Số là em vừa rinh cặp JBL 4344, đang đánh tạm con 300B SE nhưng nghe chán quá, định ráp 1 cái amp để đập JBL. Em đang phân vân chưa biết chọn đèn nào. Em đang có 1 cặp OPT 5K PP, các bác góp ý cho em: 1. Sử dụng đèn nào?? 2. Dùng nối tầng biến áp đảo pha hay bằng tụ (nếu bằng biến áp chắc phải nhờ quấn tại VN vì mua chắc đồ hiệu không nổi ) 3. Nên ráp mạch nào?? cho em xin mạch luôn. . Mong các bác góp ý cho em cám ơn nhiều
Hi anh Thuận, lâu lắm không gặp, anh vẫn dùng 300B SE với Tango đấy ạ? Anh ráp luôn cặp monoblock 211/845 PP đi.
Vâng, anh vẫn đang dùng tango với 300B. monoblock 211/845 PP anh sợ cặp OPT của anh không đúng (dòng và trở) hơn nửa ráp mấy anh này sợ sớm ăn hoa quả tươi quá
Bác nghiên cứ 845 SE thử xem, ampli của em đánh với 4344 hôm thi Sumo cũng hợp lắm . Bác có thể lên nhà em nghiên cứu mạch của nó vì em không biết DYI. Em cũng thèm 4344 lắm, bác múc bao nhiêu vậy?
5K PP anh ráp 845 parafeed đi là đẹp. 24W oánh 4343 thì tuyệt quá. Muốn ráp parafeed thì anh gọi chị BD thật lực vào vì chị này nghiên cứu parafeed chuyên sâu và có n kinh nghiệm lắm/
To Music_addicted: Em cũng là dân Bình Thạnh nè, hôm nào em sẽ ghé nhà Bác để xem con 845 SE. JBL4344 em mua 3900$. To cominup 5K PP anh ráp 845 parafeed đi là đẹp, 24W: cái này em không hiểu, Parafeed là gì ạ? Chị BD ơi cho em xin lời khuyên với. Dưng mà sao nghe nói oánh 4344 phải cần 50W??
Đúng đấy bác. Công suất lớn sẽ tốt hơn công suất nhỏ, đạc biệt khi bác nghe nhạc tiết tấu nhanh và nhiều nhạc cụ. Đôi OPT của bác là 5K P-P hay 5K/1P ??? công suất bao nhiêu ?? Nếu là 5K P-P công suất cỡ 50W trở lên thì bác có thể chơi 300B PP hoặc khoẻ hơn thì chơi EL34PP hoặc KT88 PP sẽ tốt hơn. Chúc bác thành công .
OPT của bác có thể lắp được rất nhiều loại đèn. - Nếu cần khai thác âm thanh mạnh mẽ, uy lực thì bác nên lắp với đèn 5 cực. Thông dụng thì KT88, EL34, 6L6; cầu kỳ hơn thì KT66, EL37, EL156, EL152, F2A.... Đặc biệt nếu bác kiếm được đèn NOS của các hãng Mullard, Telefunken, Siemens, Philips... thì có thể đem đi thi đấu khắp nơi được. Em biết một bác có EL37 PP lắp khá cầu kỳ về linh kiện và nghe hay lắm! - Nếu thích âm thanh của đèn đốt trực tiếp thì bác có thể lắp với 2A3, 6B4G, 6C4C, 6A3. Phương án này sẽ phức tạp hơn về phần nguồn, tầng lái cũng đòi hỏi cầu kỳ hơn. Em nghĩ loa 4344 của bác cũng không đến nỗi khó đánh. Vấn đề đặt ra là bác định tiếp tục đầu tư kinh phí bao nhiêu cho bộ amply này?
.... bác định tiếp tục đầu tư kinh phí bao nhiêu cho bộ amply này?[/quote] Hay quá Chị DB chịu ra tay giúp em rồi, về kinh phí thì không đáng ngại, nhiều thì kéo dài thời gian dự án miễn sao nghe phê là được, phù hợp với 4344 là được, có thể tự tin mang thi đấu là được.. ối, nhiều cái được quá, liệu có khả thi không chị DB?? phen này mà thành công em mở topic PP thách đấu SE luôn . Bác nào theo trường phái PP ủng hộ em với.
Nếu kinh phí và thời gian không thành vấn đề thì em xui dại bác làm cái này cho nó nổi đình nổi đám :mrgreen: Theo mạch này thì bóng công suất bác có thể dùng 6B4G, 2A3, 6C4C với OPT 5K, điều chỉnh nguồn cấp cho tầng công suất. Tầng driver nếu không kiếm được 45 thì thay bằng 46, 47, 6W6GT, các loại bóng này nối thành 3 cực tương đương với 45.
Còn nếu ngại đụng chạm đến sắt thép và lắp mạch đơn giản thì bác Thuanneab nghiên cứu thử dạng mạch Mu Stage này xem. Tầng đầu có thể thay 6SL7 bằng các loại bóng khác có thể hợp hơn với 6B4G như 417A/5842, EC86, 6C4P-EB.... Bóng làm Mu-Stage thì bác kiếm loại 5 cực độ hỗ dẫn cao như d3A/7220, 7788/E810F, 6688/E180F, 6J9P, 6J52P...
Bác chơi theo mạch Karna này đúng là "khủng " đó. Nhân tiện bác thay luôn đôi đèn 6H30 bằng đèn 30 hay 26....cho nó toàn DHT.
