Chuẩn bị linh liện: - Điện trở 100 ohm/2w: 100con - Bo mạch khoan lổ sẳn: 1 tấm - Nguồn máy tính: 1 bộ - Biến áp 220/12vac: 1 chiếc - Cầu nắn diode: 1 con - Tụ lọc 470uF/25v: 1 con - Cọc loa: 1cặp đen, 2cặp đỏ - 2 tấm bakelit để bắt cọc loa Bo mạch cắt làm đôi, hàn điện trở, cọc loa theo như sơ đồ. Bộ nguồn máy tính gỡ bỏ hết bo mạch, chỉ giữ lại jack cắm nguồn và quạt. Lắp biến áp 12v cùng với cầu nắn và tụ lọc để cấp nguồn cho quạt. Nếu chỉ định xài cho công suất dưới 20w thì có thể bỏ qua không cần nguồn 12v và quạt. Để cho thêm phần phức tạp và vì bên trong hộp nguồn máy tính còn rất nhiều chổ trống, ta có thể lắp thêm 1 mạch đo điện áp AC trên tải hiển thị bằng 1 đồng hồ kim loại nhỏ. Đồng hồ này có thể kẻ vạch chỉ mức công suất bằng bút chì khá dễ dàng. Còn muốn phức tạp hơn chút nữa thì có thể thêm 1 mạch dao động sin 1khz thì lúc này cái tải giả sẽ rất tiện dụng khi đo kiểm ampli. Khi xài quạt thì có thể dùng đến công suất 50w/4ohm hay 100w/8ohm cho 1 kênh. Khi đo kiểm ampli, tránh dùng công suất tối đa trong thời gian dài rất có hại cho amplỉ. Khi chuẩn bị xong hết mớỉ chỉnh công suất tối đa để xem dạng sóng, đo điện áp trên tải rồi là phải giảm xuống ngay. Em không có sẳn hình chụp nên nhờ Bác SAA post giùm mấy hình chụp hôm trước để mọi người dễ hình dung.
Hihi, trừ phi làm ampli OTL chứ thông thường dùng OPT rồi thì ngõ ra làm sao có DC được ngay cả khi sơ cấp chạm với thứ cấp? Lúc này thì cuộn sơ sẽ đứt trước vì dây quấn cuộn thứ lớn hơn nhiều và có 1 đầu nối đất rồi. Và nếu cuộn sơ không đứt thì nguồn cao áp sẽ bị nối tắt, đứt cầu chì. Tóm lại, dùng OPT thì không bao giờ có DC ở ngõ ra trừ khi OPT làm quá ẩu. Em chỉ sợ ampli bị tự kích ở tần số cao thôi. Lúc này không nghe thấy nhưng loa phải chịu tải cao liên tục thì căng lắm. Nếu mình có lắp sẳn mạch đo VAC trong hộp thì AC hay DC gì kim cũng sẽ lên. Khi chưa có tín hiệu mà kim lên thì là có trục trặc gì đó rồi.
em thấy ở Khu Vĩnh Viễn - Nhật tảo có khá nhiều điện trở loại 6-8 Ohm có công suất từ 50-200W (tháo từ biến tần ra) giá cũng khá rẻ từ 20-50k. Nếu chịu khó lục lọi thì mua loại này thì dùng tốt và nhanh nữa.
Hehe, em khoái xài điện trở mắc song song vì độ chính xác tuyệt vời, đáp ứng tần số cao cực tốt vì không phải loại dây quấn, dễ mua, gọn nhẹ dễ nhét vô hộp nguồn PC. Em đã từng làm 1 cái tải giả 50ohm/150w dùng cho HF đến 30Mhz, cũng xài toàn điện trở 100ohm/2w như trên, khi đo kiểm thì còn tốt hơn rất nhiều cái tải giả xịn của Mỹ nữa là khác.
Để tránh trường hợp cháy, xuất hiện lửa, khói...Nếu hội trường có hệ thống báo khói và phun nước tự động thì mệt lắm. -Em đề nghị dùng trở bọc sứ vuông mầu trắng như các trở bọc sứ (bắt buộc) dùng trong mạch xover đặt bên trong thùng loa, luôn quay phần sứ xuống mạch in -Mắc song song thì đáp tầng cao vẫn tốt như thường, cho dù là dây quấn. Mà trở than cũng là dạng film cabon quấn quanh sứ, chứ không như trở AB Do vậy tải giả bắt buộc phải dùng trở có bọc kín bằng sứ hoặc nhôm
Em thấy có cái nguồn vi tính! Bác nonew nên thòng thêm câu "Hỏng" thì hay hơn! Chứ không là anh em đi mua Acbel 500W về tháo mạch lấy vỏ á! :lol:
Hình tải giả do Bác Nonew thiết kế chế tạo đây ạ. Mỗi băng đạn 25 con trở đấu // đúng phóc 4Ohm , mỗi kênh 2 băng đạn nối tiếp cho ra 8 Ohm Tổng cộng 2 kênh = 4 băng đạn thành 100 con trở 100 Ohm /2w giá 80K đến 100K
Em khoái cái hộp gọn gọn mà chịu tới những 100W lận, nhưng dốt quá không biết tìm cái vỏ hộp giống vậy ở đâu, em đặt hàng bác và bác Thomas kiếm dùm em nhé, nhớ là có luôn cả quạt...cho nó pro :lol: . Cám ơn.
Cam on bac that nhieu, ngay mai em chay ra cho Nhat Tao mua 1 bich 100 con tro 100 Ohm ve han vo cho giong anh giong chi. O ma co quat khong bac Thomas, de em biet mua bien the luon. ( Xin loi ,em lai khong go duoc dau tieng Viet )
Hihi, vấn đề xảy ra là cọc loa gắn lên nắp, điện trở gắn trong hộp thì nối chúng lại với nhau không dễ chút nào nếu không xài dây nối dài (dễ gây chạm chập). Em đề xuất: các điện trở bắt lên nắp luôn, sát cọc loa là ổn. Nếu muốn gắn thêm đồng hồ kim để hiển thị công suất thì tìm 1 cái đồng hồ 1mA hay nhỏ hơn càng tốt, lắp 1 mạch nắn bằng 4 diode lên ngay 2 chân của đồng hồ, nối tiếp với 1 biến trở tinh chỉnh 25k-50k rồi mắc lên 2 đầu điện trở tải 8ohm thông qua 1 cái công tắc chuyển L-R. Diode thì nên tìm loại tách sóng germani trong các board radio bán dẫn cũ như 1N34, 1N60, OA70, ... Nếu không có thì dùng loại diode silic cao tần 1N4148 hay 1N914 cũng tạm được. Biến trở thì nên tìm loại multiturn chỉnh được nhiều vòng sẽ chính xác hơn. Nên dùng 1 điện trở cố định khoảng 22k mắc nối tiếp với biến trở sao cho tổng điện trở nằm trong khoảng trên thì tốt hơn. Để chia vạch, dùng variac cấp vào cọc loa 8ohm 1 điện áp AC 50hz 1 điện áp theo công thức U=SQRT(P*RL), với RL=8ohm. Trước tiên, chỉnh variac để có điện áp ~28vac chính xác là 28,284v cho công suất 100w, chỉnh biến trở sao cho kim chỉ vạch cao nhất. Sau đó. cho các điện áp tương ứng với công suất mình muốn hiển thị lên và dùng bút chì đánh dấu lại. Chú ý: do cầu diode và thang đo công suất không tuyến tính nên chỉ vạch các mức công suất có thể phân biệt rõ ràng trên đồng hồ mà thôi. TD: 1w, 5w, 10w, 20w, 50w, ... Để đo chính xác mức công suất thì phải dùng tới đồng hồ ngoài. Khi dùng tải 4ohm thì mức công suất đã vạch phải chia cho 2. Đây là mạch đo đơn giản nhưng khá hiệu quả để tạm xem trước mức công suất trên tải. Khi chưa cấp tín hiệu vào mà ngõ ra ampli có áp DC thì cũng phát hiện được. Khi ampli bị tự kích ở tần số rất cao, gắn loa có thể không nghe thấy nhưng gắn vào tải giả này thì kim cũng nhảy lên luôn. Tuy nhiên để biết được là DC hay tự kích cao tần thì chắc phải dùng Oscilloscope hay đồng hồ ngoài rồi.
Hôm nay tranh thủ hoàn tất cái tải giả theo thiết kế của Bác Nonew . Mai em sẽ bắt đầu tiến hành thực hành đo đạc . Đại khái tải giả của em như thế này