Giúp về Digital và Analog trong âm thanh

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by huuquangvn, 14/6/09.

  1. huuquangvn

    huuquangvn New Member

    Joined:
    13/6/09
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Mình có một số vấn đề chưa rõ như sau bạn nào biết giúp mình
    1. Công dụng của việc kết nối bằng Analog
    2. Công dụng của việc kết nối bằng Digital( Optical + Coaxial)
    Digital trội hơn analog ở chổ nào?
    3. Sound card cùi ko xử lí dc DTS,DD,... . Dàn HT xịn xử lí dc DTS,DD,... . Tại sao khi kết nối từ sound card trên tới HT trên phải bằn digital mà tại sao ko dùng analog? Nếu dùng analog thì sao?
    4. Dàn HT xử lí dc DTS,DD,... ( ko có digital in ) thì làm cách nào để kết nối âm thanh ngoài vào bằng analog mà xử lí dc DTS,DD,...
    Thanks everyone
     
    Tags:
  2. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Tôi thì đang xài đigítồ nhưng luôn mơ về anàlốg :) , thế có ngược đời ko chứ ? Bác thì sao ạ ?
     
  3. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Câu hỏi đo đỏ của bác giá có bác Dzê trả lời dưới góc độ thông số kỹ thuật sẽ chính xác.
    Và 1 loạt ông khác đặt ngược câu hỏi của bác dưới góc độ cảm nhận :D
    Với em digital trội hơn analog ở chỗ nó là công nghệ mới,
    Analog hay hơn digital ở chỗ nó là công nghệ cũ
    :D :( :idea:
     
  4. Lion_Heart

    Lion_Heart Advanced Member

    Joined:
    11/10/06
    Messages:
    934
    Likes Received:
    91
    Em xin phép phát biểu bừa mấy ý, nếu sai xin các bác đừng cười nhé:
    1. Kết nối bằng analog là kết nối thông thường - công nghệ có thể nói là đã rất cũ, tín hiệu digital (được mã hóa ở dạng nhị phân, tức là 0 và 1) qua DAC của đầu CD để giải mã thành tín hiệu analog (dòng tín hiệu này vẫn có 2 cực + và -, có điện thế từ vài milivolt đến vài volt) vào amply, amply khuếch đại công suất lên và đẩy ra loa. Kết nối bằng analog là kết nối thông thường, được nhiều người sử dụng.
    2. Kết nối bằng Digital( Optical + Coaxial) thì ngược lại với kết nối analog bởi tín hiệu digital từ nguồn phát được đưa trực tiếp xuống amply qua đường cáp quang ( Optical) hoặc tín hiệu số cố định ( Coaxial), amply giải mã tín hiệu đó sang analog, khuếch đại công suất lên và đẩy ra loa.
    Khó có thể nói giữa Digital và analog, cái nào trội hơn vì chất lượng âm thanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là bộ chuyển tín hiệu DAC của đầu CD hoặc đã tích hợp sẵn trên amply.

    Còn 3. và 4. em xin nhờ các bác khác phát biểu hộ nhé. :D
     
  5. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội
    Em thì cứ tỷ dụ đơn giản là như thế này:

    Giả sử có một miếng thịt bò (rất tươi và ngon nhé :lol: ), đó chính là nguồn analog.

    Bác muốn kết nối analog thì đem miếng thịt bò đó xào nấu rồi chén. Khi ăn thì hương vị sẽ bị ảnh hưởng nhiều của kỹ thuật chế biến và gia vị thêm vào, cái đó chính là chất lượng thiết bị, dây dẫn và cách phối ghép. Cho dù một bộ dàn có đắt tiền đến đâu đi nữa thì cũng không thể nào transparent hoàn toàn như là ta chén miếng thịt bò sống được.

    Còn Digital thì bác đem miếng thịt bò đó bán lấy tiền (lưu trữ nguồn âm dưới dạng số), khi nào thích ăn thì lại đem tiền đi mua miếng thịt khác. Sau khi có thịt rồi thì quá trình cũng tương tự như trên thôi.
    Vấn đề đối với digital là hầu như không thể mua một miếng thịt giống hoàn toàn miếng thịt mà ta đã bán đi. Đối với digital thì việc phát lại nguồn số nếu như không có những mã sửa lỗi thì việc phát lại chính xác nguồn số cũng đã là một việc không hề đơn giản. Nhiều người cho rằng khi đã lưu trữ dưới dạng số như CD chẳng hạn thì khi đọc CD thì đầu nào cũng phải đọc ra một dữ liệu như nhau, chỉ khác nhau ở phần giải mã và phần analog thôi. Nhưng thực tế không phải như vậy, cùng một đĩa CD nhưng các thiết bị đọc khác nhau thì thường sẽ cho ra các kết quả bằng số khác nhau do các nguồn âm số thường không có mã sửa lỗi.

    Úi giời, em lại thèm một miếng bít tết quá :lol:
     
  6. AudioTo

    AudioTo Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    1.680
    Likes Received:
    13
    Location:
    서울시 용산구 한강로3가 16-9 전자랜드 신관 202호

    Hi bạn. Câu hỏi khá thú vị, mình thử giải rùm bạn nhé.

    3. Sound card cùi ko xử lí dc DTS,DD Tất cả các loại sound card có tích hợp chíp xử lí DTS hay DD thì nó đều có khả năng giải mã tín hiệu số sang tín hiệu Alalog. Bạn để ý trên sound card có 2 loại ngõ ra đó là Alalog và Digital, ngõ ra Alalog (thường là 5.1), đây là tín hiệu đã được chíp xử lí tín hiệu Digital sang Alalog, ngõ ra Digital là ngõ chưa được xử lí qua chíp DTS,DD. Có nghĩa là tín hiệu Digital gốc chưa qua xử lí...

    Dàn HT xịn xử lí dc DTS,DD Là loại dàn có thể nhận tín hiệu Digital gốc chưa qua xử lí để xử lí sang tín hiệu Alalog (tín hiệu này có thể là 2.0,2.1, 5.1 hay 7.1 vvv)

    Tại sao khi kết nối từ sound card trên tới HT trên phải bằn digital mà tại sao ko dùng analog? Nếu dùng analog thì sao?

    Thường thì những sound card loại bình thường, không thể cho chất lượng tín hiệu đã qua xử lí tốt bằng những hệ thống chuyên dụng như HT được. Cho nên, muốn có chất lượng tín hiệu đã qua xử lí tốt hơn ta phải kết nối bằng Digital.

    4. Dàn HT xử lí dc DTS,DD,... ( ko có digital in ) thì làm cách nào để kết nối âm thanh ngoài vào bằng analog mà xử lí dc DTS,DD,...

    Không thể xử lí tín hiệu Alalog sang tín hiệu DTS,DD bằng thiết bị thông thường, mà phải cần đến những thiết bị chuyên dụng mới có thể làm được.

    Tóm lại là câu hỏi của bạn có thể hiểu qua một sơ đồ đơn giản sau.
     
  7. SixL6

    SixL6 Advanced Member

    Joined:
    10/9/06
    Messages:
    2.257
    Likes Received:
    13
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    AudioTo, có phải bạn đó không ?! :) Queo cơm trở lại với diễn đàn, lâu quá rồi !!!
     
  8. newceco

    newceco Advanced Member

    Joined:
    13/11/07
    Messages:
    552
    Likes Received:
    30
    Iem chưa hiểu 2 chỗ bôi màu đỏ lắm, có vẻ mâu thuẫn nhau nhỉ, bác giải thích rõ hơn được không?
    À còn vụ thịt bò thì em tưởng là analog là đem miếng thịt bò đó trụng nước sôi (luộc) còn digital là đem miếng thịt bò đó xào, nấu, bít tết chứ nhỉ??? (ở đây đang nói vấn đề chế biến thịt bò chứ còn bác bán miếng thịt đi rồi mua miếng khác thì là mua-bán rồi chứ đâu còn là chế biến nữa, giống như các bác hay đổi, chác, các, bù... :lol: đúng không ạ?)
     
  9. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội

    Em chỉ đại khái là như vậy thôi, em cũng không phải chiên gia về công nghệ nên cũng chả giải thích rõ ràng được. Bác có thể tham khảo nhiều bài viết trong diễn đàn nếu như bác muốn tìm hiểu kỹ.

    Em lại nôm na thêm tý nữa theo cách hiểu của em thôi, có gì không đúng mong các bác chỉ giáo thêm ạ.

    Con đường âm thanh đi từ đầu (nguồn âm thanh analog, ca sỹ hát hay tiếng đàn chẳng hạn) đến đít, à quên, đến cuối cùng là loa hoặc tai nghe sẽ như sau:

    Ca sỹ gân cổ gào thét => thu âm => ghi vào một dụng cụ nào đó (đĩa than, CD, .v.v.) => nguồn phát âm (CDP, mâm đĩa than, .v.v. ) tùy thuộc chúng ta sử dụng dụng cụ lưu trữ âm thanh nào => chạy qua một đống lằng nhằng thiết bị + dây dẫn => loa.

    Một con đường thuần Analog là con đường từ đầu đến cuối không hề có sự chuyển đổi tín hiệu từ analog sang digital và ngược lại. Tuy nhiên, đến nay thì không có con đường này nữa bởi vì trong các phòng thu bao giờ cũng xử lý âm thanh bằng kỹ thuật số (digital).
    Vấn đề là sau khi đã tạo ra một bản ghi âm hay ho rồi thì studio sẽ có hai lựa chọn để lưu trữ âm thanh đem ra chợ bán.

    1) Lưu trữ dạng analog: đó là các đĩa than, băng từ.
    2) Lưu trữ dạng digital: đĩa CD, Blu ray, DVD, .v.v.

    Tóm lại là từ một miếng thịt bò đã được các đầu bếp là các studio chế biến, thêm gia vị một cách có chủ ý trở thành các món ăn là các đĩa CD, LP ... đem bán cho chúng ta. Phần còn lại và cũng là phần mệt nhất là làm sao món ăn đó mang về nhà nó không bị ôi thiu hay bị thêm gia vị khác nữa. Thế là các audio phile thi nhau bỏ xiền để sắm các thiết bị 2 end, 3 end. Với bộ dàn chất lượng thấp thì không khéo từ thịt bò lại thành lợn tai xanh :D

    Có thể nói con đường analog hay digital cũng chỉ được tính từ đoạn chúng ta mua món gì (CD hay LP) về chén thôi. Còn nếu muốn chơi analog thực sự thì chỉ có một cách là đem cây đàn ra gẩy tưng tưng hoặc ra quán karaoke nhưng tắt hết điện đóm đi mà hét với nhau thôi ạ. :D

    Còn tại sao đã ghi thành dữ liệu (nói như vậy cho nó chính xác với kiểu đi ji tồ :lol: ) chẳng hạn là 01010011 thì khi dùng bất kỳ đầu đọc dữ liệu nào nó cũng phải đọc đúng là 01010011 chứ nhỉ? Dạ thưa, nếu như vậy thì đã chẳng có các transport giá đến cả vài chục ngàn Obama rồi. Còn tại sao đọc không đúng thì có nhiều lý do lắm, trong đó, jitter là vấn đề chủ yếu nhất ạ.
     
  10. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Em thấy các bác khi nói tới Analog hay Digital thì thường cứ thế này:
    1- Digital: ca sĩ + nhạc cụ ---> khuyếch đại --> chặt trăm chặt ngàn, đem ra chợ bán, xào nấu hằm bà lằn ---> nhà chứa ---> kết hợp gia vị xào nấu ---> đem ra phập

    2- Analog: ca sĩ + nhạc cụ --> khuyếch đại --> nhà chứa không chặt bằm không xào nấu ---> miếng thị tươi tinh khiết --> nhúng nước sôi --> đem phập liền

    Mới nhìn thoạt nhiên tưởng vậy nên có vài người (chỉ 1 số nào chiếm tỉ lệ phần trăm không nhiều) vẫn coi nguồn âm Analog > Digital. Thực tế nếu xét kỹ thì nó không vậy mà lại có chiều hướng ngược lại. Lý do:

    1- Đì dzí tồ: ca sĩ + nhạc cụ --> khuyếch đại --> ADC (chặt băm) --> định dạng nhị phân --> ổ chứa (HDD, memory, optical drive) --> DAC --> tín hiệu A na lốc --> khuyếch đại --> LOA --> TAI

    2- A na lốc: ca sĩ + nhạc cụ --> khuyếch đại --> đổi điện trường qua dạng từ trường (qua đầu từ) --> từ trường --> ổ chứa (bằng băng từ, đĩa than là 1 dạng cửa cơ điện từ) --> đổi dạng từ trường sang điện trường (qua đầu từ, qua kim đĩa) --> tín hiệu điện --> khuyếch đại --> LOA --> TAI

    2 sự so sánh trên đã tạm bỏ qua giai đoạn mix, xào nấu, mắm muối ... của chuyên viên phòng thâu. Phần màu đỏsự khác nhau của 2 kỹ thuật và ưu cũng như khuyết cũng đều xuất phát từ đây.

