Sự lệch pha khi dùng nhiều đường tiếng?

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by panguyen, 31/1/10.

  1. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Tại khoảng tần số cắt chính là nơi mà ta quan tâm đến sự lệch pha cùng tần số ạ.
     
  2. DVD-A

    DVD-A Advanced Member

    Joined:
    8/7/09
    Messages:
    874
    Likes Received:
    4
    Em thấy lệch phase khác tần số cũng rất quan trọng lém Bác, làm thế nào để tìm điểm vàng từ 2 loa phát ra hay có cách nào điều chỉnh chúng gặp nhau tại điểm mình ngồi đó là điều cần quan tâm ? Vì âm thanh trực tiếp từ loa ra quan trọng nhất mới tới các âm thanh khác ..
     
  3. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    HÌnh như vấn đề chưa sáng tỏ với bác ạ.
     
  4. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Vâng thưa các bác,

    Cái hình mà bác Tcqanh đưa ra không phải là vấn đề đang được bàn đến trong topic này.

    Các hình bác ấy đưa ra là sự ảnh hưởng của sóng hài (vốn dĩ thường vẫn luôn đi kèm với sóng cơ bản) gây nên cho sóng cơ bản. Về cơ bản nó sẽ làm biến dạng sóng cơ bản nhưng đôi khi tai người không nhận ra được là vì tuy hình dạng của sóng tổng hợp bị biến đổi (có thể từ sóng Sin trở thành vuông hay tam giác, lục giác, bát giác.....) thì cái chu kỳ cơ bản của sóng tổng hợp ấy vẫn bằng chu kỳ của sóng cơ bản. Sở dĩ như vậy là do các hài ấy thường có tần số bằng các bội số (2, 3, 4, .... lần) của tần số sóng cơ bản! Vấn đề này thì chỉ cần một củ loa cũng vẫn có thể xảy ra như thường!

    Chủ đề chúng ta đang bàn là ảnh hưởng sự lệch pha gây ra bởi các sóng cùng tần số do 2 loa ở trên và dưới điểm cắt tần số gây ra! Em rất muốn viết tiếp cho liên tục nhưng thật sự là viết mà không có hứng thì cũng khó viết sao cho nó mạch lạc và dễ hiểu! :(

    @Cụ Tcqanh: như em đã nói, phản biện mà đúng thì nó sẽ giúp topic nhanh có kết luận nhưng phản biện mà không chính xác thì đôi khi nó lại phản tác dụng bác ạ! :(
     
  5. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    0
    Nhất trí với cụ PC_chíp
    Các bài viết của cụ rất hay và thiết thực . Có lẽ để dễ hiểu hơn , cụ có thể bắt đầu về các tính chất cơ bản của sóng nói chung và sóng âm nói riêng không ạ.Ví dụ như hiện tượng cộng hưởng , giao thoa ..vv Wên hết rùi ạ :( :oops:
     
  6. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Cụ làm phiền cụ Chip chi nữa,em có viết ở đây

    http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=43&t=35568

    Cụ tham khảo,em còn viết tiếp nhưng chưa rảnh..từ từ nhé.

    Thân.
     
  7. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    0
    Vậy đề nghị bác Ultraline đi thẳng vào nội dung nha, em ngờ ngợ nó mới lý giải được các vấn đề mà các bác đang trao đổi và quan tâm
    Khổ lắm ngày trước mình có đọc rồi ,tưởng đã chém gió được với mấy ông bạn, nào ngờ loạng quạng vô đây mới thấy mình ngồi đáy giếng :oops:
     
  8. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    hình như em có viết về cái này rồi mà.

    sự hợp nhau giữa các sóng với nhau theo 1 quy luật thôi cụ ạ, chỉ có 2 hiện tượng xảy ra :
    - reinforcerment, làm tăng biên độ sóng âm, tăng nhiều nhất là 6 dB cho 2 sóng cùng biên độ, cùng tần số và cùng pha. thực tế cực kỳ khó xảy ra trường hợp này.
    - cancelation, sóng triệt tiêu 1 phần với nhau, làm giảm biên độ sóng âm. thực tế 2 sóng không bao giờ triệt tiêu nhau hoàn toàn.

