Thưa các bác, Nhân dịp hôm nay đi lùng mua 1 CD nhạc mừng sn người bạn, và trùng hợp là em mới sắm CDWriter (Asus). Đề tài này (Copy CD), các bác đã tranh luận và độ rồi, nhưng với em: Lý thuyết chỉ là một màu xám, thực tế cây đời mãi mãi xanh tươi! Em làm thử 2 thí nghiệm nhỏ nhỏ, em xin phép được trình bày 2 thí nghiệm này trước rồi sẽ đưa ra kết luận của cá nhân em sau để các bác tham khảo và góp ý. Thí nghiệm 1 1. Em lấy Org CD1 (đĩa 2 CDs) cho vào ổ LG 52X 3 năm tuổi 2. EM cho CDBlank hiệu Đức Việt NEO (2k/c) cho vào ổ ASUS 1 ngày tuổi. 3. Em copy theo chế độ On the Fly (Audio CD) bằng ct Nero Burning ROM 6.0.0.9 4. Khi được thành phẩm, em dùng ct CDex 1.51 và Extract 1 bài đầu tiên của mỗi đĩa ra 2 files theo format WAV, tất cả các thông số em để giống hệt nhau, lần lượt là Track1_Org và Track1_Copy. Cả 2 lần Extract em đều thực hiện lần lượt trên 2 ổ LG và ASUS! 5. Sau đó em dùng ct fc (file compare của MS) fc Track1_Org Track1_Copy /b và được kết quả là 2 track rất khác nhau. Thí nghiệm 2. 1. Em lấy Org CD2 (đĩa 2 CDs) cho vào ổ ASUS 1 ngày tuổi. 2. Em tạo tạo image của Org CD2 và ghi image đó vào CD Blank (loại giống hết thí nghiệm 1) 3. Khi được thành phẩm, em dùng ct CDex 1.51 và Extract 1 bài đầu tiên của mỗi đĩa ra 2 files theo format WAV, tất cả các thông số em để giống hệt nhau, lần lượt là Track1_Org và Track1_Copy. Cả 2 lần Extract em đều thực hiện trên ổ Asus! 4. Sau đó em dùng ct fc (file compare của MS) fc Track1_Org Track1_Copy /b và được kết quả là 2 track giống nhau hoàn toàn. (FC: no differences encountered) Mặc dù em chỉ làm thí nghiệm 2 lần, với 2 track đầu tiên của CD, nhưng em vẫn "mạnh dạn" sử dụng phương pháp "qui nạp"...:-D Em xin mạn phép đưa ra kết luận của cá nhân em: 1. Khi copy Audio CD, trên cùng một ổ (theo thí nghiệm 2, tức là tạo file image sau đó ghi file image lên đĩa trắng trên cùng một ổ), thì dữ liệu sau khi copy là không thay đổi so với dữ liệu gốc và vì thế âm thanh cũng sẽ không thay đổi. 2. Khi Copy Audio CD trên hai ổ khác nhau thì không có gì đảm bảo là dữ liệu giống hệt nhau, nhưng em vẫn cho rằng âm thanh rất giống nhau:-D Mời tất cả các bác chỉ ra sai sót trong quá trình thí nghiệm của em (nếu có), cũng như đưa ra các ý kiến của các bác! Kính các bác Quyda Ghi chú. Lệnh fc cho phép ta so sánh 2 file dưới dạng mã ASCII hoặc Binary (dùng tham số /b)
Mình cũng dùng giống hệt các chương trình như của bác, CDex là phần mềm khá hiệu quả khi chuyển format. Kết quả rút ra là: Nên read/write trên cùng một ổ. (Dùng CDex cũng có thể phát hiện được đĩa copy bị hư tại track/sector nào thông qua bộ mã lỗi khi chuyển đổi X1-X9, mà bình thường khi nghe thì tai ta không phát hiện ra)
