Hôm nay rảnh được chút xíu buổi chiều, e làm thử 2 test vui như dưới đây. Các bác cùng nhau thảo luận cho vui nhé. Test 1 Mục đích là xem các phần mềm extract CD khác nhau hoạt động như thế nào trên các ổ CD khác nhau. Theo như lý thuyết copy digital, thì dữ liệu được copy theo kiểu này sẽ giống nhau tới từng bit một. Do đó nếu ta extract 1 track nào đó trên CD gốc thành file wave, thì file được extract này sẽ giống hoàn toàn file wave đã được ghi thành dạng track trên CD gốc. Em lấy ý tưởng này và bắt đầu thực hiện việc extract bằng 03 phần mềm: Jet Audio v6.25 VX Plus, Exact Audio Copy V.095 beta 4 và Sony CD Architect 5.2a. Đĩa CD e dùng là đĩa Mai Khôi 2 - Một ngày Khôi(đĩa gốc), và e chọn track 5 (dài 03 phút 23 giây) làm chuẩn. Cách em làm là dùng từng phần mềm extract track 05 bằng 02 ổ khác nhau (1 ổ DVD Liteon, 1 ổ DVDRW Nec). Do đó, em sẽ có tổng cộng 6 files để so sánh với nhau (03 phần mềm, 01 phần mềm extract 02 lần, mỗi lần dùng 01 ổ DVD) Sau khi rip xong, e không nghe thử, mà dùng WinHex (version 13.7 SR2) để mở 06 file này ra và so sánh. E vào Tools/Analyze File (F2) để WinHex tạo ra 02 thông số là Standard Checksum và CRC32. Kết quả: -Jet Audio: File được extract từ ổ Liteon: Checksum: 10E7D669. CRC32: AF9AB5E3. File được extract từ ổ Nec: Checksum: 10E7D669. CRC32: 77C7DAF5. -Exact Audio Copy: File được extract từ ổ Liteon: Checksum: 10E7D665. CRC32: AD963943. File được extract từ ổ Nec: Checksum: 10E7D665. CRC32: 75CB5655. -Sony CD Architect: File được extract từ ổ Liteon: Checksum: 10E7E538. CRC32: 150829A4. File được extract từ ổ Nec: Checksum: 10E7E655. CRC32: DF92A558. Tới đây, e xem định nghĩa checksum trong WinHex, thì checksum chỉ đơn giản là việc cộng lại tất cả các byte trong file. Do đó, 2 file có checksum bằng nhau "có thể" xem là "gần như giống nhau". Đọc tới đây, e quay lại xem phần check sum của từng file. Quái lạ, mỗi chương trình cho ra 01 check sum khác nhau? Điều này có nghĩa là các file kg hoàn toàn giống nhau??? Và như vậy thì thằng EAC extract ít thông tin nhất? Kế tới là Jet Audio. Còn thằng Sony là extract nhiều thông tin nhất, và "thông tin extract được thay đổi theo từng đầu đọc và chương trình dùng để extract?" Hic... Như vậy, e tạm đưa ra kết luận đầu tiên: Copy digital chưa chắc đã đúng tới từng bit. Nhưng nếu lấy các checksum trên trừ đi nhau, ta thấy khoảng chênh lệch là không đáng kể lắm, nghĩa là chất lượng có suy giảm nhưng khó nhận biết được. Quay trở lại vấn đề checksum, thì WinHex có nói là nếu ta thay đổi byte thứ nhất là -1, và byte thứ 2 là +1 thì checksum vẫn kg thay đổi. Do đó, 2 file có checksum giống nhau chỉ là "có vẻ gần như nhau" mà thôi. Và ở đây, WinHex giới thiệu CRC (Cyclic redundancy code), dựa trên những thuật toán phức tạp hơn, do đó chính xác hơn, nhưng WinHex lại kg nói cách tính cụ thể như thế nào. So sánh 6 số CRC32 ở trên, rõ ràng là chả có số nào giống số nào cả. Điều này chứng minh rõ ràng thêm 1 lần nữa, copy digital "có sự khác biệt" so với tín hiệu gốc.Sự khác biệt này tùy thuộc vào phần mềm extract, chất lượng ổ đĩa, và cả chất lượng đĩa CD nữa. Chắc là em sẽ ghi 6 file này ra thành CD để nghe xem có sự khác biệt không. Nhưng theo suy luận trên của em, thì chắc là rất khó nhận biết vì sai số là quá nhỏ. Chưa kể là các sai số trên có thể là do các dữ liệu được nhúng trực tiếp vào file (Như thông tin về ngày giờ của file...). Đấy là test 1 của em về quá trình extract đĩa.
