Em mở 1 chủ đề về nguồn cho tất cả các bác ai cần thì vào tham khảo .Vì tất cả các thiết bị nào củng phải có điện mới hoạt động. Bác nào ủng hộ pót thêm nhé.
http://www.uoguelph.ca/~antoon/circ/555dcac.html 12V to 120->220V http://www.uoguelph.ca/~antoon/circ/circuits.htm http://www.discovercircuits.com/list3.htm
Em bổ sung thêm một số link nữa đây ạ: +Một bài viết rất hay về power supply: http://www.tnt-audio.com/clinica/ssps1_e.html +POWER SUPPLY DESIGN BASICS: http://www.st.com/stonline/books/pdf/docs/1707.pdf +Elliott Sound Products - Linear Power Supply Design http://sound.westhost.com/power-supplies.htm Chúc các bác vui
Nguồn xung 1000w cho amply bán dẫn Nguồn xung 1000w gọn nhẹ cho ra áp DC +/-60v (có thể điều chỉnh áp ra tùy ý) http://www.diyaudio.com/forums/showthre ... nextnewest http://img362.imageshack.us/img362/5725 ... mp2gf1.jpg
Nguồn xung CS nhỏ thì DIY còn tương đối đơn giản, còn nguồn cỡ 1000W thì việc lọc nhiễu và xử lý nhiễu cao tần là rất khó và hiệu quả không cao. Chính vì thế rất ít hãng Hi-End ứng dụng Switching Power Supply mặc dù SPS có nhiều ưu điểm như gọn nhẹ và hiệu suất cao. Mong Bác suy ngẫm kỹ trước khi thực hiện. Thân mến!
Đúng là công nghệ mới thì lúc nào cũng khó. Nguồn xung thì yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm cũng như dụng cụ nhiều. Tuy nhiên nó cũng có ưu điểm là công suất lớn với kích thước nhỏ, không yêu cầu tụ lọc nguồn lớn, mặc khác các nguồn áp ra đều được ổn áp. Theo tôi biết các amply số đều dùng nguồn xung! Nếu bạn nào đã từng làm inverter thì tôi nghĩ cái này không khó.
Tôi xin trích lại bài post của một bác trên vnav là hien.t.nguyen trong ampli có rất nhiều hãng đã làm nguồn xung, hiện nay với kỹ thuật điều chế độ rộng xung tiên tiến có thể làm được những bộ nguồn công suất rất lớn mà chi phí thấp, độ tin cậy rất cao! vấn đề các bạn quan tâm là tại sao trước đến giờ không thấy họ làm, mình có câu trả lời thế này 1. trước đây kỹ thuật làm nguồn xung chủ yếu là điều tần(thay đổi tần số) dạng sóng khuyếch đại là răng cưa hay gọi chung là tam giác mạch công suất khuếch đại xung tam giác này có hiệu suất thấp nên để có bộ nguồn công suất lớn thì phải có nhiều sò công suất, heatsink giải nhiệt phải đủ lớn, cồng kềnh và giá thành những loại transistor ,mosfet công suất có giá rất cao nên làm tăng giá thành so với biến áp thông thường thì không kinh tế lại không có độ tin cậy cao nên ít người thiết kế nguồn xung công suất lớn. 2.Ampli thông thường được khách hàng đánh giá tốt khi nó đủ nặng( nặng cho cảm giác an toàn, không bị mua lầm, chất lượng, vì ampli là thiết bị thể hiện sức mạnh mà nên to, nặng là yên tâm....hi hi) nhưng với kỹ thuật làm nguồn xung hiện nay thì yếu tố giá thành xem như tối ưu hơn nguồn biến áp thông thường nhưng còn 1 vấn đề nữa là tiêu chuẩn kỹ thuật của nguồn xung là rất khắc khe trong vấn đề gây nhiểu lên điện lưới và lan truyền trong không gian vì nguồn xung ampli có thiết kế công suất rất lớn nên sẽ rất tốn kém để hoàn thiện vấn đề nhiểu ngược lên điện lưới . còn vấn đề nhiểu lên mạch của ampli thì hoàn toàn có thể khác phục nếu không muốn nói là không ảnh hưởng gì hết! vài dòng đóng góp cùng các bạn!
Em cũng thấy nguồn xung nhỏ,gọn và giá thành thấp. Nhưng để làm nguồn xung công suất lớn(thương mại) đòi hỏi phải giải quyết vấn đề nhiểu ngược lên điện lưới và ra không gian,nếu bác chỉ làm 1 cái để chơi thì hoàn toàn không có vấn đề gì,nếu bác thương mại thì em e là khá tốn kém và không kinh tế lắm vì phần mạch dùng để xử lý nhiểu tốn kém gấp nhiều lần so với phần mạch chính là dao động và xuất Em đã từng thấy những bộ nguồn xung hàng ngàn W và thiết kế cẩn thận,theo em giá thành để làm được như vậy là rất cao và lại không tin cậy(do dùng linh kiện bán dẩn). -Muốn làm nguồn swiching hiệu suất cao thì phải chọn tần số làm việc cao khi đó thì phần heatsink,sò công suất,biến thế swiching đều nhỏ->hạ giá thành,nhưng sẽ rất khó xử lý nhiểu ra không gian và lên điện lưới và xử lý tốt phần nhiểu này thì lại tăng giá thành -Chọn tần số làm việc thấp thì xử lý nhiểu dể dàng nhưng lại cồng kềnh phần công suất,heatsink,biến thế... :lol: Đúng là cái gì cũng có 2 mặt
Hì, chào bác, trên đây là dân diy hết chứ ai dám đưa ý tưởng thương mại vào đâu. Mình cũng chưa bao giờ làm nguồn xung, chỉ có làm inverter thôi nhưng thấy ý tưởng về nguồn xung cũng hay nên up lên thôi.
Hì, bác chơi bom tấn kiểu đó chắc dân diy bỏ chạy hết mát Dưới đây là link bán các bộ nguồn xung cho hi-end amply http://www.coldamp.com/opencms/opencms/ ... _supplies/ Rất nhỏ gọn nhưng tầm vài trăm watt hết và là hàng thương mại chuyên nghiệp hết SPS30 >400W Hi-end AC/DC audio switching power supply SPS80 >800W Hi-end AC/DC audio switching power supply Đó là sản phẩm thương mại chứ tôi nghĩ hàng diy sẽ còn đơn giản hơn như mấy hình dưới (http://www.audiohobbyist.com/projects/smps.htm)
Em chào bác DIY-lover. Nguồn xung bác post hình thuộc loại gấu đấy nhé :lol: Để khử nhiểu vào điện thế nguồn thường người ta sử dụng DSP(như TMS 320... ) Đầu tiên điện lưới AC sẽ qua vài mắc lọc L-C nối tiếp nhau,sau đó chuyển AC 50/60Hz qua 1 tần số trung gian cao hơn(khoảng vài Khz) bằng cách dùng DSP để điều khiển môt khóa điện tử,nhiệm vụ của khóa này là ngăn chặn không cho xung phía sau đi ngược ra phía trước.Từ AC có tần số vài Khz này sẽ nắn thành DC,qua tiếp 1 mắc lọc L-C nữa để hạn chế xung,sau đó là phần mạch dao động chính và dò sai cũng từ DSP phát ra(để đồng bộ với xung của khóa điện tử ở đầu vào) Để ngăn nhiểu ra không gian người ta chọn phương án dùng dao động ở tần số thấp thôi(thường dưới 66 khz) dây quấn bên sơ cấp và thứ cấp chọn số vòng ít nhất có thể được(tùy vào kích thước lõi) bọc giáp chung quanh biến thế,hạn chế đi dây phần AC cao tần và cuối cùng là bọc giáp toàn bộ vỏ hộp của bộ nguồn Với những phương án trên thì có thể ngăn chặn đến trên 90% nhiểu sinh ra nhưng về giá thành thì không kinh tế,nhưng vì nhu cầu sử dụng đặt biệt thì cũng phải làm thôi,đối với những nguồn dùng trong viển thông,công nghệ mạ...thì vẫn phải...xung thôi.
hientnguyen nguồn xung dùng DSP có nhiều chức năng có thể nói là dung trong các thiết bị hiend nhưng ko phải cho audio mà cho công nghiệp ko àh . mấy cài thiết bị vài triệu USD cái nguồn tầm 20 30k chắc ko vấn đề dì mờ PS bo DSP của em tới đâu rồi 8) 8)
Thưa các bác, Sẵn dịp có chủ để rất hay này em xin được đặt câu hỏi về nguồn. Số là em có làm cái nguồn 24V dùng con IC 7824 nhưng bị nhiễu nghe cứ ù ù (chỉ bật công tắc nguồn, chưa có tín hiệu đến amp). Nhưng sau khi chạy rà được khoảng 1 ngày nó lại không kêu ù ù nữa ... thế là sao vậy các bác?! Câu hỏi thứ 2 em muốn hỏi là giữa con 7428 với con LM317 thì con nào cho nguồn "phẳng" và hi-end hơn. Có con nào ít nhiễu hơn 2 con đó không các bác?! Câu hỏi thứ 3 là em có thấy người ta dùng opamp để lọc nguồn. So với dùng 7428/LM317 thì cách nào là tốt hơn ?! Câu hỏi thứ 4 là các bác có thể cho em xin một cái schematic về nguồn thấp áp mà nhiễu thật nhỏ để em làm DAC được không ạ! Em hỏi quá nhiều nhưng vẫn mong các bác dành chút thời giờ cho newbie như em! SLmutmut.
Cho Em hóng hớt chút: Câu 1: Có trời mới trả lời được câu này. Bác tự trả lời luôn đê :mrgreen: Câu 2: LM317 > 7824 Câu 3: Tùy mạch cụ thể mới trả lời được Câu 4: Phải có thông số, yêu cầu cụ thể mới trả lời được Có gì chưa đúng xin các Bác sửa lại giúp, Em chỉ biết sơ sơ vậy thôi!
Cho em xì pam tẹo, hình như cục nguồn xung của bác là biến áp hàn mà, dùng cho audio thì tiếng nhạc nó có kêu lẹt...xẹt như que hàn không bác :lol:
Hiện giờ nó đang là nguồn dòng điều khiển PWM, muốn thành nguồn áp thì thay cái BA và một số linh kiện cho phù hợp là OK. Làm thành bộ nguồn cách ly cho toàn bộ hệ thống Audio chắc cũng được (5kW lận là lị) :mrgreen:
Bác nào có cái schematics phần servo của Turntable YA PX-3 thì cho em với. Cái của em đang bị chạy...hơi nhanh mò mãi chưa ra ( mất tốc độ 33 1/3) Thank các bác trước!