Úi, em nhìn cái mạch Karna mà liên tưởng đấn cái chasis giống xe tăng mới có thể mang hết mấy cục sắt, khiếp quá, tìm đủ linh kiện cho nó cũng mệt . Cái mạch thứ hai coi bộ dễ chịu, nhưng em cũng lăng tăng về công suất. Nếu làm mạch này với đèn 2A3 chắc khoảng 20W, đủ vật 4344 không chị DB??? Cho em hỏi có ai đã làm mạch này chưa?? âm sắc ra sao??.
Trong buổi contset sumo 2007 em nghe các bác KTV bảo các thí sinh được chốt ở mức công suất ...4,2W để trình diễn cùng loa 4344. Không biết có đúng không nhỉ? 4W gì mà oánh kinh thế???? Bữa đó bác có đi nghe không nhỉ? 20w của bác chắc là dư rồi nếu như phòng nghe của bác không lớn hơn cái hội trường đó. Thân
4344 3900USD là phải giá quá rồi, chúc mừng bác. Parafeed đại loại nó là kiểu mắc OPT mà không cho dòng một chiều đi qua nên có thể dùng OPT PP oánh như SE, vừa được lợi điểm về dải thông của OPT PP, vừa được hài bậc hai như SE, đúng là lợi cả đôi đường. Còn về công suất, cái này đã có một bài em đọc ở đâu đó rồi. Thật ra cái 20W là công suất đỉnh khi bác vặn to hết cỡ volumn, nhưng trên thực tế khi nghe thì bác chỉ xài 4W thôi. Nhưng không có nghĩa là bác chỉ cần ampli cs 4W. Cái này nó giống bác đi xe máy ấy, max speed là 180kmh, nhưng bác chỉ đi có 40kmh thôi. Nhưng có những cái xe 1000cc, max speed có thể lên đến 300kmh, nhưng bác vẫn chỉ đi 40kmh thôi. Nhưng feeling khi đi hai loại xe có max speed khác nhau, với cùng một vận tốc thì rất khác nhau. Cái nào sướng hơn thì chắc bác cũng biết. Parafeed bác nhé.
Mạch parafeed có dạng như hình tại link dưới đây: http://sohoa.net/news/chuyen-gia/2006/0 ... 9b/ma1.jpg Parafeed là một câu chuyện dài, nhưng diễn giải nôm na là người ta không dùng cuộn sơ cấp của biến áp để làm tải cho đèn công suất mà thay vào đó bằng một linh kiện khác, có thể bằng một cuộn cảm, một điện trở công suất, bằng CCS hay bằng đèn . Cuộn sơ cấp của OPT sẽ được ghép nối tiếp với một tụ điện để chặn dòng DC đi qua. Có nhiều lý do để áp dụng mạch parafeed: 1. Do cuộn sơ cấp của OPT không có dòng DC đi qua nên có thể sử dụng các vật liệu dễ bị bão hoà từ làm OPT như niken, permalloy, amourphous. Lúc này kích thước của OPT sẽ nhỏ, dễ thi công, hệ số tổn hao từ thấp, hệ số ghép tụ thấp, đồng nghĩa với chất lượng âm thanh được nâng lên. 2. Trong trường hợp muốn tận dụng OPT: OPT kích thước bé, cuộn sơ cấp không đủ tự cảm để dải trầm xuống được thấp, hoặc OPT không chịu được dòng DC thì người ta buộc phải dùng giải pháp parafeed. Thường thì đối với dân DIY hay dùng giải pháp này để lắp đèn công suất lớn vì OPT to rất mắc tiền. 3. Trong trường hợp bộ nguồn quá cỡ, có điện áp ra quá cao, người ta có thể mắc một điện trở công suất như kiểu tải RC trên anode của đèn để làm tải, đồng thời làm cho sụt áp đáng kể để áp vào anode phù hợp với chế độ làm việc của đèn. Với phương án này thì có thể dùng một bóng đèn làm CCS luôn cho đèn công suất, hoặc thậm chí dùng một đèn chiếu sáng thay cho điện trở công suất. 4. Theo chủ ý của người thiết kế, bởi mạch parafeed cũng có nhiều ưu điểm. Một biến thể khác của parafeed là ultrapath cũng được dân DIY rất chuộng bởi khả năng chống noise nguồn rất hiệu quả. Tóm lại trong trường hợp của bác thì có thể sử dụng cục OPT PP để lắp theo mạch SE với phương án parafeed như theo gợi ý của Cuminup. Nhưng theo em thì bác cứ sử dụng như chức năng vốn có của nó, có nghĩa là PP OPT. Có ai dám khẳng định PP không hay bằng SE đâu? Vả lại nếu bác đã dính vào đèn thì chắc chắn sau này bác sẽ phải lắp một cái SE nữa cho mà xem :mrgreen:
Em sẽ làm tạm chassis cho 2 amp PP 2A3 và 300B cho đấu nhau sau đó em nào thắng em sẽ làm chính thức. Nhưng cái mạch 300B chị DB cho hoành tráng quá, có mạch nào ít hoành tráng hơn không?? Có nên làm thêm cái KT88/6550 không nhỉ?? em đang tập kết vật tư chuẩn bị mấy ngày lể sắp đến sẽ thục hiện dự án. nếu thay 6SL7 bằng 5842 thì mạch sẽ thay trở tụ như thế nào chị BD??