Test 2: Quá trình ghi đĩa. Thật ra, test này là test em làm trước, và cũng cách đây đã lâu rồi. Nhưng phải trình bày sau cho nó có logic chút xíu. Từ trước tới giờ, e cứ cho thằng CloneCD là chương trình ghi đĩa tốt nhất. Hễ có đĩa nào hay thì e cứ backup bằng thằng CloneCD mà thôi và không hề băn khoăn lo lắng, cứ nghĩ là mình đã có 1 bản copy y chang bản gốc rồi. Nhưng sau khi dùng chương trình Sony CD Architect 5.2a, em lại thấy cũng cùng 1 đĩa, nhưng nếu dùng Sony CD Architect thì âm thanh "có vẻ???" hay hơn. Em bắt đầu so sánh mặt đĩa do 02 thằng CloneCD và Sony CD Architect ghi ra. Em xin nhắc lại trước là em dùng chữ "có vẻ" vì đây là cảm giác của em mà thôi. Và khi so sánh mặt đĩa, em phát hiện ra 1 sự khác biệt khá lớn. Mặt đĩa do Clone CD ghi ra có thể xem là 1 khối. Nghĩa là các bác cứ nghiêng mặt đĩa dưới ánh đèn, thì từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc, tất cả mặt đĩa trong khoảng đã ghi đều liên tục và kg có chỗ nào là chưa ghi cả. Mặt đĩa do Sony CD Architect ghi ra khác hẳn. Nó kg liên tục, khi để nghiêng dưới đèn, em thấy rõ ràng có những vòng tròn nhỏ đồng tâm, và những vòng tròn đấy có màu khác, giống như là chưa được ghi vậy. Em bèn so sánh với những đĩa gốc (của VN hết ạ) thì cấu trúc mặt đĩa gốc đều y chang như vậy. Còn những vùng có dữ liệu thì e có "cảm giác" nó đẹp và đều hơn. Tới đây, em mới "suy" ra rằng: Chắc là do được thiết kế để chuyên ghi đĩa Audio nên Sony CD Architect mới ghi được như vậy. Đặc biệt chương trình này rất chuyên nghiệp, nó có cả phần làm Master luôn. Và khi nghe, có lẽ do ghi tốt hơn nên đầu CD đọc chính xác hơn, cho âm thanh chuẩn hơn ạ Em cũng hay dùng Nero để ghi đĩa Audio nhưng kg ghi ra được mặt đĩa như vậy. Em xin nhắc lại, đây chỉ là suy luận chủ quan của riêng em mà thôi. Chắc là từ giờ em sẽ dùng Sony CD Architect để ghi đĩa Audio, nhưng em sẽ phải tìm kiếm một chương trình extract CD thật chuẩn, kính mong các bác cùng nhau thảo luận để có thể tìm ra 1 cách thật tốt để copy CD ạ. Xin cám ơn các bác đã quan tâm!
còn 1 phương pháp extract nữa pác, pác lấy cái file cdfs.vxd (về file này mình có 1 bài post rồi) của win95 chép đè qua win98, lúc đó ổ cd của pác trên máy vi tính sẽ đọc dĩa audiocd như một dĩa data cd bình thường, các bài nhạc sẽ là các file wave, pác cứ copy trực tiếp các file wave qua máy tính mà không cần phần mềm extract gì cả. pác thử checksum các file wave này xem có nhiều thông tin hơn các file kia không.
Bác thử test lại đĩa gốc xem có bị lỗi không đã nhỉ. Trong NERO có chức năng test đĩa CD đấy ạ. Nhiều đĩa khi nghe thì không thấy vấp váp gì nhưng khi test thử thấy lỗi be bét.
Cám ơn bác đã đóng góp ý kiến. Dữ liệu trên CD-Audio được ghi thành dạng Track.Muốn đọc được chỉ có cách extract ra mà thôi. Mà các chương trình mạnh như Clone CD khi copy đĩa Audio vẫn cho mình chỉnh tốc độ đọc và chất lượng extract. Có 1 điều mà em hơi thất vọng ở chương trình CloneCD là Template Audio CD có sẵn lại để chất lượng Audio Extraction Quality là Bad (Fastest), và không đánh dấu phần "Read Subchannel Data". Nhiều bác (trong đó có cả e) dùng CloneCD hoài mà kg để ý chỉnh lại phần này, nên bây giờ có nhiều đĩa muốn mượn để copy lại nhằm cải thiện chất lượng mà kg được. Em phát hiện ra điều này nhờ lúc copy CD Guitarist Kim Chung, trong CD này có ghi tựa các track bằng chức năng ghi CD-Text mà khi copy bằng Clone CD thì lại mất tiêu phần CD-Text này. Sau đó e phải vào xem lại thì mới phát hiện ra CloneCD có cho chỉnh các thông số trên.
Khi dùng Sony CD Architect để ghi bác chọn Track At Once hay Disc At Once vậy? Tốc độ ghi, loại đĩa khi test là bằng nhau đấy chứ ạ? Bác làm ơn Extract cái đĩa mới ghi đi ạ (ghi lại là tốt nhất, ghi lâu rồi mới test eh rằng ko chính xác), kiểm tra giúp em cái CRC và Checksum. Cá nhân em thì vẫn thích dùng EAC để Extract. Cái này rất chịu khó phục hồi phần đĩa bị lỗi. Sau khi Extract nó cũng có phần log chứa rất nhiều thông tin hữu ích để người dùng kiểm soát chất lượng. Ghi đĩa thì em cũng dùng luôn EAC. Quy trình sao lưu CDDA của em như sau: Đĩa mua về bóc vỏ là cho luôn vào PC ----> Extract bằng EAC (Tạo CUE, lưu giữ log file, tiện thể có thể đánh giá luôn chất lượng đĩa) ----> Nén Lossless (Flac, APE, Apple Lossless, WMA Lossless... Các chuẩn nén này có tỷ lệ nén gần bằng nhau, chênh lệch ko đáng kể, tiết kiệm được từ 30> 50% dung lượng so với file wave). ----> Đưa vào chỗ cất giữ (Em cứ gom cho đủ dung lượng 1 DVD thì burn) Quy trình hồi phục CDDA: Decode các file đã nén sang Wave ----> Dùng tính năng Write của EAC load file CUE đã tạo khi BackUp ---> Cho đĩa vào và burn. Cám ơn bác rất nhiều!
Đĩa Mai Khôi là đĩa gốc và mới tinh bác Planets ạ! Đĩa này e chỉ mới nghe 1 lần thôi, kg hề trầy xước nên em mới lấy nó để làm chuẩn đấy ạ. Còn trong NERO, em thử 2 test. Thứ nhất là ScanDisc thì e cho chạy nguyên đĩa, kết quả là có khoảng 4 blocks tại track 1 có màu vàng, nghĩa là damage thôi ạ. Phần đĩa còn lại đều màu xanh là good. Trong phần Disc Quality khi chạy nguyên đĩa với tốc độ Max thì C1 Errors là 9339, C2 Errors là 715. E chỉ cho chạy trong track 05 (bắt đầu chạy từ 14:30.56 và kết thúc tại 17:54.42), với tốc độ max thì cả C1 và C2 errors đều là 0, và Quality Score là 100. Giảm xuống tốc độ 2x thì kết quả vẫn tốt. Nên khả năng đĩa bị lỗi là kg thể xảy ra!
CD Architect kg cho mình chọn chế độ ghi, chỉ cho chọn tốc độ ghi thôi, và nó ghi theo chế độ Disc At Once. Em luôn chọn tốc độ ghi thấp nhất (ổ ghi của em tốc độ ghi thấp nhất là 8x) để ghi đĩa Audio CD. Đĩa ghi thì em dùng đĩa thường thôi, 4000đ/cái, loại này có cái e dùng 2 năm nay rồi mà chưa hư. E cũng đã test ngay lúc mới burn xong đĩa có 6 tracks ở trên. Em dùng file extract bằng chương trình CD Architect từ ổ Liteon làm chuẩn, file wave có checksum là 10E7E538, CRC32 là 150829A4. Còn file wave extract từ đĩa F1 có checksum là 10E7E727, CRC32 là CFC8F5A8. Checksum extract từ đĩa F1 lớn hơn checksum từ chính file wave để burn ra nó, có nghĩa là dữ liệu từ đĩa F1 "nhiều" hơn dữ liệu gốc. Như vậy là có thể dữ liệu tăng lên do đĩa F1 có thêm thông tin nào đó, và không loại trừ khả năng các bit nhiễu. Nhưng dù sao em vẫn thích dùng CD Architect hơn, vì nó hợp với cách nghĩ là "đọc được càng nhiều thông tin càng tốt". Bộ dàn nhà em kg đủ chất lượng để test, do đó nếu bác nào có bộ dàn ngon ngon thì em sẽ đưa cái đĩa này cho bác đó để test ạ. Thứ tự các track trên đĩa này theo đúng như thứ tự em liệt kê ở trên. Còn về việc dùng CD Architect để ghi đĩa, nếu các bác ghi trên phôi Mitsubishi Phono-R thì sẽ thấy các vòng tròn nhỏ đồng tâm rõ hơn đấy, nhìn kg khác đĩa gốc đâu. Và khi burn đĩa bằng CD Architect các bác nhở bỏ bộ lọc Dither trong phần "Master" đi nhé. Bộ lọc này rất hay đấy, nhưng trong việc copy CD thì kg nên dùng để tránh việc tín hiệu bị thay đổi.
Cám ơn Thienma! E dự định làm thêm 1 số test nữa. Nhưng lại hết mất loại đĩa trắng thông thường, chỉ có loại lòng đen (For Audio). E có scan quality bằng nero thì thấy rằng C1 rất cao. E thì ko thích cái loại này. Tỷ lệ C1 & C2 phải càng thấp càng tốt!
Ủa, CRC các chương trình khác nhau đâu có nhất thiết giống nhau trên cùng dữ liệu đâu ta? Theo cái gì tui còn nhớ được từ hồi xưa, CRC được tạo ra bằng hàm mà bạn có thể chọn được. Vậy nên mỗi chương trình chọn 1 hàm thì khác nhau cái chắc. Hay các bác đăng tiếp vào chuỗi bài so CD copy và chép để khỏi phải bàn lại vụ "ấm hơn" hay digital là digital cho khỏi bị data redundancy hén.
Chính xác là CRC sẽ khác nhau, còn trường hợp checksum thì lại có một vấn đề là các file Wave lại có phần header, mà nội dung trong này cũng tùy từng nhà sản xuất ghi cái gì vào nên có thể vẫn khác nhau (ví dụ thông tin về ổe đĩa Media Reader chẳng hạn). Thienma thử thử theo cách cùng một đĩa, một đầu - một phần mềm nhưng nhiều lần khác nhau xem sao?
Em cho là bác cuongvx nói đúng đó. Còn về màu sắc mặt đĩa được ghi khác nhau cõ lẽ cần tìm hiểu thêm. Em có xem một tài liệu nói rằng cường độ laser được điều chỉnh tùy theo phôi. Trên phôi đĩa CDR có một vùng để test cường độ laser trước khi ghi thật. Không hiểu các phần mềm ghi đĩa có can thiệt vào quá trình xác định cường độ tia laser không?
Em đã test lại thử, dùng CD Architect để extract cùng 1 bài trên cùng 01 ổ CD thành 03 lần, 02 lần dùng tốc độ 8x, và 1 lần dùng tốc độ Max. Kết quả là cả checksum và CRC32 của cả 3 files này đều giống hệt nhau. Như vậy có thể tạm kết luận là với cùng 01 phần mềm extract, trên cùng 01 ổ đĩa thì dữ liệu được extract ra là như nhau. To bác Plannets: Bác cứ lấy các đĩa CD gốc của VN (của nước ngoài thì em kg có đĩa gốc nên kg biết nó ra sao) nghiêng nghiêng và nhìn vào mặt dữ liệu, bác sẽ thấy có rất nhiều vòng tròn đồng tâm rất rõ. Khi em dùng CD Architect + phôi Mitsubishi Phono-R thì đĩa ghi ra cũng có các vòng này luôn và nhìn cũng khá rõ, và các vùng có dữ liệu nhìn rất sâu. Từ trước tới giờ, em chưa thấy phần mềm nào ghi đĩa CDAudio được như vậy. Bác check thử xem nhé.
Chào Bác mmvmm, E cũng xài EAC và cũng có 1 số thắc mắc chưa lí giải được. Bác có thể ghi ra vài hướng dẫn về EAC dc ko? Em có chép dc 1 số file APE kèm theo file CUE, trong file CUE này chứa nhiều thông tin hay như tên bài hát, ca sĩ, tên Album... Chỉ cần cài thêm phần mềm Monkey Audio là nó hỗ trợ EAC mở trực tiếp file APE và ghi ra CD mà ko cần phải qua khâu decode APE sang WAVE. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo ra file CUE chứa đầy đủ thông tin như vậy? Trong đĩa CD có lưu các thông tin như vậy ko? hay phải nhập = tay khi tạo file CUE? các bước để nén CD thành APE? Có cần phải qua trung gian là WAVE ko? Thanks.
