Tôi xem qua rất nhiều các mạch điện khi kết nối với các linh kiện khác thông thường họ hàn bằng thiếc, nhưng có một số điểm họ lại vặn dây vào chứ không hàn, không biết âm thanh nó có hay hơn không khi họ vặn dây vào chân con đèn 2N3055 ? bác nào kinh qua rồi xin cho ý kiến , còn tôi thì Bótay.com rồi
Bác ạ , cái vấn đề muốn biết tại sao họ không hàn mà lại xoắn chứ, chắc là phải có nguyên nhân chứ xoắn được nó cũng lằng nhằng lắm :roll:
Họ có thể thay bằng dây bện nhiều sợi ai bảo chơi một sợi cho nó khổ, hay là dây sợi một dẫn điện tốt hơn ?
Cách này họ dùng với cả dây đơn lẫn dây nhiều lõi bác ah, bác để í là khi quấn dây thế này thì dây tại điểm nối với cọc sẽ có độ linh động tốt hơn so với trường hợp hàn trực tiếp, do đó giảm khả năng đứt gẫy tại mối nối.
Cái hình trên đầu thớt là socket gắn sò mờ kụ - tiện tay thì xoắn nốt mí cái cọc trên bo mạch ự :mrgreen:
Em thấy qua một số amply Nhật thì việc xoắn dây này áp dụng khi sò nằm rời cách xa pcb. Có lẽ lúc đó xoắn sẽ chắc hơn là hàn (khi sò nóng), mặt khác độ cách điện tốt hơn vì so với hàn thì xoắn làm chân sò gọn hơn
Mấy cọc trên board của Amp Nhật vốn cũng hàn cụ ạ. Ngoài lý do tăng độ bền cơ học như bác Metalhead nói, chắc là còn để cho dễ làm, tránh trường hợp dí thiếc đầu trên thì thiếc đầu dưới chảy :mrgreen:
- Dẫn điện tốt hơn do tăng diện tích tiếp xúc - Giảm thiểu lỗi mối hàn xấu do nhân công vì bo mạch đc hàn trong bể thiếc, khi ráp thành phẩm nối vỉ nọ sang vỉ kia thì phải dùng nhân công, tay nghề ko đồng đều - Tăng độ bền cơ học
Em thì thấy trên amply đèn Nhật, turntable Nhật vặn rồi vẫn hàn thêm chì, một số chỉ vặn. Theo em khả năng cao là chắc chắn thôi! ( :?: Nếu chỉ vặn vào, để lâu oxi hóa, tiếp xúc không tốt thì sao ạ? Phân vân quá :?: . Mấy lần DIY em nghĩ 1 hồi rồi quyết định hàn luôn cho chắc cú). Dây tín hiệu cho phono em thấy 1 số không hàn mà chỉ ép dây vào giắc :?: .
Bác ợ, cái mối vặn dây tôi chụp trên ảnh họ làm từ năm 1977 đến giờ không thấy vấn đề gì cả , tôi tính mua một cái máy vặn dây để DIY cho HE không biết ở đâu bán để mua một cái, bây giờ có nhiều loại thiết pha bạc rồi nên họ không làm dây vặn nữa :roll: không biết có đúng không ? Đối với các đường dẫn dây tín hiệu các mối hàn cũng quyết định chất lượng âm thanh đấy. Lấy ví dụ tôi đang Mode dây nếu hàn RCA- WBT "For soldering " bằng thiết của nó tiếng hay hơn hẳn giá RCA-WBT-0144 loại hàn là 100 USD , thế nhưng cái loại bắt vít WBT-0108 lại có giá 200 USD " RCA plug for crimping" :roll: hay hơn hẳn loại hàn cùng một loại dây tín hiệu , không cãi vào đâu được.
