùng tụ cao tần của hãng Rifa Thụy Điển. Với nhiều người tụ Rifa là bình thường nhưng với ClassD thực sự nó là báu vật nhờ thiết kế chuyên dùng cho cao tần. Hệ thống tụ này lấy từ tổng đài Ericsson các bác ạ.
Đồng ý là chia sẻ kinh nghiệm nhưng vì vấn đề kỹ thuật rất phức tạp nên ai nghĩ chỉ 1 vài mạch in có thể làm có thể tạo ra 1 cái amp ClassD hay thì mơ mộng quá nên hãy trao đổi ở ngoài trong các buổi cafe và giao lưu trực tiếp ở các buổi test. Em ở đây chỉ post hình ảnh bên ngoài được thôi. Hơn nữa có vài bác không trao đổi học thuật mà bình luận cho sướng miệng nên việc trao đổi ký thuật nên qua PM còn đây là diễn đàn DIY nên em chỉ muốn nói VN DIY chẳng thua bất cứ 1 quốc gia nào cả nếu không muốn nói là hoàn toàn vượt trội. Sảm phẩm này em tự tin thi đấu với bất cứ đồ hãng nào.
Hay quá, nếu được thế thì quá tốt bác ạ, được test với các anh có nhiều kinh nghiệm như anh KT, anh Tân hay bác khongthequen là xem như được kiểm chứng tốt. Chúc mừng bác. Nhưng do vẫn còn đang trong quá trình kiểm nghiệm lại không được lòng 1 số anh em trên đây nên câu văn cần phải được chính xác nhé bác, câu em bôi đỏ mà có bác thay dấu "hỏi" bằng dấu "huyền" thì ... không hay. Thân.
Rất trân trọng những sản phẩm kỹ thuật của bất cứ member nào. Nhưng chủ thớt vào đây PR theo cách này chả đáng 1 xu.
Hihi em đâu có PR nhưng đây là sự thật. Tạm thời em chia sẻ ở phần linh kiện cần dùng vì bản thân ClassD và nguồn xung nó có yêu cầu rất khắt khe về linh kiện làm việc trong tần số cao. Nếu coi thường điều này ClassD sẽ khó mà hay được. ClassD nó hoạt động hơi giống 1 bộ chuyển mạch nên linh kiện tổng đài Digital cho nó là phù hợp nhất. Tụ Rifa EVox:
Không hiểu bác dùng mấy cái relay cho một kênh :roll: Mà em thấy loại này có gì đặc biệt đâu ạ, silver plate, Operate time 3ms, Release time 3ms thì em thấy đầy loại.
Bác lấy của tổng đài thì tổng đài lấy cái gì mà dùng, thảo nào em thấy mạng viễn thông dạo này chập chờn.
Đúng là nếu chỉ 1 kênh thì chỉ cần 1 cái nhưng bác ơi vấn đề là Relay này là của Đức và nó được thủ thách trong môi trường khắc nhiệt trong hệ thống thoại PSTN ở VN mình mãi rồi và em thấy no cực bền. Nếu dùng relay hàng chợ thì ôm mõm bác ạ. Lần trước em chủ quan lắp relay 2nd của Nhật ở Vesion 4.0 mà ôm hận đấy. Có thể với Analog nó không là vấn đề nhưng nếu với ClassD thì chết vì cái trạng thái lơ lửng 0-1 đấy. Nó hay bị mất 1 vế vì điều này. Rút kinh nghiệm điều này nên em lấy luôn từ chính hãng cho nó chắc. Kiểm chứng suốt hơn 1 tuần qua với mỗi ngày chạy đủ 8h mà nó vẫn cực ngon. Thêm nữa để nhiệt đới hóa trong điều kiện VN mình bọn em cũng đổ dầu vào và đổ epoxy luôn để nó chạy "vĩnh cửu". Khi có dầu thì các má không báo giờ đánh tia lửa điện nữa nên bền vô đối luôn. Cái này là kinh nghiệm của a Thủy và anh Trấn khi xử lý máy siêu âm trong y học. Dòng cực lớn của máy siêu âm sẽ phá hỏng relay nếu không ngâm dầu. Cái relay của bọn em bên trong là của Siemens nhưng ngoài ra còn xử lý nhiều nữa vì cái relay này bản thân nó cũng có phải có thêm lệnh điểu khiển mới chạy mà. Bác rành KT chắc rõ điều này. Thế em mới nói về KT thì nên để PM chứ nói thế nào cũng không hết ý. Chỉ riêng 1 chút xíu về relay đã thế này nói gì đến phần nguồn xung đặc biệt, công suất, điều chế, ổn áp, điều khiển, khử nhiễu ..... Viết ra thì chắc vài nghìn trang. Do yêu cầu của bác kothequen là 3 kênh nên phải dùnng ít nhất 3 cái relay bác ạ. Đồ Tàu thì rẻ và dễ kiếm chứ đồ hãng mà nhất là đã qua thực tế chiến đấu thì hiếm lắm. Khi đã lắp vào rồi thì tất cả các linh kiện đều cần phải test hết sức kỹ càng. Bọn em tuy là DIY nhưng phần kiểm thử thì làm vô cùng cẩn thận.