    nói chung sự lệch pha này sẽ làm đáp tần sẽ có những chổ nhô lên- peak, và những chổ lõm đi- valley. nếu chổ nhô và lõm này trong khoảng 1-3 dB so với điểm chuẩn- điểm ở 1 khz trong 1 khoảng không nhiều- 2/3 octave thì vô tư. em đã chơi loa phân tần bậc 1 trong thời gian dài, em đã đo rất nhiều lần trên nhiều loa nên cái này em hiểu lắm. nói chung nghe tổng thể vẫn rất tốt.

    hình thực tế đo trong các phòng là hình màu đen, trong khi đường màu đỏ là đường mơ ước. các bác nghĩ đường màu đỏ nghe khác màu đen ?

    nếu các bác nghe thấy khác nhiều thì em xin chúc mừng vì các bác đã có golden ear.

    em có gợi ý này. hãy đến nghe 1 dàn nào đó mà các bác ưng ý nhất, nghe tốt nhất và các bác nghĩ là đáp ứng tần phẳng nhất. các bác hãy đo đáp tần của loa đó thì sẽ rõ.

    nếu các bác có bạn bè có thiết bị có room correction, các bác gắn vào chỉnh cho phẳng nhất rồi nghe thử xem nó thế nào.
     
  9. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    0
    Em lại hổng hiểu nữa nè
    Cái hình bác Post nói lên cái gì vậy , điểm cắt tần của bác ở đâu ? :roll:
     
  10. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    bác cứ chọn điểm nào có nhô lên hay lõm xuống 1 tí là được, bất cứ điểm nào bác thích. vì nó đều liên quan đến 2 hiện tượng em nói phía trên ạ. :D

    cái hình em muốn nói đến " cái nghe tổng thể " của 1 dàn máy :D mà điểm cắt là 1 hay 2, hay 3 điểm nhỏ trên đấy.
     
  11. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    0
    Ơ mà em cứ tưởng ngoài 3 điểm cắt tần thì còn ảnh hưởng của lệch pha nữa đâu mà xét vì mỗi loa lúc đó phụ trách dải tần số khác nhau
    Cái răng cưa kia trong đồ thị nó phản ảnh vấn đề khác chứ nhỉ :roll:
     
  12. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Có lẽ em nên tiếp tục thì hơn! :(

    Em xin bàn thêm một chút về một vài kiểu phân tần phổ biến hay gặp trong loa và các bộ active crossover trên thị trường là Butterworth, Linkwitz Riley, và Bessel. Về phần này, em xin phép không nói quá nhiều về nó một phần do bản thân em cũng không đủ thời gian để hiểu thấu đáo toàn bộ các mặt của các kiểu phân tần này. Phần khác, trên diễn đàn mình có khá nhiều bác chuyên về lĩnh vực này nên nếu có thắc mắc gì, các bác có thể nêu ra và các bác kia sẽ giải đáp giúp. Trong khuôn khổ bàn về ảnh hưởng tại pha tại điểu giao cắt tần số, em chỉ chú ý một vài điểm mà sẽ được dùng để xác định nhanh một cách tương đối điểm đồng pha tại tần số cắt mà em sẽ trình bày sau.

    Để bàn về vấn đề này, ta tạm thời xem như sóng âm thanh không bị làm lệch pha do power amply và củ loa. Tức là, nếu có lệch pha thì chỉ là lệch pha do phân tần chủ động trước power amply mà thôi.

    Về cơ bản, mỗi một bậc sẽ làm pha của tần số cao lệch nhanh 45 độ và tín hiệu tần số thấp chậm 45 độ so với tín hiệu gốc.

    Trong 3 kiểu cắt tần số, tại điểm giao cắt, kiểu Butterworth có tín hiệu của từng dải (dải thấp và dải cao) giảm còn 0.707 lần (so với tín hiệu gốc), kiểu Linkwitz Riley thì làm giảm còn 0.5 lần. Riêng kiểu Bessel thì có vài mức làm giảm tùy mục đích nhưng thông thường sẽ làm giảm xuống còn 0.31 lần (để đảm bảo có độ đồng pha tốt nhất).

    1. Kiểu Butterworth có thể cho được đáp tuyến tần số phẳng nếu nó là bậc lẻ (1, 3, 5,...) riêng nếu là bậc chẵn (2, 4,...) thì tín hiệu tổng hợp tại điểm cắt sẽ lớn hơn tín hiệu gốc 3dB. Đây là hình minh họa:

    [​IMG]

    Kiểu Butterworth này ngoài ra còn là kiểu phân tần có độ dốc lơn nhất nên driver phải làm việc đến rất gần điểm cắt.

