Nhờ các Bác chỉ dùm làm sao phát hiện tụ lọc nguồn , tụ nối tầng trong Ampli đèn bị rò rỉ ? Tụ lọc nguồn bị rò rỉ có bị ảnh hưởng đến bóng đèn CS không ạ ?
Các tụ film, mica thường ít bị hư hỏng theo thời gian và cũng chẳng có biểu hiện gì. Khi nó hư, chỉ lăn ra chết . Tụ đáng quan tâm nhất là tụ hóa vì dễ bị lão hóa theo thời gian xử dụng và điều kiện sử dụng. Bác có thể xem ở đây : http://www.dientuvietnam.net/forums/die ... ho-133708/ Nếu tụ hóa có hiện tượng rò rỉ thấy được như trên thì cần thay ngay lập tức vì dung môi hóa chất mà chảy ra hoặc tụ bị nổ thì chẳng cứ gì bóng công suất mà cả mạch cũng có thể đi tong. Theo quan điểm của em, tụ hóa cứ quá 12-15 năm là em thay hết cho an toàn và thường sau khi thay, âm thanh nghe tốt hơn vì tụ nạp xả ổn định.
Ampli Diy EL 84se đang sài mấy con tụ loc nguồn lấy trong Tivi không biết được lâu không ? Còn tụ nối tầng Micamold paper Oil USA không biết có bền không
Em cho là các tụ hóa của tivi cũ thì vì điều kiện hoạt động cũng như thời gian đã lâu rồi, Bác nên thay đi. Tụ giấy Micamold nếu em không lầm thì cũng khoảng 40 năm rồi mà tụ giấy vốn là loại tụ không bền, Bác cũng nên thay tụ film. Cố gắng kiếm tụ mới. Việt Nam thường tụ hóa mới voltage cao không có nhiều trị số, Bác có thể đặt Bác Quang Hao tren partconexion hay trực tiếp từ mouser Hoặc digikey.
Ngoài những cách phát hiện tụ bị rò rỉ như các bác đã nói ở trên, có một cách đơn giản nữa là đo trên đồng xem thời gian nạp xả so với 1 con tụ mới có cùng điện dung, tiếp nữa là xem điện trở thuần giữa 2 cực, tụ sắp toi điện trở thường xuống thấp (tốt nhất bác tra thông số tụ từ nhà sản xuất). Khi tụ nguồn bị rò rỉ thì phần ảnh hưởng đầu tiên là nguồn và mạch ổn áp nguồn (nếu có).
Tụ nguồn nghi hư thì ... đo tùy theo điện dung mà đo , nếu không có dụng cụ chuyên dùng thì đo so sánh (độ nãy kim) với tụ còn tốt cũng đoán biết tuổi đời :mrgreen: , nếu đo VOM thì kim trả về hết là ngon lành nhung đặt thang đo phù hợp nhé , còn ngược lại lù đù không về hết kim là tụ rỉ rồi muốn có kinh nghiệm đo bằng cái vom trong tay tốt nhất đo so sánh= tụ tốt và đặt thang do đúng chổ tùy theo mf cũng có thể nạp điện DC theo áp rồi vài phút quay lại test còn tích là ngon lành , khi thử tốt nhất với tụ ampli đèn có áp cao mf cao thì dùng 1 bóng đèn 220v vài chục W chập sẽ thấy đèn lóe sáng là OK dùng R cũng dc nhung sẽ không thấy sáng lóe....mà nhìn :mrgreen: dùng cái vặn vít quẹt nghe nổ đã tai nhưng nguy hiễm và khả năng đứt dây dẫn bên trong tụ như... cầu chì nếu tụ lớn V và mf gặp tụ hiệu là buồn vì hao tiền mua đó nhé .. *tụ nối tầng có trị số .0xx , .xx đặt thang đo omh max Rx 10k nhớ đừng để tay đụng que đo nhé rồi đo cùng kết quả trên kim nãy lên trả về hết là Ok còn lù đù chậm chạp là rĩ rồi khi tụ rĩ mà ráng dùng thì sẽ bị DC từ Anot đèn trước rò qua tụ dẫn về G1 bóng công xuất G1 + thì rõ là: chế độ Bias sai làm đỏ phiến hỏng đèn công xuất . tụ lọc nguồn khô , hay mất trị số thì không ảnh hưỡng bóng công xuất , nhung ảnh hưỡng cái sự nghe , sẽ nghe dỡ mất chi tiết lúc ấy sẽ bị họa tần hum ù 50hz loa to hay nhỏ tùy mức độ .
Xin lỗi bác chủ. Bác Mit, khi đo tụ mình hay gặp trường hợp: khi đảo đầu que đo thì khi cực âm của tụ nằm ở que đen thì kim lại không về hết, còn ngược lại que đỏ ở cực âm thì kim về hết được, vậy tụ đã bị hư chưa bác?
