High-voltage regulator for tube amplifiers

Discussion in 'Đèn điện tử' started by quanghao, 20/9/10.

  1. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    Chào các bác!
    Em lọ mọ tìm được mạch Nguồn Cao áp cho âm li điện tử sử dụng cả Moffet và tube:
    http://www.linearaudio.nl/t-reg-2.htm

    Thiết kế sẽ cung cấp từ 50V đến 500V DC và lên tới 1A DC.
    EL84 cho dòng 50mA max
    6080, 6h13.. lên đến 500mA.
    MOSFET DN2540 đlên đến 1A

    Trở kháng thấp, ít hơn 100mOhms, và hum và tiếng ồn dưới 300uV

    Thiết kế này đã được dịch ra 10 thứ tiếng khác nhau. Hiện tại em đang xin bản quyền tác giả để llafm PCB phục vụ cộng đồng Việt nam
    Ông ta gần như đã Ok!

    Vậy mời các bác tham gia thảo luận, xem có đúng như tác giả viết không.
    Dạ xin mời
     
    Tags:
    Ton That Anh Chuong likes this.
  2. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em nghĩ nhiều anh em cần cái nguồn này.

    mình có thể thay bóng nắn như các bóng GZ34... không bác ơi ?
     
  3. mesl45

    mesl45 Advanced Member

    Joined:
    20/6/07
    Messages:
    2.587
    Likes Received:
    25
    Location:
    Hà nội - Thành viên Xã đoàn gầm cầu
    đề nghị bác quanghao mau mau ra sớm mạch nguồn này đê, để em tương vào mạch 6p3c-e PP, đã có mạch diver rồi, giờ đến nguồn cao áp, hehe, thế này là được đủ bộ hoàn chỉnh roài
     
  4. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Hoan nghênh bác Hào mở Topic để bàn luận về ưu nhược của cái nguồn này,hôm qua nay em đã rất ngứa miệng muốn nói nhưng nó nằm trong topic kia em không tiện nói. :mrgreen:

    Chỉ bàn chuyện kỹ thuật,không bàn về cái gì khác thì em tham gia ngay ạ,em nói thoải mái nhé :wink:

    Đầu tiên em nói về nguyên lý trước:

    Nguồn này có 1 cái hay là dùng điện áp ngỏ ra làm mass ảo cho phần điều khiển ổn áp,mục đích để làm cho phía điều khiển luôn có 1 mức áp cao hơn ngỏ ra khoảng dưới 10V(em thấy dùng tụ 1000uF/16V nắn lọc từ đốt tim nhưng thực tế được bao nhiêu Volt DC thì em chưa biết),nó lợi dụng luôn mức chênh lệch này để bù khi tải động làm giảm nguồn,nhưng nếu tải nặng hơn nữa thì nó vẫn sụt áp khi đã cố bù hết mức nhưng vẫn không đủ-xem như đây là 1 nhược điểm (tầm ổn áp khá hẹp so với điện áp mà nó cung cấp).

    Điện áp ra là 500V DC nó sẽ thẳng tưng,điện áp ra là 490V nó cũng thẳng tưng nhưng dùng cái tải động làm cho nó lúc 490V lúc 500V thì nó sẽ nhảy lưng tưng theo tải chứ không chịu đứng yên,có lẻ nó chỉ phù hợp với tải tĩnh và dòng cố định,nếu dòng thay đổi lớn(vượt ngưởng điện áp mà nó có thể bù) ví dụ như làm nguồn cho mạch công suất khi có nhạc mạnh vào chẳng hạn thì ý tưởng này phá sản. :roll:

    Kế đến là phân tích mạch:

    Q1 tạo ra nguồn dòng ổn định,Q3 khuyếch đại dòng để lấy được áp/dòng ổn định cấp vào chân E của Q2. Chân B của Q2 xem như chân điều khiển điện áp cung cấp vào lưới đèn,khi ngỏ ra bị sụt áp thì điện áp chân B thấp => Q2 dẩn mạnh,lưới đèn có điện áp cao=> Ngỏ ra cao lên,ngược lại ngỏ ra cao thì Q2 dẩn yếu=> lưới đèn có điện áp giảm=> ngỏ ra giảm. Mục đích ổn áp là đạt được.

