Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực

Discussion in 'Thiết kế phòng nghe' started by PDAlove, 23/7/07.

  1. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.757
    Likes Received:
    2.191
    Location:
    Q3, Saigon
    Em vẫn thích cái phòng là phải đẹp hơn cơ...
     
  2. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Lâu lắm mình không viết trên vnav vì bận quá. bận Audio các bác ạ
    mỗi 1 đến 2 tuần là nhóm họp lại tại phòng của mình để test các lý thuyết - các hướng làm - các cách xử lý đọc được để tìm ra được bản chất - quy luật trong âm thanh, và như vậy phòng mình từ lúc nào nó đã trở thành 1 các lab (1 phòng lab), bởi vậy bác HUy mtbc muốn phòng phải đẹp thì mình chịu, không thể. mục tiêu của nhóm là làm sao để đặt dược BOS = " The Best of Sound", đat được BOS bất chấp mọi thứ.
    nhóm 4 anh em với 4 thế mạnh riêng của từng người hỗ trợ cho nhau giúp hệ thống phát triển lên đến 1 mức mà têt năm ngoái, khi mà bắt đầu ráp loa, anh em chưa bao giờ dám mơ đến, khi đó chỉ mong bằng 1 phần của loa hãng thôi,
    Bây giờ thì sao, Bây giờ thì nhóm mình dám nói là vượt loa hãng được về mặt âm (chỉ về mặt âm thôi, và phải chấp nhận chơi active crossover, chứ loa hãng làm đẹp quá, đẹp dã man, chịu không nổi).
    tạm thời nhóm tự lấy tên là "magic lab". tên có thể còn thay đổi.
    Thành công của nhóm là nhờ sức mạnh tập thể, là nhờ may mắn kết hợp được những người quá giỏi (2 người đàn anh nhé, mình không thuộc loại giỏi, cái mình có là cái máu đam mê dữ dội, có cơ sở vật chất để mà kết nối anh em với nhau mà thôi). và đến nay, tuy âm thanh đã đạt mức tột cùng, nhưng nhóm vẫn không dừng lại, vẫn không bao giờ dừng lại, vẫn trên con đường hướng đến BOS.

    Mình vẫn tiếp về vấn đề thế nào là âm thanh Hiend chuẩn mực, đó là khi hệ thống có thể tái hiện đúng những gì mà người phối âm - mixer tạo ra - khi ghi đĩa. có những bản rất nhẹ nhàng tình cảm, có những bản hừng hực đầy sức sống khiến người nghe bị kích động như mình đang ở trong buổi biểu diễn (do đó có ý kiến cho rằng hệ thống như áp vào , như tấn công người nghe, đúng nhưng mà cái đó là cảm giác đúng của buổi biểu diễn đó nó phải có, phải kèm theo bản nhạc đó còn nếu bản đó mà lại relax, nghe không thấy mệt thì mết tình trung thực rồi, còn những bản tình cảm thư dãn dịu dàng thì lại rất tình cảm, nghĩa là tất cả các thái cực đều có thể tái hiện tuyệt vời.
    cám ơn các bác
     

    Attached Files:

  3. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    890
    Likes Received:
    148
    Tuyệt.
    Bốn miếng tam giác sử lý các góc của bác PDALove chia lại rất hiệu quả ạ.
    Em vẫn đang tận dụng em nó. Hihi.
     
  4. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Tự phân loại kiểu chơi âm thanh.

    Để chơi audio đúng, ít tốn kém nhất, chúng ta phải xác định được thực chất vấn đề rằng chúng ta thực sự muốn gì, tìm gì. Có 1 câu của Marriot mà em nhớ mãi: “you see only what you find, and you recognize only what you know”. Vì vậy tôi phải nhận ra thật, thật rõ: tôi đang đi tìm cái gì ?. Đừng ngại ngần khi tự nhìn rõ bản thân các bạn ạ. Còn nữa, nếu anh xác định được chính xác bản thân anh muốn gì, anh cũng sẽ dễ dàng tìm được bạn cùng chung kiểu chơi, cùng chung gu chơi. Nếu anh chơi với 1 anh bạn khác về định hướng chơi thì những tranh cãi sẽ là vô tận, bạn không thể giúp ý kiến cho anh, anh cũng chẳng thể giúp ý kiến, nói chung là sẽ không có đôi bạn cùng tiến mà chỉ có tranh cãi và tranh cãi. . Thường, hầu hết chúng ta sẽ nói rằng tôi yêu nhạc, tôi chơi cái này là vì tôi yêu nhạc, không phải tôi yệu máy. Nhưng đó là chúng ta đang tự dối mình đó các bạn., Bởi vì khi đã tham gia vào vnav này là trong chúng ta đã có 1 chút nghiện ngập âm thanh rồi đó.. vậy cái chính nhất trong ta là gì

    1. Yêu nhạc: nếu vậy, không cần đầu tư quá nhiều cho dàn âm thanh. Chỉ khoảng 10-20 tr là sướng rồi. khỏe, không bị âm thanh nó hành hạ, chỉ cần tìm bài hay là được, điều này là quá quá dễ trong thời buổi số hóa như bây giờ

