Tự làm mạch in tại nhà. Cũng dễ! Nhớ lại ngày mới tập tành chơi món điện tử này, em hàn chân những con linh kiện lại với nhau thành 1 cục, rồi sau thì hàn lên board đục lỗ sẵn. Lúc ấy cứ ngắm nhìn mãi những mạch in trong đồ tháo máy, lòng thắc mắc không biết mình có cách nào để làm mạch đẹp như vậy không. Rồi đến khi biết cách ăn mòn board đồng em hí hửng dùng sơn vẽ mạch, rồi ăn mòn, nhìn đi nhìn lại... thấy xấu quá. Những năm về sau này em đọc được những bài viết làm mạch in bằng bàn là (bàn ủi) của tây ta đủ cả. Ôi, ước mơ sắp thành hiện thực, lần đầu tiên em ủi được cái pcb em phê lắm. Những bài viết hướng dẫn đầy đủ và chi tiết, em nghĩ ai đọc cũng làm được cả nên cũng không có ý định viết bài này làm gì. Nhưng gần đây được một số bạn bè gần xa nói em viết hướng dẫn đi, lại khen em làm mạch đẹp, phổng mũi quá chừng, lỡ được khen rồi nên sướng trong người quá viết linh tinh vài dòng. Các bác nào mới tập làm mạch in hy vọng bài viết sẽ giúp ích được một phần nào đó. Các cao thủ làm mạch lỡ có ghé mắt qua xin chỉ giáo em thêm vài điều, còn các bác nào gạch đá em cũng rất vui lòng đón nhận (đội nón bảo hiểm rồi nên không sợ đâu). I. Phần 1: Làm mạch in thật đơn giản Phần này các bác đọc là đủ để làm ra được mạch in cho các dự án của mình. Phương pháp theo em dễ dàng nhất có được mạch in trong thời gian rất nhanh là sử dụng in chuyển nhiệt, sử dụng bản in bằng máy in laser. Nói về phương pháp chuyển nhiệt, tức là dùng nhiệt độ để sang một bản vẽ trên giấy sang vật liệu khác. Ở đây là board mạch in có lớp đồng. Sử dụng máy in laser vì đặc điểm mực laser là nóng chảy với nhiệt, mực máy in phun không làm được điều đó. A. Máy in 1. Bất kỳ máy in laser nào Em có 2 máy in laser, 1 trắng đen và 1 in màu. Để làm mạch in em hầu như sử dụng máy in HP 5L, rất cổ lỗ sản xuất năm 1995 và mực in đương nhiên là mực nạp. Điều này cho thấy rằng nếu các bác có máy in xịn thì rất tốt nhưng nếu không có thì một máy in rất tầm thường cũng có thể làm tốt công việc (em mua ve chai cân kg có 50k về sửa lại dùng mấy năm rồi đó) B. Chọn giấy 1. Giấy láng trong tạp chí Đây là loại giấy "trung tính", đạt được yêu cầu dễ tìm, cho đường mạch sắc nét, độ khó trung bình. Giấy này các bác kiếm tờ quảng cáo nào láng láng trong báo hay giấy tạp chí. Em đang dùng là giấy cắt ra trong tập quảng cáo phân bón, cứ thấy hơi dầy và láng là chơi tuốt. Đặc điểm khi ngâm nước sau chuyển nhiệt loại giấy này để lại 1 lớp giấy mỏng bám vào mực lấp khuyết điểm thưa mực của bản in. 2. Phần lưng giấy láng decal Loại giấy này đạt yêu cầu thẩm mỹ cao nhất, độ khó trên trung bình. Với loại giấy này chúng ta làm được những đường mạch rất nhỏ, sắc nét (em làm đường 10mil là khoảng 0.25mm vô tư). Khuyết điểm của giấy này là khi làm mạch có đường mạch to hoặc vùng đổ đồng dễ làm rỗ đường mạch, do bản in vùng màu đen lớn mực bị thưa, bác nào có máy xịn in ra đen thui thì làm tốt. Loại giấy này làm vài lần cho quen tay không thì dễ bị đứt đường mạch. Và đặc điểm là sau chuyển nhiệt không cần ngâm nước mà lột khô luôn... tiện quá xá. 3. Giấy in ảnh, giấy màu thủ công, giấy A4 thường... Hai loại giấy trên em thường sử dụng, còn mấy loại kể ra dưới đây ưu điểm là dễ làm nhất nhưng khi chuyển nhiệt đường mạch dễ bị lem ra, với những đường nhỏ xuyên chân linh kiện hay bị dính, giấy này ngâm nước dễ bóc. Theo ý kiến riêng em bác nào mới tập cứ dùng giấy decal, lúc đầu ủi nó hay rỗ mạch hay đứt đường kệ nó, tập vài lần thấy tương đối rồi lấy giấy tạp chí ủi rồi ngâm nước chà từ từ ra là ngon ngay. Lúc đó mạch sẽ không bị rỗ và đứt đường nữa, nhuyễn tay rồi thì cứ giấy decal mà phang nhiệt tình. C. Phương pháp chuyển nhiệt 1. Bàn là Nhà nào cũng có, đơn giản dễ tìm (bác nào chưa có chạy ra mua gấp về còn ủi đồ). 2. Máy ép plastic Là máy ép nhiệt mấy ông ép giấy tờ chạy vòng vòng ngoài đường hay có, không cần đầu tư mới khi kinh tế còn eo hẹp, kiếm đồ cũ mua lại miễn sao còn nóng là được, trục cao su nhiệt nếu bẩn quá thì tháo ra lấy giấy nhám mịn chà lại là đẹp ngay. Có 2 loại máy ép là loại dùng dây điện trở (thường có 2 trục cao su nhiệt) và loại dùng đèn sấy làm nóng (thường có 4 trục cao su nhiệt). Em thấy loại dùng dây điện trở làm nóng cho nhiệt cao hơn, dễ trị các loại mực cứng đầu. Cái máy ép em đang dùng đây ạ (cân kg bãi ve chai 80k), về chém nó gọn gàng lại. 3. Máy ép nhiệt phẳng Loại này em nghe nói là chuyển nhiệt đã lắm, có điều giá tầm 3 chai nên thôi. Máy ép với bàn là làm tốt rồi. D. Quy trình thực hiện 1. In ảnh (Còn tiếp...)
