Sự liên quan giữa đo được và nghe thấy

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Vannam, 15/12/10.

  1. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    1
    Cũng chả có ý tưởng gì mới , chẳng qua em hay nghe các cao thủ hay bình luận các vấn đề tai nghe với máy đo, rất chi là căng thẳng nhưng ít thấy có tổng kết để xem nghe thấy và đo được nó liên quan với nhau như thế nào hòng thỏa mãn chí chọc ngoáy
    Ví dụ : cứ bảo nghe tiếng trung âm mượt mà , nhừa nhựa ... thấy vác máy đo ra 1 lát rồi kết luận đó là tín hiệu có nhiều hài bậc chẵn chẳn hạn :roll:
    Em mới tò mò hỏi thêm , nghe tiếng TÉP nó lung linh thì tín hiệu nó có hài gì hoặc giả như nghe bộ dàn này thấy có nhiều nhạc cụ hơn bộ dàn kia thì số đo gì đấy nó khác nhau thế nào ạh :roll:
    vv...và ...vv còn nhiều câu hỏi nữa
    Mời các bác :mrgreen:
     
    Tags:
  2. Info_Seeker1309

    Info_Seeker1309 Advanced Member

    Joined:
    2/6/07
    Messages:
    699
    Likes Received:
    1
    Location:
    HCM - Vietnam
    Chủ đề mà bác đưa ra cực kỳ hay, cực lý thú và cực kỳ... dễ gây tranh cãi :lol:
    Em nhớ trước đây cũng đã từng có topic gần giống thế này và (hình như) có một số lớn bài viết bay vào mục phạm qui, một số bài thì (lẽ ra) nên nằm sang mục thư giãn và một số bác thì ứ post bài nữa (giận dỗi hoặc bị cho lên cây ngồi :()

    Giá mà chúng ta có thể...
     
  3. HDhunter

    HDhunter Advanced Member

    Joined:
    13/1/10
    Messages:
    3.186
    Likes Received:
    21
    Location:
    Gầm cầu Long Biên
    Em thì nghe bài máy đo là chín còn nghe bằng tai là mười :lol: Sóng cũ chưa hết sóng mới đã đến mời các bác vào đây tham khảo :D
    viewtopic.php?f=60&t=47762&start=50
     
  4. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    1
    Hổng phải, em nhìn nhận vấn đề đo và nghe ở góc độ khác , em không quan tâm các vụ cãi nhau bấy nay , chỉ cần đo và nghe có quan hệ với nhau đến đâu thôi . Vốn dĩ em cũng ủng hộ kỹ thuật nên muốn có chút định lượng chứ cứ nói định tính mãi cũng không ổn
    Thấy bẩu các vấn đề nghe ( Nghe thấy thôi ahj )đều được lý giải và xử lý được bằng kỹ thuật vì nó được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của kỹ thuật , không xét đến việc nghe trực tiếp( live) các bác nhé vì nó không qua thiết bị nào
    Mệnh đề tiếp theo đương nhiên mọi vấn đề nghe ( Nghe thấy ) đều phải được thể hiện bằng các thông số kỹ thuật
    Vấn đề này vượt quá khả năng của em nên nhờ các bác giải đáp
    Với cách đặt vấn đề như vậy sẽ loại bỏ các kiểu tranh cãi như băng cối , đĩa than hay CD...vv gì ráo
    Cách đặt vấn đề trên cũng không quan tâm thế nào là đo tốt , thế nào là nghe hay
    Em lại nghi ngại rằng đề tài này không được quan tâm rộng rãi ấy chứ
     
  5. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    Chào bác Vannam , có 1 người Mỹ tên là Pete Millett đã thiết kế 1 mạch điện nghiên cứu ảnh hưởng của các sóng hài liên quan đến âm thanh , đo đạc các sóng hài và ảnh huởng đến việc nghe thấy .Mạch điện dùng bóng 6BN6 , việc thay đổi điện áp đưa vào lứới khiển 4 sẽ dẫn tới đặc tuyến của đèn thiên về triod SE mode (ấm , ngọt ngào )hay thiên về Pentode PP mode( sáng , chi tiết ).
    Xin xem thêm link ở đây để biết thêm về lý thuyết và sơ đồ mạch điện : http://www.pmillett.com/etf_sod.htm
     
