Em giốt quá nên lại hỏi những kiến thức cơ bản: Em thấy các cụ ai cũng hằm hè chơi choke load, nhưng hình như mỗi bóng lại cần choke với trị số Henry khác nhau. Em cái này thấy tù mù quá nên hỏi đại các cao thủ, thấp thủ, trung bình thủ.......... :mrgreen: 1. Với mỗi loại bóng có quy định là áp vào tiêu chuẩn choke phải đạt bao nhiêu H, Bao nhiêu mA, Bao nhiêu Rdc chuẩn không ah? 2. Tác dụng của chú Choke này ảnh hưởng đến âm thanh? Sao nhiều bác cứ la oai oái về nó thế ah? Bởi em cũng chưa bao giờ ứng dụng nên không biết :mrgreen: 3. Khi quấn choke này có phải lớp lang, đo kiểm trên các thông số như OPT không ah? Vài lời mong các cụ chỉ bảo để em ứng dụng với, em chân thành cảm ơn
choke load tính toán cũng như OPT thôi bác , thông số tương tự , Rdc nhỏ và Henry phù hợp (như OPT ). Nếu là choke PP thì phải cân nhau . Nói chung , dễ ... ẹt . :mrgreen: Vui thì nó là choke load , buồn thì thành OPT . Vì nó nằm ở chỗ nhạy cảm nên chệch 1 ly là đi ... trớt quớt nên nhiều người ghét lắm .
các bác ấy la thế nào ạ ? hôm nào rãnh, em gởi tặng Xã Đoàn 1 cặp choke load PP cho cái amplli mới vừa ra mắt của xã nhé. cơ mà cái ampli 6p3p của xã có xài mạch đảo pha Long tail hông ? dùng bóng gì, dòng bi nhiêu ?
Trời, anh sờ sát cho iem cái thông tin như thế này thì bắt em ném cát bụi tre mất. Em không biết nên hỏi thật về: 1. Tác dụng và nguyên lý dùng choke load? Tại sao mọi người cứ la oai oái khi dùng cái chú này? 2. Cách quấn. Ví dụ: sử dụng cho bóng 6SN7 chạy dòng bao nhiêu mA? bao nhiêu H? thì ok ah? Cơ sở nào để cho ra giá trị về Henry...... Chứ cứ noái thế thì em chết Em đang muốn quấn đây ah :mrgreen:
Dạ thưa đang dùng Ef86 (2mA) tầng đầu, ECC88(4mA) đảo pha và có dùng longtail cụ ah! :mrgreen: Em đang học cách quấn và dùng để cố gắng theo kịp cụ Tcqanh đây ah
cái này em cũng đang ngâm cứu mà chưa ra.... đang chạy thử cho 6SN7. 115H,1,9k Rdc.dòng 6mA nghe cũng tạm tạm.
em viết theo hiểu biết của em sau 1 thời gian sống chung với choke tải các kiểu. về từ ngữ: choke tải = loading choke = plate choke = anode choke = cuộn cảm cho anode = cuộn cảm dùng làm trở tải... nói chung là choke tải có 2 loại chính choke single end và choke push pull. - SE choke loại tương tự như choke lọc nguồn. choke này thay cho trở anode và có dòng DC chạy qua. vì thế nó cần airgap. tùy vào dòng mà tính airgap ít hay nhiều. quấn choke này tương tự như quấn choke nguồn. cứ quấn đầy lõi là ngoong và tùy vào dòng ít hay nhiều mà chọn dây to hay nhỏ :lol: - choke PP có 2 cuộn khác nhau, 2 cuộn này nối chung 1 điểm giữa. vì choke này dùng cho mạch đảo pha long tail, nên điểm giữa nối với B+, 2 đầu kia nối vào anode 2 đèn. vì 2 đèn kéo đẩy push pull (nhằm kéo đẩy cho cân nhau) nên khi 2 đèn có cùng dòng tĩnh thì xem như triệt dòng DC. vì thế choke này không cần airgap. vì biên độ dao động điện áp giữa 2 cuộn dây là khá cao khi đèn kéo đẩy nên quấn choke này cần cách điện tốt 2 cuộn nhằm tránh phóng điện. khi 2 đèn kéo đẩy khác dòng vài mA thì sẽ có dòng DC qua choke nên nó bị giảm Henry rất nhiều và hậu quả là mất bass, tiếng xìu đi. đây là cái khó chịu khi dùng PP choke. cách tính trị số H: -đầu tiên xác định trở kháng tải mong muốn cho đèn bao nhiêu. đèn khác nhau/ chạy áp và dòng khác nhau thì tải khác nhau. nôm na cứ chọn R load tầm gấp 2 Ra tại điểm hoạt động là ok. -khi có trở kháng tải, ta dùng công thức Z= 2*pi*f*H để suy ra trị số Henry mong muốn. thường chọn f = 20Hz cho nó hí èn. thực tế dùng công thức này sẽ có số H rất cao, nên ta chọn số H nhỏ hơn tính toán 1 tí cũng được. công thức này là " tạm tính" thôi... để mà có cái giá trị H ban đầu. dùng choke này khoái 1 cái là sụt áp qua choke ít, chịu được dòng cao mà không nóng như trở, chỉnh bias mà ít quan tâm đến áp anode.... và ít cháy nổ :mrgreen: choke tải có liên quan đến tần số. vì thế chúng khuếch đại không đều trên dãi tần âm thanh. khi nào biết choke đạt yêu cầu ? dùng plate choke.... là chơi theo kinh nghiệm rất nhiều.... ---> nói chung khi dùng choke này, nghe thực tế bass oánh ầm ầm là được; tiếng kéo violin, tiếng cymbal, âm gõ la lá là của piano không rớt nốt nào là ngoong :lol: 8) nếu nghe thấy thiếu bass, thì khả năng cục choke đó bị bão hòa từ hay số H chưa đủ sau khi loại trừ các nguyên nhân thấy giảm bass khác. Nếu nghe thiếu treble, thì khả năng cục choke đó dư H quá, đương nhiên sau khi xử lý các lý do gây thiếu dãi cao. vài dòng... hy vọng giúp được cho cụ Trinhngoc phần nào. các bô lão bổ sung giúp em nhé. tks
Em tính toán dỏm nên cứ quay đại y chang cục OPT , thế là xong . Còn muốn tính toán thì phải có mạch , bác cứ post lên , em ... hỏi dùm cho :lol: . @ Bác tqanh : muốn hí-end phải lấy f=5Hz , vậy mới ... đã :mrgreen: .
