Thân chào các bác trên VN AV! Tôi nhớ trên diễn đàn hình như có 1 bài của ai đó có bàn về vấn đề này nhưng tìm hoài khg thấy nên đành tạo ra một topic riêng. Các mod có thấy trùng lắp thì đưa vào dùm. Chả là Em đang làm cái SUMO FU13PP bị đụng vào phần nguồn cao áp thì phân vân giữa một số các chọn lựa. Mong các bác tư vấn dùm để có bộ nguồn kha kha 1 chút" 1. Bộ nguồn và ổn áp toàn dùng đèn kiểu như mạch này 2. Bộ nguồn dùng lọc RC cho tin cậy cao 3. Bộ nguồn dùng diode kết hợp ổn áp dùng bán dẫn và loc choke Mong nhận được sự góp ý của các bác
1 - Bộ nguồn và ổn áp dùng toàn đèn là ko khả thi bác ơi và quá tốn điện và tốn xèng . 2 - Làm theo cách 2 thì dễ thi công 3- Cách 3 bác liên hệ shop Thi Văn cũng vừa hoàn thành cặp Mono Block 813 PP thấy bác ấy làm cũng nhỏ gọn và chắc phần nguồn làm theo cách này 4 - làm theo cách truyền thống mắt lọc Pi
Trước đây bác DIYlover có lập topic nguồn cho amp 845, bác hoaico có thể search và tham khảo. Cách đơn giản, an toàn và dễ thử nghiệm nhất theo em là bội áp.
Bội áp thì tụ phải đủ lớn chứ không thì tiếng dễ bị xìu Em đang bị một số Bác réo vụ bo nguồn này, Bác nào thích thì báo Em đặt luôn một mẻ lớn :lol:
Nguồn ổn định có 2 dạng: 1 - Điện áp ổn định 2 - Hoạt động ổn định và bền bỉ Nếu đạt cả 2 yếu tố trên thì mạch sẽ rất phức tạp, giải pháp của Em là dung hòa 2 mục trên.
Em nghĩ bác nên giải quyết bằng cách sử dụng biến áp nguồn có công suất tương đối dư so với công suất mạch, như vậy đơn giản hơn.
Với điện áp cao thì dùng mạch ổn áp rất khó đạt độ an toàn và ổn định do các linh kiện phần lớn không chịu được điện áp quá cao, hơn nữa trong những mạch khuếch đại có dùng OPT và Choke thì càng khó. Do đó mạch càng đơn giản thì càng ổn định. Một yếu tố nữa là "Nhạc Tính", nguồn quá ổn định đôi khi không hạp với tai người nghe lắm :wink: :lol:
PP mà B+ 1000v Theo em bác nên quan tâm đến vấn đề cách điện của biến thế xuất âm trước đã (quan trọng số 1 đấy) rồi mới tính đến nguồn Bác ạ.
Đúng là rất quan trọng ạ . Nhưng qua đo thử em thấy nếu lớp cách điện cách được khoảng 80-100Megaohm tại điện áp 5KV giữa sơ và thứ , và cả giữa A-A là tạm ổn ạ .
Mình không có điều kiện thử cách điện, chỉ là lót cách điện sơ - thứ dày hơn. Cũng chưa dám làm 1KV chỉ khoảng 800V. Mục tiêu đặt ra là Po khoảng 40W/ch. Chạy ổn định có độ tin cậy cao không bị "chết trước lúc bình minh" như 1 số amp kỳ SUMO vừa rồi. Vì vậy chắc khg chọn mạch nguồn dùng tube. Chắc phải chọn nguồn 1 trong 2 phương án sau: 1. Nắn điện dùng diode -> lọc tụ->choke->lọc tụ-> choke-tụ 2. Nắn điện dùng diode->lọc tụ-> ổn áp 280V dùng BJT-> lọc tụ. sau đó mắc nối tiếp 3 nguồn lại thành 3x280V = 840V Phương án 1 có độ tin cậy cao nhưng nặng nề. Khi cao trào sụt áp lớn sợ hụt hơi Phương án 2 có độ ổn định cao nhưng các linh kiện có thể bị die bất tử -> thiếu tin cậy Các bác còn phương án nào khác khg ạ?
Em chọn phương án 1. Thật ra nguồn ổn định nên làm cho tầng đầu, nơi quyết định phần lớn chất âm... Còn tầng cuối cùng chỉ đơn giản là cấp thêm công suất thôi. Nếu phần này bác làm quá phức tạp thì việc an toàn điện sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cần giải quyết, nên tốt nhất là đơn giản hóa nhất có thể. Theo em thì phần này nếu bác muốn thử thì cho dòng 1 chiều chạy qua một đèn nắm để có cái hơi đèn đồng thời làm giảm biên độ giao động khá hay ah.
Thank bác Comingup. Nếu theo ý bác có lẽ dùng nắn diode sau đó qua 1 6C33C chạy kiểu Ripple Filter có lẽ có chất âm của nắn đèn nhỉ
Đèn 6C33C chịu cao áp hơi thấp nên ứng dụng ổn áp cho nguồn 800V không khả thi lắm, Nguồn cao áp thì nên dùng Tụ thôi, sang chút thì thêm choke rồi thêm tầng tụ kha khá nữa nhưng cách này Em thấy không nên làm vì quá phức tạp và tốn kém.
Mạch SE thì có thể làm như mạch trên để lấy chất mượt mà (nhưng Bass lùng bùng, không mạnh) chứ PP làm như vậy thì tiếng xìu lắm, mất hết ưu điểm của PP, hơn nữa mạch nguồn này thiết kế không được an toàn cho các linh kiện.
Đây là mạch sưu tầm được mà về lý thuyết đúng là khg an toàn nhưng 6C33 là bóng chuyên ổn áp khí quá áp dòng tăng nhanh, nhanh chóng nạp cho các tụ phía sau đưa Vo lên nênkhi là việc áp trên đèn chỉ khoảng 40-80 V thôi. Trong thời gian ngắn 6C33 hoàn toàn chịu được
Em cũng đồng í với bác DIY-lover, theo quan điểm của em, mạch PP có đặc điểm là có dòng tiêu thụ nhiều, bác càng đặt nhiều vật cản trên đường cao áp thì càng khiến khả năng đáp ứng khi mạch tiêu thụ dòng lớn là càng kém :wink: Vì vậy em vẫn giữ í kiến là bác trước mắt nên kiếm cục biến áp nguồn thật khỏe và mạch nguồn có cấu trúc đơn giản để thử nghiệm trước
Bác lưu ý khi đụng đến bóng thì sẽ đụng đến nguồn đốt, cái môn này mệt lắm ah. :? Em thì cứ diode, choke, trở, mắc tụ hình Pi thôi ah, còn môn nắn hoành tráng thì dùng cho tầng đầu, Uak khoảng 250V là vừa ah.
Rề gu chi bác ơi, xài choke C-L-C đi cho nó hay . con Sumo2009 của em chạy tới 1450V dùng linh kiện cô Hai hát ngon lành từ bữa tới giờ chả thấy si nhê gì @ bác chủ topic lưu ý, năm nay thi ở HN, bác nên làm sao gọn nhẹ, chắc chắn... đừng quá rườm rà khi ra đến nơi chỉ 1 trục trặc nhỏ là tiêu công sức cả năm trời đó bác . Thân mến .
Em thấy nguồn ổn áp cho 845 SE rồi ạ . thực tế em thấy rơi áp trên 6AS7 hoặc 6C33 là rất thấp theo trường hợp khi mạch đã ổn định thì ko sao , vì thực tế khi đó điện áp rơi trên đèn regulator là khoảng cho phép , nhưng trong quá tình "quá độ " lúc khởi động thì Uak trên regu rất lớn dễ phóng điện lắm ạ (trên bán dẫn như BJT hoặc FET cũng vậy nên khi thiết kế người thiết kế vẫn chọn linh kiện trong khoảng an toàn Udsmax , Ucemax , Ugs ..vv )
Cũng nên làm từ dễ đến khó thật nhưng như vậy khi làm có ổn áp lại bị giảm B+ so với ban đầu. Có lẽ quấn thêm cuộn dự phòng cho cả trường hợp sau
Mấy bóng họ ổn áp như 6C33C, 6080, 6AS7, 6H13C . . . thì Em bị nẹt lửa khi thử nghiệm hoài, Anh làm khi đi thi sự cố xảy ra thì ráng chịu nha Anh có thể tham khảo mạch nguồn những hãng làm Amp đèn công suất lớn như VTL, BAT, Atmasphere . . . xem có ổn áp gì cho phần công suất không?