    2. Kiểu L-R chỉ có bậc chẵn và luôn có tín hiệu tổng hợp tại điểm cắt bằng đúng tín hiệu gốc (với điều kiện bậc 2 phải đao pha dải cao). Đây là hình minh họa:

    [​IMG]

    Đây là kiểu thường được ưa chuộng cho loa, đặc biệt là bậc 2, do có được sự tương đồng về pha và độ phẳng tại điểm cắt tần là tốt nhất.

    3. Kiều Bessel không phổ biến lắm trong phân tần dùng cho loa vì nó tuy là kiểu có thể cho được độ tương đồng về pha tốt nhất nhưng trái lại, lúc ấy lại không có được độ phẳng tại điểm cắt (hơi bị giảm độ lớn). Ngoài ra, kiểu Bessel còn là kiểu có độ dốc cắt thoải nhất, do vậy, các driver phải hoạt động ra ngoài vùng cắt nhiều nhất và vì thế, đòi hỏi các driver phải có khả năng đáp ứng tốt cả ở khu vực ngoài vùng cắt!

    Đây là hình minh họa độ lớn tín hiệu và độ dốc của các kiểu phân tần bậc 4 khác nhau:

    [​IMG]

    Về lý thuyết, kiểu phân tần càng dốc càng loại bỏ được ảnh hưởng qua lại của các củ loa tại điểm giao cắt tần số nhưng trái lại, nếu các củ loa có âm sắc và tốc độ khác nhau thì sự khác biệt ấy rất dễ nhận thấy. Lúc này gọi theo cách của một số bác là tiếng có lạnh tiếng và hơi rời rạc. Các kiểu cắt có bậc càng thấp thì càng ít dốc và vì thế, ảnh hưởng của 2 củ loa tại điểm giao cắt sẽ nhiều hơn và khó kiểm soát hơn. Bù lại do có phần hoạt động chồng lấn nên nó sẽ như một bước chuyển tiếp giúp làm mờ bớt đi sự khác biệt giữa 2 củ loa.

    Chọn kiểu phân tần và độ dốc nào tùy thuộc vào tai nghe của mỗi người. Và để phục vụ cho mục đích tìm điểm kết hợp pha đúng nhất tại điểm phân tần cho kiểu cắt lựa chọn, ta phải nhớ tính chất của nó là sẽ làm tín hiệu tăng hay giảm tín hiệu tại điểm giao cắt:
    - Với kiểu L-R và Bessel: tại điểm giao cắt, nếu kết hợp pha là đúng thì tín hiệu sẽ đạt mức cực đại (bằng tín hiệu gốc trong trường hợp của L-R và nhỏ hơn tín hiệu gốc một chút nếu là Bessel). Bất kỳ sự kết hợp pha không đúng nào đều làm giảm tín hiệu tại điểm cắt.
    - Với kiểu Butterworth thì khó khăn hơn một chút. Các kiểu Butterworth bậc chẵn nếu kết hợp pha đúng sẽ có được tín hiệu cực đại tại điểm cắt tần (+3dB so với tín hiệu gốc) và kết hợp pha không đúng sẽ làm giảm biên độ. Các kiểu Butterworth bậc lẻ nếu kết hợp pha đúng sẽ có biên độ bằng đúng tín hiệu gốc, kết hợp sai sẽ có thể làm tăng biên độ nếu 0 độ < góc lệch giữa 2 pha < 90 độ và giảm tín hiệu nếu 180 độ > góc lệch giữa 2 pha > 90 độ. Bản thân em chưa tìm ra cách đơn giản nào có thể các định được điểm kết hợp pha đúng nhất cho kiểu Butterworth bậc lẻ này nên nêu các bác bỗng dưng muốn chọn kểu này thì chắc phải xác định bằng tai. :oops:

    Sau phần này, em hy vọng đã giúp các bác phần nào hiểu được tầm quan trọng của sự lệch pha (không mong muốn) và hiểu được nguyên nhân gây ra các sự lệch pha này khi chơi nhiều đường tiếng với phân tần chủ động. Em trình bày cách xác định điểm kết hợp pha đúng nhất bằng các thiết bị đĩa phát tần số và máy đo dB ở phần tiếp theo. Việc xác định bằng tai thay cho máy đo dB có thể thực hiện được với các bác thật sự có tai nhạy cảm nhưng theo em, việc này là vô cùng khó khăn!
     