Nhờ lão dạy qua Già Hú em mới luyện được đến "Phần 2 - làm mạch có in lớp linh kiện", đang chờ up đết nốt mấy bước cuối để tốt nghiệp lớp "bàn là thần chưởng". Cơ dưng mà hình như giờ phải học lại từ đầu, chữ thầy trả thầy hết thì phải :lol:
Món giặt là này kiếm được phíp đồng ngon làm còn bõ công, phíp kém làm xong chán...cong như bánh đa Kế, hàn bong hết mạch Cu. Máy in hình như phải là máy in phun mới OK chứ nhỉ?
cụ nhầm rùi ạ,máy in phun cụ có là cả ngày nó cũng chả ra tí mực nào cho cụ đâu :lol: :lol: Nhớ ngày 2 năm trước em lần đầu làm mạch in,cũng máy in phun..... Phíp thủy tinh em thấy có 2 loại,1 loại khi rửa xong sẽ có màu xanh,1 loại rửa xong sẽ có màu trắng ởn
lúc in thì dùng máy in laser, khi là thì mực lại chảy ra bám vào fip, máy in phun dùng mực nước nó đâu có nóng chảy được
2 loại ấy hả, có cách nhận biết ko. e là e thích cái màu xanh hơn mình nhà nghèo ko dám chơi board thủy tinh, toàn xài bakerit, cong như cái cầu trượt, hàn nóng 1 tẹo là bong chân :lol:
rất đơn giản,cách của em là ... mua về làm rồi rửa là thấy ngay :lol: Phíp 1 mặt,loại mỏng thì em thấy khi rửa là màu xanh,còn 2 mặt thì là màu trắng ạ Nên đầu tư phíp thủy tinh vì cũng chẳng tốn kém bao nhiêu,mà phíp thủy tinh hàn nó không khét,sản phẩm lại đẹp hơn nhiều bác ạ
căn bản là e làm mạch thường ko để được lâu được 1 thời gian layout lại thấy ưng hơn lại tháo lk lắp sang bo mới, vứt đi đỡ tiếc :mrgreen: cái nữa là em sau 1 lần xài bo của sao kim làm thì hãi quá luôn, mạ xuyên lỗ nên muốn tháo lk là 1 cực hình, đặc biệt con nào 3 chân trở lên, toàn bị đứt thiếc xuyên lỗ nên h chẳng dám chơi hàng máy làm @@
Cảm ơn topic rất thiết thực ạ Cho em hỏi nhờ các bác một câu , không may mạch in bị mất , thiếu nét sau là thì dùng cách gì vá lại trước khi ăn mòn ạ :roll:
Mạch giặt là thì khó tránh khỏi lỗi này lém. Em thường dùng bút lông dầu tô lại nhưng kết quả không được đẹp như in do tô vẽ bị lem nhem và rỗ.
Em hay dùng bút ghi CD Thiên Long (bút lông dầu). Phần tiếp em sẽ viết những mẹo để hạn chế tối đa việc mất nét khi chuyển nhiệt.
- Em thì chưa giặt là thử bao giờ nhưng thấy có bác bảo lấy mỡ bò (dùng để bôi trơn đó) quệt lên cũng được, có bác nào thử chưa ợ
- Em thì chưa giặt là thử bao giờ nhưng thấy có bác bảo lấy mỡ bò (dùng để bôi trơn đó) quệt lên cũng được, có bác nào thử chưa ợ [/quote] lần đầu tiên e nghe mỡ bò :lol:
Làm thì được nhưng hình thức ra sao có đẹp không là cả vấn đề Chỗ mạch in nào đứt em lấy cái bút dạ của Nhật có hai đầu một to một nhỏ tô lại giá 10k một cái
Các bác chú ý khi dùng mặt lưng của giấy amazon để giặt là nếu mạch in lớn hơn 12cm thì in lớn hơn 100% nhé vì giấy này bị co lại. Theo như kinh nghiệm thì nếu mạch dài 15cm thì in khoảng 101% ạ
Bác chủ có vẻ dùng nhiều đồ nghề chuyên dụng quá, em thì chỉ vẽ mạch sau đó in ra giấy , lấy bàn ủi ủi lên board đồng ---> sau đó rửa mạch---->phủ nhựa thông ---> xong. Sản phẩm đây ạ.
Bác phải chọn loại board đồng dày thì mới ít bị cong, trừ khi bác ủi quá nóng thì board nào cũng cong, em có lần ủi quá tay nó còn bong luôn cả mảng đồng lên :lol: