Kính các bác! Em vốn là người chẳng biết gì về điện, nhưng sản phẩm DIY đầu tiên lại là amply đèn 845, nhờ sự giúp đỡ hết sức vô tư, chí tình của các cao thủ. Để cám ơn sự giúp đỡ đó,em nghĩ không có cách gì tốt hơn là trình bày lại tỉ mỉ, để những người khởi đầu không biết gì về điện, cũng có thể lắp được amply đèn 845. Để cho đơn giản dễ hiểu, em xin bắt đầu từng bước. Và nhờ các cao thủ phụ trình bày. Em xin bắt đầu bằng việc chọn mua linh kiện... 1. Đèn 845: Vụ này thì em không rành, vì chỉ xài qua 2 loại đế nhôm và đế đồng của Trung Quốc. Em thấy là đế nhôm vừa rẻ, vừa bền so với đế đồng. Giá ở nước ngoài khoảng 1 triệu đồng VN/cặp, ở VN thì đắt hơn tí, tất nhiên là người ta buôn bán thì phải để cho có có lãi tí không bàn cãi làm gì. Các loại đèn khác, bac nào rành thì xin cho thêm thông tin.
Cũng đã có bài em đã Post lên trên diễn đàn. Em thấy bác làm như thế này là rất có ích với anh em mới vào nghề như chúng em. Em chỉ có ý kiến thế này với bác có gì mong bác bỏ qua. Thứ nhất để cho người mới có thể hiểu và làm được thì trước tiên bác vẽ lại sơ đồ mạch amply của bác ( em nói đây là của bác chứ không phải sơ đồ của hãng ) với các giá trị của các linh kiện bác đang sử dụng. Thứ hai: bác liệt kê các linh kiện 1 cách cụ thể để lắp được amply đó về giá trị dòng, áp, watt, Omh, điện dung.. và cả tiền để mua linh kiện đó Như vậy mới chỉ xong phần mạch và linh kiện đến phần quan trọng nhất là ráp mạch Vậy trong quá trình lắp thì bác lắp theo thứ tự như thế nào, cách đi dây, đi mass, việc chọn linh kiện phù hợp. Rồi đo thử thế nào Còn nhiều điều khác nữa mong bác chỉ giáo thật cụ thể. Em thấy bên audiovnclub cũng có 1 topic của bác Late về lắp amply 300B thì mọi người còn tư vấn về cả cách chọn vật liệu làm chassic rồi chọn gỗ ở đâu làm hồi rồi khoan dục như thế nào rất tỉ mỉ. Em cũng muốn các bác làm như vậy thì rất tốt cho anh em. Cám ơn tất cả
2. Chọn tải: Đây là cây đèn có khá nhiều chế độ tải được nhà sản xuất chọn sẵn. Tải data sheet trên mạng về có 2 chuẩn khác nhau của Amperrex và RCA. Chuẩn RCA dường như được chuộng hơn do công suất lớn hơn và lì đòn (bền) hơn. Chuẩn RCA có 3 chế độ chạy phổ biến dùng OPT 3K4 (Ua = 740V), 6K (Ua = 1000V), 11K (Ua = 1250V), do viết theo trí nhớ nên những con số này không chính xác lắm nhưng cũng tạm dùng được.
Đáng tiếc là không tải được ảnh nên khó diễn giải quá. Tải 3K4, công suất xìu (15W) nên dùng hơi phí với đèn này. Tải 11K đòi hỏi áp rất cao nên khó chơi, đặc biệt là phần nguồi, chạy chế độ này đèn cũng mau... tiêu. Đặc biệt là khi dùng đèn Mỹ (đứt bóng là đứt 500$). Còn dùng đèn Trung Quốc thì càng dễ... đứt bóng theo nghĩa đen. Do vậy, thiết nghĩ chọn chế độ tải 6K (Ua = 1000V) là vừa. Không biết Lão Tam nghiên cứu kiểu gì mà ra 6K5, còn Teablue khi làm thực tế thì lại chơi 6K6? Có lẽ chế độ chạy này hợp với đèn Trung Quốc hơn?