    Đến phần thiết kế mạch:

    Cách đấu Q2 làm nhiệm vụ điều khiển như trên là không an toàn,lý do chân E được treo lên nguồn dương cao và có dòng lớn(từ Q3) nhưng chân B được thả nổi theo tải,nếu chập tải thì ngay lập tức sẽ đứt mối nối BE của Q2 mặc dù tác giả có ngăn ngừa bằng cách nối tiếp với chân C của Q3 điện trở 1K nhưng không bảo đảm an toàn cho mối nối BE này.

    Chuyện nữa là tải không biết là mạch gì(do đây chỉ là bộ nguồn,không nằm trong thiết bị nào cả) nên có khả năng là người ta dùng với tải có tính cảm kháng(OPT chẳng hạn) nhưng không thấy tác giả ngăn xung ngược để bảo vệ mối nối BE của Q2.

    Phần chọn linh kiện thì không hiểu sao 2SA1208 + 2SC2910 có điện áp nối tiếp nhau đến 320V max nhưng chọn con Q1 BC556 có VCEO có 80V???

    Nếu cấp nguồn vào,dòng ban đầu dùng nạp tụ phía dưới chân C của Q1 cũng đủ làm Q1 chết tươi do áp Vce đến vài trăm volt tại thời điểm nạp,nó không chết vì dòng nhưng sẽ chết vì áp.

    Thực tế thì mạch này chạy ổn áp nối tiếp nên nội trở của đèn và dòng dẩn quyết định sụt áp đến mức nào.

    Sụt áp này nhân với dòng mà tải cần sẽ là công suất của mạch nguồn cũng là công suất giới hạn của bóng 6H13,6080,6AS7...Nó không thể vượt quá 26W nên kỳ vọng nó cho công suất lớn là...không tưởng.

    Ổn áp ra được 500V là đúng,dòng cung cấp 500mA cũng đúng luôn,nhưng cả 2 cái này không xảy ra đồng thời ạ. :roll:

    Em mới nhìn thấy bấy nhiêu thôi :wink:
     
  5. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
    Mời bác QuangHao trình bầy tham luận phản biện :oops:
     
  6. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    Tất cả điều bác nói đều đúng theo suy luận logic, Em không có ý kiến phản hồi nào cả!
    Chỉ có điều mấy con transitro đó em chưa thấy nó chết lúc nào.

    nếu còn gì có thể bàn luận để sáng tỏ vấn đề thì mời các bác tiếp cho ạ!
     
  7. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
     
  8. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Nó có nguyên nhân là bác đang dùng đèn làm ổn áp nên mức điện áp ra được nâng lên từ từ dẩn đến dòng nạp tụ cũng không tăng tức thời. Nếu nó đang hoạt động bác tắt nguồn và bật lại trong khoảng vài giây thì khả năng chết Q1 là có thể xảy ra.

    Nếu dùng Mosfet thì chết nhanh nữa. Con tụ 1uF chưa chắc là giá trị mà mạch thực tế họ làm,có thể họ chọn nhỏ hơn nữa thì cũng có thể an toàn.

    Vấn đề em lo nhất là chập tải hoặc nặng tải tức thời sẽ làm chết Q2. :wink:
     
  9. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    chập tải thì con nào cũng dễ chết!

    Em nghĩ nó khó chết lắm, vì điện áp cấp cho nó chỉ dưới 6.3 v mà bác! còn ý gì không bác???
     
  10. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    1 mối nối BE chỉ chịu được 0.6V thôi ạ.

    Nếu B xuống 0V mà E vẫn treo trên nguồn +6V(với con PNP) thì nó tèo ngay. :wink:
     
  11. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Bác Hào thích ổn áp tube,em tặng bác cái này.


    Nó chính là cái mạch bác post đấy nhưng em chuyển thành tube hết.
    VL1A # Q1
    VL1B # Q2
    VL2 # Q3

    Đèn VL1A+B bác dùng đèn đôi loại nhỏ giống như 12BH7 hoặc tương đương có cao áp chịu được khoảng trên 350V là bác có thể cho nguồn vào khoảng 500V được.