Bác cho em hỏi là đổ dầu đầy vào cái relay hay chỉ cho 1 tí vào chỗ tiếp xúc, dầu bác dùng là loại gì hả bác. Bác bật mí để tối em về tra vào cái relay bảo vệ loa trong cái ampli DIY của em. À mà cái relay kín thế kia bác đổ dầu kiểu gì ạ
Dầu đổ vào relay nên cẩn thận nhé! có thể tèo cuộn dây relay đấy. Các loại dây điện từ tráng men cách điện khg phải loại nào cũng có thể vứt vào dầu đâu ợh! :lol: :lol:
Bác chờ xem công nghệ đổ dầu mới của bác ấy thế nào đã chứ. Chứ bôi dầu vào công tắc điện em đã từng bôi rồi, chỉ được mấy tháng là phải thay công tắc vì tia lửa điện đánh cháy dầu sinh ra nhiều muội đen làm giảm tiếp xúc.
Tôi thấy lo cho mấy bác "nổi tiếng" đang cho bác mượn tai-tiếng để review sản phẩm. Vì sao vậy ? - Sau lần thảo luận về amp classD với bác Ultraline thì thấy bác không phân biệt được classD với classAB. Bản thân amp của nhóm bác làm đang chạy classAB, chỉ có phần nguồn là switching mà bác đang gọi là classD - Nhiều vấn đề KT rất cơ bản bác nắm không rõ nhưng lại hay dùng những từ ngữ đao to búa lớn - Một sản phẩm KT thì phải chịu sự thẩm định, phản biện của những người làm KT, nếu vượt qua được thì nó mới đủ điều kiện để thương mại. Đây bác cứ tự sướng rồi khoe ầm lên là đạt bằng với hơn các SP mấy ngàn, chục ngàn...Xin nói thẳng là nếu vác amp của bác làm đo mọi thông số KT cơ bản nhất chưa chắc đã vượt qua những amp cỏ của Nhật SX từ 30 năm trước như Pioneer 7800, 8800; Sansui 507, 607...Còn nếu để tự sướng thì tôi xin không dám bàn vì nhiều amp đèn ae làm cũng cốt để thoả mãn đôi tai mình, nhưng họ không đao to búa lớn như bác...
Em có mấy lời thế này để rộng đường dư luận Em thì đã biết bác bachthutri, bác Thủy (tác giả của ampli class D) và đã được diện kiến và nghe từ những phiên bản đầu tiên ver 1,2.. Thực sự thì ampli bác Thủy làm chính xác chạy Class D và dùng nguồn chuyển mạch ( switching suppli). Tuy nhiên người phát ngôn ( bác Bachthutri) không phải là tác giả và cũng không chuyên về mạch điện tử nên có nhiều khó khăn trong việc chuyển tải ý tưởng. Một số bác nêu đây là mạch AB thông thường thì không đúng đâu, tác giả (bác Thủy) là một người rất uyên thâm trong lĩnh vực điện tử nói chung và các mạch dao động cao tần nói riêng và ampli class D của bác Thủy là một trong những tâm huyết rất lớn của tác giả Kính bút.