he he - biết rằng với vấn đề tác động nhiệt ( hàn chì ) lên vật dẩn điện sẽ ảnh hưởng đến độ đồng nhất của bề mặt vật dẩn , gây ...rối loạn phần nào đến các điện tử tự do làm ...méo hay suy giảm các tín hiệu âm thanh - bến phần vật lí lí tưởng điện tử người ta dào bới rất chuyên sâu các vấn đề này - trong các sản phẩm thương mại , họ ít quan tâm đến , chủ yếu là sao cho nó ...chắc cú các liên kết để ít bảo hành hơn các bản mạch ,sau khi qua giai đoạn ráp chi tiết , nhúng hoặc hàn các linh kiện xong họ đưa qua bên lắp ráp - cái này không còn hàn nửa mà liên kết các bản mạch bằng cách xoắn dây lên cọc định vị ... vì nhân công khâu này không cần biết hàn nửa ( ...lương thấp hơn :mrgreen: ) hồi đó là vậy , còn bi giờ thì chỉ ngồi cắm mấy cái soket hoặc jack bẹ , dây bẹ rào rào 30giây và ...lương còn ...thấp hơn nửa he he đơn giản vậy thôi đồi với sản phẩm Hiend đích thực thì chỉ ráp ...thủ công và người thi công không chuyên sâu về kỉ thuật và nghệ thuật âm thanh thì khỏi cho rớ vào
Đó chỉ là 1 trong nhiều cách làm của người Nhật , một công nghệ của thập niên 80 , dùng một máy cuốn dây cầm tay thao tác khá nhanh cho quy trình lắp ráp và không gây ô nhiễm môi trường làm việc vì không có mối hàn , tiết kiệm điện cho 1 công đoạn kết nối các boar mạch . tuy nhiên qua thời gian bộc lộ nhiều nhược điễm (dễ bị oxy hóa kết nối , cồng kềnh , phải lắp thêm trụ và nhất là không thích hợp với mạch tích hợp ngày càng gọn nên công nghệ này nay đã không còn được các hãng xữ dụng .
Công nghệ thập niên 60 của Mỹ thì đúng hơn bác Mít ạ. Dây điện trong các TV trắng đen thùng/ cửa lùa của Nhựt Bổn được hàn P to P. Dây điện trong TV trắng đen Mỹ thường dùng cách xoắn vào trụ.
Trong các dàn đấu dây của các tổng đài điện thoại hiện tại vẫn còn sử dụng cái tool để bắn dây kiểu này vì rẻ, tiện lợi và nhanh hơn hàn rất nhiều. Nó chắn chắn và tin cậy hơn các loại phiến đấu dây dạng bấm. Còn loại phiến đâu dây dạng hàn thì xưa lắm rồi người ta có xài nhưng chủ yếu là cho các mạch đặc biệt vì vừa quấn dây lên cọc vừa hàn. Nếu bác chủ topic muốn tìm mua cái tool bắn dây này thì có thể liên hệ các cửa hàng kinh doanh vật tư viễn thông. Có 2 loại: tool xoắn dây bằng tay cho số lượng ít, để xoắn nhiều thì chọn loại có động cơ.
Hà ngồi chuyên chấm hàn - Phát vặn ốc ...ai cao hơn??? cái này dể mà - nếu tính về kinh tế của những năm thập kĩ 60-70 thì sản xuất hàng loạt thì bán ai nếu mạch in chi tiết và gia công hàng loạt chưa ra đời phục vụ cho nguyên cả ngành công nghiệp to lớn - phát minh ra transitor mới làm thay đổi toàn bộ ngành sản xuất điện công nghiệp và sau đó thì đi sâu vào phục vụ mọi tầng lớp ...thuật ngữ Audio home lúc này mới đúng nghĩa của nó chứ hồi trước audio home tạm dịch là ..âm thanh cũa biệt thự , he he chứ bình dân làm sao mua nổi 1 bộ audio đúng nghĩa
Trước em có amply nội địa Nhật, cọc loa họ dùng dây quấn rất chặt, bện đều và thẳng tấp. Sau đó vì không có gắn được với đằu jack ra loa, nên em mua 4 trạm loa về mod lại. Sau khi em tháo cái cũ ra và quấn dây vào cái mới thì không có cách nào em quấn nó chặt vô trạm loa được cả, lỏng le lỏng lét. Cuối cùng em phải hàn chì thêm vào thì em nó mới đảm bảo nhưng mất Zin