Năm 2014 em chuyển sang tìm tòi để tự thiết kế lấy cho bản thân mình 1 chiếc ampli, coi như cây nhà lá vườn không đụng hàng và giữ làm kỹ niệm. Hiện nay em tạm hài lòng với ampli và rề Gỗ mun. Để tự thiết kế và làm cho 1 cái mạch nó kêu thì không khó, cái em lăn tăn là khả năng phát ra âm thanh của nó. Em không DIY theo kiểu làm cho vui cửa vui nhà . Chí ít nó phải hay hơn những cái em đã làm, hoặc có 1 số tính chất âm thanh nào đó quí mà sản phẩm khác không có. Để thực hiện âm mưu em tập chung nghiên cứu khá nhiều ampli của các hãng, mà chủ yếu là các loại đắt tiền và hãng nổi tiếng (Tây mà, đắt chắc là tốt). Ngắm sơ đồ và hình sản phẩm, xem nghe rì viu để cố ngộ ra được chân lý và những bí mật công nghệ chứa trong sản phẩm. Ước mơ chế được cái ampli hội tụ những lời hay ý đẹp... bước đầu em đã lên sơ đồ, mô phỏng đạt độ méo cực thấp. Hình sau là em test: Méo tại 150W RMS là 0.00038%, hài thì tuyệt vời. Khoe tí hình đo :wink: Cũng chỉ mới đo thôi, đến nghe thì còn xa lắm. .............................................. Nhưng vụ trên còn dài kỳ, vì tự mình làm từ A-Z nên cũng khá khoai. Hàng ngày vẫn phải nghe nên trước mắt cờ lông đã. Em ngắm chú DarTZeel 108, cũng rất nhiều câu chuyện bên cạnh ông chủ hãng và chiếc ampli này.
Đây là layout, em quyết định cho thêm 1 phần mới vào. Dùng cũng được ko dùng cũng được. Các cụ tìm hiểu tí về ông chủ hãng này qua 6 bài viết của chính ông ta theo link này http://www.stereophile.com/news/10857/ Em sẽ phân tích rõ ràng hơn ở phần mạch điện của nó.
Một số thông tin tiếng Việt về nó. VNAV cũng có người chơi chú này. Công suất không lớn nhưng toàn kéo loa khủng. http://dientutieudung.vn/o-nha/nghe-nhi ... %E2%80%9D/ http://www.hifivietnam.vn/home/power-am ... thi-truong http://m.vnexpress.net/sohoa/tb-nghe-nh ... 1474243/p0 http://www.audiovnclub.vn/forum/index.p ... 520/page-2 Giá cũng vãi chưởng. http://audiohoanghai.com/dartzeel-power ... d4344.html
E được nghe, tháo kính ra nghịch và thay cầu chì Iso cho E nó và thấy thật đẹp và âm thậ tuyệt, nhưng cái giá thì vãi,.... Dự án của Bác làm E thấy háo hức lạ thường.
Em chưa chiêm nghiệm thực tế, nhưng khi test ở Audiophile thì chú Tây nói nó ăn cầu chì như ăn bỏng ngô :roll: . Nó ko có mạch bảo vệ nào ngoài cái cầu chì nguồn. Thay đổi trở kháng loa bằng công tắc hạ mức nguồn xuống còn một nửa bằng công tắc bật ở phía trong máy. Ver A thì DC offset rất cao và có cái trim để chỉnh. Ver B thì họ thêm 1 mạch kiểu DC Servo vào. Em thì vẫn làm mạch bảo vệ loa và sofstart, DC offset thì em dùng OPAMP để tăng độ ổn định và an toàn cho phù hợp với DIY.
Ngoài việc duy nhất là ăn gỏi cầu chì ra thì all còn lại tuyệt đối an toàn, E có nghe phong phanh trên net có nói, hãng nó tuyên bố bảo hành trọn đòi SP và dù sẽ khó mà nó dễ chết ngỏm như các bệnh của amp thông thường. Phải chăng đó cũng là 1 phần trong thiết kế của DZ.
