ĐUA ĐÒI … CHƠI TOÀN DẢI . Trong cuộc sống tất bật quanh ta, niềm vui thường được nhen nhóm lên từ những điều rất ư là giản dị và đôi khi thật tình cờ. Tuy nhiên, hoặc vô tình hoặc cố ý, những niềm vui đó đã bị chúng ta hờ hững và bỏ qua dưới sức ép của cuộc sống đời thường . Nếu có chủ ý chắt lọc và nâng niu những điều giản dị và tình cờ đó, có thể cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ trở nên thi vị và sinh động hơn. Hôm nay, với ý định thuật lại 1 việc mà tình cờ đã đem lại cho tôi niềm vui nhỏ, qua hành văn không chuyên tôi xin chia sẻ niềm vui của mình cùng các bạn qua câu chuyện tự đóng loa tòan dải . Tôi là một nhân viên kế toán, lầm lũi với cộng trừ nhân chia 10 năm có lẻ thì đột nhiên tôi chợt hỏi: "hình như cuộc sống của mình hơi khô ?". Với "áp lực" là tìm cho mình một thú vui nào đó để làm “ẩm ướt” cái khô khan của cuộc sống ( chắc cũng là của nghề nghiệp ), tôi đã tìm đến âm nhạc, mà cụ thể là các forum về audio. Qua google mà tôi tình cờ lạc vào ttvnol.com và sau đó là audiovnclub.com . Tù tì vài đêm lả lướt với các topic trong forum, tôi đã bị mê hoặc bởi 1 ý nghĩ hơi “đua đòi” là tự chế tạo một thiết bị âm thanh cho mình và đó cũng là nguyên do mà dự án “ tự đóng loa tòan dải” được khai sinh ( xin nói thêm là thấy loa tòan dải không cần có phân tần và thùng cũng to...trông thật ngầu ). Thật ra mà nói, tôi hơi liều, vì bản thân đâu có kiến thức gì về kỹ thuật đâu. Nhưng cái suy nghĩ tự thử sức mình đó nó đã che mờ hòan tòan cái kế họach ban đầu của tôi là “sau khi tham khảo ý kiến của các cao thủ tiền bối về audio sẽ ra chợ xòe tiền, rước 1 cặp loa vừa vừa phải phải về nghe”. Nói vậy thôi chứ tôi cũng “so đo” lắm chứ , cứ nghĩ xòe tiền thì đơn giản, thú vui trở nên ngắn ngủi, và … mất vui … còn bỏ công thì thu về một lố cái lợi, cái được. Này nhé: - Tự làm để tự chứng minh … cho vợ rằng ông chồng dài lưng tốn vải này cũng có thể làm được một cái gì đó, - Chi phí bỏ ra không cao nên dù kết quả thế nào cũng … vui, - Chất âm của loa tòan dải nghe người ta tán trên mạng nghe có vẻ cũng hợp với cái tính thích những thứ... mềm mềm của mình ( không đòi hỏi cao về âm quá trầm cũng như quá cao), - Có thất bại thì phần thu hồi cũng có thể làm … loa center cho dàn 5.1 (!). Sau khi đóng đinh quyết định trong đầu, tôi bắt đầu rải thảm câu hỏi trên forum để hòng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Sàng qua lọc lại thì thấy rằng : tôi ơi, hãy giải quyết những vấn đề sau : Chọn nhãn hiệu và kích cỡ loa, chọn kiểu thùng … và chọn tầm tiền. Nội cái bước đầu tiên là chọn loa cũng buộc tôi phải tính toán : mua củ loa cũ hay mới, giá cả thế nào, độ nhạy khỏang bao nhiêu, đường kính bao nhiêu cm, đặc tính kỹ thuật thế nào … nói chung là rất nhiều thắc mắc đan xen nhau một cách chằng chịt. Gỡ rối từ từ, tôi bắt đầu nghĩ: loa cũ tuy có rẻ hơn loa mới nhưng không sẵn có, khó tìm mua, chất lượng thì khó kiểm sóat, nhãn hiệu không theo ý muốn và không có thiết kế đi kèm … thế là loa cũ đã “bay vèo” khỏi đầu tôi, vậy là cứ loa mới mà chơi . Loa mới trên forum thì thấy các cao thủ tán rất nhiều nhãn hiệu, nhưng vòng vo thì có 2 nhãn hiệu là Lowther và Fostex là khả thi nhất. Lowther thì hơi đắt, bèo bèo như model PM6C cũng hơn 600 USD/cặp, muốn mua được thì cũng phải nhờ người này người kia; Fostex thì rẻ hơn, mà theo 1 cao thủ thề trên TTVNOL thì Fostex rẻ mà hay, có cho thiết kế miễn phí và cũng dễ mua hơn ( vì tôi có thể nhờ cậu em họ của vợ bên Nhật ) nên tôi quyết định cứ rẻ cho …... thương vợ . Vậy là Fostex được chọn rồi ( mặc dù có ý kiến chơi loa Fostex có nhược điểm là chẳng ai biết cái loa "khỉ ho cò gáy" đấy là loa gì, không được "nổi" bằng các bác chơi loa Tannoy). Đồng ý là Fostex nhưng model nào đây, nghĩ rằng mình cũng chẳng quen ai biết ai đã dùng Fostex để mà lân la mà nghe ké thử, chi bằng liều luôn, hay dở gì thì mình cũng liều làm “ con chốt thí “để có kinh nghiệm cho người đi sau nên tôi quyết định chọn 1 model nào đó khác với những model mà người khác đã dùng; và thế là model FE 208EZ ( thực ra là FE208E Sigma ) đã trở thành ứng viên trong mắt tôi. Sau khi nhờ vợ chat yahoo gì đó liên lạc với cậu em, cuối cùng thì tôi cũng đã mua được cặp loa này với giá khỏang 340 USD/ cặp tại Nhật ( driver này sản xuất tại TQ ), cộng với chi phí vận chuyển bằng đường biển hết khỏang 60 USD/cặp ( cỡ 11 kg ) và thời gian lênh đênh trên biển hết 1 tháng. Chuyển qua khâu chọn kiểu thùng: thông tin trên mạng mách tôi rằng có rất nhiều kiểu thùng khác nhau cho loa tòan dải; nhưng với Fostex FE208EZ thì có 2 kiểu thùng chính : Bass Reflex Enclosure và Back Loaded Horn, sẵn quyết tâm kiểu AQ trong đầu nên tôi quyết định cứ kiểu nào khó khó là chơi và kiểu thứ 2 BLH đã y án được duyệt ( thiết kế chi tiết đến từng mm được nhà sx cho sẵn trên mạng: http://www.solen.ca/fos.htm ). Thừa thắng xông lên nên tôi đã quyết định đóng loa trước khi driver về nước. Các bạn thấy có máu không ? Tưởng là yên tâm như ván đã đóng thuyền, vậy mà đến khi bắt tay vào việc thì hàng lọat thắc mắc cần được giải đáp cứ lùi lũi xuất hiện, đại lọai như : - Ván dùng để đóng là MDF hay Okal ; nên dùng lọai dày 36mm cho tiện hay 2 tấm lọai 8mm dán lại ; Hãng Fostex khuyên dùng lọai 18mm là có chủ ý cho âm thanh tốt hay chỉ là dễ tìm vật liệu; Nếu dùng MDF thì dùng lọai trơn hay lọai có dán sẵn vân gỗ. - Tuyệt đối tuân thủ theo thiết kế của hãng hay theo một thiết kế nào khác ? - Theo thiết kế của hãng thì có nên chỉnh sửa gì không ? Vì tôi thấy các thiết kế thùng cho Fostex có đường horn hơi bị vuông và gấp khúc, không giống với các thiết kế của Lowther ( mà người ta gọi là Jericho ) có đường horn thoai thỏai to dần; thiết kế của hãng có một số miếng ghép có kích thước bị cắt tủn mủn để phù hợp với khổ cỡ ván 90x180cm hay có lý do gì khác ? Để giải đáp những câu hỏi xem chừng vô thưởng vô phạt như thế, bí quyết của các cao thủ trên forum lại một phen phải thò ra. Nói về ván dùng để đóng loa, một cao thủ bên kia đại dương đã đề cử một lọai ván ép nhiều lớp 25mm-15 lớp mang tên "Marine Birch Plywood" với mức giá 260 USD 1 tấm 120x240 cm, nghe đến đây ai không ngán giá của ván ép thì chắc cũng ngán giá ship vận chuyển. Ý tưởng thứ 2 thuộc về ván ép lót sàn Container và một lọai ván ép có tên rất dung dị ”phoi bào ép” dùng đóng thùng hàng . Cuối bảng thuộc về họ hàng nhà MDF và MFC . Khỏi cần cân đo đong đếm thì tôi cũng chọn họ nhà MF..., và kẻ đậu vớt chính là MDF vì có chất lượng tương đối khá, giá mềm ( 265.000 đồng/tấm ) và dễ tìm mua, bề mặt phẳng lại dễ thi công ( tuy có nhược điểm là dễ hút ẩm và đây cũng chính là điểm cần chú ý khi đi mua ván , phải kiểm tra kỹ xem nó có bị phù vì bị ẩm …. từ trong kho không ); và phương án dùng 2 tấm MDF dày 18mm dán lại với nhau cũng được chọn vì dễ tìm. Còn thiết kế thùng thì ý nghĩ lăn tăn của tôi bị dập ngay bởi ý kiến “mỗi loại driver được thiết kế phù hợp với một kiểu thùng nhất định, hãng Fostex là hãng làm ra cái driver này nên chắc là họ cũng tính toán khá cẩn thận để đưa ra cái kiểu thùng phù hợp nhất với cái driver đó". Tuy nhiên, do kích thước của ván theo khuyến nghị khác với kích thước MDF tại VN nên tôi cũng mất 2 đêm can lại trên giấy để có kết quả tiết kiệm nhất, nhưng cuối cùng tôi vẫn phải mua hết 4 tấm ( tưởng là chỉ cần 3 vì nghĩ sẽ tiết kiệm được ). Sau khi cơ bản xong phần lý thuyết , chắc là tôi xin đi tiếp vô phần thực hành . Các phụ liệu cần chuẩn bị như sau : - Cọc loa model B&W do Anh Ba TQ sản xuất với giá 40.000 đồng/cặp ( lọai đuôi dài có thể xuyên qua 2 lớp ván dày 36mm ) - Dây dẫn trong loa khỏang 1.5 m hiệu TRIANGLE với giá khỏang 100.000 đồng/mét - 5 hộp keo “ con chó” với giá 11.000 đồng/hộp và một ít đinh 2.5 cm ( thật ra nếu có súng bắn vít là OK nhất ). - Một ít hút âm ( dân khoai tây nó gọi là sound absorber ) khỏang 1m2 lọai dày 1.5 cm ( vì việc dùng hút âm nhiều hay ít cũng có tác dụng cân chỉnh làm chất âm khác đi đôi chút cho phù hợp với sở thích của từng người ). - 6 chân inox để làm chân loa ( dùng lọai chân có vít dùng để làm chân bàn cũng OK ) - Một số dụng cụ cầm tay: cưa máy, bào máy, khoan, thước ke vuông … và phụ liệu như giấy nhám Vì muốn “khổ” nên tôi không chọn phương án thuê thợ cưa cắt mà tự cưa cắt ván ra theo chỉ dẫn , đương nhiên là phải luôn cầm cây viết, cưa tới đâu ghi số hiệu các mảnh cắt ra đến đó và xếp vào vị trí cho gọn gàng ( có khoảng hơn 30 loại miếng to nhỏ khác nhau, nhỏ thì có 5x9 cm , 30x2.2 cm, lớn thì 110cmx52cm ). Nói đến đây thì tôi xin có 2 lưu ý cần nói trước : bụi gỗ khi cưa MDF rất nhiều và khi cưa luôn luôn phải đối chiếu xem nó ở vị trí nào trong thùng loa để có thể gia giảm vài "rem" khi cưa ( thật ra cưa không kỹ thì sẽ bị hao hụt so với mức đánh đấu bằng mực hoặc sẽ bị sai kích thước khi có sự tham gia của keo trong lúc dựng thùng sau này ) . Sau khi chuẩn bị xong, tôi bắt đầu chọn mặt bằng để bắt đầu dựng loa. Nghiên cứu kỹ thiết kế thì tôi thấy rằng các miếng ghép cần phải được lắp ghép một cách có thứ tự: từ trong ra ngòai, từ chỗ khuất đến chỗ lộ thiên, các tấm ván lắp ngang cần phải được lắp trên tấm ván đứng dùng làm mặt hông … nói chung là phải có kế họach chi tiết. Một điều nữa là để tránh “định luật Murphy” ( nôm na là sai sót và rủi ro ở khắp nơi ) gì đó, tôi nhận thấy rằng phải dựng từng loa một (để có gì rút kinh nghiệm của loa trước cho loa sau ), khi lắp tấm ván nào đó nên gá thử các tấm tiếp giáp trực tiếp với tấm ván đó để có thể nhận ra những sai sót có thể phát hiện sớm, tránh được tình trạng “ ván đã đóng thuyền“ thì xà beng còn khó cạy nữa là Robert Beng. Việc sử dụng keo dán cũng nên chú ý mấy điểm: dùng nhiều thì lâu khô, dùng ít thì các mối nối không chặt và dễ bị có kẻ hở. Sẽ là sai sót nếu không đề cập đến không gian làm việc, vì với trọng lượng mỗi loa hơn 70 kg thì rất khó xoay trở khi dựng loa, nên cần mặt bằng kha khá một tí ( nói đến loa nặng tôi mới thú thật là vẫn phải nhờ đến vợ mỗi khi dựng đứng loa ). Trong quá trình dựng loa, có một công đọan mà tôi phải thuê ngòai đó là việc khoan lỗ để gắn loa. Sau hơn 2 tuần hì hục thì cuối cùng tôi cũng đã hòan thành công việc. Dưới đây là hình ảnh lúc đang còn phôi thai. Tôi xin phép không nói nhiều về chất lượng của cặp loa mình tự đóng mà chỉ muốn các bạn lướt qua vài lời tâm sự hay câu chuyện liên quan để nói lên niềm vui của tôi : Khích lệ thì là : "có chất âm: nhẹ nhàng, trầm ấm, trung âm rất rõ ràng, mạch lạc, nghe lâu không thấy mệt... (lấy từ Tạp chí Nghe-Nhìn). Hợp với nhạc Jazz, hòa tấu, hát. Một đặc điểm cần lưu ý đối với loa kèn, tiếng hơi nhô ra phía trước, nghe tiếng kèn saxo rất nhắng” “Chuẩn bị tinh thần cho cái sự "ngỡ ngàng" khi loa nó kêu vì... hay quá, vượt ngoài mong đợi” ( đương nhiên là phải chạy rốt-đa xong ) “Tạp chí Stereophile số tháng 11/2004 có bài viết về loa Omega dùng driver Fostex FE116 (là đàn em mấy bậc của FE208EZ), đóng thùng bass phản hồi bé bằng non nửa thùng horn mà bán với giá trên 2000USD.Tác giả ca ngợi loa này khi ghép với amp tube 2A3 của Sun Audio (xếp hạng A của tạp trí này năm 2004) tiếng hay lém.” (Congari) Fostex mà chưa rà đủ nghe hơi cứng, và thiếu bass. Nhưng rà đủ rồi thì, chẹp...chẹp.... chuẩn bị rượu đi...!!!!. Nhưng muốn hay tuyệt đích thì toàn dải cứ phải đánh bằng ampli đèn SE. 6L6, EL-84, 6V6 ...là những ứng cử viên sáng giá. Còn tìm được 45, 2A3, 6B4G, 300Bhoặc VT-25 hay 52 mà tẩn thì...chẹp ...chẹp... thiên đường ở đâu đây .... sờ được!!!“ (Anh Hai) Còn ý kiến thận trọng thì có : “ Nghe có vẻ "thất vọng bẽ bàng" . Loa toàn dải thì bass không được như loa nhiều dải đâu, lắp vào thùng BLH nghe lại thấy hơi ùm ùm. Nếu muốn tiếng bass "chặt" hơn thì lắp thêm hút âm vào cái vách gỗ ngay sau driver và ở miệng kèn.” “ FE208EZ của Fostex là driver toàn dải nhưng hơi thiên trầm. Có lẽ vì vậy mà thấy thiếu tiếng tép. Nhưng nghe một thời gian thì sẽ thấy tép cũng không thiếu lắm đâu.Cái mà người nghe mong chờ ở loa toàn dải này chủ yếu là tiếng trung. Còn đây là sản phẩm của một tiền bối đi trước ( Xin gởi lời cám ơn đến bạn Congari ) Và đây là một câu chuyện do 1 người bạn mà tôi quen được do đua đòi .. chơi tòan dải ( theo lời của anh Hien_SG ): “ NÓI VỀ LOA " Fullrange " : Chí "vừa vừa" gặp nhau. Báo cáo với các Bác, hôm 08-12-04 tôi có đến nhà 1 người bạn (anh Linh) để thưởng thức đôi loa Fullrange mà anh Linh vừa mới chế tạo xong.Thú thật, từ lâu tôi cũng đã rất mê loa Fullrange,cho nên tôi cũng có ước muốn là được giao lưu với các anh em cũng có cùng sở thích Fullrange như mình để cùng trao đổi,học hỏi thêm. Tôi đang định móc ĐT gọi cho A-MAN để hỏi xem Robert Beng là thằng cha nào, sống ở SG chổ nào, để rủ nhập hội với chúng tôi. Vừa lúc đó, thì có thêm 4 anh em nữa kéo đến, cũng để thưởng thức đôi loa Fullrange nầy. Sau 1 lúc nghe nhạc, bàn ra tán vào chán chê, mới bắt đầu hỏi tên tuổi của nhau. Có 1 tay tên là Trung nói rằng đang chơi loa Fullrange, thùng tự đóng. CPU của tôi lập tức đón nhận thông tin nầy, và cũng lập tức đưa ra câu hỏi: "có phải là Robert Beng trên mạng đó hông? " đúng rồi" "tôi là Hien-SG đây" Và theo "triền thống" của dân SG, buổi hội ngộ hi hữu khép lại bằng 1 chầu nhậu sương sương (không có thịt chó, nhưng về nhà lại cho chó ăn chè). Hẹn tái nạm sáng Chúa nhật, tại chợ Nhật tảo… … Thế mới nói, nhờ lao động lại có thêm bạn,trong niềm vui lại có niềm vui . Cuộc sống bắt nguồn từ những điều thật là đơn giản . Nếu các bạn cũng có tính …” đua đòi “ như tôi , tại sao không thử sức mình và tìm niềm vui ? Tôi xin chúc các bạn thành công ! EM XIN HẾT Ạ ! Robert Beng
Em khới chủ đề : Có bạn cho rằng Loa Fostex 208 chơi với 2A3,300B thì hay. Số khác thì nói phải 845 mới hay . Còn em thì đang chơi với EL34 Hôm nào em offline đánh cả 3 xem thế nào nhỉ ? Kính !
mô tả giùm mình biết chất âm(theo ý bạn) Chào Bác Rùm Tui cũng ấp ũ cái vụ Fostex này lắm đây. nhưng chưa có dịp nào để nghe được nó, nhưng hên quá gặp Bác cũng chơi nên cho mình hỏi 1 vài kinh nghiệm của bác nhe: 1. Tui định ghép nó với 1 Bass 30-40cm? 2. Theo ý bác nếu ghép như vậy có cần cho thêm Trelb? 3. Phân tần như thế nào(thấy tụi tây nó đóng hỡ lưng chắc để loại bỏ tiếng trầm), vì tui nghĩ nếu ghép trực tiếp vào thêm 1 loa khác nữa thì tổng trở sẽ thay đổi 4. Ghép như vậy có hợp lý không hay chỉ xài 1 mình nó thôi để thưởng thức chất âm của nó. Cám ơn bác nhiều nhé, nếu có dịp xuống Biên hòa thì mời bác ghé nhà chơi. Thân
Re: mô tả giùm mình biết chất âm(theo ý bạn) Ôi giời, Bác mà hỏi em thì em bí chắc . 1. Bass đó có đủ nhạy để chạy theo FE208EZ hay không ? nếu đủ nhạy thì khi ghép vào phân tần như thế nào ? ... -> thường thì chơi phân tần chủ động ( Hỏi Via ) 2. Đa số nhiều người nói FE208EZ cần thêm trebe , em cũng vậy . 3. Đóng kiểu to và tốn gỗ chỉ để "thị uy" và tăng bass , nếu dùng bass rời thì chơi thùng đơn giản thôi, nhưng đóng hở thì em chưa thử ( nhưng thường chơi hở với còi cơ ) 4. Thôi xài 1 mình em nó hoặc có thêm 1 em trebe Ribbon là OK rồi . 5. Tui không xuống một mình đâu mà kéo theo sư đoàn , Bác có sợ tốn nước trà không ? :lol: :lol:
Ok, Cám ơn Bác Rùm nhiều nhe. Xuống đây đông thì càng vui thôi, vì là Nhà hàng nên thứ Bảy & Chủ nhật thường có tiệc cưới, còn ngày thường lại có khách cơ quan. Nếu xuống bác nên báo trước(1tuần)rồi tôi sẽ hồi âm lại. Thân (gần mùa mưa rồi, đồng nghĩa với tạm ngưng cưới hỏi....)