CD Gốc và CD Copy Hôm nay em xin liều mạng viết về đề tài này để thảo luận chơi cho dzui : Em có vài câu hỏi nêu lên: 1) Tại sao dân HIEND lại phải bỏ ra rất nhiều tiền để chỉ mua dàn cơ(vài ngàn USD như chơi) và dàn DAC riêng làm gì nhỉ? Xin tự trả lời: dàn cơ đắt tiền âm thanh nghe hay hơn cho cùng 1 DAC. Cái này đã được chứng minh lập đi lập lại nếu các bác không tin thì mua dàn cơ CD của KRELL rồi lấy tín hiệu digital out gắn vô DAC. Sau đó so sánh lấy tín hiệu digital từ CD-ROM Drive của computer hay là 1 cái CDP rẻ tiền nào đó rồi gắn vô cùng cái DAC đó rồi so sánh âm thanh nhau. Khi các bác copy đĩa thì chắc chắn sẽ dùng computer và CD-ROM để copy đúng không? Như thế nó phải chính xác chứ nhỉ ??? 2) Sự khác nhau giữa chất liệu đĩa gốc (CD) và chất liệu đĩa copy(CD-ROM) Xin tự trả lời: Cd gốc bằng chất liệu nhôm. Còn CD-ROM thì bằng nhựa và dùng 1 lớp kim loại làm phản chiếu. Sự kết hợp giữa lớp nhựa và kim loại sẽ cho ra phản chiếu tia Laser khác nhau nên các bác xem màu sắc bên ngoài cũng khác nhau. Vậy thì nguyên nhân đâu gây ra sự khác nhau khi cùng 1 CD(CD gốc hay CD-ROM) xem ra có cùng tín hiệu digital tại sao lại ra âm thanh khác nhau được nhỉ?????? Các bác cũng biết là hầu hết ai cũng so sánh mã digital với đĩa gốc và đĩa copy mà ít ai chịu xem xét về mặt CƠ KHÍ hay là dàn cơ của CDP hay CD-ROM Drive. Bởi vì tia Laser khi rọi vào đĩa bị độ rung của dàn cơ và biến thế nguồn.... làm cho mất chính xác và tạo ra sai lệch và nó là sự kết hợp độ chính xác của từng dàn cơ và loại chất liệu đĩa khác nhau vì độ phản chiếu của tia Laser cũng khác. Mức độ xai lệch này tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng dàn cơ nên giải thích tại sao dân HIEND bỏ rất nhiều tiền mua dàn cơ thật xịn. Vậy thì tại sao đĩa copy ra lại giống mã digital của đĩa gốc nếu dàn cơ có độ rung như vậy và với chất liệu đĩa khác nhau? Bởi vì sau khi có độ rung sai lệch do dàn cơ như vậy mạch digital sẽ có 1 mạch gọi là Error Correction để đoán và sửa lại mã digital. Nhưng mạch Error Correction này làm việc cũng không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối trong lúc playback và tùy theo mã sai lệch như thế nào mà khi sửa mã nó sẽ sửa hoàn toàn khác nhau tùy theo số lượng và chất lượng của mã nó nhận được để sửa sai. Về âm thanh khác nhau giữa đĩa gốc và đĩa copy CD-ROM thì dải tín hiệu thừơng nghe được sự khác nhau là âm thanh dải tần số cao trên 10KHz rất rõ ràng. Bởi vì tín mã digital là mã sóng vuông nên chứa rất nhiều hài bậc cao nên khi nó sai lệch thì tạo ra sự khác nhau hài bậc cao nên âm thanh dải cao trên 10KHz là dễ nhận nhất. Đối với nhiều ampli nhất là Tube (em không có ý gì chê ampli Tube đâu nhé) thì bởi vì do đáp tuyến tần số cao 1 phần giới hạn do OPT nên hơi khó nghe (chứ không phải là không nghe ra được) ra sự khác nhau. Trên đây là sự nhận xét riêng của cá nhân em kết hợp giữa kỹ thuật và kinh nghiệm nghe và thâu đĩa từ đó đến giờ. Có bác nào có cao kiến gì thì chia xẻ thêm với anh em Thân Dzê
1 kinh nghiệm mà Cừu em rút ra từ bài trên của bác Dê: Khi mua ổ ghi CD, tốt nhất là mua ổ cắm ngoài vì: dùng nguồn riêng nên ổn định hơn, không chung với PC case nên đỡ rung về mặt cơ khí.
