SRPP - Những điều cần bàn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Cominup, 25/6/08.

  1. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Hi các bác, chuyện này cũng nhiều người bàn rồi nhưng như các bác cũng biết nó hơi lung tung một tí bây giờ mình thả vào đây cho tiện.

    Trước hết là em xin copy một đoạn bác Dze viết cách đây đã lâu trên audiovnclub, hồi đấy bác mới là một newbie. Bác đọc lại và cho biết bác có còn bảo lưu ý kiến này không nhé. "Bóng 6SN7 mà các bác ráp SRPP thì nên mua sừng trâu chứ đừng mua sừng tê chi cho phí tiền . Để giành tiền ăn chả cá Lã Vọng còn hơn . Vì SRPP là 1 dạng của Push Pull nên triệt tiêu rất nhiều hài chẵn nhất là bậc 2 mà vốn họ 6SN7 méo hài đã quá thấp rồi lấy đi hài bậc 2 rồi thì bóng sừng tê và sừng trâu gần gần như nhau và âm thanh sẽ quá sạch đôi khi ... mất dzui . Các bác có bao giờ để ý và thắc mắc tại sao ampli ACT12 của Conrad Johnson hay 1 số ampli nổi tiếng của BAT không xài SRPP cho đơn giản (1 tube cho 1 kênh) mà phải "khổ sở" mắc song song 1 lô bóng 6DJ8 hay là 6H30 không nhể ???? và hầu hết ampli nổi tiếng của Anh Mẽo gần như không xài SRPP cho những ampli đắt tiền không nhể ??? Hihi để các bác tranh cãi cho vui . DZi em xin tạm ngưng ở đây . Chúc các bác vui vẻ
    "

    Sau đấy mời các bác cho biết về mặt lý thuyết cơ bản của SRPP, những key để chạy được mạch này, sau đó ta bàn tiếp đến các dạng SRPP (ba cực + ba cực, năm cực + ba cực, năm cực + năm cực ...) Tiếp đến các dạng sử dụng CCS, rồi choke ...

    Tối nay em về đọc lại một ít sách rồi mai lại đàm đạo thêm cùng các bác nhé.

    Thanks,
     
    Tags:
  2. Vincin

    Vincin Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    863
    Likes Received:
    6
    main system của em có hai cái mạch SRPP: 6922 buffer cho AD1865 và 5687 driver cho 300b. Hiện tại nghe không được "buồn buồn" tình cảm lắm. Em có nên mod lại mạch grounded cathode không các sư phụ?

    ngoài việc ít méo hài, SRPP còn có khuyết điểm gì nữa kô ạ?
     
  3. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Theo em thì không nên vì trở kháng ra sẽ tương đối lớn. Bác mod lại theo mạch Mu Stage thì ok, nhưng sẽ phải thêm đèn
     
  4. Vincin

    Vincin Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    863
    Likes Received:
    6
    nếu // hai triode, Zout có lớn quá nếu đánh vào tube amp kô ạ?
     
  5. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Tùy thuộc vào trở kháng đầu vào của tube amp đó. Trong trường hợp bác dùng pow 300B có tầng SRPP ở đầu vào thì việc phối hợp trở kháng không có vấn đề gì. Nhưng vấn đề sẽ nằm ở chỗ trở kháng ra của DAC tương đối lớn đòi hỏi dây interconnect phải thật ngắn, hoặc có trị số C rất nhỏ để tránh suy hao ở tần số cao.

    Những nguyên nhân chủ yếu khiến người ta không thích mạch SRPP chính là ở chỗ distortion của nó hơi bị lớn, đồng thời là mạch PP nên triệt tiêu hài bậc chẵn như ngài Dz đã lý giải ở trên. Còn ưu điểm của nó chủ yếu là trở kháng ra thấp và V p-p lớn. Vì thế người ta thường tận dụng 2 ưu điểm trên để thiết kế mạch lái SRPP. Ngoài ra, nhược điểm méo của mạch SRPP có thể sẽ trở thành ưu điểm khi dùng trong amply for guitar
     
  6. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Đúng là guitaramp có chuộng distortion thật, nhưng em thấy là cũng tùy loại distortion thôi bác ạ, nhất là nếu mất đi cái méo hài bậc chẵn thì càng chán :mrgreen: Ví dụ cụ thể là hình như em chưa thấy con guitaramp (đồ hãng thôi) nào chạy SRPP cả :wink:
     
  7. Vincin

    Vincin Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    863
    Likes Received:
    6
    chị Bạch giải thích thêm vụ distortion của mạch SRPP nhé

    em đọc đâu đấy có nói là SRPP chỉ hoạt động tốt khi drive một constant impedance source

    rồi gì không nên dùng cathode bypass cap để có true SRPP

    kô hiểu gì ráo trọi

    bác giải thích thêm một tẹo nữa để em bỏ luôn SRPP luôn cho tiện :)
     
  8. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Hi các bác, em vừa đọc được một ít tài liệu hề hề.

    @vincin: Cái vụ tụ đấy hình như là tụ thoát ca tốt cho bóng dưới phỏng không ah? Cái này không cần thiết tại vì cái tụ này dùng để ổn dòng nhưng bây giờ cái bóng trên nó làm việc đó rồi nên em này không cần nữa. Còn nếu cố lắp thêm vào thì nó lại thành một cái feedback và đồng thời làm giảm giải tần của mạch. Cái này em nhớ mang máng không biết có đúng không? Nếu sai các cao thủ giúp em nhé.

    @BachDuong: Em thấy cái SRPP nó làm giảm méo chứ bác nhỉ? Nó giảm méo luôn cả bậc hai và pha thêm tí bậc ba vào, hichic! Cái này thì em cũng không biết tỉ lệ pha trộn thế nào?

    Bây giờ em hỏi tiếp nhé. Trong phần giới thiệu mạch SRPP có nhắc đến đoạn, đại loại là ClassA là loại mà có thể tải được dòng lớn gấp đôi dòng tĩnh, còn SE thì lại chỉ tải được dòng bằng với dòng tĩnh. Cái này em không hiểu lắm, mong các bác giải thích thêm.

    Thật ra trong các mạch SRPP hay Mu stage hay CCS, cái key ở đây là cái điện trở nối tiếp giữa ca tốt đèn trên với anode đèn dưới. Thứ hai là cái điện áp giữa hai đèn là bằng nhau và bằng 1/2 B+ (đo từ áp anode đèn trên xuống mass). Vậy các bác có công thức thực nghiệm nào để cho ra được cái Rk này không? Với điều kiện đã biết áp B+, nội trở đèn... Chưa biết cái output imperdance.

    Tiện thể hôm qua sau khi đọc SRPP em cũng xem thêm Mu Stage, theo các bác đã làm thực nghiệm rồi thì những điều Alan Kimmel nhận xét về Mu Stage có đúng không? Chất tiếng của Mu Stage so với SRPP giống và khác nhau thế nào?

    Em cảm ơn các bác đã góp ý.
     
  9. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Em cóp nhặt ở bên GV bí kíp để các bác tiện theo dõi, hay cực:
    Chị Bạch:
    Mạch Mustage có quá nhiều ưu điểm về lý thuyết. Nhưng dùng mạch này cũng tương đối nhiêu khê. Thứ nhất là áp phải cao. Thứ hai là bóng tải phía trên phải dùng pethode có độ hỗ dẫn từ cao đến rất cao, bèo thì cũng phải là 6688 (6je9P), 12GN7, còn đỉnh cao thì là D3A, 7788, 6je52p... Thứ ba là phải làm nguồn đốt tim độc lập cho bóng 5 cực phía trên chứ không xài chung đốt tim với bóng dưới được.

    Em lười nên dùng bóng...mosfet có độ hỗ dẫn cực cao, đỡ phải đốt tim

    Cụ Dzê:
    MU Stage ưu điểm là Trư nguyên soái đã phán rồi:
    - Gain cao
    - Ít méo
    - Nội trở ra thấp
    - Điện thế biến thiên cao nếu thiết kế đúng. Cái này rất lợi cho việc làm driver cho ampli chạy điện thế cao

    KHUYẾT ĐIỂM:
    - Không khéo vượt qua hiệu thế giữa cathode và tim đèn nên phải cần 2 nguồn đốt tim cho bóng trên và bóng dưới. Cái này chị Bạch đã phán.
    - Gain cao kéo liền luôn hiệu ứng Miller cao. Nếu mạch trước MU Stage tổng trở ra không thấp thì hiệu ứng Miller của MU Stage làm hạn chế đáp tuyến tần số cao.
    - Nếu vì một lý do nào đó lúc làm driver mà điện thế biến thiên không đủ hay do bóng công suất xả dòng rỉ về lưới điều khiển (G) thì lúc này MU Stage hết hiệu dụng vì cái CCS tầng trên không còn là CCS nữa vì thế kéo theo toàn mạch méo theo tạo ra âm thanh khó nghe hơn mạch dùng trở tải.
    - Bộ tụ liên lạc có ảnh hưởng đến chất âm nên cần nhiều tụ tốt. Có cách để thoát nạn mấy cái tụ này.
    - Còn chất âm thì lỗ tai em hình như nó không hạp với MU Stage. Tuy nhiên em vẫn dùng nó làm driver khi không còn cách nào khác. Tất nhiên cảm nhận các bác có thể khác. Em nghĩ chất âm là cái mà MU Stage ít các hãng nào thích xài mặc dù nó được tìm ra từ lâu.
    - Có cách thiết kế MU Stage đơn giản hơn việc dùng Pentode cho bóng trên và đạt chất lượng kỹ thuật có thể vượt qua việc dùng Pentode. Việc kết hợp với bán dẫn ví dụ dùng MOSFET như chị Bạch đã phán cũng là 1 cách. Tuy nhiên lỗ tai của em (các bác có thể khác) nó cũng không hợp với cách kết hợp với MOSFET này. Cuộc thí nghiệm và tìm tòi của Dzê em vẫn được đang tiếp diễn ....

    Alen Kimmel 1 thời chế biến rộng ra MU Stage cũng đã đổ mồ hôi nước mắt để truyền bá, bán kit ... cho mạch này nhưng cuối cùng cũng không nhiều người ủng hộ lắm cũng bởi vì lỗ tai người nó rất khó hiểu. Rõ khổ cho nghiệp Audio.



    Cụ Hamcq:
    1.
    Thêm một lợi thế của MU stage là bóng ngõ vô hoạt động với tải động rất cao cho nên chất âm của bóng thể hiện rất rõ ví dụ mượn một số hình dung từ để diễn tả như EF86 triode mode treble cao, chất âm "lẳng lơ", 5751 chi tiết, 5687 mộc mạc vv, nghĩa là mưốn nghe kiễu gì thì thay đèn kiễu đó.
    Để khắc phục Miller thì cũng không quá khó, ví dụ chọn bóng có gain vừa phải và sử dụng nguồn âm có tổng trở thấp.
    Còn một lợi điểm nữa là với điện thế tại điểm giữa khoảng 150volts nên dễ nối trực tiếp vô G2 của mấy cây Penthode chạy theo lối dùng G2 làm ngõ vô còn G1 nối mass ( Screen driven) khỏi lăn tăn về chất lượng tụ nối tầng
    @ Quang minh : 6688 nối thành 3 cực tiếng rất lẳng đôi khi khó chịu. 6J52 thì mình chưa thử.

    2. Alan Kimmel đưa ra cấu hình Mu stage dùng bóng 5 cực cùng một số ưu điểm. Do có nhiều đồng đạo DYI mạch này với một số bóng có độ hỗ dẫn cao nên lão Ham muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm, nhất là một vài nhược điểm đã gặp.

    1- G2: Bản chất của G2 là Anod thứ 1 kễ từ G1 trong 5 cực. Tại G2 xuất hiện một tín hiệu Nghịch Pha với tín hiệu ngõ vô. Do bóng 5 cực họat động theo lối cathod follower nên tại K có tín hiệu Đồng Pha với tín hiệu ngõ vô. Trong mạch của Alan Kimmel, G2 nối với K bằng một tụ thóat tín hiệu cho G2. Do K không nối đất nên thực tế có sự trộn tín hiệu vừa nghịch pha vừa đồng pha vừa lệch pha tại K.

    Sự lựa chọn Rg2 cũng hơi khó chịu, (nhất là với 6J52P) sao cho dòng Anod phải lớn hơn dòng G2, nếu không thì 5 cực trở thành 3 cực với anod là G2 (!)

    2- Lệch pha ( Phase shift) Tín hiệu tại Anod của bóng 3 cực qua tụ, vô lưới 5 cực, xuất hiện trở lại tại K của 5 cực, chồng lên tín hiệu tại Anod của 3 cực. Sự hiện diện của tụ liên lạc và tụ bên trong 5 cực làm phát sinh một số lệch pha nhất định.

    3- Trở tải động (active load) của 3 cực rất cao là một ưu điểm nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm. Do 3 cực hoạt động "thoải mái" nên nó dễ tạo các dao động ringing tự kích và phase shift, nhất là khi 3 cực là các bóng dùng cho cao tần (6 DJ8, 6AQ8). Cái nầy là nhược điểm chính

    Kết quả: đưa tín hiệu sin kiểm tra thấy rất tốt. Đưa tín hiệu vuông kiểm tra thấy gờ bên trái của sóng vuông nhọn lên. Tại một số tần số cao phát sinh ringing. Việc này khiến người nghe cảm nhận treble và mid cải thiện nhưng nghe nhiều có cảm giác mệt tai.

    Khắc phục: (1) Tụ thóat G2 thay vì nối với K, nay nối đất. (2) Một mạch Boucherot ( tương tự như Zobel) gồm R khỏang vài chục đến trăm kOhm cộng với C khỏang vài chục pF nối từ Anod của 3cực lên B+ để dập cao tần và tự kích. Tín hiệu vuông hết bị nhọn gờ trái. ( Sự lựa chọn ra được một trị số phù hợp thì rất ư là ..khó chịu).

    Rất mong các đồng đạo có các thiết bị đo kiểm hiện đại giúp kiểm chứng, chứ lão Ham dùng các thiết bị - cách nay một thế kỷ - e rằng không chính xác.

    3. Cái bóng 6P14P không biết có phải là EL84 kô nhỉ?
     
  10. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Nội một câu này của cụ Ham đã là chiêu thức tuyệt học võ lâm :wink:
     
  11. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Cái downside của chiêu này là gm của bóng pentode phía trên sẽ giảm xuống và lúc này thì mạch nguồn dòng phía trên của Mu Xì tây sẽ giảm chất lượng theo ---> giảm chất lượng của mạch Mu Xì Tây nguyên thủy ---> Tìm phương pháp khác biết đâu hữu hiệu hơn mà vẫn không dùng tụ.

    Chân lý: " Bản chất nguyên thủy của bóng đèn sẽ không bao giờ thay đổi chỉ trừ khi MOD bên trong bóng" :D Còn thay đổi mạch qua lại bằng cách thay đổi cách dùng cực (chân) thì "luôn được này mất kia". Và đương nhiên nếu cái "được" phù hợp với yêu cầu ta và cái "mất" không đáng kể hoặc không ảnh hưởng nhiều đến ta ---> Luôn là châm ngôn của người thiết kế giỏi.

    "Nhiều người chê xe tăng M1A2 tuy về hỏa lực, vận tốc, tính năng đều tốt nhưng chỉ tội mắc tiền và tốn nhiên liệu là những khuyết điểm rất lớn. Tuy nhiên nó được sx và xử dụng bởi 1 nước có rất nhiều tiền và nhiều nhiên liệu thì khuyết điểm sẽ không còn đáng kể mà lúc này ưu điểm lại vượt trội"

    SRPP, Mu Stage, Trở tải Anode, Choke tải Anode, ... ---> cùng 1 triết lý.
     
  12. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Thiết Thủ Đại Ca phán đúng đấy ạ!

    Trong ampli guitar gần như ... cái gì cũng méo :D Thậm chí méo luôn cả xén đầu :(

    Tuy nhiên cái hay của ampli guitar là méo có sự "kén chọn và tự nhiên" của từng linh kiện hay toàn bộ mạch nên kết cấu mạch hầu hết chỉ dùng trở tải Anode ở phần pre và để các tube như 12AX7, 12AT7, 12AY7, 12AU7 ... méo 1 cách tự nhiên. Và phần công suất thì bóng công suất ngay cả OPT cũng tạo méo 1 cách tự nhiên. Đèn thì thích chơi đèn đế quốc hoặc thực dân để khi méo cho hài méo đặc trưng nào đó.

    Vì thế những mạch ít méo như SRPP, Mu Xì tây ... đều không có chỗ cho guitar amp vì các mạch này khi méo sẽ tạo ra âm thanh méo KHÔNG tự nhiên như linh kiện đã được thiết kế ra. Nói 1 cách đơn giản là 12AX7 tải trở Anode khi méo >< 12AX7 SRPP.

    Những tay thiết kế ampli HIFI khi vô hãng thiết kế ampli guitar ---> đều bị đuổi sớm :lol:
     

Share This Page

Loading...