Linh kiện thì không có gì đặc biệt cả. Bảo hành trọn đời thì em nghĩ cũng là 1 chiêu PR thôi. Chuyện thêm 1 cái bảo vệ loa vào mà làm cho 1 ampli đang nghe hay trở thành không hay thì cũng khó, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng nhưng so sánh mà thấy khác nhau thì ít người có tai thính như vậy. Mình cứ thêm vào cho chắc cụ ạ, noa của mình quí hơn Không dùng thì tự bỏ cũng không sao cả.
Schematic có vẻ thiếu điện trở tổng trở nhập. Nên không có phân cực cho Q1, Q2 của first stage, thế thì làm sao nó dẫn được ạ?! Nhìn mãi mà không thấy đường hồi tiếp, có vẻ đây là 1 amp không hồi tiếp rồi.
Con trở đó có đấy, mạch trên chỉ là cấu trúc thôi. Nó không có hồi tiếp toàn cục nhưng có hồi tiếp phần Vas theo kiểu mạch cân bằng, công suất là mạch kim cương 1 cặp sò. Linh kiện bán dẫn của ON, trở Dale, tụ Nichicon Wima Vishay.
Lót dép góng thôi. Em rất mong sẽ tham gia cái này làm dự an diy đầu tiên. Có mà nếu chiến thì bác cố làm luôn cái mạch nguồn nhé. E thấy các bác toàn đưa mạch ampli mà chả bao giờ có cái mạch nguồn nên gà điện tử chư bọn e chỉ bit làm xong cái mạch. Hix.
Nó không có bo mạch nguồn bác ạ, nó câu từ tụ lọc vào bo luôn. Mỗi kênh nó dùng tới 120.000uF, theo em là không cần thiết nhiều tụ như vậy mặc dù nó Bias khoảng 10W đầu là chạy Class A. Có thể em vẫn vẽ bo nguồn dùng tụ chân hàn vì tụ này dễ tìm hơn, em tính thử thì mỗi kênh dùng 40.000uF là ổn nếu không bao giờ dùng loa trở kháng cực thấp 1 ôm. Trên hình chụp ampli mỗi kênh có 2 cái bo, thì 1 bo là công suất còn bo kia là phần điều khiển cái đèn mầu mà nó gọi là mắt ở phía trước và điều khiển 1 con Thyristor dẫn để làm đứt cầu chì nguồn khi có hỏng hóc hay sốc tín hiệu. Nguồn nó dùng +-57V với tải 8 ôm, tải thấp thì người dùng tự bật xuống còn một nửa. DIY thì dùng nguồn từ +-40 đến +-60V là được. Linh kiện làm em này khá dễ kiếm và rẻ, phần nhiều tập trung vào biến áp nguồn tụ nguồn. Linh kiện bán dẫn và điện trở thì lèo tèo, vài trăm ngàn mua hết thuốc luôn. Linh kiện em tập chung gần đủ rồi, chỉnh trọt tí cái bo là làm thôi.
Trước 1 lần đi đồng nát thấy nhiều sò này lắm mà chỉ lấy có 2 cặp, may quá giờ lại đủ 2 cặp dùng đủ cho ampli này (Đúng số lun). Của nó là dùng loại MJL3281/MJL1302, nó là hàng của ON sản xuất tương đương hoàn toàn với 2SC3281/2SA1302 Toshiba sản xuất con xanh con đen. Em nghĩ có thể dùng được bằng rất nhiều loại sò khác như Sanken hoặc Toshiba có điện áp BC từ 160V trở lên và dòng 10A trở lên. Như cặp 5200/1943...
Mấy amp dòng X của cụ Pass em ko biết sao chứ mấy dòng firstwatt và Aleph thì dù có xuất thẳng cụ vẫn không chơi mạch bảo vệ loa mà chỉ bảo vệ bằng cầu chì AC mà thôi, đúng là gan thật :lol:
Để thêm 1 tí chất lượng âm thanh họ có thể đánh đổi bằng nhiều thứ đắt tiền. Mình thì hơi ngại, hỏng loa là phiền lắm.