    2. Yêu âm thanh. Hầu hết cái đám vnav là loại này. Em cũng không là ngoại lệ. ban đầu là em yêu nhạc, còn nhớ lúc học lớp 9 hay 10 gì đó khoảng năm 1987. Được ông mua cho cái cát sét crown, em với mấy đứa bạn đổi băng, sang băng, chọn bài từa lưa. Rồi thì phải ngưng hết vào lớp 12 để tập trung thi đại học, rồi 6 năm đại học học như điên. Chỉ đến sau khi tốt nghiệp đại học mới dám đụng lại nhạc. đó là năm 1996, có 1 khoản tiền để dành nhiều năm qua. Em bắt đầu tìm hiểu để chọn cho mình 1 dàn âm thanh hay để thưởng thức những bài nhạc yêu thích của mình cho sướng nhất . Nhưng lúc đó em không biết tiêu chí nào để chọn mua 1 dàn âm thanh cho mình. Câu hỏi rất lớn lúc đó là thế nào là thế nào là âm thanh hay ? mấy ông anh của em nói: đó là âm thanh trung thực, là âm thanh giống thật. Khó quá !! em có bao giờ nghe âm thanh dàn nhạc thật đâu, mà dàn nhạc thật chơi cũng qua amply, loa chứ có chơi trực tiếp đâu !?!?. Và đó chính là lí do mà khi đó em khởi tạo topic này : “ THẾ NÀO LÀ ÂM THANH HIEND CHUẨN MỰC”. câu hỏi về cái chuẩn này vẫn day dứt em mãi cho tới bây giờ.
     
    hoangtrong and ds2k like this.
  5. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Vậy em khu trú tiếp: đa phần vnav-er là mê âm thanh (mà cội nguồn sâu xa là mê nhạc).
    Trên vnav cũng như trên các diễn đàn, sách vở, bài hướng dẫn về thẩm âm vẫn đang tốn tại 1 triết lý thuộc loại “tự dối lòng”. Cũng có thể không phải là như vậy mà là người ta khuyên cách sống, cách suy nghĩ. Em thì khác, em không cao cấp như vậy. Những điều em viết ra ở đây là bước tiếp theo sau khi “định hướng, mục tiêu, cách chơi” đã được xác lập rất—rất rõ ràng trong đầu rồi. Trong bài viết này, em chỉ cố gắng muốn các bác nhìn cho ra thật sự mình muốn gì. Em không là cha, không là mẹ, không là nhà đạo đức học để mà “chỉ bảo cách sống, cách suy nghĩ rằng anh phải sống thế này, không nên sống thế kia”. Cái mà em người ta đưa ra lời khuyên về cách nghe nhạc: người ta cố gắng khuyên rằng lúc thẩm âm chúng ta phải nhớ rằng “chúng ta đang nghe nhạc, chúng ta không chơi máy”. Còn em thì không dám khuyên cách nghe nhạc, những điều em viết ra ở đây là bước thứ 2, sau khi bạn đã tự xác định được các nghe nhạc = kiểu chơi = gu chơi = mục tiêu chơi của bản thân mình.

    Em xin tiếp: Vậy là ta đang mê âm thanh loại nào. Tôi đang đi tìm âm thanh loại nào ? tôi muốn gì, tôi chơi theo kiểu nào ? các bác đừng ngại, đừng xấu hổ, cứ nhìn thẳng vào sự thật (chẳng cần phải nói cho ai nghe rằng tôi thuộc phân loại nào đâu, chỉ là biết thật sự bản thân mình để mà không tốn kém khi chọn lựa, để mà không nghe lời khuyên của 1 anh bạn không cùng chí hướng mà thôi, nếu không đi giữa chừng thì lại đổi hướng,). Em cũng không đả phá , không phê phán cách chơi, không nói cách chơi nào là nên. Xin nhắc lại: Phân loại này làm ra không nhằm mục đích để nói với mọi người là tôi thuộc nhóm nào, mà là để ta hiểu ta hơn.

    1. Nhóm 1: (nghe nhạc, chơi nhạc) : Tôi sướng là được, không cần đúng hay sai. Cách chơi này dễ nhất. nhưng khuyết điểm là vô cùng khó kiếm bạn cùng kiểu nghe để chia sẻ, bàn luận. đây là hình thức chơi hơi giống người tự kỷ, bạn khó có người bạn cùng gu để mà chia sẻ (không có bạn chia sẻ, bàn luận là mất vui rồi, chơi mà không có bạn thì làm sao mà chơi, nếu vậy thì chơi nên có tính cách giia đình: với vợ, con là chính).

    2. Nhóm 2: (chơi tiền, chơi địa vị, chơi cảm giác ta là chúa tể, Chơi để hơn người ta) dàn của tôi phải là nhất, người ta phải trầm trồ thán phục khi nghe nói đến dàn của tôi. Cách chơi này dễ mà khó. Tại sao. Đó là cách chơi của người nhiều tiền nhưng không thật sự yêu âm thanh, not an real audiophile. Dễ là tiêu chí , mục đích quá dễ, chỉ cần mua đồ nổi tiếng, thật nhiều tiền. Cứ chọn mấy cái đầu bảng mà mua . Cái khó là kiếm đâu ra tiền để chơi.

