CÓ BÁC NÀO NGHIÊN CỨU ĐẾN MỨC THƯỢNG THỪA NÀY CHƯA NHỈ. TOÀN BỘ CÁC TẦNG ĐẦU DIRECT COUPLING VÀ TẦNG CÔNG SUẤT OUTPUT TRANSFORMERLESS. MONG GẶP ĐƯỢC NGƯỜI TÂM GIAO. VUI LÒNG LH: 0909935853 TRÍ, RẤT VUI KHI TRAO ĐỔI CÙNG CÁC BẠN. EMAIL: drtri115@yahoo.com.
Ý bác là DIRECT COUPLING từ đầu đến cuối, hoàn toàn không có 1 con tụ nào trên đường tín hiệu ??? Em cũng chỉ chơi DIRECT COUPLING đến 2 tầng đầu thôi, vào tầng CS em chơi tụ. Các cao thủ nhiều khi cũng khoái có con tụ để mà mod miếc cho nó đổi giọng, DIRECT COUPLING khiến âm thanh bị cứng quá ( em nghe phong thanh là thế )
Cái này là ghép trực tiếp bác à. Bình thường giữa 2 tầng người ta hay nối bằng tụ, biến áp hoặc nối trực tiếp. Nối trực tiếp khó cái là cần cân chỉnh phức tạp hơn.
KHI DIRECT COUPLING THÌ VỀ MẶT LÝ THUYẾT TÍN HIỆU TỪ CD SẼ ĐƯỢC KHUẾCH ĐẠI LÊN MÀ VẪN GIỮ ĐƯỢC ÂM THANH NGUYÊN BẢN. KHÔNG GÌ QUA ĐƯỢC VỀ ĐỘ TRUNG THỰC VÀ NÓ SẼ ĐẠT ĐƯỢC DẢI TẦN CỰC RỘNG ĐÓ BÁC À.
Cái này hình như em có thấy bon tây nó chơi ít , nhưng ta chơi hơi bi nhiều chỉ có điều là cái máy nó to lắm . Mà hình như khác phục diểm trôi là rất khó mà các bác ấy không có công bố bí quyết nên cũng chỉ nghe vây thôi.Chứ chưa có làm được . Mach trên mang thì đầy có gì mà bác cho lên tân tôt đỉnh công phu thế . em có nghe vài cái các bác ấy lắp rồi tiếng la lắm rất hay. Bác cáo vướng mắc ở đoan nào thì bác nói ra may ra em hỏi hô bác đươc.
Cái này lâu rồi bác (khoản 3-4 năm) . Hồi đó có bác Rùmbeng(0903737696) đã ráp 2A3 dùng mạch 6DJ8 DC vào 2A3 sau đó chuyển qua AC coupling đi thì chim chích đó bác .
CHÀO BÁC TEABLUE. HÌNH NHƯ SCHEMATIC ĐÓ COPY TỪ TRÊN MẠNG VÀ CHỈ CÓ 2 TẦNG KHUẾCH ĐẠI PHẢI KHÔNG BÁC. TRÊN TRANG WEB TUBES FOR NEWBIES CÓ ĐƯA RA LÂU LẮM RỒI, ANH EM CÓ THỂ THAM KHẢO TẠI ĐÓ: http://www.bonavolta.ch/hobby/en/audio/2a3_1.htm
- Direct Coupling cho Giải Tần rộng chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ. - Direct Coupling chỉ chủ yếu giúp cho giải tần số thấp ví dụ như 10Hz và ngay cả DC. Không direct coupling thì không khuyếch đại DC được. - Khuyết điểm của direct coupling là nếu ngõ vô có gì không ổn thì có thể kéo theo cả bộ đi toong trong đó có thể luôn cái loa. Vì thế direct coupling thường phù hợp cho mạch bán dẫn vì không cần thời gian đốt tim nên hoạt động ngay lập tức. Đối với mạch tube thì phải thiết kế cẩn thận và quan trọng là phải có thời gian standby/warm up cho chắc ăn.
CHÀO BÁC DZTRONIC. EM NGƯỠNG MỘ BÁC LÂU LẮM RỒI NAY MỚI CÓ DỊP TRAO ĐỔI CÙNG BÁC. XIN BÁC NÊU RÕ THÊM LÀ TẠI SAO NÓ CHỈ GIÚP CHO LOW FREQUENCY VÀ ĐI TONG LOA. NGÕ VÔ KHÔNG ỔN LÀ NHƯ THẾ NÀO.
Đúng vậy nhưng không phải là Transformerless như ý bác . Em cũng thử để biết âm thanh, đơn giản như trên bias B+ tần đầu cho đèn CS cũng mệt roài
VẬY LÀ BÁC TEABLU CHƯA NGHIÊN CỨU ĐƯỢC DIRECT COUPLING 3 TẦNG THÌ TRANSFORMERLESS CHẮC LÀ MÙ TỊT RỒI. TRAO ĐỔI VUI ĐỪNG GIẬN NHÉ BÁC TEABLU. MONG ĐƯỢC THỈNH GIÁO Ở BÁC NHIỀU HƠN.
Quá mụ tịt luôn đó chứ, Em chỉ test có transformer và thấy nên thôi . Cái vụ transformerless chắc bác cũng đang tới đâu rồi nên lên đây chia sẻ với anh em đây. Em cũng đú theo bác mấy cái DC này luôn nhe
Tụ điện giới hạn tần số thấp với tổng trở Zc=1/2*pi*f*C. Vì thế tần số f càng cao thì Zcg càn nhỏ. Và ngược lại khi f càng nhỏ (tần số thấp) thì Zc càng cao. Tụ điện tuyệt đối khôn cho điện 1 chiều DC đi qua vì lúc đó DC nghĩa là tần số f=0Hz thì Zc = vô cực. Ngõ vô không ổn là khi 1 thiết bị trước nó có dòng rỉ DC hay điện thế DC xuất hiện thì có thể làm điểm phân cực của mạch đầu thay đổi thay đổi rồi kéo theo mạch sau thay đổi và cứ tiếp tục như vậy và có thể tạo điện 1 chiều DC ở đầu loa làm bay loa. Mở rộng ra nếu 1 linh kiện nhỏ trong mạch mà bị hư cũng có thể kéo theo cả mạch hoạt động không đúng. Nghe đĩa than Turntable thường có xuất hiện thêm tần số thấp (sub sonic, rumble) thì những ampli và preamp thiết kế kiểu direct couple thường tạo ra hiện tượng màng loa nhồi ra nhồi vô thùn thụt nguyên do preamp và power đáp tuyến được tần số thấp sub sonic này.
CHÍ PHẢI. THANKSSSSSS. TỨC LÀ TÍN HIỆU TỪ CD PLAYER RÒ RỈ DC PHẢI KHÔNG BÁC. CHẾT CHA MẤY NHÀ SẢN XUẤT CD PLAYER RỒI! NHƯNG TRONG TRƯỜNG HỢP DIRECT COUPLING 3 TẦNG VÀ CÓ OPT THÌ CÓ ĐI TONG LOA KHÔNG BÁC
Bác đưa thiết kết bác lên để em giúp cho . Sao không dùng mạch dò DC giống như ampli sò mà lại dùng OPT bảo vệ loa thì còn gì là Transformerless như ý của topic . OPT mà không chịu được DC thì OPT sẽ rớt đài, loa không sao
EM GẶP ĐÚNG XMAN RỒI ĐÂY. Ý EM MUỐN NGHIÊN CỨU XEM LÀ DIRECT COUPLING 3 TẦNG RỒI THÌ NẾU CÓ OPT ĐÓ LÀ GIẢI PHÁP QUÁ ĐƠN GIẢN. NẾU KHÔNG CÓ OPT THÌ CÓ GIẢI PHÁP NÀO CÓ THỂ NGĂN ĐƯỢC DÒNG DC RA LOA. GIÚP TỚ VỚI XMAN ƠI.
Trước hết bác chớ có đổ văn thừa cái CD Player cái đã . Ta ráp ampli mà bay loa là do ampli chứ không do CDP đâu, nhiều khi DC đi ngược vào CDP với tụ xuất CDP có volt chịu tầm 50V thì nổ tụ xuất CDP, xịt khói Opamp như chơi . Vừa đền loa và CDP thì sạt nghiệp luôn . Em chỉ có cách ra chợ Nhật tảo mua cái mạch bảo vệ loa cái đó có dò DC ra loa đó, mua cái delay time cở 30 phút ( lâu lâu cho tube nóng, chờ đợi nó mới hay) cho các khu vực còn lại
OK. THANKS BÁC XMAN .GIẢI PHÁP ĐÓ CŨNG HAY. NHƯNG CÓ LẺ AMPLI BÁC VÔ ĐỊCH RỒI NÊN CLOSE. BÁC Ở TRÊN CAO QUÁ KHÔNG TRAO ĐỔI ĐƯỢC THÊM. TIẾC THẬT!
Ậy không phải lỗi do mấy nhà sx CDP đâu bác. Hãng họ không hoảng đến như vậy. Lỗi là thời gian năm tháng tụ đã rò rỉ và phần nữa là do người cắm không cẩn thận. Em đã từng sửa 1 preamp cho 1 người bạn nguyên do là chị nhà nó không cắm tín hiệu vào mà cắm điện xoay chiều 110VAC vào ngõ Input. Đương nhiên cái OPT là 1 trong những linh kiện bảo vệ loa rất tốt. Tuy nhiên nếu ampli đèn mà không cắm loa hoặc cắm tải giả vô mà có tín hiệu ngõ vô không khéo vẫn nẹt OPT như thường. Và đương nhiên OPT thời gian năm tháng lớp verni cách điện của dây emay cũng thoái hóa thì truyện rò rỉ giữa sơ cấp (có cao thế) và thứ cấp vẫn làm bay loa như thường. Trên đời không có 1 thiết kế nào mà bảo đảm 100% không chết. Có hay không chỉ là cái nào an toàn hơn cái nào thôi và cái nào xác suất xảy ra ít hơn thôi.
Ciclotron balanced design,Technics design,SRPP design,Futerman design,Ciuffoli design.....TOÀN BỘ CÁC THIẾT KẾ TRÊN VỀ OTL ĐỀU THÚ VỊ VÀ ĐÁNG HỌC HỎI. TUY NHIÊN VẪN CHƯA CÓ DESIGN NÀO BỎ ĐƯỢC TỤ NỐI TẦNG CÁC TẦNG ĐẦU VÀ PHẢI DÙNG FIX BIAS TẦNG CS. CÁI ĐÁNG NGHIÊN CỨU LÀ Ở CHỔ NÀY CHỨ KHÔNG PHẢI AMPLI VÔ ĐỊCH ĐÂU BÁC ƠI. VUI CHƠI THẢO LUẬN GIÚP TA TIẾN BỘ NHIỀU VÀ ĐAM MÊ NHIỀU HƠN.
1- Người ta dùng tụ nối tầng là có lý do về thiết kế. Technic, Futterman, Ciuffoli (nguyên là Futterman Variation) ... đều bắt buộc phải có tụ nối tầng chứ nếu không mạch sẽ rất phức tạp nhất là phần nguồn cấp điện vì người ta phải nâng áp và hạ áp cho thích hợp để liên lạc từ tầng này đến tần kia. Thường nâng áp hay hạ áp đôi khi kéo theo cả hạ hskd hiệu dụng của tầng trước đó v.v... Lúc này 1 hay 2 cái tụ điện sẽ đơn giản hóa vấn đề rất nhiều. Thêm nữa ampli đèn dùng tụ liên lạc có trị số rất thấp nhất là ở những tầng đầu (trị số khoảng 0.1uF) Với những tụ trị số thấp như vậy đáp tuyến tần số cao rất tốt và đôi khi cũng không tệ hơn sợi dây cáp interconnect dài vài thước nối từ thiết bị này đến thiết bị kia đâu ạ. Circlotron thì khả thi để direct coupling và em cũng đã thiết kế thành công nhưng chính bản thân em và em nghĩ cả nhiều hãng khác vẫn thích dùng tối thiểu 1 tầng tụ liên lạc (trị số nhỏ) để an toàn trong thiết kế, cân chỉnh và sử dụng. Còn đối với thiết kế hoàn toàn bán dẫn thì direct coupling thì rất nhiều không có gì đáng bàn. 2- Để được công suất cao và hiệu suất tương đối (vốn đã rất thấp do việc dùng tube cho OTL) thì chỉ còn cách hoạt động ở class AB hay class B. Muốn thế bắt buộc phải dùng fixed bias xem ra không còn cách nào khác. Hơn nữa dùng fixed bias dễ dàng cho phép chỉnh trung điểm giữa vì kiếm đèn công suất cân nhau rất khó.
Cho em hóng hớt 1 tí: - Đồ DIY thì có thể làm lung tung các kiểu vì đã tự sướng thì cũng tự chịu rủi ro do chính mình làm ra. Lỡ cái ampli bị xì khói hay làm bay loa thì cũng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt, giống như cái ampli vô địch Sumo 2007 vừa rồi, từ lý thuyết đến nghe thực tế đều rất hay nhưng bù lại chỉ cần chạy maximum công suất thì điện trở cháy hàng loạt, việc này cũng nằm trong ý đồ thiết kế nhưng chỉ dân DIY mới đủ kiên nhẫn tháo ra hàn điện trở mới. - Đồ hãng mang tính chất sản xuất hàng loạt và mang thương hiệu, các nhà sản xuất đều phải cân nhắc cho việc mạo hiểm và tên tuổi của thương hiệu, độ ổn định của sản phẩm cần phải được đảm bảo, ví dụ em làm TV thì trước khi xuất xưởng phải có công đoạn chạy thử với âm thanh maximum, chạy liên tục trong 100h trong phòng kín nhiệt độ lên đến 50 độ C, nếu một trong số những máy chạy thử này có vấn đề thì phải tìm ra nguyên nhân và áp dụng cho cả lô hàng, sau đó lại cho chạy nóng lại để kiểm tra.... em chắc rằng các nhà sản xuất ampli đèn của VN chưa áp dụng hình thức kiểm tra này nhưng em có gặp qua vài nhà sản xuất VN ta, trong số đó có bác Teablue rất quan tâm về sự ổn định của sản phẩm sau khi giao cho khách và Navison thì lựa chọn giải pháp an toàn là dùng tụ xuất cho các thiết kế OTL cũng chính vì lý do thương hiệu. Và cuối cùng, một thiết kế tốt cũng cần linh kiện tốt, nếu như thiết kế direct coupling mà dùng OPT bèo nhèo thì chắc hẳn kém hơn thiết kế dùng tụ và OPT chuẩn.
Bác không hiểu ampli vô địch là gì à? sao thế ? Dr ? ợ ?! . Bác đọc kỉ chử kí của em đi . Tần đầu là chử "đàn ông... " thì tần sau có chử "... ampli vô địch " là ampli dữ lắm . Hiểu chưa bác Dr !