    Đèn VL2 dùng EL84 hoặc 6P14...miển sao bác đừng lấy nguồn ra thấp hơn nguồn vào hơn 300V là nó chịu được (ví dụ vào 500V ra 250V thấp nhất là OK,không được lấy ra có 100V vì như thế đèn lái có Vak>400V,mà nếu bác lấy như thế thì đèn công suất cũng...chết chung). :roll:

    Đèn công suất VL3A+B là 6AS7 có thể dùng bóng khủng hơn để có công suất lớn cũng ok,EL84 kéo vô tư.

    Tất cả các tính năng của mạch kia đều được kế thừa qua bên đây nhưng không kế thừa nhược điểm nhá,trái lại nó có ưu điểm là tầm ổn áp rộng hơn rất nhiều,trở kháng ra rất nhỏ do có hồi tiếp âm,chỉnh được điện áp ra luôn,muốn bao nhiêu thì chỉnh bấy nhiêu.

    Chắc chắn là gợn nguồn nhỏ hơn mạch bác post ạ. Bất chấp tải động cở nào nó cũng bù được miển sao không vượt quá công suất của bóng đôi 6AS7 thôi.

    Cái này bác tương cái đèn nắn điện vào thì thuần tube luôn nhé. :D

    Nhược điểm của nó là nhiều đèn nên...tốn tiền. :mrgreen:
     
  12. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    Hì hì, chuyện này không mới, mấy bác fan bán dẫn khi chuyển qua đèn đều rất thích đem nào là ổn áp, choke điện tử ...lý do là khi dùng máy đo nguồn nắn bằng đèn, tụ lọc thì chỉ có vài Muy thấy không yên tâm :lol:

    Nhưng rồi qua thời gian trải nghiệm, tự nhiên mấy món đó đều ra đi không kèn sáo chi cả :lol: lý do thứ nhất là đối với mạch ampli đèn thì chẳng có gì hay hơn bộ lọc CLC mà cục choke đóng vai trò chính. Em không phải dân chuyên nên chỉ dám đoán rằng cục choke sản sinh ra cái gì đấy hớp hồn người ta .

    Còn 1 nguyên nhân nữa là độ ổn định, mới ráp thì cũng ok, nhưng thật bực mình khi mà zener mua ở xứ ta nó dễ chết như thiêu thân gặp đèn bão vậy, mỗi lần bật nguồn là 1 lần run . Khi DIY chỉ lỡ tay 1 tí là nó tèo, không giống như CLC cùng lắm giật cho 1 phát bật ngửa mà thôi .

    Kinh nghiệm cá nhân em thấy độ ồn nội tại bên trong mạch ampli đèn khá lớn, do đó các loại mạch ổn áp có thông số tốt nói chung cũng không nhất thiết lắm phải có, ngược lại khi lại làm hỏng đi chất tiếng của toàn mạch.

    Em cũng là fan bán dẫn chỉ dám can dán 1 tí, bác nào có mạch ổn áp nào hay em cũng vẫn xài, ví dụ mạch dùng Mos-fet của cụ tí voi dùng ổn áp cho bias xài hết í. Hay mạch ổn áp của DIY-lover xài cho rề cũng rất tiện .

    Thân
     
  13. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Đồng ý với ngài Via, ,em chỉ làm mạch ổn áp cho đèn khi thật sự thấy cần thiết, như trong một vài mạch phono hoặc IV.
    Hoặc chỉ dùng khi muốn có chất tiếng...của bán dẫn :mrgreen:
     
  14. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Em trước đây cũng khoái làm mấy cái mạch ổn áp cho Amp và thực tế là làm kha khá roài, nhưng thực tế sử dụng thì mạch ổn áp cho phần CS thì không an toàn chút nào, nhất là tải cho nó là tải động gồm OPT thì càng nhứt nhối, khi Amp đánh ở CS cao thì mạch ổn áp không đáp ứng độ động và rất dễ chết do biến thiên xung áp do OPT sinh ra rất cao. Thực tế thì hiện tại chẳng thấy hãng nào sx Amp mà dùng mạch ổn áp cho CS vì sẽ bảo hành mệt nghỉ luôn.
     
  15. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    hôm nọ cụ vẽ cho em 2 cái mạch lọc công suất và mạch lọc đốt tim. em vứt tờ giấy ấy mất tiêu rùi. cụ làm ơn vẽ lại giúp em nhé. pm cho em luôn nha. :D

    em đang có dự án thay nguồn cho cái amp đèn hạt tiêu 6p1p.
     
  16. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Mạch kinh điển nên Cụ không thèm giữ là phải roài, mạch mà gần như 99% Ampli đèn đều dùng đó Cụ :)
     
  17. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Em cũng chung nhận định là mạch công suất không ai đi ổn áp cả,nếu dùng cho mạch khuyếch đại tín hiệu rất nhỏ như phono,micro...thì cần có ổn áp để tránh ù,thực ra nếu dùng áp đủ cao,lọc RC nhiều tầng thì cũng không cần đến ổn áp làm gì cả.

    Em không biết ý bác Hào sao nhưng riêng em nhận thấy không phải chú Tây nào thiết kế mạch cũng giỏi,nó cũng như mình thôi nhiều lúc nó cũng sai nhầm hoặc chủ quan hoặc nhiều chú cũng...tầm bậy luôn :mrgreen:

    Thường những thiết kế chuẩn là các thiết kế trong máy đã thương mại chứ DIY thì không nói được điều gì cả,nó là 2 lĩnh vực rất khác nhau: DIY là làm chơi còn trong SP thương mại là làm thiệt ạ.

    Đôi khi làm chơi gấu hơn làm thiệt nhưng sẽ xuất hiện câu hỏi là gấu để làm gì? có cần phải gấu không?...

    Thương mại nó luôn được làm đúng,làm đủ,...=> Em tin vào thiết kế trong SP thương mại hơn :mrgreen:
     
  18. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Các bác thừa thắng xông lên ghê quá :!: Em có nhận định là cái nhận định màu đỏ đỏ của bác Ultraline mang tính cảm tính quá, làm mạch ổn áp cho tầng công suất không đơn giản, nhưng không phải không làm đươc, nếu em nhớ không nhầm thì đồ hãng cũng có mà.
    Vả lại em đọc sách thấy bẩu với mạch công suất dạng PP, đặc biệt với đèn 4-5 cực thì tốt nhất là nên có bộ nguồn ổn định, bét ra là cho lưới 2 :roll:
     
  19. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Cụ nói cư y như bọn em đang...ép bác Hào vậy :roll:

    Không có đâu Cụ ơi,những bác kia nói đều đúng đó ạ,ampli đèn nó nhiểu,ồn,ù...tá lả,có cái nguồn ổn áp vào cũng chả giải quyết được việc gì :wink: Cụ nào dám nói làm được ampli đèn ít ồn hơn bán dẩn thì em xin theo học ạ.

    Em cũng làm được ampli đèn 5 cực không nghe ù xì gì nhưng đo thì có ...một đống,rất khác so với bán dẩn gần như đo không thấy luôn.

    Chuyện ổn áp cho lưới G2 em có gặp,ổn áp này đâu gọi là ổn áp công suất đâu Cụ,dòng bé tẹo mà. :wink:
     
  20. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    nhiều ý kiến rất hay! mời các bác tiếp tục trao đổi nhằm làm sáng tỏ vấn đề!
    Cảm ơn nhiều!
     
  21. Thelinh

    Thelinh Advanced Member

    Joined:
    30/3/06
    Messages:
    125
    Likes Received:
    5
    Xin chào tất cả các bác,
    Cảm nhận đầu tiên là bác Quang Hào rất năng động luân có những ý tưởng hay đặng có những sản phẩm tốt cho phong trào DIY.
    Em thì có ý kiến hơi ngược lại với một số ý kiến của các bác đã post. Em ủng hộ regulate 100% tất cả các nguồn trong amp đèn.
    - regulate tất cả các nguồn đốt tim đèn, tất cả các nguồn cho line stage, driver và nguồn cho tầng công suất.
    Nhưng để có thiết kế đúng cho nguồn cũng không dẽ. Độ tuyến tính của nguồn phải gấp 10 lần độ tuyến tính của chính bản thân amp. Như các bác đã biết là không có free lunch.
    PS. Em cũng nói thêm là ở đây ta bàn đến các sản phẩm DIY có rất nhiều ý tưởng có thể đưa vào. Còn các sản phẩm thương mại thì mục đích chính của họ là giảm thiểu tối đa giá thành với cùng các đặc tính kỹ thuật định trước.
    Chúc bác Quang Hào thành công.
     
  22. NDHien

    NDHien Advanced Member

    Joined:
    12/11/09
    Messages:
    1.693
    Likes Received:
    11
    Chào các bác.
    Nếu so sánh 1 mạch ko reg , và 1 reg thì cái được reg sẽ chạy tốt hơn, ổn định hơn nhưng với một cái giá là kồnh kènh , nóng và giá thành , mình thường thấy reg ở những mạch nhỏ ( Pre , phono ...), ăn dòng thấp dể cho chạy được ổn định hơn, đỡ ồn hơn..

    Thân
     
  23. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35

    Em không hiểu bác muốn nói đến tuyến tính gì ạ?

    Nếu tuyến tính là phẳng (em tự hiểu thế chứ thực ra dùng từ tuyến tính chổ này là không hợp),thì chuyện ngỏ ra có gợn theo gợn nguồn là có thật nhưng tỉ lệ 10/1 thì không đúng ạ.

    Nguồn gợn và bị khuyếch đại điện áp cái gợn này lên thì lúc đó ngỏ ra sẽ có gợn lẩn vào âm nhạc.

    Nguồn gợn mà không bị khuyếch đại điện áp thì ngỏ ra cũng không có gì cả. Em ví dụ cụ thể là trên 2 đầu cuộn dây sơ cấp của OPT gợn 10mV thì phía ngỏ ra thứ cấp sẽ gợn dưới 1mV(không nghe thấy)

    Cái nguồn ổn định-phẳng là quan trọng trong tầng khuyếch đại điện áp,nhưng nếu trong tầng khuyếch đại dòng thì nó không có ý nghĩa gì cả.

    Bác cứ xem cái nguồn trong ampli bán dẩn thì biết,khi dòng đến hàng chục ampe thì tụ 100.000uF cũng vẫn gợn như thường nhưng mạch có hồi tiếp âm nên chuyện sửa sai để chống lại cái gợn đó xảy ra rất nhanh và hiệu quả,kết quả cuối cùng là ngỏ ra không bị ảnh hưởng.
     
  24. ncc

    ncc Advanced Member

    Joined:
    11/5/06
    Messages:
    138
    Likes Received:
    0
    Chào các bác,

    Thấy các bác bàn luận hăng quá em cũng xin tham gia cho thêm phần xôm tụ.

    Đây là mạch đã được đăng trên tạp chí Elektor số tháng 3/2009

    [​IMG]

    [​IMG]

    Sau khi đọc xong bài trên tạp chí em nghĩ mạch này cũng khá là độc đáo và hay, em tạm dịch sơ lược nguyên lý hoạt động của mạch như sau:

    Mạch sử dụng một nguồn floating nắn từ cuộn đốt tim đèn qua cầu nắn B1 và tụ lọc C2 để làm điện áp tham chiếu và mạch điều khiển hoạt động ở điện áp thấp. Các thành phần của mạch cũng gần tương tự với các mạch điện áp kinh điển nghĩa là bao gồm điện áp tham chiếu và mạch khuyếch đại lỗi (error amplifier) sẽ so sánh giữa điện áp tham chiếu và điện áp ra của mạch, mạch khuyếch đại lỗi này sẽ điều khiển thành phần điều áp (pass element) để giữ cho điện áp ổn định.

    Trong mạch này điện áp tham chiếu Vref được tạo ra bởi dòng hằng tạo ra bởi nguồn floating nói ở trên và transitor T1, dòng hằng này (1ma) chạy qua R3 tạo nên điện áp tham chiếu (ví dụ R3=300k =>điện áp tham chiếu =300V) Transitor T2 và T3 tạo thành mạch khuyếch đại lỗi, điện áp tham chiếu được đặt vào T3 và điện áp ra tại T2, nếu điện áp ra sụt so với điện áp tham chiếu, dòng dẫn qua T2 sẽ tăng lên và điện áp điều khiển thành phần điều áp (pass element) qua trở R5 sẽ tăng lên => điện áp ra sẽ tăng lên cho đến khi bằng điện áp tham chiếu, còn đối với trường hợp điện áp ra tăng so với điện áp tham chiếu thì tiến trình ngược lại.
    Vì điện áp Vout = V tham chiếu + 2Vb-e offset do vậy ta có thể điều chỉnh điện áp ra chỉ đơn giản bằng cách thay đổi trị số R3.