    Tất cả sự hoán đổi đều là yếu tố quyết định cho định cho kỹ thuật nào ưu việt hơn:

    1- Với Đì dzí tồ: giới hạn độ động hay phân giải (bit resolution, sampling rate, ...) và Jitter ảnh hưởng đến chất lượng hoán đổi.
    2- Với A na lốc: giới hạn đầu từ (lõi sắt, cuộn dây) băng từ và độ chính xác của dàn cơ ảnh hương đến chất lượng hoán đổi.

    Giải pháp:
    1- Với Đì dzí tồ: với công nghệ càng phát triển thì càng phát triển bit resolution và sampling rate. Ngày nay đã đến mứ 24-bit và 192kHz về mặt lý thuyết đã đạt đến méo hài + tiếng ồn xuống đến -144dB so với tín hiệu chính hoặc là 0.000007% đến độ vượt dưới độ ồn nội tại của linh kiện khuyếch đại (Analog) và méo hài đến dưới hơn cả máy đo hay mạch khuyếch đại (Analog) nào. Và băng thông đã đạt từ DC - 90kHz vượt xa ngưỡng nghe của tai người. Về Jitter cũng đã đạt thành quả khả quan xuống đến cả -110 dB dưới ngưỡng tai nghe của người thính nhất trái đất đến 10 lần (chỉ có vài người kiểm tra nghe được đến -100dB trong khi công nghệ CD chỉ đạt đến -90 - 96dB là cùng).

    2- Với A na lốc: tăng chất lượng từ tính của sắt từ (Chrome, Amorphous, ...) hoặc tăng vận tốc hoặc/và diện tích băng từ. Tăng độ chính xác dàn cơ hoặc thêm những mạch lọc (nhập mã) như Dolby B, C, HX Pro, S hoặc DBX ... Tiếc thay từ tính của sắt từ và sự chính xác của dàn cơ của công nghệ Analog cũng chỉ đến giới hạn vì tăng độ chính xác 1% thì giá thành có thể tăng đến 10 lần và cho dù trả giá đến 1000 lần mắc hơn cũng không tăng thêm được phần trăm nào cả... Hơn nữa bản chất của sắt từ (băng từ, đầu từ, kim đĩa ...) luôn có hiện tượng bão hòa từ hoặ/và từ trễ và phụ thuộc rất nhiều vào tần số cũng như nhiệt độ nên tăng chất lượng tần số thấp thì có thể sẽ giảm chất lượng tần số cao và ngược lại. Tăng vận tốc lên để tăng tần số cao và giảm ồn thì sẽ giảm sự chính xác của dàn cơ. Sự chính xác của dàn cơ sẽ ảnh hưởng đến thông số Wow & Flutter. Và độ bão hòa từ và từ trễ sẽ gây méo hài. Sự tiếp xúc của băng từ và đầu từ cộng với bản thân hạt sắt của băng từ sẽ gây ồn. Dùng thêm mã hóa giảm ồn như Dolby hoặc DBX sẽ dễ gặp vấn đề giải mã lúc playback khi thiết bị thâu và playback không giống nhau (khác hãng khác model) hoặc/và không cân chỉnh trong thời gian xử dụng ... Đây là lý do méo hài và ồn của công nghệ A na lốc chỉ đạt đến -80 dB là cùng (0.01%) cho băng Master phòng thâu và với đĩa than có khi chỉ đến -55 - 60 dB và Cassette có khi chỉ đạt -70dB. Còn Wow & Flutter ngay cả Studer R2R đồ đỉnh cũng chỉ đạt 0.05%. Và băng thông chỉ đạt đến 22 Hz - 23 kHz là đã hụt hơi với loại băng tốt nhất và vận tốc cao nhất...

    Tóm lại khi so sánh giữa công nghệ Analog và Digital cho nguồn âm thì công nghệ Analog thua từ 10 - 100 - 1000 lần công nghệ Digital cho đến thời điểm này . Điều này đã được kiểm chứng bằng máy đo với thiết bị thực tế. Sau bài này hy vọng sẽ giải thích được vài vấn đề thuộc về kỹ thuật lẫn cảm tính:

    1- Không phải chỉ có công nghệ Digital là chặt băm mà Analog cũng chặt băm (chặt điện trường sang hằng ngàn hạt sắt từ nhỏ trên băng từ sau khi đổi qua dạng từ trường; và sau này cũng phải kết hợp hằng ngàn hạt sắt từ mang từ trường sang lại điện trường) Với đĩa than thì chặt băm điện trường sang từ trường rồi lại chuyển sang nhiều rãnh nhỏ (dạng cơ).

    2- Công nghệ Analog không có hiện tượng Jitter nhưng lại có Wow & Flutter và quan sát về mặt kỹ thuật (miền tần số và miền thời gian) cả 2 hiện tượng đều tương tự nhau và nhiều người nghe cảm nhận là nó giống nhau khi thời CD mới ra lò còn non trẻ lúc chất lượng Jitter của CDP và thiết bị thâu Digital thời đó còn kém. Xưa so với nay thì Wow & Flutter của Analog tạo tiếng ồn cao hơn Jitter Digital đến từ 10 - 100 lần nên việc bảo Digital bị Jitter trong khi Analog thì không chỉ đúng phân nửa mà phân nửa còn lại là cho dù Digital có Jitter vẫn tốt hơn công nghệ Analog với Wow & Flutter. Nếu bảo nghe được Jitter (rất thấp) của Digital mà không nghe được Wow & flutter (cao hơn 10 lần) của Analog chỉ là cảm tính, đọc báo nghe theo phong trào, hoặc tai người đó có vấn đề...

    3- Công nghệ Digital vẫn tiếp tục phát triển do phần cứng lẫn mã hóa/giải mã ngày càng nhanh và tối tân thì công nghệ Digital cho nguồn âm vốn thời này đã vượt xa công nghệ Analog sẽ còn vượt xa hơn trong tương lai. Truyện đem "CD vs băng cối, đĩa than" và bảo Analog hơn Digital hay cho dù có bảo CD hơn Analog gì gì đi nữa cũng chỉ là truyện đem công nghệ Digital cổ lỗ xĩ gần 30 năm trước so sánh với đồ đỉnh của công nghệ Analog thì quả là phiến diện và chủ quan và ngay cả phản KH và đi ngược lại với đà phát triển của nhân loại.

    Em thêm vài cái dấu - ở những chỗ viết nghiêng để cho người đọc dễ hiểu, không nhỡ ai đó lại tưởng tai người không nghe được 100dB -ClassA
     
  11. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Tôi thì không thạo lắm cái món băm chặt nhưng cũng thấy cái chỗ bác tô đỏ hình như có sự thiên vị cho digital khi bác không nêu lên quá trình chuyển đổi + mã hóa + nén +...rồi nếu lưu vào ổ cứng thì cũng điện - từ, rồi đọc ra lại từ - điện, lưu vào đĩa CD, VCD, DVD... thì điện + từ + quang ra món lẩu nào đấy, rồi trong quá trình băm chặt xào nấu đó dữ liệu bị thất thoát do nhiều nguyên nhân thì người ta lại nghĩ ra hàng đống thuật toán tạo ra các dữ liệu giả để chèn, để nêm, để bù cho cái sự hao hụt mà ta hay gọi là sửa lỗi. Vậy cái món ăn đó còn bao nhiêu % là thật, bao nhiêu % là giả ? Trong khi cái analog sau khi xử lý thiếu là nó bảo thiếu chứ nó không chơi ăn gian như anh digital :D và ít ra tôi cũng được ăn đồ thật chứ không phải dỏm rồi cho thật nhiều gia vị, trình bày bắt mắt, phục vụ chu đáo để bù lại cái sự dỏm như anh digital.
    Phản biện với bác cho vui thôi chứ ở nhà tôi vẫn nghe CD là chính vì chưa có gì thay thế nó cả, băng cối đĩa than thì chương trình nghèo nàn và đắt quá nên thỉnh thoảng mới nghe cho đỡ nghiền.:oops: :D
     
  12. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Cái này là bác lại phán theo ... cảm tính nữa rồi :wink:

    Bước ngoặc hệ trọng của công nghệ digital là nó sau khi đã được mã hóa thành digital (nhị phân) là người ta đã hoàn toàn 100% có khả năng lấy lại dữ liệu được mã đó cho dù được chuyển dạng này sang dạng khác hằm bà lằn cả ngàn lần. Nguyên tắc mã hóa là khi trong quá trình truyền dẫn, hoán đổi ... nếu bị mất mát nào đó trong lúc đường truyền thì sẽ có chìa khóa để khôi phục lại hoàn toàn mã đã bị mất. Trong công nghệ CD và DAC người ta đã dùng pp Error Correction là vậy. Nếu không có điều này thì việc copy CD -> CD, HDD -> HDD, memory -> memory, PC -> PC, email, webpage -> PC ... đã sai tè le thì cãng hãng sx đĩa nhạc cũng không phải bận tâm quá nhiều đến truyện ăn cắp tác quyền sang 5 sang 7 ở hiện trạng thời nay trong khi không phải bận tâm lắm so với thời công nghệ Analog như băng cối, đĩa than, cassette, VCR, ... Đơn giản là họ biết cứ mỗi lần chuyển đổi hay thâu qua 1 lần thì công nghệ Analog đã tự động kém hoặc mất chất lượng so với ban đầu trong khi công nghệ digital thời nay vẫn giữ nguyên chất lượng 100% như gốc ... 1 điều thực tế chứng minh nữa là các nhà băng (bank) sau khi qua bao nhiêu mạng network, máy tính, trạm chính, cáp quang, đi khắp thế giới ... nhưng mã vẫn không hề mất 1 tí tẹo dữ liệu nào trừ khi có hắc kơ. Với công nghệ Analog thì truyện này chị mơ lên gặp chị Hằng trên cung trăng !

    Từ xưa khi ngành viễn thông Maxwell còn chưa tìm ra sóng điện từ và điện đài người ta đã biết mã hóa xê ma pho hay Morse (dùng gương phản chiếu ánh sáng) để truyền tin tức và giới hạn của nó chỉ là tầm mắt người có thể thấy cờ bay phất hay ánh sáng chớp tắt không thôi. Và sau này có khả năng phát sóng điện từ thì người ta 1 lần nữa cũng mã hóa thành Morse để truyền thông tin. Nếu xê ma pho hay Morse mà sai hoặc sai quá nhiều thì nhiều mạng sống đã phải lâm nguy từ cả trăm năm trước chứ không đợi đến bây giờ mới biết vấn đề mã hóa ...

    Nếu bác còn ngờ với những điều em viết thì cứ vô trường ĐH tổng Hợp hay Bách Khoa chuyên ngành vi tính thì sẽ rõ ...

    Nếu bác đã đùa thì em cũng đùa với bác là với Analog nếu bác lỡ mua 1 con bò về nấu phở chẳng may người khiêng giữa đường vô tình để chó nhà người ta cạp mất cái bín bò thì Digital có khả năng tái tạo tế bào gien lại và tổng hợp thịt thà gân guốc và protein lại ... thành 1 cái bín đã mất với chất lượng protein giống hệt lại cái bín nguyên thủy và đương nhiên ăn vô cũng bổ như nhau :lol:

    Bác lại phàn nàn việc băng cối đĩa than chương trình nghèo nàn ... thì em thấy bên topic "tại sao băng cối phê hơn CD" thì có 1 số bác nào đó vẫn đề cao truyện thâu CD vào băng cối nghe "phê" và vẫn đang cãi tới bến với 1 số bác như AnaDigi09 và Dztronic ... Nếu theo tinh thần bên đó thì bác thâu dàn chương trình CD vào băng cối và như thế chương trình của bác (CD -> băng cối + băng cối + đĩa than) sẽ còn nhiều hơn ai hết đang toàn chỉ dùng CD hoặc 1 thứ thôi đấy bác ạ.
     
  13. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Cám ơn bác, bác làm ơn cho tôi hỏi cách tính, rồi quy đổi cái tần số âm thanh ra cái băm chặt như thế nào vậy ? tôi cứ bị lẫn lộn giữa cái 14 rồi 16 và bây giờ là 24byte hay bit gì đó, cái này càng lớn thì độ phân giải càng tốt phải không bác ?
     
  14. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Bác hỏi thì em xin thưa:
    Khi mã hóa (bác gọi là băm chặt ?) từ Analog sang Digital (ADC) thì khi kết hợp Digital sang Analog lại (DAC) thì luôn tạo ra 1 độ ồn lượng hóa còn gọi là Quantization Noise. Độ ồn lượng hóa này cao thấp so với tín hiệu chính (tín hiệu Analog nguyên thủy) mà nhiều lúc người ta gọi là độ động (Dynamic Range) hoặc Signal-to-Noise Ratio (SNR) tùy thuộc vào sự nhuyễn khi chặt bằm mà ở đây gọi là độ phân giải (bit resolution) Trong nhiếp ảnh digital lý thuyết cũng giống hệt vậy.

    Để tính được độ ồn lượng hóa người ta tính nhẩm đơn giản như sau:
    "# of bit * 6 = độ ồn sẽ bao nhiêu dB thấp hơn so với tín hiệu chính (tín hiệu Analog nguyên thủy)"

    Ví dụ với tiêu chuẩn CD dùng 16 bit (chặt băm 2 ^ 16 lần nhuyễn) --> 16 * 6 = 96 dB SNR
    Với tiêu chuẩn HD Audio nếu dùng 24 bit (chặt băm 2 ^ 24 lần nhuyễn) --> 24 * 6 = 144 dB SNR

    Vì thế cơ bản là tăng độ nhuyễn hoặc bit resolution thì giảm độ ồn lượng hóa và tăng giải động.

    Còn việc tăng đáp tuyến tần số thì còn phụ thuộc yếu tố mã hóa khác gọi là "sampling rate". Tăng sampling rate thì sẽ tăng đáp tuyến tần số.
    Đáp tuyến tần số tối đa đạt được được tính theo "sampling rate / 2"
    Ví dụ như tiêu chuẩn CD sampling rate là 44.1kHz thì lý thuyết băng thông sẽ đạt được từ "DC - 44.1kHz/2" hoặc là "DC - 22.05kHz". Tuy nhiên trên thực tế không thể đạt được vì không có mạch lọc lý tưởng như lý thuyết nên thường chỉ đạt từ DC - 20kHz hoặc hơn 20kHz chút đỉnh.
    Với HD Audio tùy tiêu chuẩn và master có lúc sampling rate lên đến 192kHz nên trên lý thuyết sẽ đạt được đáp tuyến DC - 96kHz nhưng thực tế chỉ đạt được 80 - 90kHz vì không có mạch lọc lý tưởng

    Việc tăng bit resolution + tăng sampling rate ---> tăng thêm số lượng dữ liệu ---> đò hỏi phần cứng phải nhanh và ổ chứa dữ liệu phải lớn để chứa đủ hoặc phải dùng thêm pp nén nào đó (nén càng nhiều càng đòi hỏi phần cứng phải nhanh hơn) để giảm bớt trữ lượng nếu muốn hoàn toàn chứa đầy đủ 100% nguyên thủy. Còn không thì phải chọn pp bỏ bớt dữ liệu thì lúc này sẽ không còn đầy đủ dữ liệu nguyên thủy. CD là dạng chứa đầy đủ 100% trong khi DVD phim thì thường là không. Do đó nhiều lúc CD cho dù phân giải thấp hơn (16bit/44.1kHz) chất lượng âm thanh vẫn có thể cao hơn DVD có phân giải cao hơn vì CD là định dạng dữ liệu không nén còn nguyên vẹn 100% (dạng PCM) trong khi DVD là dạng nén và bỏ bớt dữ liệu (dạng AC3, DD, DTS). Tuy nhiên sự cảm nhận có khác nhau hay không khi nghe tùy thuộc vào mỗi người.
     
  15. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Trước hết xin rất cám ơn bác nhưng xin bác đi chầm chậm thôi vì đây là vấn đề mới và khó đối với tôi :oops: . Bác đã giúp thì xin giúp cho chót, cho tôi hỏi "lượng hóa" là gì, tại sao phải lượng hóa, cách lượng hóa như thế nào ? Xin cám ơn bác.
     
  16. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Ồn lượng hóa là từ em dịch nguyên nghĩa từ tiếng Anh "Quantization Noise" sang tiếng Việt. Em có thể dịch không đúng nên có bác nào qua đây sửa dùm. Đây là vấn đề thuộc về chuyên môn nên viết ra thì dài lắm đã vậy vốn từ tiếng Việt chuyên môn em cũng không rành lắm. Bác có thể nghiên cứu và đọc trên Wikipedia hoặc hỏi các anh em chuyên ngành về kỹ thuật Digital thì sẽ rõ thêm.
     

Share This Page

Loading...