Em thấy đèn tiền khuếch đại người ta đôi khi cũng mắc trước đèn công suất thi thoảng cũng có . Em xin hỏi : - Tại sao ? - Trị số dao động khoảng bao nhiêu ohm ?có liên hệ gì với nội trở của đèn và trở thoát lưới không ? - Điện trở chất liệu gì là OK nhất ?
Nhà cháu cũng xài loại này đó bác. Nguyên cớ là do chỉ có triết áp 100K, phải lắp thêm 70k vào đằng trước để giảm cái dòng tín hiệu đi, thì nghe nó mới không bị vỡ tiếng. Lắp trở lại cái 250K vào thì kô phải có con điện trở nào nữa/ Hi hi!!! Còn có ảnh hưởng gì không thì em thấy nó cũng chẳng có vấn đề gì, vì hệ thống nhà em nó lởm quá, chẳng phân biệt nổi. hic hic!
Hình như ý bác là con trở tải Rp phải không? Em có đọc được một công thức, bây giờ không nhớ nữa, nhưng đại loại là Rp tỉ lệ thuận với Gain của đèn và có quan hệ với nội trở của đèn (không nhớ quan hệ thuận hay nghịch). Trước đây em cứ nghĩ đơn giản Rp là trở cản để điều chỉnh tăng giảm điện áp vào lưới đèn. Hôm đi test đồ hạ trị số con này xuống để tăng điện áp vào lưới. Kết quả là amp kêu vo ve :lol:
Hi Điện trở nối tiếp với lưới đèn- ko phải điện trở thoát lưới thường nối về mass- có nhiệm vụ chống dao động tự kích, nhất là đối với các đèn thiết kế cho cao tần như 6DJ8, 807 vv..Trị số thường từ 100 ohm tới khoảng 1Kohm. Đối với các ứng dụng cao tần thì xài điện trở than. Đối với audio thì loại màng kim cũng được. Tuy nhiên đối với các thiết kế " nhạy cảm' thì đôi khi nên xài thêm 1 vài cục ferrit bead. Cheers
Hi Nếu không bị tự kích thì 100 Ohm tới 1Kohm không thấy thay đổi gì cả,vì tổng trở của lưới đèn lớn hơn nhiều. Cheers
Cảm ơn bác Số là em định thay mấy con điện trở màng kim loại bằng trở than nhưng không có sẵn trị số đúng như thiết kế gốc.Em sẽ thay thử xem thế nào.
Bác Ham ơi, bác có thể nói rõ hơn điện trở kiểu này trước đèn pre và trước đèn công suất khác nhau ra sao ? Em thấy hình như trước đàn pre thường có trị số cao hơn ??
Hi Cám ơn bác Rùm . Đối với đèn công suất hoạt động ở class AB2,class B hoăc lưới có tiêu thụ dòng thì các trở này chỉ khoảng 100 Ohm . Vì ở đây bà con chơi toàn class A nên mình ko đi sâu. Cheers
Em mua được gói điện trở 750 ohm (M) nên lưới đèn lớn đèn nhỏ gì cũng gắn con này vào cho nó đồng bộ. Có con trở này, nghe êm hơn không có, đặc biệt là sau khi đọc được tài liệu về tác dụng của nó.
Em không biết cái dao động tự kích này ảnh hưởng thế nào đến amp ạ. Trên mạng em xem các mạch có dùng 6DJ8 thì thấy có mạch dùng có mạch không. Riêng với các mạch dùng cho pre phono thì hình như thường hay có. Cái amp của em trước 6DJ8 em để 1 em trở 220K sau khi tháo bỏ thì chi tiết hơn rất nhiều dù là em dùng Kiwame. Không biết có phải tại giá trị trở quá lớn hay không. Em không gắn con trở này chỉ thấy có hiện tượng là khi vặn volume về gần điểm 0 có tiếng bụp nhẹ ra loa mà thôi ạ.