Nguồn riêng thì em ủng hộ, ổn định hơn thì chưa chắc, vì nếu bác dùng nguồn PC chiến, nguồn cũng vẫn tốt như thường. Còn lắp trong hay lắp ngoài thì khi motor quay, CD Drive đều dung hết, Cty em có con Plextor Ext. DVD burner, mà khi nó quay sờ tay vào vỏ rung bần bật!.
Cảm ơn bác Dze, theo em hiểu thì Mức độ chính xác ở đây chỉ là tương đối trên từng ổ nhất định. Giả sử có 1 ổ lý tưởng, đọc được chính xác những dữ liệu trên CD, thì có thể sẽ phân biệt được sự khác biệt;-) Các bác có thể cho em biết, nếu dữ liệu copy khác dữ liệu gốc, thì tại sao tai ta vẫn không thể phân biệt được, sự khác biệt này có ảnh hưởng tới mức độ nào? Quyda
Chẳng có thiết bị số nào là hoàn toàn không có lỗi. Lỗi của thiết bị số phải được đo bằng đơn vị BER (Bit Error Rate- Tỷ số lỗi bit). BER càng bé càng tốt, càng ít sai số. Vấn đề là BER của thiết bị nó nhỏ đến mức như thế nào. BER = 0.001 tức là cứ 1000 bit sẽ bị sai 1 bit BER = 0.000001= 1e-6 tức là cứ 1triệu bit sẽ bị sai 1 bit Nếu bác copy và so sánh cả 1 đĩa CD, với dung lượng 650Mb bác sẽ chỉ đánh giá được sai số với BER = 1/( 8x650Mb ) cỡ 1e-9 thôi. Bác chỉ so sánh 1 track thì mới đánh giá được cỡ 1e-8. (1e-8 là không phẩy với 8 con chữ số không đằng sau= 0.000 000 01 ) Thực tế, thiết bị sẽ được coi là không bị lỗi hoàn toàn nếu đạt được cỡ BER = 1e-12 = 0.000000000001 ( 1 nghìn Gigabit chỉ sai 1 bit) tức là các bác sẽ phải so sánh ít nhất cỡ trên 1000 đĩa CD-ROM Để đánh giá BER nhỏ tới 1e-13 thì đúng là một thảm hoạ với thiết bị cần đo - cần đọc ghi tới 10.000 đĩa. Đo xong có thể cho nó luôn vào thùng rác được. Còn nguyên nhân gây lỗi của CD em cũng rất đồng ý với bác Dztronic.
Tạm thời chưa đề cập đến chủ đề chính vội. Thí nghiệm 1 của bác Quyda thì em biết rõ tại sao lại bị như vậy. Nhiều người tưởng copy "on the fly" là tốt nhưng sự thật không phải như vậy đâu. Copy phải đệm qua đĩa cứng mới tốt vì đĩa cứng có tốc độ đọc ghi cực kỳ cao. Khi copy từ CD --->HDD đĩa cứng chậy nhanh hơn có thể chậm lại hoặc dừng hẳn lại để chờ dữ liệu từ ổ CD chạy chập hơn. Sau đó khi bắn từ HDD sang CD, HDD chạy nhanh hơn nên có thể cung cấp dữ liệu ổn định cho đầu ghi (điều này là quan trọng nhất). Chú ý rằng khi khi CDR thì đầu ghi phải chạy với tốc độ cố định chứ không thay đổi được. Vì vậy nếu copy thẳng từ ổ CD sang CDR, ổ CD chỉ cần chạy chậm một tí tẹo là bị lỗi ngay. Nếu ổ CDR có cơ chế buffer tốt thì sẽ đỡ lỗi hơn. Tốt nhất là burn 1 image vào ổ cứng rồi từ đó bắn ra CDR.
Em nghĩ không cần tạo image mà burn bình thường thì trước tiên máy tính cũng đọc và ghi dữ liệu vào ổ cứng sau đó đĩa gốc chui ra ta cho đĩa trắng vào máy tính lại truy xuất từ ổ cứng ra mà,máy tính vẫn ghi đệm vào ổ cứng
Khà khà. Hệ thống của mình thuộc về dạng low end. Đối với đĩa do chính tay mình ghi ra nghe thì mình nghe không thấy khác gì so với đĩa gốc. Có điều nghe những thứ như dây dợ, tụ, trở, nghe thì thấy khác nhiều :? Đĩa CDR mua ở hàng thì không có gì để đối chiếu cả nên không không kết luận được. Cũng có những đĩa CDR mua ở hàng từ lâu mà mình vẫn coi là reference (chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với một số đĩa gốc master tồi)
Có 1 điều rất quan trọng là từ xưa đến giờ ít có CD-ROM Drive của hãng nào có thêm mạch phần cứng "Từng BIT so sánh khi đọc ra từ đĩa gốc" ngoài 1 số ổ đĩa cao cấp của Plextor ra. Ngoài chất lượng motor và phần cơ, Plexter nổi tiếng là nhờ có thêm chức năng này. Sau này có 1 số hãng cũng quảng cáo có cũng có chức năng này. Tuy nhiên có hay không thì có dzời biết đã vậy rất nhiều hãng chỉ dùng phần mềm để làm chức năng này nên hiệu quả chẳng là bao. Bởi giá thành CD-ROM drive bây giờ quá rẻ nên dạo này ít thấy Plextor quảng cáo chức năng này chỉ trừ còn 1 ổ thâu DVD-ROM DVD+/-RW Plextor PX-712A hoặc PX-716A. Các bác ráng lùng kiếm mấy cái drive này thì cũng còn khá lắm nhất là PX-716A Thân
Bác chỉ được cái nói đúng!!!!! Em làm vậy cho nó bài bản thôi. Cứ cho nó chạy qua ổ cứng là ngon lành. Các bác có thấy là ổ CDR hay quảng cáo xxxKB hay xMB cache không? Liên quan đến vụ này đấy. Đang ghi đĩa CDR mà dữ liệu cung cấp chậm là đứt luôn, khỏi bàn!
Đúng là không cần, nhưng khi làm như bác nói, thì Nero nó cũng tự tạo ra 1 TempImage, ghi dữ liệu vào đó, burn ra đĩa trắng, rồi xóa file TempImage đi -> về nguyên lý thì bác Planet nói đúng. Còn lại thì mấy ổ CD đời mới có chế độ BufferUnderrun rồi!
Vụ này em thấy vẫn rất thú vị đấy. Hầu hết các tay chơi đều cho là copied CDR âm thanh dở hơn đĩa gốc. Đã ai nghe nói đĩa copy nghe hay hơn đĩa gốc chưa? Mời các bác xem qua cái này xem thế nào nhỉ. http://www.genesisloudspeakers.com/whit ... %203.1.pdf
Theo xxx ý của em thì giữa âm thanh hay hơn và âm thanh chính xác hơn thì 2 vấn đề có lẽ...hơi khác nhau. So sánh âm thanh nào hay hơn thì cũng hơi tương tự so sánh ampli tube và ampli bán dẫn coi cái nào hay hơn như thế thì ... tùy hỉ người nghe. Còn âm thanh nào chính xác hơn thì phải hỏi phòng thâu và nhà xuất bản đĩa. Em đã từng nghe CD từ ổ đĩa Plextor SCSI CD-ROM drive của computer và so sánh với dàn cơ của Madrigal và nhận thấy âm thanh của ổ đĩa Plextor nghe rõ ràng và hay hơn. Nhưng không dám nói là sự rõ ràng và hay hơn đó là chính xác vì cái CD này là do chính em đánh đàn và thâu từ phòng thâu riêng của mình mà phòng thâu của mình thâu từ analog ra nghe trực tiếp từ bàn trộn mà còn...không rõ bằng đĩa CD-ROM sang ra nghe từ Plextor???? Như thế em thiết nghĩ hay không có nghĩa là chính xác và tất nhiên chính xác quá chưa có nghĩa là hay phải không nhể quan trọng là ta thích cái nào thì chơi cái đó hihi!!! Thân Dzê
Bác Dztronic nói quá đúng, cái tai mình nghe thuộc về phạm trù chủ quan. Còn về vấn đề copy đĩa CD, phải chăng là không có cách nào copy để cho âm thanh giống với bản gốc? Về tính chính xác của dữ liệu thì ko có gì phải bàn. Copy cho giống từng bit một không có gì khó cả. Vậy vấn đề chỉ còn là ở chỗ CDP có đọc được CDR tốt như khi đọc CD đúc không? Như vậy với phôi tốt, ổ ghi tốt, máy tính mạnh, ghi tốc độ chậm có thể ghi được đĩa CDR mà khi cho vào đầu CD tiếng nghe như đĩa gốc được không? Nếu chỉ xét về độ bền thì em thấy CDR rẻ tiền mua ở hàng khá chóng hỏng còn CDR mình tự ghi bằng phôi tốt ở tốc độ ghi thấp thì bền chả kém đĩa đúc.
Vậy xét trường hợp ví dụ CDP có thêm bộ nhớ Flash ROM. Ta nạp Nhạc vào , rồi playback lại ... Không biết âm thanh ra sao nhỉ ? Có như bản gốc không nhỉ?
Bác làm thế là data được reclock hoàn toàn rồi đấy. Có khi lại tốt hơn bản gốc chưa biết chừng :lol: . Thực ra cái này cũng có trên thực tế rồi cả hàng hiệu lẫn hàng DIY em thấy đã có sử dụng mấy con chip AD189X. Con IC này được chế tạo ra với mục đích chuyển đổi tần số. Để làm điều này thì bên trong nó có 1 bộ nhớ gọi là FIFO buffer. Tính năng này làm giảm jitter rất hữu hiệu nên được một số hãng và DIYers tận dụng.
Rất mong bạn Planets nói rõ hơn được không? Cách nào thực hiện cụ thể phương án này, bạn có thể nêu chi tiết xem cần phải có những gì để thực hiện được việc này, nếu được tại sao chúng ta không làm một buổi test các phương án đầu vào số, gồm CD, ổ cứng, CD gốc, CDR, băng DAT, MD...
Muốn làm được cái này phải có một con AD189X và 1 cái clock xịn để ráp chung với DAC. Con 189X này hơi bị khó kiếm. Con 189X này hoạt động như một bộ nhớ đệm. Nó ghi data vào bộ nhớ trong chip sau đó truyền data ra đồng bộ với con clock xịn được nối thẳng vào nó. Vấn đề jitter chỉ còn là con Clock xịn đến đâu mà thôi các mạch ngoài ảnh hưởng rất ít kể cả transport và dây dẫn. Tất nhiên phần nguồn cấp cũng phải rất sạch mới tốt được. DAC hàng hiệu ở VN có lẽ chỉ có con Benchmark DAC-1 là có công nghệ này thôi. Hình như có vài người có con DAC này đấy.
Trường hợp dĩa gốc chất lượng kém, ghi lại bằng ổ ghi tốt, đĩa trắng tốt, thì dĩa copy có chất lượng khá hơn, nhờ cơ chế sửa lỗi trong quá trình ghi
Ngoài ra, còn có một số phần mềm cho phép người copy đĩa sửa đĩa. Ví dụ, tăng tiếng trung trầm lên, tăng echo lên, dĩa copy nghe sẽ nịnh tai hơn, hay hơn đĩa gốc. Tóm lại là có thể sửa âm thanh của dĩa gốc lại theo sở thích người nghe
Nếu đĩa gốc có chất lượng kém thì dù có dùng ổ ghi, phôi, phần mềm nào đi chăng nữa em nghĩ đĩa copy ra cũng có chất lượng "kém bằng" đĩa gốc.
Đĩa gốc sau thời gian sử dụng, các rãnh đĩa có thể bị trầy xước, vướng bẩn nên đầu CD không còn đọc chính xác được nữa. Khi ghi lại, nhờ cơ chế đọc, sửa lỗi trong quá trình ghi, mà đĩa chép ra chuẩn xác hơn, nên hay hơn đĩa gốc