1. TEST GX400A MOSFET 9240/240 2. TEST GX400B - 5200/1943 Download 1 file nói lên tất cả w\w\w\.\f\s\h\a\r\e\.\v\n/file/TWAYC1B3AT/ Bỏ dấu \ đi nhé
Em chỉ thấy bác post ảnh 1 đống sò nướng với file pdf project. Không biết cái này hay ho ở điểm nào? Và bác lập topic để ... ??? :?:
Mạch với linh kiện là 2 vấn đề khác nhau nhé, không thích thường thì dùng loại khác. Mà có khi con visai thường vào mạch này lại hợp :shock:
UH,em cũng thấy thường .......chỉ được cái là hét to la làng cho cả xóm nghe...nghe nhạc thì không hay ........mạch chợ em không thích cho lắm...ráp lung tung nhiều khi lộn tùm lum lên :lol:
Thường hay không là do mình thôi.thế nào là thường và không thường em không phân biệt được.trở về với mấy cái mạch đơn giản làm xong nghe thấy hay hơn thế mới lạ.
Càng ngày thiết kế càng hướng đến những mạch đối xứng, những linh kiện low noise rồi for audio rồi đặc tuyến này nọ cho tầng visai :roll: đằng này linh kiện quá đơn giản chỉ là 1 con transistor khuếch đại thường, 2N390x bo mạch CN làm driver cho relay, Hfe thì thấp lè tè. Xưa có đến cả ngàn con 2N3904 mang đi tặng cho anh em làm slector :mrgreen: Kết cấu thì trimport tứ lưa, diode với zener ghim áp vô số, tụ in rồi cắt, dập cũng loạn............... Có gì hay hoặc suất sắc để cho nó là không thường ạ? Với cái giá 100$ ở Tây thì nó đắt được ở cái gì nhỉ? Với những thứ quá free thì không lấy đâu ra là hay đâu ạ!
Em có nghía qua mạch này từ lâu, nó là một thiết kế khá tốt của cấu hình Lin/Thompson: cascoded LTP, tải chủ động current mirror cho LTP, cascoded VAS/TIS, cascoded VAS's CCS (nâng cao tổng trở), bảo vệ quá dòng khi trở kháng tải xuống thấp hoặc chập tải, emitter follower/source follower... Mạch cơ bản cũng tương tự cái mạch 300W (vi sai PNP, VAS NPN) + emitter follower. Cá nhân em thấy tuy nó sẽ không thể tạo được âm thanh tinh tế, cảm xúc, hay như kiểu GM - có JFET dính vào LTP thì BJT làm sao đua nổi :wink: . Nhưng nó cũng KHÔNG QÚA TỆ, khá ổn để bắt đầu, hoặc làm 1 amp KOK. Nhưng với các điều kiện sau, mình có thể nâng tầm nó lên: - Thay các transistors tín hiệu nhỏ (2N3906, 2N3904) thành các loại low noise, high gain hiện đại như BC549C/BC559C, BC550C/BC560C, 2SC2240BL/2SA970BL, 2SC1815/2SA1015.... - Nếu dùng JFET low noise audio như kiểu 2SK170/2SJ74 vào LTP, MOSFET (IRF610, 2SK2013) vào VAS + 1 chút sửa đổi thì nó lại là 1 cuộc lột xác ngoạn mục, so với các ampli hi-end khác thì chưa biết ''mèo nào cắn mỉu nào''. Sony cũng dùng cách này cho mấy ampli của hãng trên cấu hình Lin. - Nếu matching transistor tốt thì bỏ luôn cái Chim 200R (offset) đi cho đơn giản. Chim 2 để chỉnh bias. Mạch này bias khá thấp => nâng 1 chút, đặc biệt là bản dùng MOSFET. - Mạch LIN bị cái nhược điểm cố hữu là slew rate bất đối xứng giữa nửa dương & âm do đường nạp của tụ Miller không cân (1 bên đường rộng & 1 bên đường hẹp). Mấy thằng Tây thường hay cố gắng khắc phục bằng cách cho LTP chạy Iq rất cao, xấp xỉ với VAS => đối xứng đường nạp Cdom => SR cân hơn. Mà cũng kệ mẹ nó đi, có chút khó chịu khi nhìn vào màn hình oscilloscope thôi, chả ảnh hưởng gì đến âm thanh ngõ ra cả. 8/10 amp trên Diyaudio đều là mạch LIN. Tụi tây rất thực dụng, đơn giản, ít méo là tụi nó khoái. Amp của thằng Daddo trên đó đạt được con số THD ppb (part per billions) rồi đấy. Em làm symmetry chỉ đạt được THD ppm (part per millions) thôi.
SR200 khá là nổi bên Diyaudio. Nó cũng tương tự với cái X250 của em và cũng tương tự với amp PA Lab Gruppen và 1 đống amp Nhật, GM... ect... Nó dùng topology symetrical VAS cho nên cái vấn đề slew rate bất cân bằng được loại bỏ. Khác biệt là nó dùng mạch servo để không dùng tụ hồi tiếp (BW sẽ bắt đầu từ 0Hz - DC). Nguồn dòng CCS cho LTP đơn giản với zener + tụ - trở (LTP 1mA). Như phong cách thường gặp của nick Apex bên đó là mạch khá đơn giản, ko lằng nhằng phức tạp. Mạch này thì lão Alex đã layout có đủ files pdf. để ủi. Bác làm thì quất thôi. :mrgreen:
Chỉ có bác nguyenlab là hiểu em.em đâu phải không biết nọ biêt kia vì cũng từa lưa ra với những gì bác chỉ cho rồi.cơ mà đơn giản như ampli đèn thì độ hay thế nào mã bao người chạy theo đèn.em thì chỉ theo cái đơn giản thôi
Vẽ lại vì: - Đi mass cực tốt - Fix lại cặp driver và con 139 cho dễ lắp vào tản nhiệt - Fix lại một số trở cho dễ lắp - Đẹp hơn board gốc 3.2 - Tương lai cần tích hợp gì đó thì sao nhỉ ... ^^
Bác 3Rua máu nhỉ, tự làm đc mạch in cũng tiện thật đấy. BJT out bác định dùng con j? Cho hỏi luôn, đi mass cực tốt như bác thì đi theo quy tắc j, mình phần này vẫn gà quá.
Ý bác hỏi là dùng xò gì phải ko? Hiện có MJ15003/MJ15004, 5200/1943, 3281/1302 dùng gì cũng đc chẳng sao đâu Thấy mấy pcb nó thường cho mass bao toàn bộ mạch nên mình làm theo thôi
Triển khai in mạch sợi thủy tinh đi cac bác,em trong pcb 1 mặt bên trên đẹp quá. Giá diy cả dc pow va echo đủ bộ cái amli karaoke thì tốt. Cali và jaguar xịn thì đắt lòi, còn toàn đồ giả thui,diy là đồ thật