Do tổng trở vào của lưới đèn quá lớn >100Kohms(tính luôn trở lưới xuống mass) nên con trở này sẽ không làm ảnh hưỡng tới chất lượng âm thanh, cũng như các thông số khác . Nhưng em hay dùng lọai trở tantan vì các điện trở out xác định tổng trở ra của các nguồn CD thường là 560ohms cũng hay dùng trở tantan, nếu dùng lọai khác cảm thấy ngại ngùng làm sao đó ! :!:
Em điện trở này bắt buộc phải có trong các mạch phono nếu các bác không muốn màng loa dao động thụt thò rất mạnh ở tần số ...dưới 20Hz !!!!!!!!!!!!!!!!
Theo em thì : Khi chơi LP thì ngoài sự rung động của đầu kim khi trượt trên rãnh đĩa theo đúng tần số của bản nhạc thì còn khá nhiều thứ dao động khác tác động lên kim như sự rung động của motor, cộng hưởng của turntable với tiếng bass, rung động do đĩa không phẳng......và đều chuyển thành tín hiệu tần số thấp đưa vào phono box cả. Điện trở nối tiếp với lưới ngoài việc chông dao động tự kích theo em còn có tác dụng cắt tần số thấp nữa. Giá trị điện trở càng lớn thì càng cắt lên cao.... Thực tế khi sử dụng điện trỏ này trong mạch Phono thì hiệu quả rất rõ rệt. Có gì chưa đúng xin các bác chỉ giáo
Theo những gì em biết thì điện trở trước lưới đèn có 3 tác dụng: 1. Chống dao động tự kích, cái này thì các bác nói nhiều rồi. 2. Chống tần số cao đi qua có thể sinh ra nhiễu và gây hại đến đèn. Nếu ta coi đèn như một tụ nhỏ (đèn bao giờ cũng có Miller capacitance, dao động tuỳ theo từng loại đèn), thì một con trở mắc trước lưới sẽ tạo thành mạch lọc để cản tần số cực cao, không cho đi qua đèn. Mạch lọc này cũng có tác dụng hạn chế sóng radio. Nếu ở vùng có gần đài phát mà không lắp trở này vào lưới của đèn input có gain lớn thì sẽ nghe thấy tiếng radio ở loa. Cách thức tính giá trị của trở thì cũng dựa theo công thức cơ bản của một mạch lọc RC thôi. Đối với một số loại đèn gain lớn, trở kháng miller lớn như 12AX7, 5842... thì con trở này phải cỡ hàng ký tới chục ký. 3. Đóng vai trò hạn dòng (trong trường hợp vì lý do nào đó mà lưới đèn hoạt động ở khu vực dương). Cái này thường có ý nghĩa đối với đèn công suất.
Trong khi đo R cọng dây interconnect có nửa ôm thì các bác chê ỏng eo, ai ngờ mở chú Audionote kitOne ra thấy bị chặn bằng 1 con trở 10K, xỉu xỉu...
Quan trọng vì một cái bên trong, một cái bên ngoài nên khác nhau nhiều lắm ah. Còn vụ tự kích, bác nào rảnh vác cái loa nào lởm lởm qua nhà em, em làm cho mà xem cái màng loa nó thò ra thụt vào ~2Hz. Cái amp của em nếu lắp 100Ohms thì tự kích, tăng lên 330Ohms thì hết chẳng hiểu tại sao? Nghi ngờ duy nhất của em là cái cục nguồn hơi yếu nhưng chưa có điều kiện thay thế. Nhưng mà em dập trên đường nguồn bằng 2 lần lọc R-C rồi mà cũng chẳng hết. Có khi ở đâu đó, mà cái đâu đó thì em chịu. hix hix!
Các bác cho em hỏi tí nhé, khi nào mình biết amp của mình bị dao động tự kích, cách nhận biết , mà cách nào dễ dễ cho lúa em học hỏi với. Mong được các bác chỉ giáo. Kính.
hình như khi chưa có tín hiệu vào mà loa đã nhấp nhỏm, thập thò thì cũng là 1 triệu chứng dao độgn tự kích.