F=5hz mà tính cho bóng tiền khuếch đại cỡ như ECC83 thì... ngất xỉu :lol: sau này em du di chọn f=50hz đặng cho dễ quấn.... vì đơn giản cái loa búc seo có kêu đến tần số ấy đâu :lol:
tính toán quá mà không đạt thì thôi ... đừng tính nữa , nhờ người khác tính là ... chuẩn nhất , giống em :mrgreen: . Nếu f=50hz thì thôi , bác chả cần quấn làm gì , ngoài chợ đầy . :mrgreen:
Plate choke nó có điện trở nội rất nhỏ so với DC và trở kháng rất cao so với AC vì vậy năng lượng thất thoát rất ít khi mạch sử dụng plate choke . Nhưng , phải lưu ý trở kháng thay đổi theo tần số . Em mượn bác sĩ cái công thức Z= 2*pi*f*H . Giả sử ta có choke 120H cho đèn 6SN7 : xét trở kháng theo tần số . - 20KHz => 6,28*20KHz*120H = 15M - 10KHz => ........................ = 7,5M - 1K => ............................. = 753K - 100Hz => ........................ = 75,3K - 20Hz => .......................... = 15K Nếu băng thông ampli đang bằng phẳng mà nện em choke này vào thì phải la oai oái rồi !
Choke load nếu không đủ Henry thì sẽ lợi treble bác ah. Lí do là: 1. Bình thường khi dùng R anode. Tín hiệu âm thanh tạo ra tại anod đèn ngoài chuyện bị hao tổn do cấp cho tải còn bị hao tổn do chính R anode này. Tín hiệu âm thanh tạo ra tại anode chạy qua R anode lên nguồn = xuống đất (vì nội trở của nguồn rất nhỏ + có các tụ lọc => Đối với tín hiệu âm thanh thì B+ và đất là một, B+ và đất coi như nối tắt với nhau). Cái này khá trừu tượng và nặng tính lý thuyết nên các bác không chuyên về điện tử nghe sẽ hơi "gai gai" khó chịu vì thấy "sai sai" 2. Trở này (hoặc choke) là không thể thiếu vì nếu không có nó, ai sẽ cấp điện cho bóng. 3. Khi dùng choke thay R anode. Choke sẽ giữ chức năng cấp điện cho bóng như trở. Nhưng nó là cuộn ảm nên sẽ chặn tín hiệu âm thanh "đi ngược" lên nguồn. Vì vậy nó giảm suy hao đi khá nhiều => các đèn chỉ cần chạy nhẹ nhàng là đã ok rồi, các tín hiệu nhạy cảm hay bị biến mất cũng được bảo toàn hơn => Độ chi tiết tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo hí èn thì choke này phải chặn sạch các tần số trong dải âm thanh nếu không chính nó sẽ là một bộ lọc gây méo đặc tuyến tần số. Giá trị "chặn" = nội trở AC của choke phụ thuộc trực tiếp vào tần số. Tần số càng cao càng bị chặn mạnh, càng thấp càng khó chặn. Tại 20Hz, tín hiệu này khá giống tín hiệu DC (5Hz nữa thì em xin hehe) nên để chặn được thì phải dùng choke có nội trở tại 20Hz đủ lớn => Không có cách nào khác là Henry phải cao. Chính vì vậy, bác "gì gì đó" ở trên mới nói thử choke được hay không bằng cách xem tiếng bass có còn hay mất. Nếu mất thì là choke chưa đủ chặn 20Hz. Nếu còn có nghĩa là đã chặn rồi. Tuy nhiên chặn rồi chưa chắc đã chặn hoàn toàn. Nếu bác nào có choke khỏe hơn cho vào sẽ thấy bass lại còn hoành hơn nữa :mrgreen: và nếu bass đã bị chặn thì đương nhiên treble đã bị chặn hẳn. Nhưng em nghĩ nếu Loa búc seo của bác ấy chỉ ghi 50Hz thôi thì cũng vẫn nên tính đến 20Hz hoặc 30Hz vì loa đề 50Hz kô phải là chỉ hát đến 50Hz mà đến 40, 30, 20Hz vẫn có (chỉ tội là bị bé hơn bình thường thôi). Nếu loa kém bass, amply cũng kém bass thì còn gì mà bùm bum nữa