Theo em thì chả phải vấn đề chất lượng 1 tí thêm gì đâu, vì thực tế thì cái tiếp điểm rơ-le loại tốt nó chả ảnh hưởng là mấy đến chất âm trong cái xâu chuỗi loằng ngoằng của đường công suất ra đến tận củ loa. Nói thật là chơi âm thanh phần tự sướng và tự nghĩ ra hơi bị nhiều. Nhiều bác chơi dây loa, dây interconect thật gấu rồi cắm vào cái cặp loa cổ, cổ quá đến nỗi quên chùi cả cọc loa nó teng đồng hết trơn, vậy mà k nhận ra sự thay đổi chất âm trong khi lại lăn tăn về cái tiếp điểm rơ-le làm giề !
Em chọn ampli này để làm ngoài yếu tố giá cả đắt đỏ, chất lượng âm thanh đã được người nghe đánh giá tốt phần còn rất thích mạch điện của nó nữa. Ông chủ hãng này mất mười mấy năm để nghiên cứu các ampli khác và đưa ra tiêu chí được coi là kim chỉ nam cho sản phẩm của hãng. "Phải bảo toàn được tất cả những sắc thái cảm xúc của âm thanh... độ méo THD không nói lên tất cả về chất lượng âm thanh". Từ đó họ đưa ra những chỉ tiêu cơ bản của mạch điện: - Đơn giản, ít linh kiện trên đường tín hiệu (Họ nói là chỉ qua 6 tranzitor, theo em là cũng không ít chưa tính tụ trở ). - Tín hiệu không qua các khớp nối như cầu chì, rơ le, chuyển mạch cơ khí...(Nhưng lại qua cái rắc cắm tín hiệu và rắc loa ). - Mạch không sử dụng hồi tiếp âm toàn cục, chỉ hồi tiếp âm cục bộ mà cũng với một lượng nhỏ nhất có thể. (Sẽ nói kỹ hơn chỗ này trong topic bên lý thuyết cơ bản của em). Cái này mới chính là phần cơ bản. - Sử dụng 1 cặp tranzitor công suất để tránh méo, họ cho rằng nhiều cặp thì khó mà làm cân nhau kể cả bố trí layout.( Nhưng đến đời mono block có giá tới 140.000$ của họ thì lại dùng 4 cặp sò ). Từ đó họ cụ thể bằng mạch điện, mạch có 3 phần rõ ràng và gần như hoạt động độc lập với nhau.
Tầng đầu là 2 con tran Q1, Q2 khuyếch đại class A cùng lúc tín hiệu vào. Hệ số khuyếch đại hiệu điện thế bằng 1 (Nó chỉ khuyếch đại dòng điện) nhằm tăng trở kháng vào của ampli và tăng dòng có thể cấp sang tầng phía sau. 2 con này hoạt động độc lập với các tầng sau. Nguồn V1, V2 là để ổn định cho Q1, Q2. Tầng này có nhược điểm chỗ con tụ vào, nó chỉ dùng tụ Wima. Có thể cắm rút nhiều tụ khác hay hơn.
Nếu tầng trước không có DC dò sang thì có thể làm đường ra loa thay đổi tối đa 0.7V DC. Còn tầng trước có DC dò sang thì vấn đề khác rồi, tuy nhiên tất cả Pre và CDP... đều không cấp DC ra.
Tín hiệu từ Q1, Q2 được đưa sang tầng Vas khuyếch đại hiệu điện thế. Tầng Vas cũng có 2 nhánh trên và dưới, nhánh trên gồm Q3, Q5, Q7. Trong nhánh trên Q3 khuyếch đại rồi đưa sang Q5 là tầng đệm để tăng dòng điện (Không tăng điện áp), từ Q5 đưa sang Q7 khuyếch đại lần nữa. Như vậy từ Q1 đầu vào đến Q7 thực sự chỉ có 2 con Q3 và Q7 khuyếch đại điện áp. Hệ số khuyếch đại tối đa của mạch chỉ là hệ số của Q3 nhân với hệ số của Q7. Như những mạch khác họ sẽ tăng hệ số khuyếch đại lên càng lớn càng tốt. Nửa dưới hoạt động tương tự.