    3. Nhóm 3: nhóm này đông nhất, đó là muốn chơi âm thanh sao cho thật giống thật, muốn càng rẻ càng tốt. cách chơi này khó mà hơi dễ . dễ vì muốn rẻ, (chí phí rẻ nên dễ). nhưng chỉ là hơi dễ vì thường thì trong cùng 1 hãng, giá tiền rất thường đi song hành với chất lượng âm thanh. Đúng là khỉ thật. Khó vì (1) cùng 1 mức giá thì có quá nhiều hãng, chọn muốn khùng luôn (2) thế nào là âm thanh trung thực (cái này thật - thật sự là vấn đề đây các bác ạ). Và em xin đi sâu vào nhóm này.
     
  6. superlazy

    superlazy Advanced Member

    Joined:
    21/4/12
    Messages:
    533
    Likes Received:
    219
    Bác là fan hãng Mit hả bác? e thấy bác dùng nhiều dây của hãng này toàn hàng khủng đấy chứ...
     
  7. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Chúng ta nên dừng lại 1 chút để phân biệt rõ nhóm 2 và 3: việc phân biệt này không dễ đâu. Bởi vì
    - Khó vì người trong nhóm 2 ban đầu cũng là 1 audiophile, thế nhưng có sẵn tiền rất nhiều và kèm theo cũng không quá mức khó khăn khi đặt ra tiêu chí mua đồ, Những người này thường là dựa trên review , dựa trên lời khuyên và tâng bốc của lái buôn để chọn mua đồ.
    - Khó vì trong sâu thẳm mỗi người trong chúng ta vẫn muốn vượt lên người khác, muốn chiến thắng, muốn ta hơn 1 số người, muốn ta là nhất. em không chê trách suy nghĩ này vì nó cính là động lực để loại người thoát khỏi động vật, tiến hóa từ vược thành người như ngày nay. Vấn đề đa phần chúng ta ở trong nhóm 3 vì chúng ta (1) không có tiền dữ dội như 1 nhóm rất nhiều tiền (2) và quan trọng hơn đó là chúng ta rất cầu toàn trong việc tìm hiểu (có lẽ vì không có tiền nên mới cố gắng tìm âm thanh hay nhất với đồng tiền bỏ ra).
    Em xin đi tiếp vào phần khó nhất đây. Thế nào là âm thanh trung thực. có mấy phần ngàn trong chúng ta có chơi 1 nhạc cụ nào đó ? mà nhạc cụ chơi lại cho ra âm sắc khác nhau tùy theo từng hãng, từng loại. rồi nhạc cụ đó chơi trong môi trường, phòng thu nào, nó được mix, sửa âm khi thu ra sao. KHÓ. QUÁ KHÓ. Chúng ta đi tìm âm thanh trung thực như thế nào, bằng cách nào.
    Hầu hết chúng ta sẽ nghe và tự tưởng tượng ra rằng tiếng đàn, tiếng trống, kèn, … nó phải thế này, phải thế kia. Phải làm thế nào để cái ta hình dung gần nhất với cái thật. để tránh lệch hướng trong quá trình chơi – học nghe, chúng ta nên làm gì, nên như thế nào ?. tiêu chí nào nên dùng để đánh giá, để làm tiêu chuẩn nhận định.
     
  8. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    1. Headphone or earphone: rất nhiều người trong chúng ta coi thường cái đám chơi tai nghe. Stop, dừng ngay cái thái độ coi thường đó lại . Và chúng ta nên có 1 cái tai nghe rất rất khá để tập nghe, để làm quy chiếu, đặc biệt là mấy bác chơi active crossover hay chơi đồ DIY. Tại sao ? Với mức đầu tư thấp hơn rất nhiều, tai nghe tốt dễ dàng cho âm thanh hay - trung thực hơn nhiều so với dàn máy. Tai nghe không bị quá nhiều yếu tố làm biến đổi âm thanh, do đó dễ đạt độ trung thực tốt hơn, va đương nhiên là tiền cũng giảm: không tốn phòng nghe, không phải xử lý âm học cho phòng nghe, không phải set up vị trí loa (Phòng nghe-xử lý phòng nghe và setup vị trí loa, vị trí ngồi nghe ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh, vì vậy: âm thanh rất dễ bị sai lệch vì mấy cái này), không tốn dây loa, không pre-power, như vậy là bớt đi 1 cặp dây tín hiệu, bớt đươc tiền mua dây điện, chỉ đánh trực tiếp từ mấy cái có sẵn cổng headphone, tốt nữa là có 1 cái headamp cho tốt. Vì vậy nếu tập nghe headphone xịn (mấy trăm đô là OK rồi) các bác sẽ dễ dàng chuẩn hóa cái tai lệch lạc của mình rồi. và để cái headphone này nó thực hiện được tốt nhất khả năng của nó, các bác đừng coi thường các việc như : cấp nguồn điện thật tốt cho nó, nguồn phát thật tốt, dây tín hiệu thật tốt, chống rung thật tốt cho nó.
    2. Chọn nhạc nào để test: thường , ngay cả các tay chuyên hướng dẫn của nước ngoài khuyên nên dùng bài nhạc thật quen, thật thích. Em không phản đối, nhưng cũng không khuyên hoàn toàn như vậy. Tại sao: trình độ chơi, trình độ thu âm, trình độ mix, đĩa chúng ta chơi đa phần là từ Trung quốc, khi làm lại đĩa, rất thường đĩa bị chỉnh lại một chút rồi , thế rồi khi anh em làm lại các đĩa collection thì cũng chỉnh lại 1 chút theo gu của anh em. Vì vậy phải chọn 1 số đĩa rõ nguồn gốc để làm chuẩn. đĩa phải được thu, mix thật chuẩn, chất lượng file nhạc phải thật tốt để các dàn tốt có khả năng bộc lộ hết năng lực. nhóm em thường dùng đĩa\file của Chesky để test. Đặc biệt là Chesky có đĩa demonstration disk dạy cách đánh giá từng tiêu chí âm thanh mà ta nên tập nghe. Điều này đặc biệt quan trọng khi chơi active crossover hoặc chơi loa tự chế. Nhạc Việt nam thì em dùng chỉ hải ngoại, và dùng chỉ để đánh gía về tình cảm (vì ngôn ngữ mẹ đẻ nên dễ cảm hơn). Còn lại, tất cả các tiêu chí kỹ thuật khác thì phải dùng nhạc nước ngoài thôi. Các bác nên lưu tâm đến việc lắng nghe nhạc cụ vì giọng người mỗi người mỗi khác, nên việc so sánh (đặc biệt llà khi so sánh giữa dàn âm của người này với người khác).
    3. Tiêu chí test: em xin phép không đi sâu vào vì đã có nhiều bài viết về cái này rồi. em chỉ nhấn mạnh thêm 1 số vấn đề có thể chưa được quan tâm hay bị nghĩ sai như sau
    a. Hãy lưu tâm nhiều đến độ tĩnh của Background và độ nhạy của hệ thống vì đây là 2 yếu tố quan trọng để đạt được âm thanh có độ phân giải cao (giống y như chơi hình các bác ạ). Khi đạt được cả 2 yếu tố này thì những chi tiết nhỏ nhất, tinh tế nhất mới có khả năng thể hiện ra được.
    b. Độ đầy đủ của thông tin. Cái này là 1 khái niệm nâng cao của cái gọi là “mid dày” , “tiếng dày”. Đây là 1 khái niệm bị hiểu sai rất phổ biến, em xin viết thành 1 mục riêng.
    c. Độ trung thực: é ò, cái này mới thực sự đau đầu đây. Em xin viết thành 1 mục riêng để dễ bàn luận.
     
  9. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Độ đầy đủ của thông tin.
    Quan điểm lâu nay: (1) Chúng ta thường cố setup sao cho tiếng dày, đặc biệt là mid dày, và xem như mid dày là 1 tiêu chuẩn của hệ thống tốt. (2) thường cái gọi là mid dày đó mà chúng ta đang nói đến ,hầu hết chỉ là tăng “gain”, tăng âm lượng của phần midlow. Nhưng, điều này chỉ đúng 1 phần rất rất nhỏ thôi. Chúng ta đang bỏ sót 1 chuyện lớn: độ phân giải của hệ thống = độ đầy đủ của thông tin. Vẫn có 1 số người cảm nhận được hệ thống này, kia có tiếng dày,, nhưng mà người ta cỉ cảm nhận chhung chung chứ không cụ thể, em có anh bạn có lần thay loa, so sánh cho em thấy cài :” dày tiếng”, thế nhưng nó là 1 cảm giác mơ hồ, không ai lí giải được thật rõ ràng, dẫn đến nhận định cũng lộn xộn, không thống nhất. Chơi audio khó là vì các khái niệm, các cảm nhận các tiêu chuẩn, các nhận định đều mơ hồ. Em xin làm rõ ra cái khái niệm này
    Đã lâu nay em không còn dùng từ “mid dày” nữa , mà thay vào đó là những diễn đạt như: độ đầy đủ của nốt nhạc, độ đầy đủ của thông tin. Để dễ hình dung, các bạn cứ liên tưởng đến 1 bức hình 1 megapixel và 1 tấm hình 12 megapixel . hãy hình dung tivi đen trắng thời 1 giải phóng: cũng thấy mặt người, cũng nhận ra ca sĩ là ai, nhưng tivi bây giờ còn đếm được từng cái lỗ chân lông của ca sĩ ấy. Hình dung như xem phim với băng videocasset và xem phim với file FullHD bây giờ (từng sợi tóc hiện ra, tách ra thật rõ). Chắc chắn sẽ có bác phản bác rằng ca sĩ mà rõ cả lỗ chân lông thì hỏng bét rồi, cái đẹp phải ẩn- hiện. Nggười mẫu chụp hình khoe đường cong phải e ấp, phải kín kín hở hở mới hay chứ. Nhiều bác muốn nghe phải theo kiểu băng cối, phải chép qua băng cối để nó có cái kiểu méo hài (theo kiểu băng cối thì mới hay hình như là méo hài bậc 2 ?). Em không phản đối. Nhưng xin đừng nhầm. e ấp hay bộc lộ ra hết là vấn đề của nhà đạo diễn, là cách diễn của diễn viên. Nhiệm vụ của tấm hình, của hệ thống là tái hiện lại chính xác cái ý định mà người đạo diễn-diễn viên làm ra, cái nhạc được mix ra thế nào thì phải th63 hiện đúng như vậy.
    Và chuyện thích âm thanh kiểu nào là vấn đề về gu nghe, gu chơi. ở đây, Em đang đi sâu vào cách nghe của nhóm muốn nghe chính xác, Kiểu chơi đang hướng tới ở đây là cố gắng tái hiện lại thật đầy đủ âm được tạo ra tại phòng thu, thật chính xác như vậy. khi 1 nốt piano được gõ, bạn sẽ nghe được rất nhiều âm kèm theo, từ âm của cái thùng, nghe được độ vang của căn phòng, kiểu ngân của nốt để mà nhận ra cái đàn piano đó là loại upright hay loại đại dương cầm đặt giữa phòng, là đàn hãng nào. Tiếng búa gõ, tiếng dây rung, rất-rất nhiều âm kèm theo, tiếng hát của ca sĩ thể hiện được cả cái lồng ngực, cái âm trên mũi, . . ., cảm thấy rất rõ ca sĩ cong lưỡi-đánh lưỡi, như nhìn thấy từng hạt nước bọt trong miệng bị tách ra. Đó là thông tin nhiều, tràn ngập chứ không phải chỉ là gia tăng volume cho phần midlow đâu. Sự đầy đủ thông tin, “sự dày tiếng” này không chỉ là mid mà ngay cả treble, bass cũng thể hiện thật rõ. Tiếng đàn violon tách ra cả 1 chùm trước sau chứ không còn là 1 cây violon, bass rõ từng nốt, từng nốt một, tiếng rung của mặt trống, tiếng vê nhẹ của dùi trống, .... thông tin tràn ngập làm cho bản nhạc trở nên rất phong phú. Và khi đã quen với độ phong phú đầy đủ của từng nốt nhạc rồi, khi nghe 1 dàn khác ta chợt giật mình tự hỏi sao cũng bài này mà tiếng piano, tiếng trống, tiếng guitar sao lại đơn điệu quá vậy.
    Thực sự đây là 1 khái niệm khó, phải trải qua rồi thì mới hiểu được, chứ hình dung, tưởng tượng thì cũng không thể rõ được.
     