Chất lượng thấp rồi đó bác Sèn , hư thì chưa nhung sẽ .thông thường các tụ tốt nạp giữ lâu và xã thì sạch bác không tin lấy cái tụ hiệu cùng trị số đo so sánh xem thì rõ cái vụ trả về không hết thậm chí còn gặp ở tụ hóa Nhật...tảo mới cứng .
Khi đo tụ phân cực (tụ hóa) thì hiện tượng như bác tungsen1972 đã nêu là bình thường đối với một tụ mới và tốt. Về phương diện đo kiểm thì tụ hóa tốt và điốt tốt có đặc điểm gần giống nhau khi đổi chiều que đo: điện trở rất lớn và điện trở nhỏ hơn nhiều.
Tụ lọc nguồn: khô= hum. Rò rỉ= cháy cầu chì, làm hỏng đèn nắn, không làm hỏng đèn công suất. Đôi khi tụ lọc nguồn, rò rỉ, còn bị phình bụng giống đàn bà có chửa. rờ vô phỏng tay à nha. Tụ nối tần: khô= tiếng nhỏ, méo tiếng. Rò rỉ= làm đỏ phiến đèn công suất, méo tiếng, có khả năng làm hỏng đèn công suất
Bác Mit, khi đo tụ mình hay gặp trường hợp: khi đảo đầu que đo thì khi cực âm của tụ nằm ở que đen thì kim lại không về hết, còn ngược lại que đỏ ở cực âm thì kim về hết được, vậy tụ đã bị hư chưa bác?[/quote] Chất lượng thấp rồi đó bác Sèn , hư thì chưa nhung sẽ .thông thường các tụ tốt nạp giữ lâu và xã thì sạch bác không tin lấy cái tụ hiệu cùng trị số đo so sánh xem thì rõ cái vụ trả về không hết thậm chí còn gặp ở tụ hóa Nhật...tảo mới cứng .[/quote] Khi đo tụ phân cực (tụ hóa) thì hiện tượng như bác tungsen1972 đã nêu là bình thường đối với một tụ mới và tốt. Về phương diện đo kiểm thì tụ hóa tốt và điốt tốt có đặc điểm gần giống nhau khi đổi chiều que đo: điện trở rất lớn và điện trở nhỏ hơn nhiều.[/quote] Thank các bác!!!
[quote="tungsen1972] Xin lỗi bác chủ. Bác Mit, khi đo tụ mình hay gặp trường hợp: khi đảo đầu que đo thì khi cực âm của tụ nằm ở que đen thì kim lại không về hết, còn ngược lại que đỏ ở cực âm thì kim về hết được, vậy tụ đã bị hư chưa bác?[/quote] Vậy là bác đã dùng đồng hồ analog đo rồi. Đồng hồ analog khi đo điện trở, dòng điện sẽ đi ra từ que màu đen và trở vào vào đồng từ que màu đỏ. Như thế bác đã đưa dương cực của dòng điện vào cực âm của tụ điện. Điều nầy có nghĩa là sẽ có dòng điện 1 chiều xuyên qua tụ điện và kết quả là kim đồng hồ không thể về vô cực được. Tụ của bác không bị hư. Đồng hồ đo digital (DMM) thì lại khác. Khi đo điện trở, dòng điện đi ra từ que màu đỏ.
Vậy là bác đã dùng đồng hồ analog đo rồi. Đồng hồ analog khi đo điện trở, dòng điện sẽ đi ra từ que màu đen và trở vào vào đồng từ que màu đỏ. Như thế bác đã đưa dương cực của dòng điện vào cực âm của tụ điện. Điều nầy có nghĩa là sẽ có dòng điện 1 chiều xuyên qua tụ điện và kết quả là kim đồng hồ không thể về vô cực được. Tụ của bác không bị hư. Đồng hồ đo digital (DMM) thì lại khác. Khi đo điện trở, dòng điện đi ra từ que màu đỏ.[/quote] Mình đo bằng đồng hồ kim, thế đo nạp- xả tụ bằng đồng hồ digital( dồng hồ hiển thị số) thì đo bằng cách nào ạ? Kính!
Em nhặt được tụ Jensen, đít hơi béo chút, đã hàn vào lọc nguồn không thấy biểu hiện phát nhiệt và ù. Nhưng vẫn lăn tăn.
Bác kiểm tra theo mấy cách của các bác ở trên, rồi chưa an tâm thì Bác kiếm cái đồng hồ đo tụ, thường thường tụ bị rò, hỏng, kém sẽ cho sai số vượt quá ngưỡng quy định rất lớn. Em nhặt được 1 cặp tụ dầu 16uF, 1 quả thấy chảy nước, 1 quả bình thường. Đo quả bình thường thì nó hiện 16uF luôn, nhưng đo cái tụ bị chảy nước nó hiện ... hơn 100 uF :shock: Mà nếu bác check đi check lại vẫn lăn tăn thì ... cho em đi, để cho đỡ lăn tăn :lol: :lol: