Chào các bác, Lâu lắm không có dự án gì lại thấy chân tay ngứa ngáy nên em đang lên kế hoạch chế tạo một chú DAC mới. Một số ý tưởng ban đầu như sau - Em thuộc dạng thích đồ cổ nên lần này lại chọn PCM63 của BB - Receiver sẽ là CS8414 vì chú này em xài đã quen mà các chú khác thì cũng không có gì hay ho hơn. - DAC sẽ có Asynchronous Reclocking bằng XO - PCM63 sẽ chạy ở chế độ Non-oversampling (NOS). Điều này hy vọng sẽ tạo điểm nhấn khác biệt với khác máy khác dùng PCM63. Em thấy hiện nay DAC PCM63 dạng NOS là khá hiếm (các loại TDA và AD dạng NOS thì nhiều rồi). - Mạch I/V và analog buffer sẽ là solid state xài Mosfet rời vì opamp và đèn đóm cũng chơi nhiều rồi. Hiện nay em còn đang nghiên cứu lựa chọn thiết kế phần nguồn. Trước mắt chắc cũng chưa có mấy thời gian để làm nên chắc dự án này sẽ cần nhiều thời gian. Tạm thời là mới có ý tưởng thiết kế sơ bộ như vậy. Nếu các bác có ý kiến đóng góp gì em rất hoan nghênh.
Hoan hô bác Planets, bác luôn là người tiên phong trong lĩnh vực DAC, em hoàn toàn ủng hộ bác. Về thiết kế dùng PCM63 em nhớ có 1 tay người Đức hay Hà lan gì đó, làm cũng khá đẹp chạy cả XO và dùng 2 đèn xuất âm. Nhìn chung PCM 63 là một trong các DAC được xếp vào hàng high end rồi .
Món này hay đây! Mình đang có một board PCM63 dùng tube buffer của Lite Audio. Planets có cần tham khảo trong quá trình design PCB thì mình chuyển cho
---- DACMAN hôm nào làm PCB hoặc nhân bản boad thì làm thêm cho mình 1 cặp nhé, mình cũng máu dự án này từ đầu nhưng bận quá không triển khai được. @ có anh nào còn riêng boad tube bufer chưa dùng ới em một tiếng nhé.
Cập nhật tình hình thiết kế. Bộ DAC gồm có 3 module 1. Receiver và Reclocking 2. Main 3. Analog Mỗi module xài 1 biến áp nguồn riêng. Phần receiver này sẽ rất hay. Thiết kế NOS và tương thích không chỉ PCM63 mà còn chơi được TDA1541, TDA1543, AD1865, AD1862, PCM56, PCM1704, v.v. và v.v. Phần nguồn của mạch receiver sẽ dùng IC ổn áp cao cấp có độ ồn cực thấp. Mạch analog Class A mỗi kênh tín hiệu chỉ chạy qua 2 con Mosfet.
Em chưa lên dự toán chi tiết nhưng sẽ không mắc lắm đâu ạ. Mấy thứ đắt là: 2 con PCM63 Chi phí làm mạch in Tụ loại tốt. Nếu tụ hóa xài toàn BG thì giá tương đối chát. Em dự kiến là tụ hóa sẽ dùng Nichicon Muse KZ và FG. Tụ phim bypass sẽ xài RIFA. Đã thiết kế xong mạch nhưng chưa bắt tay vào layout. Em đang nghiên cứu rất nhiều về layout mạch và phương pháp đi mát. Quyết tâm đạt chất lượng ngang ngửa Pass Lab D1 nên cần chú ý tới những chi tiết nhỏ nhất. Main DAC module có thể thay đổi, nâng cấp vô tư đủ các loại DAC.
Hôm nào gặp em sẽ chuyển cho bác. Em gắn gần như đủ hết linh kiện nhưng chưa dùng vì chưa có biến áp nguồn. Board này hơi to đấy (cỡ 20x20 có lẽ to hơn chút). Chạy 6X4, ECC88 và 6c45pi.
Sáng nay CK up hay down mà bác đặt câu hỏi trừu tượng quá, em không hiểu là khen hay chê nữa :lol: Theo em hiểu thì tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi hoặc nâng cấp, trừ có một thứ: **, vì nó thuộc phạm trù luật pháp và đạo đức. Chấp nhận thôi! (Sorry for spam. Bác Mod nào xóa hộ em bài này và cả những bài không ăn nhập chủ đề bên trên, để khỏi rối chủ đề đang hot của bác DAC Man)
Xem qua thì thấy thiết kế của phần Analog hơi quen quen :lol: Đây là một thiết kế rất thú vị dùng sò khuếch đại 610 chạy ở chế độ classA đã được kiểm nghiệm và khẳng định bởi Passlab, em tin là âm thanh sẽ rất khá. Để góp phần ủng hộ cho dự án này, Aleph Team xin tặng DAC man 2 cặp sò IRF610 đã được matching chính xác đến 0.001 Von để chạy thử nghiệm trong mạch. Em rất khoái câu này của bác DAC man: "Quyết tâm đạt chất lượng ngang ngửa Pass Lab D1 ". Đó cũng là tiêu chí của Aleph Team khi thực hiện các dự án Alephs. Chúc các bác thành công! Thân mến
Hay quá cảm ơn bác Sóng Xanh. Xúyt nữa thì em order mấy chú Mosfet này rồi. Phần analog đúng là em mượn tạm của NP.
Hôm qua em là phần layout PCB cũng hơn hòm hòm. Không ngờ bo mạch lại to đến như vậy. Cỡ khoảng 10dm2 kín đặc linh kiện. Chiều ngang tổng cộng 3 module khoảng 45cm. Em đang tính thu nhỏ bớt một số linh kiện.
Em thấy bác không nên thu nhỏ khoảng trống của linh kiện, đối với các bộ kit kiểu này nên dành nhiều không gian cho các DIYer thoải mái thay đổi các loại linh kiện khác nhau để thử nghiệm đến khi đạt được âm thanh phù hợp nhất. Em rất khoái cách layout của bộ DAC kit diyaudiocraft.com mà bác cũng đang dùng. Các linh kiện quan trọng như tụ nguồn, tụ out đều được dành rất nhiều khoảng trống có thể đáp ứng được hầu hết mọi kích thước linh kiện trên thị trường. Như vậy mới linh hoạt và tiện nghi cho người dùng. Vấn đề kích thước bo mạch có thể tính đến giải pháp chồng nhiều tầng để tiết kiệm diện tích. Thân