Cái này được nhưng không thể dùng cho win 2000/xp. Ngoài ra có thể dùng chương trình ISO Ultra để extract cũng rất tốt và đơn giản chỉ cần copy and paste, em thấy dung lượng giống nhau hoàn toàn.
Trong NERO có chương trình chụp ảnh dữ liệu để sao y thấy cũng hay, ko biết chất lượng như thế nào ? bác thử xem
Trong trường hợp này bác nên chuyển APE ---> Wave. Để chung CUE và Wave trong cùng 1 thư mục. Dùng tính năng Wri của EAC load file CUE, kiểm tra lại một chút rồi thực hiên burn CD. CUE file chứa nhiều thông tin của đĩa (ít nhất cũng là cái dics_id). Cue được tạo cùng khi back up CD, Ở EAC thì bác chọn Action/Copy Image and Create CUE sheet. Các thông tin như tên bài hát, ca sĩ thể hiện... được cập nhật qua 1 sv database nào đó trên Internet (freedb), nếu CD ko có thông tin bác có thể nhập vào theo kiểu thủ công vậy. Convert sang APE vẫn cần qua trung gian là Wave (hoặc 1 định dạng nào đó mà máy tính có thể hiểu được, Wave là 1 dạng container)
Chẳng hạn như bác Thienma dùng Sony CD Architect để chép CDDA thì toàn bộ thông tin của đĩa sẽ bị mất hết. Điều này thật đáng tiếc và khó chấp nhận. Sony CD Architect được dùng để tạo ra CDDA chứ không phải là công cụ nhân bản CDDA. Để nhân bản CD bác có thể dùng các phần mêm chuyên và dễ dùng như Acohol 120%, CloneCD, CopyCD của Nero....
Theo mình thì tốt nhất là sử dụng CD Copy (Copy Disk hoặc Duplicate), chỉ dùng Extract ra File Wave trong trường hợp làm đĩa chọn lọc (chọn 1 vài bài hay trong đó thôi).
BÁc Thienma cho em hỏi phần mềm Sony CD Architect mua ở đâu ah? Ở Hà Nội có chỗ nào bán không ah? Trước nay em toàn dùng Nero và Roxio, muốn thử phầm mềm mới xem thế nào. Cảm ơn bác!
Nếu muốn giữ nguyên thông tin, em dùng Alcohol 120%, nhưng bản thân các phần mềm này khi đọc đĩa CD-Audio đều phải extract ra, chứ kg đọc theo dạng RAW được. Clone CD thì cho mình chỉnh tốc độ Extract, Alcohol 120% kg cho chỉnh tốc độ extract, chỉ cho chỉnh loại đĩa mà thôi. Nhưng Alcohol 120% vẫn mạnh hơn CloneCD. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là, nếu đã phải extract, thì tại sao kg dùng chương trình extract đã được tối ưu cho CD-Audio? Mà SonyCD Architect là 1 ví dụ? Mà sở dĩ em chọn thằng này vì rõ ràng lúc nào file Wave của nó extract ra cũng có nhiều thông tin hơn các chương trình khác. Còn về vấn đề thông tin của đĩa, có thể vào mục "Disc\Read Subcodes from CD" là được rồi. Khi đấy, tất cả thông tin của CD sẽ được nhập hết vào, và chỉ việc burn là xong. CÒn về phần mềm CD Architect, bác Melomane có thể lên trang http://www.sony.com/mediasoftware/ để tải bản Trial về và tìm chìa khóa trên mạng.
Chào bạn Thienma ! Mình cũng từng tìm hiểu về vấn đề này,nên có một vài ý kiến . Không biết bạn có còn theo dõi chủ đề này không . Mình xin nói ngắn gọn rồi dịp khác sẽ trao đổi nhiều hơn. Mình đã từng làm nhiều thử nghiệm nhưng không thử lại bằng phần mềm như bạn đã làm mà là bằng cách nghe thử lại cùng với một vài người bạn . Với một bài hát thật ''mộc'' với nhiều âm thanh tinh tế , rõ nét ,rất dễ dàng để nhận biết Cd copy thua Cd gốc !!! Một điều nữa là chất lượng của dĩa . Cùng một dĩa gốc cùng một phần mềm nhưng khi copy thì dĩa Phono-R (loại xịn,màu vàng) ghi được những âm thanh mà dĩa Bách việt không bao giờ ghi được. Hẹn lúc khác nói chuyện tiếp nhé ! Thân !
Mới thử sơ sơ thì em thấy cái phôi Đức Việt nghe ấm - khô - hơi thiếu chi tiết còn cái phono Mitsubishi trong trẻo - nhiều chi tiết hơn :roll: