Qua 3 năm đọc tạp chí thì em thấy tạp chí rất có duyên giới thiệu về nhân vật tay chơi cùng hệ thống của người Nhật . Em tự hỏi lý do tại sao ? 1. Tạp Chí Nghe Nhìn có phóng viên thường trú tại Nhật hoạt động hơn các nơi khác ? 2. Tạp chí lái độc giả sang cách chơi của đàn anh " Á đông " cho phù hợp văn hóa ? 3. Các tay chơi Nhật chơi dữ hơn, đa dạng hơn, cầu kỳ hơn .... các nơi khác ? Xin mời ý kiến mạn đàm của các Bác !
Chắc là ban biên tập của Tạp Chí bị cách chơi của người Nhật "thuốc" nên mới thả bài về người Nhật hơi nhiều . Chắc là văn hóa Á đông , gu nghe "mềm mềm " cũng là một lý do chăng ?
Người Nhật vốn cần cù lao động, dân DIY Nhật vốn chịu khó ... Vậy là hay . Ta nên học theo cái tính cần cù này Trước đây có kẻ (đã bị ta tiêu diệt) nói rằng " không có trình độ lý luận thì làm sao ráp ampli hay?" làm cho bác hiểu lầm ... Bí quyết: Khi đọc các tạp chí mang tính quản cáo , preview thì nên để xuống sàn nhà, rồi ngồi trên ghế đọc hoặc kê đít nửa tờ , nửa tờ đọc Khi đọc tài liệu, tạp chí KH thì nằm đọc , buồn ngủ thì dùng làm gối ,nên gọi là sách gối đầu giường
Cảm phục anh Rùm luôn luôn sôi nổi, lâu lâu rồi mà chưa lần nào có dịp, nay đọc bài anh tôi xin có mấy ý cho rôm rả nhé: 1 - Tiếng Nhật khó, rất khó luôn. chi phí tại Nhật cũng đắt đỏ. Nghe nhìn có đối tựong độc giả không quá rộng như nhiều tờ báo khác như Tuổi trẻ, thông tấn.... nên khả năng nuôi phóng viên thừơng trú ít, có chăng chỉ là cộng tác viên, vừa đi làm vừa viết thêm bài cho báo. Chuyện này là bình thường đối với tất cả các báo. Càng bình thường hơn nếu có một phóng viên tại một khu vực hoạt động tích cực thì có nhiều bài hơn những khu vực khác. Đây là nói cái khả năng thôi, chứ tôi thấy cũng chả cần cộng tác viên làm gì. Trên nét nhiều lắm, dịch không xuể đâu. 2- Tôi chưa rõ lắm cái chữ "lái" mang ý tích cực hay tiêu cực. Túm lại là làm cho độc giả quay sang hướng ... muốn quay, hì hì. Vậy mục đích "lái" là để làm gì ? Bán hàng cho người Nhật tại Việt Nam ? Nếu vậy thì nên quảng cáo cho Sony hay Panasonic cho xong, hàng bán chạy hơn nhiều, lãi to, tiền lì xì cũng lớn có hơn không. Trước giờ tôi thấy mua bán ở VN phần nhiều là Altec, JBL thôi. Tạm khoan nói chuyện hay và dở vì người thích ăn phở, người thích ăn xôi biết cái nào ngon hơn; chỉ biết hôm tôi tới thăm một "nhà máy" gồm 3 người gồm một bố và hai ông con ngồi kỳ kỳ cạch cạch ở tỉnh Kanagawa, để mua một đôi loa ở đây phải chờ một tháng rưỡi (đầu tiên bị dọa là 3 tháng, hỏi thế thôi, tôi chẳng đặt cái nào cả). Than ôi với cái tốc độ như thế sản xuất làm sao kịp cho riêng cái thị trường Việt Nam mua bán, nói gì đến Nhật, Mỹ hay to hơn là thế giới. Chẳng ai ủng hộ cũng phải, bán xong một chiếc treo niêu cả năm ? Mà cái đồ của mình nó mới có như thế, muốn tháo ra lắp vào, thay cái màng loa này vào cái lõi nam châm kia làm sao được, có thế nào thì cứ thế mà xài, nhá, khỏi phải lo original hay không. 3- Người Nhật thu nhập cao, mức sống cũng cao nhưng cũng khó có thể khẳng định là dữ hơn, đa dạng hay cầu kỳ hơn. Quan điểm tôi khi nghe âm thanh là tìm thấy đựoc sự thoải mái, vậy ai dữ hơn, gấu hơn tôi cũng không để ý. Nhận xét cá nhân: Tôi thấy người Nhật nhìn chung đi nhẹ, nói khẽ, rất ngại làm phiền ngừơi khác, khác với mấy anh Trung Quốc hay Việt Nam mình nói oang oang trên xe bus, hay vặn đài to ở nhà để cho hàng xóm nghe nhờ. Tính cách này cũng làm nên phong cách nghe audio(nhạc trẻ nhật thì khác đấy ạ) của người Nhật nhẹ nhàng nhưng "bén như gươm, trong như nước" mà bác Unison đã từng viết. Đặng Thái Sơn của Chopin cũng từng chọn Nhật là nơi dừng chân đấy thôi. Xem ra cái văn hóa Á đông cũng có nhiều xu hướng trái ngựơc nhau anh nhỉ .