  13. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Có 1 cách phổ thông để sửa độ lệch pha bằng phương pháp cơ học
    Ví dụ một kiểu phân tần gây nên độ lệch pha 90 độ tại tần số cắt tức là 1/4 bước sóng, giả sử ta đang cắt ở 1000Hz, bước sóng của tần số này là 340 x 1/1000 = 0,34m
    Muốn sửa lại độ lệch pha người ta đặt lùi loa tép khoảng cách là 0,34/4 = 0,08 m hay 8cm so với loa bass .Chú ý khoảng cách này là so sánh giữa các rốn loa
    Các loa tép dạng kèn có họng kèn làm cho rốn loa thụt sâu vào trong cũng khá phù hợp , thuận tiện nhất cho việc xê dịch là loa trung và loa tép rời so với thùng loa bass
    Sửa độ lệch pha khác cũng được tính toán theo công thức trên
     
  14. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Cách chỉnh lệch pha như của bác Nxhung là một cách đơn giản nhất. Tuy vậy, nếu bác xem lại các nguyên nhân gây lệch pha giữa các củ loa tại tần số cắt em trình bày ở trên thì sẽ thấy cách đấy không có hiệu quả mấy cho chơi nhiều đường tiếng chủ động.

    1. Độ lệch pha do phân tần gây ra cho cả dải thấp và cao đã được làm lệch đi một cách có chủ ý theo lý thuyết của loại phân tần đấy. Nếu các bộ phận phía sau phân tần như amply và loa không gây lệch pha thêm thì ta không nên chỉnh lại pha sau phân tần. Việc chỉnh lại pha sau phân tần nếu không được yêu cầu trong thiết kế của loại phân tần ấy sẽ làm mất độ chính xác của phân tần.

    2. Các thành phần sau phân tần chủ động như power amply và loa thường mới là tác nhân gây lệch pha đáng ngại nhất và thường thì chúng ta không biết được độ lệch pha mà chúng gây ra do vậy không biết cần dịch chuyển bao nhiêu.

    3. Ngay cả khi biết độ lệch pha của amply và loa thì việc dịch chuyển cũng chỉ có tác dụng tương đối. các tần số khác nhau sẽ có độ dài bước sóng khác nhau, ta chỉ có thể dịch chuyển để chúng đúng cho 1 tần số mà thôi. Thường nếu các loa nằm lệch nhau thì việc chỉnh tốt nhất là chỉnh delay để đưa tất cả chúng về cùng một mặt phẳng sau đấy cân chỉnh lại pha thì sẽ có tác dụng cho toàn bộ các tần số.
     
  15. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Với phần lớn người chơi nhiều đường tiếng chủ đông, việc xác định được độ lệch pha của power amply và loa sau phân tần chủ động là vô cùng khó khăn. Cách em sử dụng để xác định điểm có sự kết hợp pha tốt nhất (ở mức độ cho phép) dựa trên đặc tính là với một kiểu phân tần đã chọn (ngoại trừ các kiểu Butterworth bậc lẻ) thì chỉ có một sự kết hợp pha mang lại độ lớn của âm thanh tại điểm cắt tần số là lớn nhất (bằng tín hiệu gốc nếu là L-R, +3dB nếu là BW bậc chẵn và -~2dB với Bessel). Ta sẽ tận dùng tính năng có thể hiệu chỉnh được pha độc lập cho các dải của các bộ phân tần chủ động để thay đổi pha cho một dải tần và đo bằng máy đo dB cho đến khi tìm được pha cho được độ lớn âm thanh tại tần số cắt là lớn nhất thì đấy chính là điểm có sự kết hợp pha phù hợp.

    Cách thực hiện này cho phép ta không cần phải biết độ lệch pha của power amply, độ lệch pha của các củ loa khác nhau mà vẫn tìm được điểm có sự kết hợp pha tốt nhất của âm thanh phát ra tại 2 củ loa ở trên và dưới điểm cắt tần số. Đồng thời, ta cũng loại bỏ được ảnh hưởng của nguồn phát, phòng ốc do nếu có ảnh hưởng gì thì tại chỉ 1 tần số nó vẫn ảnh hưởng như nhau.

