Chào các bác cao thủ kỷ thuật cũng như cao thủ DIY Hôm nay em mạo muội mở topic này mong các bác cho biết ý kiến là Tube Amp ráp thì sử dụng các phương pháp nối tầng như 1/Tụ nối tầng 2/Biến thế nối tầng 3/Nối tầng trực tiếp Cái nào hay hơn? Ưu nhược của từng loại? Khi nào dùng 1 trong các loại trên? Xu thế bây giờ của hãng hay của các bác DIY sử dụng phương pháp nào? ..... Em thì dốt kỹ thuật điện tử chỉ nêu ra đây (và đứng xem) để tham khảo các bác và rút ra kết luận sẽ chọn phương pháp nào để nhờ cáo thủ DIY ah Cám ơn và kính cả nhà :wink:
Giang hồ đồn rằng Nối bằng sợi dây đồng là hay nhất! nối bằng sợi đây đồng cuốn quanh cái lõi hay nhì nối bằng tụ hay ba! nhưng nếu hay nghe hát thì lại là nhứt! Vì sao thì em không biết chỉ thấy thế thôi bác nào biết thì phân tích cho anh em mở mang tý kiến thức
Câu hỏi của bác rộng quá! Nôm na có thể hiểu nối tầng là phương pháp ghép giữa tầng nọ với tầng kia để cho tín hiệu xoay chiều (AC) đi qua. 1) Nối tầng trực tiếp: là cách ghép trực tiếp tầng thứ nhất với tầng thứ 2 không thông qua bất kỳ một linh kiện nào. Có nhiều cách ghép trực tiếp nhưng nguyên tắc chung đều là tính toán thế nào để tầng thứ nhất đồng thời là bias DC cho tầng thứ 2. Ưu điểm: dải thông tối đa không bị giới hạn, tiết kiệm chi phí vì chỉ tốn 1 sợi dây đồng. Nhược điểm: B+ của tầng thứ 2 thường phải cao hơn nhiều so với phương pháp khác, do phải cộng thêm với điện áp anode của tầng thứ nhất. Một nhược điểm nữa có thể xảy ra là nếu điện áp DC của tầng 1 biến thiên có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tầng thứ 2. Do vậy để làm chủ kỹ thuật này phải có chút ít kinh nghiệm nhất định. 2) Nối tầng tụ: giữa tầng thứ nhất với tầng thứ 2 có một con tụ cho tín hiệu AC đi qua nhưng đồng thời có nhiệm vụ chặn DC. Ưu điểm: chặn DC nên tạo thành sự độc lập tương đối giữa tầng thứ nhất với tầng thứ 2, linh hoạt trong thiết kế; B+ thấp; dễ thay đổi chất âm nhờ việc thay tụ :mrgreen: Nhược điểm: có thêm một cái tụ trên đường tín hiệu, chất lượng âm thanh sẽ phụ thuộc vào chất lượng tụ. Ngoài ra phương pháp này còn có giới hạn về băng thông so với phương pháp thứ nhất, do tụ nối tầng kết hợp với trở kháng đầu vào của tầng thứ 2 sẽ tạo thành một mắt lọc, nếu tụ bé quá thì mất bass (tần số thấp bị chặn), tụ to quá thì mất tép (tần số trên bị chặn). 3) Nối tầng biến áp: giữa 2 tầng có một biến áp, cuộn sơ cấp của biến áp có thể được sử dụng làm tải của tầng thứ nhất, tỉ lệ giữa cuộn sơ và cuộn thứ tương ứng với tỉ lệ truyền đạt tín hiệu. Ưu điểm: có nhiều ưu điểm nhưng ưu điểm rõ rệt nhất đối với các audiophile là biến áp tạo nên hài bậc 2 nên có cảm giác nịnh tai, nói như bác NAS là nghe hát hay hơn. Nhược điểm: rõ ràng là hạn chế băng thông so với cả 2 phương pháp trên. Một cái biến áp tốt nhất vẫn không thể có được băng thông như một cái tụ. Nếu để dải trầm xuống được sâu thì tự cảm của cuộn sơ cấp phải đủ lớn tương ứng với đèn tầng đầu, nhưng số vòng dây sẽ phải nhiều hơn, tương ứng với nó là tăng hệ số ghép tụ và lại làm cho dải cao lại bị thiệt. Vì vậy ghép biến áp thường được dùng với đèn tầng đầu có trở kháng thấp để dễ tối ưu thiết kế. Nhược điểm nữa của biến áp là suy hao tín hiệu. Hay dở...tùy tai Không thể nói cái nào hay hơn cái nào vì tất cả đều là phương tiện trong tay người thiết kế. Hàng thương mại hay dùng phương pháp nối tầng tụ vì đơn giản, gọn nhẹ, giảm chi phí. Nhiều hãng sản xuất amply bán với giá bình dân và trên bình dân chỉ dùng mấy cái tụ Wima xanh xanh đỏ đỏ rẻ tiền vào vị trí nối tầng. Hàng "hi-end" thì thường có thêm cái biến áp nối tầng cho ra dáng hi-end Còn dân DIY thì cũng vô cùng, mỗi người thích một kiểu, có người thích nhiều kiểu. Riêng em thì theo trường phái con nhà nghèo, chỉ dùng biến áp nối tầng khi buộc phải dùng (step-up hay step down), cố gắng hạn chế dùng tụ nối tầng vì tụ tốt giá cũng chát.
Không ngắn gọn nhưng vô cùng dễ hiểu ạ Em lại tích lũy thêm một số kiến thức bổ ích nữa rồi. Cảm ơn bác nhiều lắm.
[/quote] Không ngắn gọn nhưng vô cùng dễ hiểu ạ Em lại tích lũy thêm một số kiến thức bổ ích nữa rồi. Cảm ơn bác nhiều lắm.[/quote] Vậy bác có ý định nối tầng bằng dây đồng hay biến áp không? :lol: , nếu như vậy bác dư tụ JS silver & Tèlon rồi, để lại cho em nhé
To bác BachDuong : Đề nghị bác mở rộng thêm về cách phối hợp trở kháng của đèn tầng đầu và biến áp nối tầng được không ? - Ngoài ra cho em hỏi một câu: Nếu dùng phương án nối tầng trực tiếp thì phương pháp chọn bóng tầng đầu, bóng công suất dựa trên thông số nào? Cảm ơn các bác.
em thấy còn một phương pháp nữa là nối tầng bằng cả biến áp và cả tụ. Ưu điểm : có chất của biến tạo nên hài bậc 2 nên có cảm giác nịnh tai, có chất của tụ, giải quyết được vấn đề trở kháng tải bằng điện trở bằng biến áp => nguồn B+ thấp dễ lắp Nhược điểm: tốn tụ chất lượng cao, tốn công tìm biến áp có trị số henzi cao, tốn xiền ... nhưng hay
Đây là vấn đề rất...abc. Để tìm hiểu tử tế thì mời đồng chí kỹ sư tai to đọc lại các bài viết lý thuyết về tính trở kháng tải của đèn điện tử. Còn nếu ngại đọc thì tip là R load ~ 3-4 lần Rp của đèn (đối với đèn 3 cực) và ~ 0.1 lần Rp của đèn 5 cực. VD: nếu đèn có Rp = 1,6K thì ta có thể chọn biến áp nối tầng có trở kháng sơ cấp ~ 5K. Ngoài trở kháng ra thì người ta còn phải quan tâm đến giá trị L của cuộn sơ cấp, theo công thức fo = Rp / (2* Pi* L), hay L = Rp/ ( 2* Pi * fo), trong đó fo là tần số cắt ở -3dB. VD: nếu chọn bóng 26 có Rp = 7.6k, chọn fo là 10Hz ở -3dB (cho cẩn thận), áp vào công thức trên thì cuộn sơ cấp phải có L ~ 120 H (tương đối lớn). Vì thế nếu chọn bóng có Rp lớn như bóng 26 thì phải dùng biến áp nối tầng thật tốt để vừa đảm bảo có L sơ cấp lớn, vừa đảm bảo được dải cao. Còn nếu chọn bóng có Rp thấp hơn như 6H30P có Rp = 800 ohm thì L lúc này chỉ cần là 15H là có thể cắt ở tần số 8Hz (-3dB) => dễ chọn biến áp tốt như IT lõi permalloy, amorphous... Nếu loại trừ yếu tố DC thì nối tầng trực tiếp cũng giống như các phương pháp ghép tầng khác. Có nghĩa là phải xem xét dựa trên các tiêu chí: 1. Tầng driver có điện áp đẩy phù hợp với yêu cầu của lưới đèn công suất (thông số này thay đổi theo thiết kế từng loại mạch, SE ground cathode hay SE cathode follower hay PP...) 2. Tầng driver có dòng đủ lớn trong mối tương quan với C input của tầng công suất và điện áp đẩy (liên quan tới một công thức khác phức tạp hơn). Đến đây thì đã chuyển sang một vấn đề rộng lớn khác là phối ghép giữa tầng driver và tầng công suất. Nếu cần tìm hiểu thêm thì mời đồng chí tai-to đọc lại các topic về chọn đèn driver nhé
Nhất trí với bác Bạch Dương. Nhưng em muốn góp thêm một số ý: Về dùng biến thế nối tầng, hệ số ghép tụ có làm mất treb, nhưng làm mất nhiều hơn là do điện cảm rò. Còn về nên chọn nối tầng trực tiếp, tụ, hay biến thế và cái nào hay hơn là tùy theo thiết kế, cho nên không nhất thiết phải lăn tăn cái nào hay hơn, mà là nên chọn một thiết kế phù hợp với linh kiện, phù hợp với gu nghe. Em ví dụ nếu làm rề: . Dùng mạch tải anod, loại đèn lại có nội trở cao thì nên nối tầng bằng biến thế hoặc nối trực tiếp, đèn có nội trở thấp thì dùng tụ hiệu quả hơn. . Đèn nội trở cao không muốn dùng biến thế (do đắt) thì thêm tầng đệm out cathode Tóm lại là chọn đèn nội trở thấp dễ chơi hơn. Và dùng cách nối tầng nào là tùy thuộc linh kiện và tùy thuộc thiết kế.
Thanks bác Bachduong. Khó thế mà bác bảo là.....ABC, chậc chậc quả này em phải ghi công thức lại mới được. Cảm ơn bác lần nữa nhé.
Em có nghe nói nối trực tiếp có nhiều ưu điểm nên làm thử nhưng khó nghe quá nghe không nổi nên từ bỏ ý định luôn.
Em thì không biết cái nào hay hơn, tuy nhiên con đường chơi audio thì nhất thiết phải cố gắng có được cái loại cấu hình nối tầng trực tiếp, bằng tụ hoặc bằng biến thế. Sở dĩ em không biết cấu hình nào là hay nhất vì ba loại cấu hình đó em ráp bằng 3 loại bóng khác nhau kể cả bóng drive. Thực tế em đang nghiêng về nối tầng bằng tụ , vì dễ ,vì rẻ và đặc biệt là vì em khoái được nịnh tai mà
Em bỏ giá hú họa mà mua được món này http://www.ebay.com/itm/UTC-S-5-Input-T ... true&rt=nc Các bác xem có thể ứng dụng vào mạch nào tư vấn em cái nhé.