    Mạch này có ưu điểm hơn một số mạch ổn áp truyền thống ở chỗ đối với các mạch ổn áp khác điện áp tham chiếu chỉ là một phần nhỏ của điện áp ra, ta phải chia Vout cho Vref trước khi đưa vào mạch khuyếch đại lỗi. điểm bất lợi ở đây là nó sẽ thay đổi hệ số của mạch khuyếch đại lặp do đó khả năng hoạt động và tính ổn định của mạch thay đổi theo điện áp ra.
    Bằng cách sử dụng Vref = Vout tính ổn định và khả năng hoạt động của mạch sẽ không thay đổi theo điện áp ra.

    Mạch khuyếch đại lỗi ở đây làm mạch đơn giản sử dụng linh kiện rời thay vì dùng Opam, Opam cho hệ số khuyếch đại cao nhưng lại có vấn đề về tính ổn định. Một lý do khác cho khả năng hoạt động của mạch tốt là là điện trở tải cho mạch khuyếch đại lỗi R5 từ Vdrive tới mát, khi sử dụng thành phần điều áp là đèn, điện trở này trở thành điện trở lưới đèn tức là khoảng 500K, tuỳ thuộc vào đèn do vậy chỉ cần một điện áp thay đổi nhỏ giữa base và emitter của T2 sẽ dẫn đến một dòng điều chỉnh tương đối lớn qua R5 => điện áp điều chỉnh tương đối lớn tại Vdrive, hệ số khuyếch đại vòng lặp này là tương đối lớn cho một mạch đơn giản như trên.

    Một vấn đề quan trọng trong mạch regulator là điện áp tham chiếu phải sạch, nếu điện áp tham chiếu không sạch thì nó sẽ được khuyếch đại nhiều lần bởi mạch khuyếch đại lỗi => ra điện áp ra.
    Ở đây nguồn dòng hằng T1 lấy điện áp tham chiếu Vbe qua LED D5, LED D5 được bias bởi dòng hằng tạo ra bởi IC2 (LM334).
    với R1 = 1.3K dòng tham chiếu khoảng 1ma => do vậy việc tính toán trở tạo điện áp tham chiếu R3 trở nên đơn giản hơn 1k cho mỗi Vout.

    Ngoài ra trong mạch còn IC1, IC3 có chức năng điều khiển relay đóng cao áp trễ.

    Ngôn ngữ dịch của em còn lộ cộ, chỗ nào sai hoặc không chính xác nhờ các bác chỉ giáo cho :)
     
  25. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    35
    Chổ em bôi đỏ đúng với điều kiện mạch sửa lổi không biết khuyếch đại,nhưng nếu mạch sửa lổi có hệ số khuyếch đại lớn hơn tỉ lệ chia áp thì nó hoàn toàn không bị vấn đề trên.

    Câu này thì em nghĩ tác giả đã quá tự tin,với 3 con BJT thì không cách gì ổn định và chính xác như opam được,đối với opam chỉ cần thay đổi 1mV ở ngỏ vào là đã làm ngỏ ra có thể thay đổi rất lớn(do hệ số khuyếch đại lớn) trong khi đó chỉ dùng 1 mối nối BE thì thay đổi 1mV đối với Vbe gần như không có ý nghĩa nào cả (khi đó dòng Ib thay đổi = 1mV/820 ohm = 1uA),1uA không kích thích được dòng Ic của BJT

    Vẫn rất nhỏ so với dùng opam hay dùng khuyếch đại thế điều chỉnh thẳng vào tầng CCS,có thể điều chỉnh từ 0->B+,trong khi mạch trên điều chỉnh trong vòng điện áp tham chiếu của nó.

    Tóm lại.

    Ưu điểm là:

    Có áp tham chiếu tốt,dòng cung cấp ổn định,dùng ít linh kiện,rẻ tiền....

    Nhược điểm là:

    -Tầm điểu chỉnh hẹp.

    -Không nhạy với các biến đổi nhỏ vì không kích thích được Q2

    -Nguy cơ hỏng cao vì không có phương án bảo vệ hợp lý.
     

Share This Page

Loading...