Sáng chưa kịp ăn sáng, thấy rôm rả cũng góp chuyện chơi ! Nếu Tiếng Nhật cực khó , chi phí tại Nhật rất đắt đỏ -> cộng tác viên là cùng đường chứ không thể thường trú . Nhưng để cộng tác viên lân la qua nhiều tỉnh và quen biết nhiều, thực hiện nhiều phỏng vấn, đưa nhiều hình ảnh thì quá khen cho anh cộng tác viên . Việc khả năng anh cộng tác viên dịch trên Net thì em lại có suy nghĩ phải chăng dịch từ người Nhật thì "mới mẻ" cho anh em hơn và ít có khả năng độc giả kiểm chứng ( tiếng Nhật khó ). Khà khà, chữ "lái " có nghĩa tiêu cực hay tích cực là do người chèo chứ . thật ra dùng cho bình dân chứ dùng chữ " định hướng" nghe nó trang trọng quá , bớt phần vui . Nhìn nhận một cách nghiêm túc, những bài này thuộc " Góc sành chơi " , nên việc quảng cáo ở đây là không có hoặc không được lộ quá . Quảng cáo thì đã có trang quảng cáo, còn trang này là trang viết về "cái hay cái đẹp" nên em nghĩ Tạp chí không dám làm như vậy đâu . Em thấy người Nhật có vẻ sống hướng nội, khép kín, cần cù ... nên cũng có thể gu chơi của người Nhật cầu kì , đáng học hỏi ( phải chăng đây cũng là một lý do để tạp chí tập chung định hướng ) Ý kế tiếp của Bác em không hiểu rõ ý lắm , thôi em đoán nhá ! Hay dở trong sự chơi phụ thuộc nhiều vào cách chơi, cái tâm người chơi nên không nên áp đặt . Người Nhật vốn cần cù, giữ cái Tôi nên không nhận lời Bác 7 ngày sẽ xong mà phải tôn trọng " cái gì cũng có cái giá của nó " , trong trường hợp này chính là thời gian ; 1 tháng rưỡi là phải chờ 1 tháng rưỡi , đã muốn chơi thì phải chờ, không hấp tấp được , không đem nhiều tiền mà biến nó thành 1 ngày được . ( không biết có đúng không ?? :? :? ) Ah, nhân cái gấu hơn, dữ hơn thì xét thên khía cạnh này nha : không phải ông bỏ nhiều tiền hơn là "gấu và dữ " hơn nha ; theo em thì ai bỏ nhiều thời gian rảnh cho nó ,bỏ thu nhập so với tổng thu nhập ... mới là gấu . Đương nhiên là Á Đông thì có anh này anh kia rồi . Em thì đã nói rồi " Chắc là ban biên tập của Tạp Chí bị cách chơi của người Nhật "thuốc"" chính vì cái đi nhẹ nói khẽ , cái bén như gươm, trong như nước đã mê hoặc ban biên tập, từ đó ban biện tập cũng muốn nhân rộng cái tính cách này . Tóm lại mà nói : Theo thiển ý của em : Chơi như người Nhật không phải là không hay mà ngược lại là rất hay, rất tinh túy ; nhưng không phải vì vậy mà tạp chí giới thiệu phiến diện quá , xung quanh ta biết bao là cái sự chơi . Nếu cứ giới thiệu và độc giả tự " gạn đục khơi trong " thì nó hay hơn . Mời các bác tham gia tiếp ạ !
Up cái nào ? Có bác nào hiểu tí văn hóa Nhật thì góp chuyện cho anh em sáng ra cái . mà hình như " nhân vật' của TTNN toàn những bác Già , tuổi trẻ Nhật không chơi món này à ?
Em xin lỗi các bác chứ em ghét "bọn Nhật" lắm, nhất là tiếng Nhật, cty em đang làm offshore cho bọn Nhật, thỉnh thoảng em phải đi support mấy cái máy cài Win JPN, nhìn vào đống chứ Nhật mà em chỉ muốn đập tan máy! Lý do khác là vì gái của bọn đấy đẹp quá:-D Tự hào nguồn gốc gì đâu mà toàn đi lai giống:-(
Người Nhật rất cầu toàn và kỹ tính trong việc thưởng thức. Lấy ví dụ ở Trung Quốc, VN... uống trà là chuyện thường ngày ở huyện, có nhiều cổ thư hay về đạo uống trà, riêng ở VN có tác giả đã tổng hợp và viết một cuốn "Trà Kinh" từ trước 1975, nhưng khi trà du nhập sang Nhật bản thì được nâng lên tới mức nghệ thuật gọi là Trà Đạo... Người Nhật biết khai thác tận gốc rễ những ưu điểm về công nghệ Audio mà Phương Tây phát minh, chế tạo ra rồi gần như bỏ xó. Loa kèn là một ví dụ. Người Nhật có thể mua được rất nhiều thứ. Dân Pháp đã từng phải biểu tình mới cứu được hãng điện tử Bull - niềm tự hào về điện tử của Pháp cùng với hãng Thompson và một loạt biệt thự dọc bờ sông Seine. Denon và Marantz cũng là của người Mỹ lập ra cách đây 80 năm, bây giờ về tay Nhật hết (Philips - Hà lan cũng phải bán lại cổ phần trong Marantz...cho Nhật) Về mặt địa lý và lịch sử thì Nhật có quan hệ "gần gũi" với VN ta cho nên đồ chơi audio, xe máy, tivi ... có thời tới 80-90% là Nhật lùn. Sau này Nhật còn thâm nhập tinh vi vào các lĩnh vực khác ở VN ta như các dự án sử dụng vốn FDI, các lĩnh vực nông nghiệp và dầu khí, lắp ráp cấu kiện... Vậy riêng gì audio và Tạp chí NN mới bị Nhật "thực" :lol:
Nhưng không cẩn thận thì bị người ta " thực" luôn văn hóa à ? Em đâu có nói người Nhật không hay nhưng ý em nói là TCNN phải giới thiệu đa dạng cách chơi của các nước ... độc giả sẽ chọn cách chơi. Nói như bác thì trước khi người nhật chơi Audio thì họ cũng phải học từ nước khác và dần dần xây dựng cái riêng cho mình.
Bản sắc văn hóa Nhật gây cho tôi những ấn tượng rất sâu sắc. Khi tôi đọc chuyện Sogun Tướng quân, kiểu ngồi thiền nhìn hòn đá mọc (hòn đá vẫn vậy nhưng người thiền dường như nhìn thấy hòn đá đang “mọc”) hay uống trà trong chén không (uống một chén trà không có nước trà mà vẫn cảm thấy hương vị của trà) đã để lại cho tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Mặc dù luôn tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi cũng phải nói thật, bản sắc văn hóa như vậy thì dân Anamít ta bao giờ mới có được. Hàng tháng, tôi được đọc các báo cáo của nhân viên người Nhật làm việc tại văn phòng của công ty tôi tại Nhật gửi về hay được đi trên khoang hạng Nhất trên chuyến bay của Japan Airlines đều làm cho tôi ấn tượng về sự cần cù, chăm chỉ nhưng rất tinh túy trong công việc của người Nhật. Xem tại chí Audio của Nhật như Stereo Sound, The tube Kingdom hay MJ thì thấy rằng: ôi Vietnam Audio ơi, mình còn ở xa các bạn Nhật lắm! Bởi suy nghĩ như vậy, tôi cho rằng, việc tạp trí NNVN đưa những bài viết về việc chơi Audio ở Nhật là đúng đắn. Nó giúp cho một bộ phận người chơi audio ở Việt Nam học hỏi thêm về cách chơi audio của người Nhật: sâu lắng, tính túy chứ không rùm beng, ầm ĩ. Kính thư
Bác Congari ơi ! nếu họ ở tầm cao quá thì việc y án học theo có phải là một giải pháp hay ?? Em nghĩ mình phải nhìn lại mình xem có cái gì mà họ không có thì chơi mới ra bản sắc riêng chứ . Em thấy chơi đèn thì Nhật họ chơi đèn Âu Mỹ , nhưng biến áp thì họ lại chơi của cây nhà lá vườn , vậy họ biết cái nào nên nhập cái nào nên dùng nội lực mà . Người nhật cầu toàn , tỉ mỉ, tự trọng ... thì quá rõ rồi -> kinh tế họ phát triển hơn nên dân trí họ cũng đã đi xa hơn chúng ta . Nhưng trên thế giới còn có nhiều điều hay , nếu Nhật toàn Mỹ thì thế giới sẽ nói và viết tiếng Nhật hết à ? Em không nghĩ như vậy . Đúng thì đúng, nhưng chưa đủ mới là vấn đề cần thảo luận . Sâu lắng,tinh túy, hướng nội là một điểm hay, tuy nhiên nó không phù hợp cho tất cả mọi người. nếu ai ai cũng sâu lắng, nói 1 tiếng suy nghĩ 3 tiếng ... xã hội sẽ đơn điệu . Xin mời các bạn tiếp ạ !
Đã là bản sắc văn hoá thì phải có đặc trưng riêng chứ, nếu dân AnNam ta giống như vậy thì đâu còn gọi là bản sắc văn hoá của ta nữa mà cũng bị "Nhật thực" luôn rồi. Cần gì phải theo họ để hướng bản sắc của mình theo, chúng ta đã có bản sắc văn hoá rất riêng rồi....
Xin tiếp tục chủ đề : Số báo tháng 4/2004 - Tay chơiHIROSHI MIYASHITA NGHE NHẠC CŨNG LÀ SÁNG TẠO Cách chơi anh này đáng để lưu ý đây ! Tại sao ? vì anh ta là người phụ trách chuyên mục âm nhạc của một tờ báo lớn . Mặc dù không nêu tên báo nhưng có lẽ anh ta phần nào đại diện và biết khá rõ "gu" âm nhạc của người Nhật . Bộ dàn của anh ta : thiết bị đọc thì anh ta tin tưởng vào chính quốc nhưng phần sau anh ta tin phương Tây hơn . Phòng nghe thì 30m2 , đúng là quá đã ( đâu phải ai cũng có điều kiện ) - Đam mê âm nhạc của anh ta không phải tự nhiên mà là do thế hệ trước truyền lại. Những nốt nhạc đầu tiên dẫn dắt anh ta chính là đĩa than, băng cối. - Chính sự đam mê đã tạo cho anh ta sự mạnh dạn trong lấn mua sắm đàu tiên , nhưng bước tiếp theo nhanh chóng là bị lôi cuốn của cái âm thanh huyền hoặc -> ý tưởng thay đổi đồ chơi . Tôn trọng nguyên tắc của mình phải nghe thử nhiều và chỉ chọn cho mình chứ không theo đánh giá của một kênh nào khác . - Tiếp xúc với âm nhạc nhiều thì mới xác định được cái "gu" của mình , không nên hấp tấp vì thể loại âm nhạc mà mình chưa tiếp cận không có nghĩa là mình không hợp -> phải trải nghiệm . - Anh ta khẳng định : mỗi thiết bị đều mang đậm sắc thái văn hóa và tính cách của người/quốc gia làm ra nó. việc tìm tòi trong việc phối hợp thiết bị là ... SÁNG TẠO. Vậy : - Các bác có những nét nào giống anh ta không ? với bác thì ta nên học hỏi từ anh ta những điều gì ? Xin mời các bạn tham gia ! ( phần em thì em .... giấu và nói sau ) Chúc các Bác thảo luận vui vẻ !
Khà khà, hình như không có ai mắc bệnh nói nhiều như em , nhưng cũng phải tiếp tục vậy ( đẻ ra thì phải nuôi mà ) Số tháng 8/2004 . NHỮNG ÂM THANH TỰ NHIÊN VÀ CÁ TÍNH ( TỰA NGOÀI BÌA : TÌM KIẾM NHỮNG ÂM THANH GIÀU BẢN SẮC ) Lối chơi của một tay chơi 40 năm thâm niên , quả là từng trải. Thứ âm nhạc hớp hồn đầu đời chính là buổi hòa nhạc giao hưởng của Đức và nút quyết định là sau khi xem triển lãm " Japan Audiophile ". Nhưng bác này xây dựng cái riêng của mình bằng " tìm kiếm, chế tác, lắp đặt, phối ghép " với mục tiêu chinh phục là phá vỡ bức tường giữa âm thanh sống và âm thanh tái tạo. Quan niệm : thuần túy mua hàng đắt tiền thì chưa chắc đạt mà phải lựa chọn, phối ghép và phải DIY . và sản phẩm cuố cùng là dàn â thanh khuếch đại nhiều dải tần 6 đầu đọc , 2 crossover, 8 Amp và 3 loa . Nhưng phòng nghe hơi nhỏ thì phải . Tay chơi này cũng ghê gớm thật, Các bác nghĩ sao về nhân vật này nhỉ ?
Tap chí nghe nhìn nếu muốn tìm mua thì thường hay bán ở đâu hả các bác? Nhiều khi em tìm ở các hiệu sách mà chẳng thấy.