  6. auduongsoc

    auduongsoc Approved Member

    Joined:
    15/11/10
    Messages:
    23
    Likes Received:
    0
    Trong lãnh vực ampli đèn nói riêng:
    -SE: đo càng tốt nghe càng hay
    -PP: số đo có thế nào đi nữa nghe cũng chán phèo :lol:
    Cũng như giải thi đấu mà BGK chấm cho PP với lại OTL thì em xin đầu hàng hai tay với các đôi tai VÀNG ấy :mrgreen:
     
  7. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Đây là đề tài lý thú và chắc sẽ nhiều tranh cãi. Tuy nhiên ta hãy mổ xẻ nó theo mặt lô-gích 1 chút thì sẽ giảm bớt .. .tranh cãi :lol:
    Để làm được việc này theo em cần 1 số bước sau:
    1- PHải tin KH sẽ làm được điều này. Vì có tin thì mới có thể dùng KH để khám phá 1 hiện tượng nào đó xảy ra trong tự nhiên.
    2- Sau khi tin KH đã làm được thì phải nghiên cứu KH cho thật kỹ hay nói chung là có cơ bản. Ví dụ các định luật Vật lý về sóng âm, định luật về điện điện trường, cũng như các linh kiện và cách hoạt động của nó; cũng như những sai số có thể xảy ra trong 1 linh kiện hay mạch điện nào đó ... Phải nắm được từ vi mô đến vĩ mô chứ không phải chỉ co cụm lại 1 chỗ ...
    3- Sau khi nắm vững lý thuyết thì đến khâu thực hành và phải có máy đo. Ví dụ như máy đo loại khủng nhất từ hãng Audio Precision chẳng hạn ... Báo Xì -tê-rê-ô-phai và nhiều hãng lẫy kỹ sư thiết kế đồ âm thanh mắc tiền thì thường dùng thiết bị đo khủng từ hãng Audio Precision này. Có máy đo khủng thì cho ta nhiều dữ liệu hơn và chính xác hơn
    4- Ta phải hiểu và nhất quán trong sự cảm nhận của ta. Ví dụ bảo tiếng Tép "lung linh" là phải nên nhất quán trong cảm xúc khi nghe 1 âm thanh giống như vậy cho dù ở hoàn cảnh nào. Nếu không đáp số sẽ luôn sai không phải là do KH không đúng mà do chính bản thân ta gây ra. Và đương nhiên giá trị của sự liên quan giữa số đo và tai nghe đôi khi chỉ áp dụng cho 1 người hoặc 1 nhóm người nào đó vì mỗi người có thể có sự cảm nhận và cho cụm từ "lung linh" có khác nhau.
    ...
    Sau khi mấy bước trên thì có thể nghiên cứu về lý thuyết và thực hành đo và tìm sự liên quan. Đương nhiên không phải là dễ vì đòi hỏi sự tư duy của chính người đó đồng thời là tài chánh phải thoải mái ... ---> Các hãng âm thanh "đỉnh cao" thường luôn tìm sự liên quan này với 1 số cảm nhận của giới khách hàng nào đó (đương nhiên những khách hàng này là thuộc nhóm sẵn sàng trả 1 món tiền lớn để mua 1 sản phẩm đặc trưng nào đó cho họ) để tinh chỉnh sản phẩm của mình (đương nhiên là bằng pp kỹ thuật) để phục vụ cho giới khách hàng này ... Nhiều lúc chỉ xoắn sợi dây, hoặc thay cục lọc điện đôi chút để thay đổi số đo kỹ thuật (không có nghĩa là làm cho nó tốt hơn về mặt kỹ thuật) và đương nhiên là họ đo được sự thay đổi này và có lý thuyết để làm bằng (có thể chỉnh sửa và đo đạt rất kỹ lưỡng để thấy được sự thay đổi cả lượng và chất trên giá trị kỹ thuật) để sản phẩm mang tính đồng nhất ... Và kết quả những nhóm khách hàng này có thể hài lòng nhưng cho nhóm khác nghe có thể sẽ chê ... dở và mắc tiền! :oops:

    Cá nhân em mà thiết kế sản phẩm âm thanh cũng sẽ phải đi tìm đối tượng lẫn xác định số lượng muốn bán sản phẩm để mà thiết kế sản phẩm cho phù hợp không những về chất lượng kỹ thuật mà còn giá thành hợp lý cho chính khách hàng và ngay cho chính sự tồn tại của thương nghiệp mình. Và đương nhiên có nhiều lúc sản phẩm đó có thể mắc hơn sản phẩm khác nhưng chưa chắc là chất lượng kỹ thuật đã TỐT hơn (có khi còn tệ hơn) mà chỉ có thể KHÁC hơn mà thôi. Thực tế thì các sản phẩm âm thanh "đỉnh cao" không phải luôn là TỐT hơn mà thường chỉ là KHÁC hơn những sản phẩm có thể rẻ tiền hơn đang phổ dụng. Quan trọng là đánh vào sở thích hay cơn ghiền của họ lẫn sự nhẹ dạ cả tin của họ là ổn ... :wink:
     
  8. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    bác và cái hội của bác có đầu hàng hay không thì có ảnh hưởng đến ai đâu ?
     
  9. auduongsoc

    auduongsoc Approved Member

    Joined:
    15/11/10
    Messages:
    23
    Likes Received:
    0
    Em cũng đang mong sao cho đừng ảnh hưởng nên bác đâu cần bận tâm nhiều.
     
  10. HDhunter

    HDhunter Advanced Member

    Joined:
    13/1/10
    Messages:
    3.186
    Likes Received:
    21
    Location:
    Gầm cầu Long Biên
    Nói chung là em thấy cảm nhận khi nghe nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố trình độ hiểu biết cũng như niềm tin khoa học kỹ thuật của người nghe.Trình càng cao và càng tin vào kỹ thuật thì nhiều khi nghe ra sao ko quan trọng bằng đo chính xác bao nhiêu => ko còn tin vào tai của chính mình => chả được thưởng thức âm nhạc 1 cách thỏa mái.
    Ngược lại những bác ko biết về đo đạc thì chỉ có cách dùng tai mà phán đoán mà e thấy tai thì quả thật ko phải lúc nào cũng chuẩn và rất khác nhau ở người nọ người kia => dù thiết bị có đo đạc được là cực chuẩn thì nếu tai ko chuẩn như máy thì kết quả nhận được khi nghe vẫn là "méo" :mrgreen:
    Còn điều cuối cùng nữa là đo dòng điện,đo tụ đo trở thì dễ chứ đo cái gọi là "âm nhạc" sau khi phát ra loa thì e nghĩ đo hơi khó,cái này dùng tai oánh giá biết đâu lại ổn hơn :D
     
  11. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Cái khoảng màu đỏ xem chừng bác phán 1 cách quá chủ quan và phiến diện. KH nó là sự đam mê; nếu không có đam mê thì người ta không tiếp thư được kiến thức; VÀ không có sự đam mêm âm nhạc thì làm sao họ có thể tìm tòi trong các hệ quả của KH cơ bản là Toán Lý Hóa để chế tạo ra được thiết bị phục vụ cho âm thanh/âm nhạc ? :roll:
    Vấn đề cái chủ đề được mở ra không phải để giải quyết vấn đề của cái tai hay vấn đề của cái máy đo mà là tìm sự liên quan giữa tai nghe của 1 người nào đó khi nghe âm thanh phát ra từ 1 thiết bị hay dàn máy trong 1 môi trường nào đó với 1 số đo như thế nào thì họ khen hay hoặc họ chê dở và như em đã viết ở bài trước là cần nhất là sự nhất quán trong cảm nhận khi tìm sự liên quan đó ...
    Cái này là suy nghĩ theo đánh giá của bác nên em miễn bàn trừ khi bác có sự giải thích 1 cách lô-gích để có thể chứng minh là tại cái tai nó "lại ổn" hơn so với thiết bị đo trong trường hợp này... hoặc thế nào gọi là "dễ" và thế nào gọi là "khó" ... :wink:
     
  12. HDhunter

    HDhunter Advanced Member

    Joined:
    13/1/10
    Messages:
    3.186
    Likes Received:
    21
    Location:
    Gầm cầu Long Biên
    Em chỉ nói là nhiều khi => Nó ko đúng với tất cả.Khoa học thì nó cũng chia thành Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội,để sản xuất âm ly,đầu CD,loa...thì cần kiến thức toán,lý,hóa,cơ khí,điện tử nhưng để giải thích sao người này thích loại nhạc này,ko thích thể loại khác,người thích trung người thích bass người thích tép thì chắc ko dùng khoa học tự nhiên được đúng ko bác.Ngoài ra thì cái độ sướng khi nghe nhạc cũng ko thể đo được đúng ko ạ????

    Cảm nhận là thứ ko thể nhất quán được cho dù thiết bị có số đo chuẩn thế nào đi chăng nữa.Trong cái audio này ko có gì gọi là chuẩn đối với tất cả mọi người => sự tương quan cũng chỉ là tương đối nốt.
    Còn cái này em cũng ghi rõ là "âm nhạc" chứ không phải "âm thanh" rồi ạ.
     
  13. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    delete
     
  14. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Bác có thể giải thích tại sao là KH tự nhiên không dùng được trong trường hợp này ạ?
    Như bài viết trước em đã viết là trong trường hợp nào cũng cần tính nhất quán. Nếu người khác không làm được cho mình thì mình tự nghiên cứu và làm lấy. Trừ khi chính mình cũng không nhất quán được cho chính mình hoặc/và không đủ khả năng lẫn trình độ KH để thực hiện thì lỗi và giới hạn là ở ngay chính bản thân mình chứ không phải tại người khác hay tại KH ... Ngay cả người học và nghiên cứu KH nếu không tự nhất quán thì chính người đó cũng không thể áp dụng hoặc ứng dụng được các hệ quả từ KH ...
    Em không hiểu là bác đọc và hiểu tiêu đề của bác chủ như thế nào? Nếu đã là "âm nhạc" thì chắc bác nên qua mục "nghệ thuật" thay vì vì mục "trao đổi kỹ thuật". Bác chủ đã mở với tiêu đề có chữ "TAI NGHE" và ở ngay mục "trao đổi kỹ thuật" là đã có định thướng hẳn hoi. Thực tế để cảm thụ và thưởng thức "âm NHẠC" người ta không nhất thiết phải dùng tai nghe hay thính giác và cũng chẳng cần đến âm thanh vì người ta có thể dùng các giác quan khác ví dụ như thị giác chẳng hạn ... Như em đã nói là trừ khi có ai nói là kỹ thuật không (chứ không phải "chưa" nhé) giải thích được thì xin lý giải 1 cách có lô-gích thì chúng ta và ngay chính bác chủ sẽ mở ở mục phù hợp hơn để tìm cách giải thích tốt hơn thay vì chỉ dùng kỹ thuật như tiêu đề đã được mở ra ... :wink:

    Ngạn ngữ người ta có câu "nếu anh cảm thấy 1 điều gì đó không thể làm được mà có người khác đang làm thì hãy để cho họ yên!"
     
  15. DNA Shop

    DNA Shop Advanced Members

    Joined:
    8/10/10
    Messages:
    651
    Likes Received:
    15
    Location:
    DNA CD & Electronics component SHOP
    Thỉnh thoảng tôi thấy có vài cục pao, có núm chỉnh "damping factor". Vậy xin hỏi mấy bác:
    Khi chỉnh tăng hay giảm, sẽ có hiệu ứng gì ở phần âm thanh ? (nghe thấy)
    và nếu đo đạc thì đo bằng gì ? chích vô chỗ nào ? (đo đạc)
    cám ơn nhìu.
     
  16. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Do chủ đề là tìm sự liên quan giữa "kỹ thuật và tai nghe" nên để có 1 câu trả lời nhất định cho chính bản thân bác thì chính bác chứk hông ai khác phải là người quyết định sự liên quan đó cho chính bác và quan trọng là bác phải có sự nhất quán trong nhận xét. Nguyên do vì có người nghe với thay đổi "damping factor" thì không nhận thấy được sự thay đổi gì; có người nghe bảo tiếng bát "quyến rũ"; có người bảo tiếng bá "rền"; có người bảo tiếng bát "dày"; có người bảo tiếng bát "ẻo lả, nhừa nhựa, có đuôi" ... Hẳng hà xa số kết quả do mỗi người mỗi ý.
    Bác có thể mượn/mua cục khuyếch đại đó rồi chỉnh "damping factor" với 1 nguồn âm, 1 bộ loa và không gian nghe nào đó rồi xem hiệu ứng thế nào. Sau khi đã rút ra kết luận rồi ta bắt đầu đo. Đương nhiên là đo ngay đầu ra của cục khuyếch đại. Nếu bác có tiền nên mua đồ đo của hãng Audio Precision có thể liên lạc trực tiếp ngay với chính hãng sẽ chỉ cho bác cái kiểu máy đo nào thích hợp nhất. Sau khi đo xong sẽ tìm ra ngay kết quả của sự liên hệ cho chính bác ... Với dàn loa khác thì bác có thể đo lại để kiểm chứng sự sai lệch hoặc cái chung và cái riêng của từng kết quả với những điều kiện khác nhau ... ---> Cái "chung" sẽ là cái kết quả hoàn hảo nhất với bác.
     
  17. Vannam

    Vannam Advanced Member

    Joined:
    19/8/09
    Messages:
    498
    Likes Received:
    1
    Có công trình nghiên cứu vấn đề này , các bác xem có phải không chứ em lõm bõm mãi mà vẫn không hiểu gì lắm :mrgreen:
    http://sound.westhost.com/z-effects.htm
     
  18. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Tư vấn kiểu của bác 1 xu làm tốn tài nguyên diễn đàn mà chả giúp ích gì cho ai cả. Đây có phải một kiểu spam không ?
     
  19. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Nếu bác có kiến thức gì giúp ích cho diễn đàn thì hãy viết và phục vụ cho diễn đàn chứ đừng nên xỉa xói như vậy. Nếu bác không có việc gì tốt hơn thay vì viết những lời như thế với các anh em khác thì chính bác là người Xì-pam trên đây chứ không ai khác!
    Chấm dứt với bác! Chào bác!
     
  20. DNA Shop

    DNA Shop Advanced Members

    Joined:
    8/10/10
    Messages:
    651
    Likes Received:
    15
    Location:
    DNA CD & Electronics component SHOP
    2 chữ Damping Factor thấy ngắn ngủi. tui dò tìm, học hỏi mờ con mắt, hy vọng có cao thủ nào giải thích nhắn gọn, dễ hiểu. Nhưng hầu như ai cũng trả lời lòng vòng khó hiểu và có phần huyền bí. Bác Onecent giải thích thì tui mới hiểu được 1/5, chắc tại hơi bị dốt. Nếu nhờ Audio Precision tư vấn thì...hiểu được chết liền :mrgreen:
     
  21. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Thực ra trong câu trả lời của bác Onecent đã có một phần đáp án, đó là nếu bác thử chỉnh tăng hay giảm nút damping factor đó thì bác sẽ thấy sự khác biệt ở phần bass của loa

    Damping factor được hiểu đơn giản là khả năng kiểm soát tiếng bass của ampli khi được phối ghép với một loại loa nhất định. Tỉ số damping factor càng cao thì ampli đó càng có khả năng kiểm soát bass tốt và ngược lại. Damping factor được tính bằng tỉ số giữa trở kháng danh nghĩa của loa với trở kháng ra (output impedance) của ampli. Chỉ cần xem xét damping factor trong trường hợp loa điện động mà thôi.

    Đối với ampli của bác có nút chỉnh damping factor, theo em hiểu đó chính là nút điều chỉnh mức hồi tiếp để tăng hay giảm trở kháng ra của ampli, từ đó tác động tới damping factor
     
  22. habas

    habas Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    941
    Likes Received:
    12
    2 bác BachDuong, OneCent giải thích cũng khá ngắn gọn, dễ hiểu.
     
  23. hongphong

    hongphong Advanced Member

    Joined:
    24/6/08
    Messages:
    455
    Likes Received:
    54
    Location:
    HCM
    E mạn phép chia sẽ đơn giản như sau xây dựng hệ thống âm thanh bằng cảm xúc của mình chứ không phải bằng lý thuyết.
    Thân
     
  24. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Nghe tiếng bass có lực - đó là cảm xúc. Nhưng em nghĩ để được như vậy thì phải có những con số chứ ạ.
     
  25. hongphong

    hongphong Advanced Member

    Joined:
    24/6/08
    Messages:
    455
    Likes Received:
    54
    Location:
    HCM
    Những con số ấy nó thay đổi theo cảm xúc đấy bác. Thân
     

Share This Page

Loading...