    Cách thực hiện rất đơn giản. Ta sẽ làm tuần tự từ trên xuống dưới (hoặc từ dưới lên trên). Giả sử các bác chơi 3 đường tiếng cắt ở 650Hz và 8kHz. Các bác đã chỉnh được delay để đưa các loa về cùng một mặt phẳng thời gian: nếu loa bass nằm trước loa mid thì chỉnh delay của loa bass, tương tự cho loa treble. Các bác cũng đã chọn được một kiểu phân tần với độ dốc phù hợp và đã set trong phân tần chủ động. Em sẽ làm từ trên xuống dưới thì cách làm như sau:

    1. Tắt amply chơi dải bass và dải mid. Phát một tín hiệu ở trên 8kHz (ví dụ 10kHz) để xác định mức volume vừa phải. Tắt amply dải treble và bật amply dải mid lên. Phát một tín hiệu ở tần số nào đấy nằm giữa 650Hz và 8kHz (ví dụ 1kHz) và chỉnh volume cho có độ lớn xấp xỉ với độ lớn vừa đo được ở loa treble. Mục đích của bước này là cân chỉnh volume cho 2 dải mid và treble gần bằng nhau. Toàn bộ pha của 3 dải mid và treble và bass ở trên phân tần chủ động vẫn để ở mức 0.

    2. Bật cả amply cho loa mid và loa treble. Phát tần số càng gần với tần số cắt càng tốt. Ở đây là 8kHz. Tuần tự chỉnh cho pha của dải mid thay đổi từ -180 độ đến +180 độ và ghi lại độ lớn của âm thanh tương ứng với các giá trị pha của dải mid ấy (pha của dải treble vẫn để nguyên ở mức 0). Sau bước này, các bác sẽ xác định được một giá trị pha của dải mid mà tín hiệu kết hợp tại điểm cắt tần số là lớn nhất. Đây là giá trị pha cần phải xác định của dải mid nên ta chỉnh và cố định pha của dải mid theo giá trị pha vừa tìm được này.

    3. Tắt 2 amply của dải mid và treble. Bật amply của dải bass và phát một tần số nhỏ hơn 650Hz (ví dụ 250Hz) và chỉnh volume của dải bass sao cho độ lớn âm thanh xấp xỉ bằng với độ lớn của dải treble hoặc dải mid mà ta đã tìm thấy ở bước 1. Bật cả 3 amply cho 3 dải lên. và phát 1 tần số càng gần với tần số cắt của dải bass và mid càng tốt (ở đây là 650Hz). Tuần tự thay đổi giá trị pha của dải bass trên phân tần chủ động từ -180 độ đến +180 độ và ghi lại giá trị độ lớn âm thanh tương ứng với các giá trị pha ấy. Sau bước này, ta sẽ xác định được một giá trị pha cho được tín hiệu âm thanh tại điểm cắt (650Hz) là lớn nhất và đây chính là pha cần phải đặt cho dải mid tại phân tần chủ động.

    Các bước thực hiện chỉ đơn giản vậy thôi. Em sẽ trình bày một số điểm hạn chế của cách này cũng như một số điểm cần lưu ý mà em gặp phải trong quá trình chơi thử, đo đạc để đi tìm cũng như kiểm chứng cách xác định sự kết hợp pha đơn giản này ở các bài tiếp theo.

    PS: Trước đây, bác Unision cũng đã có đề cập đến cách xác định điểm kết hợp pha tại điểm cắt tần số đơng giản bằng cách dùng một cái pink noise phát đồng thời từ 20Hz-20kHz để xác định pha bằng tai nhưng em nhận thấy cách đấy cũng tương đối khó nhận biết đặc biệt là giữa các độ lệch pha nhỏ ví dụ là 45 độ (ít nhất là cho tai trâu của em). :(
     
    Satuki likes this.
  16. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Các bài viết trên của em thật sự không nhằm mục đích có thể giúp cho tất cả các bác chơi có thể hiểu được hết các khái niệm cũng như sự ảnh hưởng của vấn đề khác biệt về pha tại điểm cắt nghe nó như thế nào. Bản thân em cũng không thể viết từ những khái niệm cơ bản nhất về sóng âm đi lên phần do em không có đủ thời gian, phần cũng là vì em chỉ là dân Hóa học chứ không phải là dân điện tử hay âm thanh.

    Mục đích của em khi viết các bài này đầu tiên giúp cho nhiều bác đang chơi nhiều đường tiếng chủ động (đặc biệt là các hệ thống horn) có thể hiểu hơn về các yếu tố ảnh hưởng cũng như có được một cách đơn giản để có được một hệ thống có thể hoạt động được hài hòa. Với những bác này, em tin là cũng như em họ sẽ hiểu được cái cảm giác hệ thống loa gồm các thành phần khá tốt của mình nghe với bài này thì thấy hay, nghe với bài khác thì nó quá giở! Rồi cảm giác ca sỹ trong khi hát lúc lên cao thì đứng trên thang hát còn lúc xuống trầm thì nằm bẹp xuống sân khấu trình diễn! Chưa hết, các ca sỹ và nhạc công trên sân khấu thì liên tục lúc thì hát và chơi nhạc sau cánh gà còn lúc thì lại chực nhảy xổ xuống hàng ghế khán giả để trình diễn,.... và còn nhiều điểm nữa mà em không biết mô tả thế nào. Phần lớn các yếu tố trên sẽ được khắc phục sau khi setup đúng về pha!

    Mục đích tiếp theo cũng là giúp cho các bác đang định chơi nhiều đường tiếng chủ động có một cái nhìn toàn diện hơn về những điểm cần lưu ý trước khi chơi vì riêng về phần này không thể có chuyện chỉ mua các củ loa thật tốt về đóng thùng, mua phân tần chủ động và các amply thật tốt về rồi kết nối lại là ta sẽ có một hệ thống hoàn hảo.
     
    Satuki likes this.
  17. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Kinh nghiệm của bác rất đáng quý
    Em không chơi nhiều đường tiếng nên không có kinh nghiệm này
    Các góc độ trao đổi bác nên nói rộng hơn nữa vì còn có nhiều người chơi phân tần thụ động ( DIY thùng loa chẳng hạn ) hoặc chơi phân tần chủ động không có chức năng điều chỉnh pha
    Chúc các bác đón xuân vui vẻ
     
  18. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    4.981
    Likes Received:
    508
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
     
  19. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Úy, xin lỗi bác, có lẽ em nhầm ạ! Bác không nằm trong số những người nhận ra sự khác biệt mà em đưa ra ở trên ạ! Xin lỗi bác nhé! Bác cứ tiếp tục cách bác đang chơi thêm vài năm nữa đi ạ! :(
    Trước em cũng định tìm mua một cái active crossover mới về để chơi và cũng cố gắng tìm trong số các hãng nổi tiếng bác kể ở trên để mua vì em vốn ngưỡng mộ các hãng ấy lắm. Có điều, em tìm mãi trong trang chủ của các hãng trên thì chả thấy mấy cái active crossover của họ đâu ngoại trừ trang của Accuphase. Có lẽ active crossover của mấy hãng đấy tiệt chủng rồi nên em cũng muốn góp ý lắm mà không được. Thật ra, giờ nếu bác bảo em gửi họ một lời khuyên thì em chỉ khuyên họ là nên làm theo Accuphase. Tức là đơn giản nếu muốn tiếp tục sản xuất active crossover thì nên làm theo cách cái Accuphase DF-45 này, đấy là nên đưa việc kiểm soát delay, time delay compensation và phase correction vào như hình cái block diagram của Accuphase DF-45 em chôm trong catalog của họ gửi bác tham khảo cho vui ạ.

    [​IMG]

    Chúc bác năm mới dồi dào sức khỏe để còn tiếp tục đam mê! :)
     
  20. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    4.981
    Likes Received:
    508
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
    Có lẽ bác đúng rồi!
    phần time delay đúng là em chưa sài.....
    Accuphase DF-45 có phần đó em cũng biết,Nếu quá cần phải mua em cũng có thể.Có điều em thấy nó chưa xứng với túi tiền mà em bỏ ra....vvv
    Mong là thành công sớm đến với bác...
     
  21. DVD-A

    DVD-A Advanced Member

    Joined:
    8/7/09
    Messages:
    874
    Likes Received:
    4
    Bác thinhgia ới ời ơi nếu chơi nhiều đường như Bác mà không có Time delay thì Bác chỉnh phase bằng cái gì chỉ Em với, vì Em chưa có xiền chơi cái nào có time delay nên chưa biết phải giải quyết làm sao ??? Em đang phải nghe 1 mớ hổn độn nè. hu.hu.
     
  22. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    4.981
    Likes Received:
    508
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
    Bác Sài fully Tact rồi sao cần hỏi ? mà Sao Tact nó cũng đầy đủ đồ nghề mà bác?Bác đang có một hệ thống rất đầy đủ đồ chơi,bác không thấy là bộ của bác rất tốt đó không?Bác hiểu hơn em biết chứ nhẩy... Audio mà Đâu chỉ có vậy?
    Em tự nghĩ mình không đủ kiến thức để trình bày.....vvv nên mấy bác cứ tự nhiên ạ
     
  23. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    1. Việc chơi phân tần thụ động nếu chơi theo kiểu bi-amp, tri-amp,.... thì cũng sẽ gặp phải ảnh hưởng về độ lệch pha gây ra bởi power amp như em đã trình bày ở trên. Nếu các củ loa cho từng dải có thể dịch chuyển thì ta vẫn có thể dịch chuyển củ loa (em nghĩ theo các bước bằng 1/4 chiều dài bước sóng tương ứng với 90 độ về pha) để tìm điểm đồng pha nhưng cách này cũng khá mệt. Trong trường hợp này, cách tốt nhất lả nên chơi các amply giống nhau cho các dải. Nếu vị trí tương đối các củ loa không dịch chuyển được thì tốt nhất là không nên chơi nhiều amply. Trong quá trình sắp xếp củ loa thì nên để ý vị trí các củ loa nên lệch nhau các khoảng bằng 1/2 chiều dài bước sóng tại điểm cắt thôi. Lúc ấy nếu có lệch pha thì cũng chỉ cần đảo cực dây loa của củ đấy là xong.

    2. Việc chơi phân tần chủ động nếu không chỉnh được delay giữa các dải nhưng vẫn có thể chỉnh pha thì vẫn áp dụng được cách xác định điểm đồng pha như em trình bày ở trên. Tuy vậy, cách này sẽ không có hiệu quả tốt nhất do không đưa được các củ loa về cùng một mặt phẳng về thời gian.

    3. Với các phân tần chủ động không chỉnh được cả pha lẫn delay thì chỉ có cách để ý đến sự sắp xếp vị trí các củ loa sao cho voice coil của chúng đồng phẳng với nhau để tránh lệch pha do vị trí gây ra, nếu phải để lệch thì cũng nên để lệch khoảng bằng 1/2 chiều dài bước sóng tại tần số cắt và đảo cực dây loa của dải đấy. Trong trường hợp này, nên dùng các amply giống nhau để tránh lệch pha gây bởi các amply sau phân tần. Với các bác DIY chơi tube amp rành về kỹ thuật có thể lựa chọn các amply tuy có thể khác nhau về kiểu bóng nhưng có cùng kiểu thiết kế mạch để chúng gây ra sự lệch pha là như nhau lên các dải.

    Nói chung nếu hiểu về các nguyên nhân gây lệch pha mà em đã trình bày ở trên thì ta vẫn có thể có biện pháp khắc phục hoặc nếu khó khắc phục thì nên tránh bằng cách lựa chọn amply hợp lý!

    Em sẽ bàn tiếp về vấn đề hiệu chỉnh độ lớn của âm thanh gây ra do kết hợp pha không đúng của các củ loa tại phân tần bằng tính năng Room Correction trong một số phân tần chủ động sau.

    Tối nay thức canh nồi bánh chưng nên chắc cũng có chút thời gian! :)
     
  24. DVD-A

    DVD-A Advanced Member

    Joined:
    8/7/09
    Messages:
    874
    Likes Received:
    4
    Ừ Bác Audio không chỉ có nghe đúng mà còn phải nghe cho hay nửa bởi vậy ghiền rồi nâng cấp hoài mệt hoài he he..
    Em cũng phục Bác PC-chip này chịu khó ghê, tiếp đi Bác, mà Bác chip cho AE biết nhiều khổ nhiều, hỏng biết khỏi phải lăn tăn...nào là settup nghe cho đúng, đúng xong thay driver nghe cho matching , nghe hợp xong mod đồ nghe cho hay, tội lổi tội lổi...
     
  25. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    4.992
    Likes Received:
    645
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em thấy có một cách setup đang dần bắt đầu phổ biến trong các bác chơi nhiều đường tiếng hiện nay đấy là tận dụng tính năng room correction trong các phân tần, thiết bị sound processor,..... để khắc phục những điểm bị cộng hưởng của phòng lên bộ dàn vốn gây lên những điểm tín hiệu rất lớn đồng thời có những điểm bị triệt tiêu. Cách này sẽ giúp ta có được cái đường đáp tuyến phẳng phiu đặc biệt là trong trường hợp dùng với một cặp loa hãng (không phải loa DIY) và em tin là nó sẽ làm cho bộ loa trở nên hoàn hảo hơn trong điều kiện phòng nghe thực tế.

    Có điều, có một điểm em muốn nêu ra ở đây đấy là chức năng thực tế của tính năng Room Correction này. Như đúng tên gọi của nó, đây là tính năng để khắc phục, sửa chữa những ảnh hưởng bất lợi mà phòng nghe gây nên cho bộ dàn. Do vậy, nó đòi hỏi bộ loa phải được set-up đúng trước rồi mới hiệu chỉnh lại theo phòng nghe.

    Qua cách dùng của một số bác chơi nhiều đường tiếng, em nhận thấy phần lớn các bác dùng tính năng Room Correction này như một công cụ để khắc phục cho cả những khiếm khuyết trong khi set-up các dải của loa nhiều đường tiếng với phân tần chủ động. Theo em đây là cách chưa được hợp lý.

    Trong quá trình thử đo đạc cơ bản và tìm hiểu về ảnh hưởng của pha vừa qua, em đã thử tận dụng hiện tượng làm giảm tín hiệu khi kết hợp pha không đúng của 2 củ loa tại tần số cắt nhằm làm phẳng tín hiệu tại điểm cắt tần số.

    Đây là đường đáp tuyến tần số em đo cho từng dải riêng biệt để xem đáp ứng của nó thế nào khi chưa bị ảnh hưởng của dải khác.
    [​IMG]

    Đây là đường đo độ lớn âm thanh tại các sự kết hợp pha khác nhau giữa củ 414 và 288 cắt tại 800Hz:
    [​IMG]

    Trong các hình trên, các bác có thể thấy là củ 414 trong thùng của em có một cái peak ở khoảng 800Hz. Em muốn dùng đường đường màu hồng trong hình ở dưới để làm giảm cái peak ấy đi. Kết quả là em đã đạt được mục đích của mình là lảm giảm hẳn cái peak ở điểm 800Hz ấy.

    Thế là thằng em tự đắc rằng mình thật là thông minh vì đã tìm được một tính năng thú vị! :?: :( Có điều sau khi nghe thử vài hôm thì em nhận thấy rằng vẫn có đĩa nghe hay, vẫn có đĩa nghe dở; ca sỹ vẫn đôi khi đứng lên ngồi xuống trong khi hát,.... Thử lại dùng với đường màu cam thì em thấy giải quyết được triệt để vấn đề đấy.

    Cách dùng sự kết hợp sai về pha để làm phẳng tín hiệu của em thoạt nhìn có vẻ khác với cách dùng tính năng Room Correction để khắc phục sự giảm tín hiệu do kết hợp pha không đúng tại điểm cắt tần. Tuy vậy, về bản chất thì nó vẫn giống nhau: cả 2 cách đều có sự kết hợp pha không đúng tại điểm cắt tần; cách em dùng thì lảm giảm tín hiệu để phẳng còn cách dùng Room Correction thì làm tăng tín hiệu để làm phẳng. Và như thế, tuy ta có được một đường đáp tuyến tần số thật phẳng, âm thanh vẫn bị ảnh hưởng bởi sự sai pha và sai biệt về time delay (nếu có) do vị trí giữa các củ loa.

    Như vậy, theo thiển ý của em, dù có tính năng Room Correction, ta vẫn phải set-up hệ thống loa cho phù hợp về time delay và pha để có được sự hài hòa trong hoạt động của các dải trước khi sửa chữa các ảnh hưởng của phòng hoặc khiếm khuyết trong đáp ứng tần số của từng củ loa riêng biệt bằng Room Correction.
     

Share This Page

Loading...