    thanh0610 likes this.
  10. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.599
    Likes Received:
    954
    Nếu em không nhầm thì khái niệm "đầy đủ thông tin" của bác chính là khái niệm macro detail của Tây :)
    Trong khái niệm macro detail nó còn thêm một vấn đề nữa là ta có thể cảm nhận rõ âm thanh/nốt nhạc như một hình khối thực sự, có thể thấy rõ các chi tiết rất nhỏ (vân, texture: kiểu như các bác nhìn kỹ vào áo sẽ thấy rõ cấu trúc các sợi vải đan xen vào nhau, tức là cực kỳ chi tiết chứ không phải chỉ giới hạn ở hoa văn/hình ảnh in trên vải). Không biết ý bác có phải là như vậy không.
    Macro detail nó khác với micro detail. Micro detail khả năng phân giải và thể hiện những âm thanh có cường độ nhỏ và rất nhỏ (nhưng không chỉ giới hạn ở dải treble) như tiếng triangle, tiếng chuông chùm (chimes), hoặc những tiếng động rất nhỏ phát sinh trong bản nhạc. Macro detail là khả năng thể hiện chi tiết cao hơn micro detail.
     
    Hoàng Trúc, Tya and hoangtrong like this.
  11. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.796
    Likes Received:
    2.441
    Rất hay ạ! E cũng nghe nhiều bác vẫn nói " muốn nghe chuẩn ht thì phải đi nghe live!", e cũng thắc mắc là nghe thì vẫn qua ht âm thanh (micro, dây dẫn, anpli, loa,...) mà những thứ này là "âm thanh hội trường" liệu có nên căn cứ làm CHUẨN để học theo không? :D . Còn nếu thực nghe giao hưởng ở nhà hát: nhà hát đó có thiết kế riêng cho riêng dàn nhạc đó không? ( về số nhạc công, nhạc cụ,...) thậm chí cả vị trí chính xác của các nhạc công trên sân khấu khi biểu diễn??? hay tất cả đi xem chỉ để thêm tí "không khí" như kiểu đến sân vận động để xem bóng đá vậy!
     
  12. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.599
    Likes Received:
    954
    Bác bị rối rồi :)
    Nghe live kiểu 1 là nghe ở nhà hát: kiểu này thường là cho các dàn giao hưởng. Do ai cũng dễ hình dung ra cách thưởng thức này nên các bác ấy thường dùng cách này để minh họa cho dễ hiểu.
    Nghe live kiểu 2 là nghe ở trong phòng nhỏ: thường dùng cho loại nhạc thính phòng, hòa tấu ít nhạc cụ, hoặc có ca sĩ nhưng trình diễn trong phòng nhỏ nên không có micro, khuếch đại gì cả. Kiểu này có nhược điểm nhỏ là phòng không hoặc ít xử lý nên thường bị vang.
    Nghe live kiểu 3 là nghe trực tiếp, ví dụ em có người bạn hát hay. Lúc ngồi nói chuyện rồi ngẫu hứng hát ngay trước mặt. Kiểu này có nhược điểm là vị trí không phải lúc nào cũng tốt (lúc ngoài trời, lúc trong nhà, lúc ban ngày, lúc ban đêm). Ngoài ra, bạn em cũng chưa được hay như ca sĩ đỉnh cấp, mặc dù so với ca sĩ thường thì hay hơn khá nhiều.

    Trên đây là 3 kiểu nghe live thực sự, âm thanh kiểu live này có đặc điểm chung đó là độ động rất cao, không gian âm thanh rất tốt, hiệu ứng stereo (định vị âm thanh, nhạc cụ, giọng hát) rất tốt. Cụ thể: âm thanh nghe thông thoáng, tự nhiên, tinh tế, chính xác. Âm thanh có sự lan tỏa không có giới hạn về chiều cao, chiều rộng, cũng như chiều sâu, còn các dàn âm thanh thường bị giới hạn ở đặc điểm đó. Độ chi tiết sẽ rất cao, không phải chi tiết kiểu âm treble bén như dao cạo, hay nhuyễn như tơ mà là ta nghe âm thanh thấy nó giống như nó nhìn được, các chi tiết rất nhỏ, thấy được hình khối của âm thanh.Thật là khó mô tả hết sức :mrgreen: vì là nghe trực tiếp âm thanh truyền qua không khí mà.

    Còn kiểu live kiểu sân khấu, live phòng trà là live qua hệ thống micro, khuếch đại và loa. Loại live này không có được cái âm thanh như 3 loại mô tả ở trên, tuy nhiên nó vẫn giữ được 2 ưu điểm mà nghe qua dàn hifi không có:
    - Vừa được nghe, vừa được nhìn. Khi nhìn, não ta sẽ chia phần khá lớn năng lượng để xử lý và thưởng thức hình ảnh nên năng lượng dành cho phần nghe sẽ giảm đi. Do vậy, người nghe khi xem biểu diễn sẽ dễ dãi hơn về âm thanh. Bên cạnh đấy phần nhìn tốt sẽ làm cho người nghe thấy hay hơn.
    - Sự hưng phấn khi có những người khác cùng xem và có cùng cảm xúc với mình. Điều này làm cho người nghe cảm thấy cộng hưởng nên phấn khích và thấy nhạc hay hơn.
    - Ngoài ra còn có một cái mà em không gọi là ưu điểm nhưng cũng là lý do các bác ấy thường đưa ra: đó là nghe live thì âm thanh từ các dàn Pro (sân khấu) đó nó ép vào ngực vào người nhiều hơn là dàn hifi nên cảm giác nó phê hơn (thường dành cho các bác pop, rock).

    Nói chung, kiểu live nào cũng tốt, vì mục đích là bản thân nghe thấy phê là được. Tuy nhiên, nếu muốn build dàn để đạt sự trung thực cao thì phải nghe 3 kiểu live ở đầu (không qua micro, khuếch đại, loa) thì mới biết cần cải thiện gì ở bộ dàn :)
     
  13. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.184
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Live kiểu này là unplugged, là không dùng máy móc tăng âm gì cả, không cắm điện gì cả.

    Xin mời bác chủ chia sẻ tiếp. Cám ơn bác!
     
  14. thanh0610

    thanh0610 Advanced Member

    Joined:
    23/1/14
    Messages:
    200
    Likes Received:
    71
    Mình đánh giá cao cái sự phân tích về nghe của bác. Riêng phần macro detail, mình nghĩ đó là sự tổng hợp một cách hoàn hảo các micro detail để cấu trúc thành macro detail, từ đó ta cảm được độ ngân nga rất như là thực của dây đàn, sự khề khà dầy dặn của anh Cello hay tiếng lấy hơi khéo léo của các danh ca thương thặng.....Mọi âm thanh, chi tiết sẽ đưọc lập lại hoàn hảo y như lúc thu.Đây chính là muc tiêu tối thượng mà các hãng loa hiên đại trên thế giới đang theo đuổi, nên các dòng loa cổ (trước năm 2000 ) mà anh em audio VN đang dùng thì...bó tay là cái chắc.
     
  15. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
  16. asap

    asap Advanced Member

    Joined:
    27/12/10
    Messages:
    849
    Likes Received:
    209
    Location:
    TPHCM

    Attached Files:

  17. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.796
    Likes Received:
    2.441
  18. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Sự khác biệt giữa nhạc sống và nhạc chín: (https://stereo.vn/tin-tuc/xu-huong/su-khac-biet-giua-nhac-song-va-nhac-chin-5886.html )

    Các bác thân. Bài viết nói trên không áp dụng được ở VN . tại sao ?

    Trong 1 nỗ lực đi tìm cái thật, em đi nghe nhạc không qua hệ thống tăng âm ở nhạc viện tp. 2 buổi.

    Theo lời khuyên anh bạn trong nghề, em cố ngồi gần nhất, em ngồi hang thứ 2, gần giữa.

