Newbie nhờ các Bác giúp tìm hiểu mạch loa vi tính đơn giản

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by vector, 30/9/08.

  1. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Năm ngoái em mod "mù" cái t-amp ăn hên dùng đến nay vẫn tốt.

    (Em không có kiến thức cơ bản về điện tử mà hiểu biết thu thập phần lớn đều nhờ qua Google. Mod thấy âm thanh khác đi mà không biết tại sao nên gọi là mod "mù" ạ).

    Nay thấy hứng với mấy thứ này nên lại tiếp tục. Em đang "nghiên cứu" cái amp đơn giản trong loa vi tính nhờ các Bác giúp em với. Em chỉ muốn tìm hiểu thôi vì chắc mod cũng chẳng hay hơn là bao.

    Em đã mày mò vẽ xong phần tín hiệu đầu vào, đóng khung màu đỏ là mạch chỉnh âm sắc mà em đã loại bỏ.

    Các Bác cho em hỏi:

    - Input impedance (có phải dịch là "trở kháng đầu vào" không ạ?) có phải bằng R1 + VR1 + R3 = 22 + 47 + 33 = 102k

    - Tụ hóa C7 1uF có phải là tụ input không ạ?

    - Tụ C5 1nF nối xuống ground có phải là tụ dùng để tránh oscillation (giao động???) không ạ?

    Em dùng không đúng thuật ngữ các Bác chỉnh giúp em.

    Cám ơn các Bác.
     
    Tags:
  2. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Đây là cái amp và mấy thứ linh kiện của mạch chỉnh âm sắc em đã loại bỏ.
     
  3. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Không Bác nào giúp em à?

    Em xem ở đây viewtopic.php?f=9&t=12221 thì biết được tụ hóa C7 trên mạch của em là tụ nối tầng ngõ vào (tiếng Anh là input coupling capacitor phải không ạ?), thường có giá trị 1uF ~ 10uF. Nếu em hiểu sai, các Bác chỉnh dùm nhé.

    Còn lại 2 vấn đề em vẫn chưa hiểu:

    - Trở kháng đầu vào của mạch này là bao nhiêu?

    - Tụ C5 1nF nối xuống mass chẳng biết để làm gì. Em tháo bỏ luôn mà vẫn nghe bình thường!!!

    Đây là sơ đồ em mới cập nhật vẽ cả 2 kênh vào (vẽ bằng Dia for Windows), đã bỏ mạch chỉnh âm sắc, bỏ tụ C5.
     
  4. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Có một mình em ở đây à, buồn quá !

    Em google "measure input impedance" thì thấy có 2 cách tính trở kháng đầu vào:

    - Cách tương đối: là dò từ đầu vào đến điện trở nào nối xuống mass thì tổng trở tính đến đó là trở kháng đầu vào. Như vậy mạch em đang nghiên cứu sẽ có trở kháng đầu vào (bằng R1 + VR1) khoảng từ 22K đến 69K.

    - Cách chính xác hơn:
    Cách này sau khi nghiên cứu xong mạch này em sẽ thử :wink:

    Bây giờ lại phát sinh câu hỏi là điện trở R3 dùng để làm gì?

    Tụ C5 1nF nối xuống mass hình như em cũng biết luôn rồi, đó là tụ lọc nhiễu tần số cao (gọi là tụ bypass hay sao đó). Nếu nguồn âm vào sạch thì bỏ cũng chẳng ảnh hưởng gì, nhiều khi âm thanh ra loa còn hay hơn vì không bị treble roll-off (chẳng biết dịch là gì).

    Bây giờ em nghiên cứu tiếp đến phần ra loa đây.
     
  5. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Cuối cùng thì em cũng đã "nghiên cứu" xong cái mạch IC ampli này. Đây là bản vẽ có kèm giá trị các linh kiện trên thực tế (còn ở datasheet thì hơi khác tí).

    Mấy thứ em "mò" ra như sau:

    - Tụ xuất âm (output coupling capacitor): C16, C17 1000uF. Loa đi kèm có trở kháng 4 Ohm nên tần số cắt = 159155/4 Ohm/1000uF = 39.8Hz

    - Tụ bootstrap C12, C13 100uF (datasheet ghi thế, chả biết dùng làm gì :? )

    - Tụ C14, C15 datasheet ghi là "phase compensation" (cũng không biết dùng làm gì luôn :? )

    - Tụ lọc nguồn C18 1000uF, C19 2200uF

    - Tụ C6 47uF datasheet ghi là "ripple reducing" chắc cũng lọc nguồn luôn

    - Điện trở R7, R8 300 Ohm là điện trở hồi tiếp (feedback resistor). Tụ C10, C11 100uF là tụ hồi tiếp (feedback capacitor). Tính theo datasheet thì tần số cắt ở mạch hồi tiếp này = 159155/300 Ohm/ 100uF = 5.3 Hz. Cũng theo datasheet thì độ lợi (gain) được tính = 20 * Log (36 KOhm/ (300 Ohm + 60 Ohm)) = 40 dB

    Em xem tới phần nguồn đây :D
     
  6. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Phần nguồn điện thì quá đơn giản, chỉ qua 1 biến áp AC 220/12V rồi nắn bằng 4 con diode 1N4001. Sau khi nắn dòng DC đo được hơn 13V.

    Em tháo bỏ công tắc nguồn và 4 con diode ra khỏi mạch, câu dây ra ngoài đấu vào bình ắc quy 12V luôn.

    Vậy là xem như tự tìm hiểu gần xong mạch này. Bây giờ em quay lại xác định trở kháng đầu vào của nó đây :wink:
     

    Attached Files:

  7. msg

    msg Advanced Member

    Joined:
    22/6/06
    Messages:
    60
    Likes Received:
    0
    Location:
    gv,saigon
    Chào bác, tự tìm hiểu thì sẽ học được rất nhiều đó bác!(thất bại cũng nhìu nữa :mrgreen: :nhưng khoái là được rồi :lol: ).Mình cũng là "dân vọc máy" đây :D Cố lên bác nhé, đường còn dài... :(
     
  8. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Cám ơn bác đã động viên, em sẽ cố.

    Về vụ trở kháng đầu vào em tìm được rồi. Đồ nghề để em đo là:

    1. Phần mềm NCH Tone Generator chạy trên máy vi tính
    2. Biến trở 100K
    3. Đồng hồ đo số Fluke 87 (mượn)

    Em làm như sau:

    - Chạy phần mềm Tone Generator, chọn Tone là Constant/ Sine rồi cho phát tần số 1000 Hz
    - Bật volume trên cái laptop vào khoảng 1/2 rồi đo ngõ ra headphone được 116mV
    - Mắc nối tiếp cái biến trở vào giữa ngõ ra headphone của laptop và đầu vào của amp
    - Điều chỉnh biến trở đến khi đo được 58mV sau biến trở
    - Đo giá trị của biến trở sau khi điều chỉnh được 60K, vậy là trở kháng đầu vào của amp này là 60K.

    Ban đầu em thấy lạ quá, R1 + VR1 = 22K + 47K = 69K chứ đâu phải 60K như em đo được. Tức mình đo trên mạch thì R1 đúng là 22K nhưng VR1 chỉ có 38K thôi :(

    Vậy là để xác định trở kháng đầu vào của amp thì:

    1. Nếu đọc được mạch thì: dò từ đầu vào đến điện trở nào nối xuống mass thì tổng trở tính đến đó là trở kháng đầu vào.

    2. Nếu không đọc được mạch thì đo như cách ở trên


    Bây giờ em nhất quyết tìm hiểu xem điện trở R3 dùng để làm gì.
     
  9. vector

    vector Approved Member

    Joined:
    29/4/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCMC
    Trong khi đang lọ mọ với cái điện trở R3 xem nó dùng làm gì thì lại lòi ra mấy cái liên quan đến độ lợi của amp.

    Em cho phát tần số 1000Hz, trên máy vi tính để volume vừa phải, ở đầu ra headphone đo được 58 mV. Cho tín hiệu này vào amp:

    - Sau điện trở R1 đo được 31 mV
    - Vặn volume trên amp lên tối đa, sau điện trở R3 đo được 18 mV
    - Lúc này tín hiệu ra loa của amp đo được 1948 mV

    Voltage gain (độ lợi điện áp???) = 1948/18 = 108. Vậy độ lợi của amp tính theo decibel là = 20 * log 108 = 40 dB.

    Như vậy, nếu không nhìn vào mạch hồi tiếp, qua đo thực tế cũng thấy được độ lợi của amp này đúng là 40dB.
     

Share This Page

Loading...