Chào bác rùm Mình củng đang tìm hiểu FOSTEX 206 định nhờ bác VIA giúp 1 cặp gặp bác ở đây may quá.Bác cho em hỏi vài điều nhe 1.Mình định dùng crossover chia ra hai đường tiếng mid và treble vào amly thứ nhất sử dụng cho FOSTEX206 .đường bas vào amly thứ hai sử dụng cho cặp bas đóng rời 2.Loa bas nào ghép với FOSTEX206 là hay nhất 3.Sử dụng amly đèn gì cho dảy cao và amly đèn gì cho dảy thấp Rất mong sự giúp đở của bác Rùm và các bác Kính!
Khà khà, em chưa thử bao giờ . 1. OK nhưng loa bass phải có độ nhạy tương đối tí -> tốn tiền à nhen. 2. Chưa thử , nhưng tại sao không thử bass Fostex ? :lol: :lol: đắt lòi đó :cry: 3. Mỗi người một ý . Dải trung & cao thì 300B hoặc 2A3 , Dải thấp thì chơi 1 cái PP ( EL34,KT88 ... ) cho kinh tế ( tại vì quan điểm của em thì không thích loại SE công suất lớn để chơi bass đâu )
Chắc làm đôi FOSTEX 206 trước nghe coi thế nào nếu thiếu bass đầu tư sau cũng được.Bác Rùm cho em hỏi bass FOSTEX đắt lòi là khoảng bao nhiêu vậy bác,bác VIA có hàng không bác (đua đòi thì ráng chụi chứ sao) Em định lên TP thọ giáo bác Rùm tự DIY amly đèn nhưng sắp xếp chưa được Em thấy bác TEABLUE làm đẹp quá chắc đặt hàng của bác ấy luôn cho chắc ăn(không biết bác Tea có làm cross không vậy bác) Rất mong nhận được lời khuyên của bác Rùm và các bác Kính !
Bác Via không có hàng mà là bác Via đặt mua hộ cho mọi người thôi. Bass của Fosstex thì từ vài chục usd đến gần 3000 usd/ 1 củ. Chơi toàn dải thêm bass tốn phết đấy, vd như đôi bass JBL có độ nhạy cao cũng cơ 500-600 usd, chưa kể phân tần và amp để đánh dải bass.
Chào bác khicon, Em cũng đang chơi 206 và cũng gặp vấn đề về thiếu bass như bác đề cập. Em đã mới 1 cao thủ đến nghe thử và anh đấy giúp em mua 1 cặp loa Victor SX III. Loa này gốm 2 củ bass treble, em và anh đấy chia nhau em thì lấy thùng và loa bass còn treble thì anh ta xài với dàn crossover ở nhà. Cắp loa bass này em đánh với Power Yamaha B3. không co phân tần gì cả, cắm thẳng vào pre đèn xài luôn. Bộ dàn nhà em như sau Pre đèn không nhớ đèn gì. 2 Mono Block 6C33C-B đánh 2 em Fostex 206 BLH 2 Loa bass và Power như đã nói ở trên CDP: Sansui alpha 717 D Extra Em đã thử nghe đi nghe lại nhiều lân có bass và tắt bass. Có bass âm thanh dày và mạnh mẽ hơn. Em thấy loa bass kiểu như em chế mình lại có thêm tiếng Mid Low bổ sung nữa. Nói túm lại em thấy phối ghép như thế là OK, giá tiền vừa phải nhưng hợp với gu nghe Jazz, Vocal va Sax của em. Hi vọng sẽ giúp được bác ít nhiều, nếu có bác nào muốn nghe thử bộ dàn của em thì em rất là welcome! Em ở Q2, Saigon
tí mới thấy bộ sưu tập toàn dải này, ko biết giúp được gì ko? http://fullrangedriver.com/gallery/thum ... hp?album=4
Bác Rùm ới, Birch Plywood tiếng Việt mình gọi là gỗ gì thế nhể, có bán ở Việt Nam ko ạ? em đang tìm hiểu đóng một cặp loa, dealer của một hảng nọ khuyên dùng gỗ này để đóng loa, em chẳng hiểu gì ráo: "We use Russian birch plywood - it's a 13 ply plywood in the 3/4" thickness - you need an entire sheet for each cabinet." Bác giải thích giùm em cái ạ. Cám ơn bác thật to.
Chơi bộ như của bác Novemberrain là hay rồi. Bác cho cái ảnh to cho anh em xem với. Em thấy kinh phí vừa phải thì chơi như kiểu của bác Music_addicted cũng hay đấy nhỉ .
Em nghĩ nếu bác chơi Fostex kiểu thùng bass reflex với bass riêng thì tốt hơn, chứ BLH không tính toán cẩn thận em nghi bass nó đi 2 hàng.
Chào bác Vincin, Tranh thủ không có bác Rùm ở đây em xin trả lời trộm một tí ạ. Plywood ở mình gọi là ván ép đó bác. Các loại ván như của bác Rùm và một số bác khác hay dùng cho loa hình như là ván MDF (Medium Density Fiber board). Theo em biết thì các loại ván nhân tạo hiện nay ở thị trường mình có 3 loại thông dụng sau: 1. Ván ép (plywood): gồm nhiều lớp gỗ mỏng ép lại với nhau. Hình như loại này đóng loa là tốt nhất nhưng để tìm được loại dày (cỡ mười mấy lớp) và có chất lượng tốt thì e là giá cả cũng không phải rẻ. 2. Ván MDF: hình như ở mình cũng gọi là MDF (có tên gọi khác là ván sợi nhưng có vẻ không phổ biến lắm thì phải). Loại này gồm nhiều sợi gỗ khá mảnh được trộn keo và ép lại với nhau. Các bác nhà mình hay dùng loại này đây. Giá cả mềm hơn loại trên một tí. 3. Ván dăm (Particle Board) hay còn được quen gọi là ván Okan: loại này gồm nhiều mảnh gỗ băm (khá thô) ép lại với nhau, trên mặt được ép với các mảnh mịn hơn nên nhìn vào vẫn đẹp. Loại ván này hình như được dùng nhiều trong các loa cũ. Hiện nay hình như ít được dùng cho loa rồi ạ. Còn tên Birch mà bác hỏi thì em nghĩ là tên một loại cây được dùng để chế tạo loại plywood đó mà thôi. Bác Rùm đừng có la em đấy nhé. Em sợ lắm!!!.... Kính bác.
cám ơn bác pc-chip, ván ép plywood 3/4 inch = khoảng 1.8 - 2cm thì có ko ạ? mấy ông thợ chuyên đóng loa nhà mình có kiếm được ko, khoảng bao nhiêu tiền hả bác?
Em đang nghèo, định chơi toàn dải vì thích âm thanh đều của toàn dải. Em thích thùng to cho âm thanh nó tràn ngập, các bác chỉ giáo giúp em nên làm cái gì với.
Theo em nghĩ loa toàn dải âm thanh ko đều 3 dải đâu Cellist. Tốt nhất là bác nghe thử các loại củ rồi hãy quyết định, vì bây giờ anh em chơi cũng nhiều. Em vote cho loại thùng BLH.
Em thích toàn dải vì thấy tiếng nó tự nhiên, các bè không bị tách ra và cưỡng bức phải kêu vòi vọi lên như loa nhiều đường tiếng. Vì thế cho dù loa nhiều đường tiếng có thể hiện được âm cao và trầm tốt, em vẫn chưa bao giờ gặp được đôi loa nhiều đường tiếng nào em thấy hài lòng. Tuy nhiên toàn dải cũng phải loại thùng to em mới thích- vì em thích cảm giác không gian tràn ngập âm thanh, nhưng phải tự nhiên- chứ không phải kiểu chơi Surround xem phim. Nếu không chơi được toàn giải thùng to, thì em sẽ chơi active- chuyển qua kiểu nghe phân tích vậy, để được nghe rõ và trung thực từng tiếng đàn một. Còn kèn thì vì tiếng nó bị giả hết, với lại quá đắt nên em chịu (em đang trong giai đoạn tài chính cực kỳ bí bách). Bác nào hảo tâm thừa kèn mà cho em vài cái chơi thì em xin cảm ơn trước.
Đồng ý với bác Cellist. Loa nhiều đường tiếng, đặc biệt là loa kèn có ưu điểm về âm thanh hoành tráng, nhưng âm hình rất khó chịu. Em nêu ví dụ về dàn loa kèm khi playback dàn nhạc hòa tấu, có lúc nghe rất đã. Cảm giác rõ ràng là ở bên trái tay chơi violon đang để đàn trên vai mà kéo tiếng réo rắt mid high, ở bên phải là tay chơi guitar ôm đàn ở bụng gảy tiếng mid. Rồi đột nhiên ta thấy cảm giác như tay chơi violon... ngồi bệt xuống đất khi kéo kiếng trầm :evil: Còn tay chơi guitar đột nhiên vung đàn đưa lên khỏi đầu mà đánh tiếng treb :twisted: Tuy nhiên đong đưa như vậy nhiều khi lại hay. :wink:
Vậy các bác có biết loại toàn dải nào ngon, xuống được cỡ khoảng 40Hz, lên được khoảng 20kHz, thùng rỗng to béo một chút thì chỉ đường cho em kiếm với. Em đang cực nghèo, không thể bỏ ra nhiều hơn 1000$ được ạ. Nếu không chơi được toàn dải ngon thì ước mơ của em vẫn là một đôi Klein+Hummel O 300D active của đế quốc Đức (giá mới khoảng 4000$ một đôi). Loa Đức có vài đặc điểm em rất thích - tiếng trầm nhưng ấm và sâu (không bị thái quá như loa Mỹ)- nên kể cả chơi Active nghe vẫn dễ chịu chứ không chói lòa như loa Tàu hàng mã.
Em tưởng bác bí tiền chỉ đầu tư <$500, chứ $1000 mà chơi toàn dải thì tốt quá. Đời 206ES-R, cái này thì em chưa nghe nhưng lên số 4r fullrange thấy tụi nó ca dữ lắm. http://www.madisound.com/cgi-bin/index. ... 9&pid=2074
Đôi loa này có thể hạp ý bác (tiếng trầm xuống sâu nhất trong các full-range driver mà em biết. Cũng giống như loa châu Âu khác, tiếng trầm sâu nhưng lại khá mềm nghe thấy dễ chịu. Tiếng tép trong như cốc nước la vie, rất êm). Thùng J-Low này khá to béo với mục đích tạo tiếng trầm xuống sâu. http://www.passdiy.com/speakers.htm. (giá driver Jordan JX92S này bán ở Đức quá đắt nên mua ở nơi khác) Nếu bác ở Đức nên thử đôi SABA Green Cone xem sao. Dân Tây khen lắm. Lúc nào có thời gian, em sẽ mua chú này về nghịch thử. http://www.lebong-audio.de/greencone/index.htm
Khổ cái sáng nay em lại ngồi nghe nhạc sau mấy tháng bịt tai. Bật cái đĩa em Sarah Chang kéo chương 4 Ravel lên thấy âm thanh của đài nghe sửng sốt là hay (so với cái giá 30 Euro của cái đài casette này). Vì vậy em rất lấy làm băn khoăn liệu các loại loa to nhỏ nhiều tiền khác có làm em thật sự thỏa mãn được không để mà chi tiền ra chơi. Có lẽ em sẽ lại đi tham quan một vòng các loại loa giàn ở Berlin để kiểm nghiệm lại vậy.