    Điều em thích: buổi piano concert, em được nghe âm chất cây đàn nổi danh thế giới: Steinway and son so với những cây khác, (bản cuối cùng là 4 piano cùng lúc), nhận ra được âm sắc của nó thật sự ra sao. Được nghe các thầy cô lớn trong nhạcc viện biểu diễn, đúng là lửa đang bốc. không thất vọng

    Điều thất vọng: cảm giac về phần bass chưa như ý, còn thiếu lửa. phần cao của violin thiếu, rất mờ nhạt, gần như k thấy. sang đêm diễn thứ 2,em càng khẳng định điều này hơn khi mà tiếng cymbal hầu như rất khó nhận biết

    Về, tâm sự với anh bạn trong giới thì mới vỡ lẽ ra là tại sao tại nhà em hay hơn nhiều.

    1. Tại nhà mình toàn nghe ca sĩ hay nhất, vào thời điểm thể hiện tốt nhất, tại phòng nghe thật tốt. nhiều khi người ta phải thu nhiều lần mới được 1 lần ưng ý làm ra CD bán.

    2. Phòng thu âm của người ta rất ghê gớm, tiền thu âm 1 giờ khủng khiếp lắm. từ kiến trúc phải đúng cho đến tiêu tán âm và đến cả việc thu âm rất chuyên nghiệp. Khi xem clip quay lại cảnh thu âm cho nghệ sĩ nổi tiếng bên đó: phòng thu như 1 phòng hòa nhạc thật sự, micro thả từ trần xuống từng vị trí nhạc cụ, từng track nhạc được ghi lại, mix lại rồi mới ra đĩa. Hỏi có phải khi nghe lại (playback) là ta đang ngồi giữa ban nhạc hay ngay hàng ghế đầu không.

    3. Còn phòng nghe nhạc viện mình, (nghe nói là làm . . . . . sao đó mà nó bị điếc mất 1 số dải tần, rõ nhất là dải cao và dải rất thấp). 1 anh bạn trong giới có kể 1 đoàn Mỹ đến biểu diễn tại nhạc viện tp hcm, trong lúc tập, hắn hỏi tối nay tao biểu diễn ở đâu (nó thấy chỗ tập thử tệ quá, không nghĩ là sẽ biểu diễn ở đó !!). Nó hỏi 3-4 lần cuối cùng bên mình đành trả rằng mày tập ở đâu thì chơi ở đó. Khi người trong nhạc viện mình hỏi làm sao sửa lại, bên đoàn Mỹ chỉ 1 anh (là bạn của anh bạn mình, là việt kiều, học chuyên về thu âm tại Mỹ,. Thế nhưng bên nhạc viện không làm (không tin ?? vì là VN ??, hay vì ,. . . .)

    4. Nghe nói phòng nghe của nhà hát lớn tốt hơn nhiều. em sẽ thu xếp đi nghe.
     
  19. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    1. Em xin bổ sung thêm-
    - nghe cả dàn violon mười mấy cây cùng chơi mà nó dính chùm lại với nhau hết thành 11 đám, dải cao thiếu khiến em nhớ lại cái mà ngày xưa lúc còn yếu em thường khen dàn này analog (vì mất treble), nhưng mặt tích cực là cảm giác ấm đầy, đầy đủ của nhiều dải.
    - nghe ở nhà với những bản chơi tốt, ghi tốt cho mình cảm giác cả 1 rừng violon tách ra từng cây một với đủ các âm sắc từ thấp đến cao.
    2. nói thêm về sự đầy đủ của âm thanh và phương tiện để đo.
    - em có anh bạn có bộ dàn rất lớn, khi đo thì thấy đáp tần trải ra rất đều, đẹp, không bị pick hay dip nào quá 5db. thế nhưng nghe thì rất đơn điệu (bây giờ em mới hiểu là do thông tin không đầy đủ, mất quá nhiều thông tin). ngay nốt thấp piano mất hết âm thùng giọng ca sĩ mất cảm giác cái lồng ngực của ca sĩ đang cộng hưởng âm trong đó
    - có những driver thông số y hệt nhau, biểu đồ đo đáp tần giống hệt nhau, nhunng mà khi phối thùng loa lên thì thua rất nhiều về thông tin mà nó phát ra, độ sâu hơn thua rất nhiều.
    Có nghĩa là tai người là 1 máy đo rât tốt nếu chú ý và có luyện tập (dĩ nhiên thiên bẩm. mỗi người có năng lực riêng về từng khía cạnh của âm thanh)
     
    quocdat and ds2k like this.
  20. tuanluhd14

    tuanluhd14 Approved Member

    Joined:
    26/10/14
    Messages:
    35
    Likes Received:
    42
    Bác định setup phòng nghe như trên thì bác cũng chỉ được nghe thuần alnalog như đĩa than, băng cối; mid,treble hay bass đều không thể suất sắc mà chỉ tầm tầm thôi...
     
    Last edited: 22/3/17
  21. tuanluhd14

    tuanluhd14 Approved Member

    Joined:
    26/10/14
    Messages:
    35
    Likes Received:
    42
    Theo thiển ý của em thì bác PDAlove dường như nhầm giữa phòng thu và phòng nghe, phòng thu thì phải kín, ko có tạp âm nên tiêu hết thảy còn phòng nghe thì phải cố gắng thể hiện trung thực cái người ta đã thu nên phải có cả tiêu và tán âm. Có điều để trình bày hết được nội dung, màu sắc của bản nhạc đã thu thì quả thực khó vì mỗi gia đình có diện tích căn nhà, phòng nghe khác nhau, gu âm nhạc khác nhau nên mọi công thức cũng chỉ tương đối, kể cả nhà hát lớn thì cũng là để đáp ứng cho phần lớn khán thính giả chứ trong đó vẫn có người khen, kẻ chê (vì gu thưởng thức, chỗ ngồi khác nhau..).
     
  22. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.796
    Likes Received:
    2.441
    Ủa vậy chất âm lp hay tape (master tape để thu sang CD, lp) không xuất sắc thì còn nguồn âm nào hơn thế nữa hả bác? Cho e tý để mở rộng kiến thức bác ơi. Cám ơn bác.
     
  23. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Em không nhầm bác ạ
    1. Phòng thu tầm thừờng sẽ cách âm tốt, triệt âm tuyệt đối (hút) sau đó dùng phần mềm để xử lý tạo độ sống
    2. Phòng thu xịn (phòng hòa nhạc biểu diễn xịn) sẽ phải cách âm cực tốt + hút tán cân bằng, thậm chí là tán nhiều để giữ năng lượng âm, tiếng nhạc cụ đàn, hát đưa đều cả phòng ở đều mọi dải tần.
    3. Phòng nghe theo thiết kế của em là hạn chế tối đa ảnh hưởng của mode phòng và giao thoa sóng, trả lại đúng những gì ngừời mixer tạo ra. nếu có tán âm tạo ra độ sống là mình đang làm cho phòng có màu sắc của riêng mình rồi.
    Và sau cùng là kết quả, hệ thống của em hiện tại k phải là hiend, mà là ultra-hiend bác ạ. bác nghĩ tự kiêu. Không. nó là vậy. hiện phòng nghe tụi em k phải là phòng nghe đơn thuần, mà là 1 cái audio-lab để thử nghiệm các ý tưởng của nhóm. hy vọng nhóm sẽ có sản phẩm trước cuối năm nay.
    Tks các bác
     
    hhiepbi likes this.
  24. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    Rất hay, rất bổ ích.
    Em chờ đọc tiếp.
    Kiến thức vững thì hành xử bớt cảm tính, bớt bản năng.
     
    khaitrixl likes this.
  25. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    347
    Likes Received:
    277
    Kính thưa các bác là sau một quá trình chơi audio được tầm 7 năm, với những kinh nghiệm trầy da..tróc vẩy , dọc Bắc chí Nam, trong nước , ngoài nước thì hồi xưa phòng nghe riêng biệt của em mới chỉ có 15m2 , chơi và đầu tư kịch đường tàu mới chỉ dừng lại ở loa bookshelf, muôn đời và mãi mãi ko với được lên loa cột.

    [​IMG]
    Nhưng ,em quyết ko dừng lại ở con đường đó ,nó chưa phải là cuối đường. Em quyết định phải tiếp các bác ạ. Đời là cái đinh, em bán nhà ,bán đồ,bán hết,đập hết để xây cái mới. Nâng cấp phòng nghe ,nâng cấp đôi tai lên tầm ma mị ,phiêu du ở cấp đinh cao mới

    Sau một quá trình nằm im, giống như Khương Tử Nha câu cá chờ thời , chờ thế .
    Em nằm ghếch chân đi tìm cái chân lý kích thước phòng nghe nhạc Hi-end tiêu chuẩn cơ bản ,đọc lại ,lùng kỹ các topic ở vnav hay các trang web thì chưa bao giờ giải thích và tính toán được thông số cụ thể một cách dễ hiểu,

    Oke,VN chưa đủ thì em lại đi tìm ở nước ngoài ,chân trời rộng lớn và cao siêu hơn.
    Và may quá ! Ơn Zời..Cậu đây rồi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    đây là kích thước phòng tương đối để có mọi dải tần đẹp và đủ để cho các bác cũng như em nếu có thể và có điều kiện xây mới phòng nghe hoặc cải tạo nhà thì lấy đó làm thước đo để xây dựng phòng nghe đạt tiêu chuẩn có âm thanh Đẹp

    chú thích:Màu đỏ :Vứt đi ,đừng mơ có âm thanh hay.Thằng tây nó bảo đi tìm phòng khác cho nhanh,khỏi bàn

    Màu vàng: Khá tốt một cách cơ bản , và sẽ phải xử lý bằng tiêu-tán âm


    Màu xanh: Tuyệt vời ông mặt trời , quá lý tưởng để cho ra âm thanh Đẹp
    [​IMG]
    link dẫn dải và các cách tính toán cũng như thử nghiệm , mời các bác tham khảo thêm
    https://www.acousticfields.com/room-size-volume/

    KL : Cuối năm là em đãtự tay xây dựng cho mình một phòng nghe đạt đủ tiêu chuẩn để thỏa mãn cho đôi tai rồi . Chúc các bác sống vui, sống khỏe,,sống có ích để tận hưởng cái Sung Sướng
     
    Last edited: 22/2/18

Share This Page

Loading...