Biết là xì pam topic này nhưng em không nhịn được nên xin phép phát biểu: trừ những người có cốt cách mẫn tiệp hơn người cộng với sẵn chút máu chiến đấu như bác Thanh trúc đây, còn lại đa số anh em mới làm quen với điện tử nên tránh xa các loại đèn cao áp như 845, 211... Vì điện cao áp cỡ ngàn vôn nó phóng tuy nhìn thì có đẹp đấy nhưng cũng nguy hiểm đấy và trong giây lát bất cẩn có thể khiến ta lên nóc tủ cùng các cụ :!: Em xin hết ạ.
Em cũng đang muốn ráp sumo nhưng cảm thấy chưa bình tĩnh và tự tin lắm Mong Thanh trúc đại sư và các bác cố gắng truyền hết công lực :!:
6K0 ... là của RCA 6K5 ... nói cho trón số và thêm 1 chút mắm muối 6K6 ... là thực tế quấn Trên thực tế 6K0, 6K5 và 6K6 nghe ... như nhau. Thậm chí nếu ép được chế độ A2 thì 5K là ... the BEST !
Anh ơi chờ em với Quả là tuyệt vời. Em cũng mong cái dự án này lắm, đang làm ngon trớn tự nhiên trong phòng của em mọc ra cái chum. Thế là nó lại thành dự án treo. Chờ vài hôm nữa (chắc hơi nhiều hôm) cái chum vỡ rồi thì ta lại làm tiếp. Hy vọng đến hôm đó thì Thanh Trúc đại sư nhà ta cũng vừa viết xong quyển bí kíp. Cứ thế là em làm theo, đỡ mất công chờ từng chương mòn mỏi.
Em đang tập kết linh kiện, cũng gần đủ rồi, chủ yếu nhờ bác Thanhtruc chỉ dẫn tận tình và trực tiếp dẫn em đi các loại chợ để mua đồ. Em còn được bác ấy tặng mấy cái đèn đầu nữa.
Theo thiển ý của em bác Kiến lắp 845 theo mạch này hơi khoai, nhất là đối với người mới DIY vì cao áp >1000V rất nguy hiểm. Nên chăng bác tìm mạch nào tải cỡ 6K chạy cao áp ở khoảng <1000v là OK và cũng đảm bảo an toàn hơn. Bác tham khảo mạch 845 của bác Tea đợt Sumo contest 2006 nhé. Chúc bác thành công.
Vâng, bác Nguyenstyle cảnh báo cũng làm em hơi ớn lạnh sống lưng. Em cũng có mạch của bác Teablue đây, nhưng 2 đèn đầu hiện em đang có lại là 6H2 Pi và 6H6 Pi của CCCP (Loại 9 chân tăm) mà em lại chưa biết phải thay đổi mạch như thế nào. Mong các bác giúp! 6H2 Pi: http://www.mif.pg.gda.pl/homepages/fran ... 6H2PEV.pdf 6H6 Pi: Không tìm thấy trên net?
Cám ơn bác VQ! Em đã tìm thấy: 6H2P: http://www.mif.pg.gda.pl/homepages/fran ... 6/6N2P.pdf 6H6P: http://www.mif.pg.gda.pl/homepages/fran ... 6/6N6P.pdf Vấn đề còn lại là thay đổi sơ đồ mạch trên để dùng cho 2 loại đèn này thì em không làm được, nhờ các bác giúp!
Đổi đèn làm gì cho khổ hở bác, vô chỗ Đấu bà bà mua 1 đôi ECL86 của Balan là đúng hàng luôn. Nếu không kiếm được thì qua kiếm.... em nè.
Em sẽ đưa bác toàn bộ KIT, mạch miếc nếu ráp theo mạch em đã ráp. Còn nếu bác ráp theo mạch khác thì em cũng chiều luôn
Trả lời thay TB : Vì đèn phân cực lưới có B++ nên phải có tụ cách ly để lưới vẫn còn B++ khi con chạy volume kéo về gần mass, và cũng để B++ khỏi lẫn qua tầng trước.
Cám ơn bác Hamcq và em xin khai thêm: Tầng đầu là phần 3 cực trong đèn PCL86 là tầng khuếch đại độ lợi với hồi tiếp dòng . Thân