Ta có thể biết gì từ dữ liệu các đèn nổi ti

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Maidanhan, 30/3/06.

  1. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Và đay nữa
     

    Attached Files:

    • 845.pdf
      File size:
      134,4 KB
      Views:
      145
    Tags:
  2. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Và đay nữa
     

    Attached Files:

  3. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Bác ơi , bác phải bấm " Trả lời" , chứ bác bấm bài mới thì nó ra "topic" mới
     
  4. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Kính chào các bạn

    Sau một số thực hành và từ một chút hiểu biết , kinh nghiệm ,dù nhỏ , cá nhân tôi thấy nhận thấy một điểm song trùng rất chung giữa các đèn . Tôi nêu nhằm góp phần giúp nhau trong quá trình DIY và tìm thấy một lối nhỏ vừa tiết kiệm kinh phí trên cở sở có lý thuyết và lý luận để chọn đèn .

    Trước tiên tôi muốn nói qua về quá trình sản xuất đèn điẹn tử :

    - Các phần tử như Anode , Kathode , lưới và sợi đốt được gia công trên các khuôn định hình sẵn với tùy từng loại đèn .

    - Chúng được lần lượt xếp vào theo cấu tạo F, K, G(1) ( hoặc G2,G3) và A , được treo trong các giá đỡ tương ứng

    - Quá trình tạo vỏ thủy tinh được thực hiện tiếp theo , nhưng chưa đóng kín

    - Hàng loạt đèn chưa thành phẩm đựoc gá vào một khung quay và các tay quay sẽ đưa đèn lần lượt qua một hệ thống cuộn cảm cao tần . Dưới tác động của sóng cao tần lên bề mặt các phần tử điện cực , các vật chất xấu trên bề mặt các phần tử sẽ bong ra và quá trình thổi chân không qua vùng chưa đóng kín cũng diễn ra đồng thời tại thời điểm sau đó . Công nghệ chân không càng cao thì đèn càng bảo đảm vì không còn các phần tử thừa có thể gây ra các hạt dẫn hoặc Ion không có lợi cho quá trình luồng điện tử ( Beam of electrons ) bay sang Anode , hay nói cách khác chất lượng của đèn phụ thuộc một phần tại đây .

    - Cuối cùng khi đạt tới đọ chân không cần thiết ( Do nhà sản xuất qui định) , khâu thổi thuy tinh để bít phần chưa đóng kín đưa hoàn tất . Đây là khâu rất nhậy cảm vì ít nhiều làm giảm chất lượng chân không của đèn . Chính vì thế , trong các đèn điện tử thường có thêm 1 sợi gá , trên đó gắn một miếng Jetter ( Getter ) nhằm tăng cường sự chân không của thành phẩm .



    Từ đây , ta thấy chất lượng đèn ( Tube ) phụ thuộc vào : Vật liệu chế tạo Anode ,nơi hấp thụ các điẹn tử , vật liệu chế tạo lứới điều khiển G1 , nơi trực tiếp tác động lên dòng điện tử và độ chân không của đèn . Nếu Anode được chế tạo bằng những vật chất mà tại dải tần nào đó cho Audio, việc dẫn điện ( Sóng cao tần chỉ chạy trên bề mặt vật dẫn thôi nhé , tần số càng cao thì sự dẫn càng yếu hay độ dẫn càng mỏng) tại âm vực đó nhậy ( đủ lớn ) thì tiếng cho âm vực đó thể hiện tại loa càng CHI TIẾT VÀ GÓC CẠNH ĐẦY ĐỦ . Cho nên với nhứng tên tuổi lớn vể Audiotube như Telefunkend , Mullar , họ có sự đầu tư chuyên sâu vể thẩm âm vật liệu ( musically , sonically ) ta sẽ thấy sự khác biệt rất lớn . Ngoài ra một số hãng , đặc biệt như Liên xô cũ , Đông Đức chỉ chuyên nghiên cứu về điện học của đèn ( Electronically ) do vật đèn thương rất bền trong khai thác , như ngôn từ ta hay dùng trên diễn đàn là " rất trâu bò " .

    Và do vậy , khó mà so sánh giữa tính âm học và điện học của hai trương phái trên : Khi ta tăng cương tính âm học , tức là ít nhiều tác động vào tính TỰ NHIÊN BẢN CHẤT của âm thanh , còn tăng cương tính điện học thì người ta tăng cương tính bền cơ học của vật liệu khi khai thác . ( ý kiến cá nhân , khác đoạn trên mang tính dịch thuật )


    Do vậy , tôi liệt kê một số dữ liệu đèn nổi tiếng , thấy nổi lên một số điểm chung làm cơ sở để chọ đèn . Nếu nhìn vào các đèn như 2A3, 300B, 845 , ta thấy các đương điện áp lưới thương tạ một góc 60 độ và nếu đưa vàp máy tính so sánh , các đặc tuyến CỦA CÁC ĐÈN NÀY thường SONG SONG TỊNH TIẾN ĐỀU CHẰN CHẶN , thẳng căng ở đoạn trên ( Điện áp Anode cao dần lên ) . Chúng phản ánh sự tuyến tính của đèn lên tín hiệu cần khuyếch đại . mặc dù là là các đèn thiết kế với mục đích khác nhau .

    Từ đây ta rút ra : Tất cả các đèn có đặc tuyến như 2A3,300B,845,GM70 hoặc tìm được chế độ điện áp để chúng có hình dáng tương tự thì chúng phải có tính tuyến tính ( Giữ được độ tự nhiên của tín hiệu ) , còn chất âm khác biệt như dã phân tích phụ thuộc vào vật kiệu chế tạo Anode và cảm nhận của người nghe : THÍCH NGHE NHẠC GÌ


    Mời các bạn tham khảo các đặc tuyến kèm theo

    Vài ý kiến dịch thuật trên sơ sở hiêu và một chút Private , mong các bạn chia sẻ và góp ý xây dựng

    Kính bút
     
  5. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Re: Ta có thể biết gì từ dữ liệu các đèn nổ

    . . .
     

    Attached Files:

  6. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    17
    Re: Ta có thể biết gì từ dữ liệu các đèn nổ

    Bác Mai Danh Ẩn quả là cao nhân. Bài của bác không chỉ hữu ích, mà còn rất thú vị.
    Nhiều người cho rằng cây đèn GM 70 rất khó khai thác so với cây 845. Nhờ bác phân tích xem tại sao như vậy?
    Nhờ bác phân tích luôn về đặc điểm chung của đèn 5 cực để có so sánh, lựa chọn khi chơi ?
    Còn việc phối hợp giữa đèn 5 cực và đèn 3 cực trong mạch đèn có lợi hại gì??
    Kính bác một ly
     
  7. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Cảm ơn bạn , ta có thể nhận nhau qua cách hành văn . rất vui vì bạn chia sẻ


    Hy vọng có dịp ta cùng phân tích vì đây có thể là một chủ đè được . Ta để cho các thành viên khác xới lên và ta cùng chia sẻ nhé

    Thân
     

Share This Page

Loading...