What is "ground" ?

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by nck_kool, 29/3/07.

  1. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Kính chào các bác, nhờ các bác nào có điều kiện thì dịch giùm em cái này sang tiếng ta hộ em với. Chuyên ngành của em thì em đã từng dịch cả quyển sách được nhưng cái món này em dịch thử mấy trang thì thấy câu chuyện quay sang chiều hướng khác :lol:
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Em thử tạm dịch thế này:
    GROUND LÀ CÁI GÌ?
    Chỉ cần các bác đọc ít nhiều về mạch amp, các bác sẽ sớm vấp phải khái niệm " ground" hay "earth". Ground có ý nghĩa là 1 điểm quy chiếu hay là 1 thế điện áp, được coi là có điện áp bằng 0 ( 0 volt). Khái niệm này chỉ tương đối, tức là bác có thể lấy bất kỳ điểm nào trong mạch và gọi nó là ground, khi đó tất cả các điểm khác sẽ được quy chiếu và so sánh với thằng ground này. Chẳng hạn, bác lấy cao áp 400VDC ở nguồn làm ground, thế thì điện áp của đầu còn lại trong bộ nguồn sẽ là -400VDC đối với ground.Thường thì ground đc chọn là điểm quy hồi chung cho toàn bộ nguồn cấp và mạch điện, và là điểm nối cho lớp bọc kim của jack vào và jack ra. Cũng còn có 1 cái gọi là "safety ground" ( Mát an toàn, đất an toàn), là cái dây thứ 3 màu xanh lá cây trong hệ dây nguồn xoay chiều IEC ( ít nhất là ở Mỹ). Dây này sẽ được nối vào vỏ máy vì lý do an toàn. Điểm ground của mạch cũng sẽ đc nối vào vỏ máy, và toàn bộ vỏ máy bằng kim loại sẽ ở thế đất, góp phần bảo vệ mạch khỏi các xung nhiễu như sóng RF hay nhiễu điện từ.
    Dưới đây là mấy biểu tượng hay được dùng của ground ( cái hình vẽ đâu bác kool?), biểu tượng tứ nhất được gọi chung là "earth ground" và thường hỉ được dùng để nối vỏ máy hay nối vào điểm mát an toàn. Biểu tượng thứ 2 và thứ 3 có thể được dùng lẫn lộn cũng được, mặc dù đôi khi 1 cái được dùng cho ground của mạch tương tự( analog) còn cái kia dùng cho mạch số( digital), nhất là khi trong mạch có cả phần số và phần tương tự, và groung của 2 chú này phải được tách riêng rẽ.
    Các bác cũng sẽ có thể bắt gặp khái niệm "ground plane". Nó đơn giản chỉ là 1 bề mặt kim loại nằm dưới mạch điện và được nối với thế đất( Ground potential - theo em hiểu là thế của mát - ND). Nó thường dùng để chỉ đến phần phủ đồng trên mạch in, nhưng cũng có thể là mặt kim loại của vỏ. Các cái Groung plane này hay được dùng để tạo ra các điểm Ground có trở kháng thấp để hạn chế tối đa nhiễu trong mạch điện và có tác dụng bao bọc về mặt điện trường.
    THẾ "STAR GROUNDING" ( NỐI MÁT HÌNH SAO) LÀ CÁI QUÁI GÌ?
    Một trong những cách nối mát tốt nhất trong các mạch amp là cách nối mát vào 1 điểm theo hình sao, tức là nơi mà tất cả các điểm ground cục bộ của từng tầng được nối lại với nhau, và từ đây có1 dây nối điểm này với 1 điểm ground duy nhất trên vỏ máy, ngay sau điểm mát nguồn( đoạn này em chưa hiểu lắm - ND). Tôt nữa là hệ thống "Sao 2 điểm", trong đó Ground của hệ thống nguồn (bao gồm: điểm rút giữa(centre tap) của biến áp nguồn và mát của tụ lọc đầu tiên) và Ground của tầng công suất( tầng output)( bao gồm cathode của đèn công suất trong trường hợp fixed bias, hay điện trở cathode của đèn công suất trong trường hợp cathode biased và ground của cuộn thứ cấp trong biến áp xuất âm).được nối với nhau và được nối đến ground của vỏ máy, ngay tại điểm Ground của tụ lọc đầu tiên. Điểm ground của tụ lọc thứ 2, sau cuộn choke hay điện trở lọc, là điểm nối sao cho ground của các tầng tiền khuyếch. Dùng 1 điểm nối chung mang tính cục bộ cho Ground của mỗi tầng, và lại dùng dây nối mỗi điểm này với điểm nối sao thứ 2 trên. Nếu 2 tầng là nghịch pha nhau, chúng có thể dùng chung 1 điểm Ground cục bộ cũng đc, nhưng cũng đừng dùng quá 2 tầng cho 1 điểm Ground kiểu này. Kiểu nối này còn có thể được phát triển thành hệ thống sao nhiều điểm cho các mạch amp nhiều tầng.
    Tạm thế đã, mai em phải đi học sớm.
    Trong lúc dịch em thấy có nhiều từ hơi khó dịch ra tiếng Việt nên em để nguyên, mong các bác thông cảm. Cũng rất mong các bác góp ý nếu em có gì sai sót.
    Mà tiện thể em hỏi luôn: thế cái Ground này với cái gọi là MÁT mà ta vẫn hay dùng có gống nhau ko. Điều này em băn khoăn từ lâu rồi, vì từ MÁT này theo em có thể xuất phát từ từ MASS( rộng lớn, chắc là ám chỉ quả đât) trong tiếng tây. Tuy nhiên từ này cũng có thể xuất phát từ từ MÁT trong điện lực (pha nóng - pha nguội, pha lửa - pha mát), nếu vậy thì cái Mát này cũng ko giống Ground lắm nhỉ.
    Kính
     
  3. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.997
    Likes Received:
    874
    Location:
    Hanoi
    Ground hay Mass hay Earth cũng là một thôi bác ơi.

    Bài viết trên là một bài viết rất hay, phân tích được bản chất vấn đề, nhưng diễn đạt hơi dài. Đại loại cốt lõi của nó là khi nối đất, ta phải nối các điểm có dòng lớn với nhau, các điểm có dòng nhỏ với nhau trong hệ thống mass hình sao, với điểm mass trung tâm là cực âm của tụ lọc nguồn đầu tiên và điểm rút giữa của biến áp nguồn. Nối mass chassis và nối mass với dây tiếp đất hệ thống cũng được thực hiện qua điểm mass trung tâm trên. Tuyệt đối không đi mass vòng tròn tạo thành "loop".
     
  4. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Cảm ơn bác Metalhead nhiều, để em study thêm xem nào (à để em về tìm xem có hình không, quên mất :oops:)

    Em còn thấy bảo mass khác mà Earth hình như khác vì Earth là nối đất mà nối đất thì tùy thuộc vào toàn mạch điện trong nhà có đường tiếp địa hay không (ổ và phích cắm có thêm 1 chân) và như vậy khi ta lắp đồ, cái chấu thứ 3 ở ổ cắm mới có tác dụng (bình thường cái này cắt béng đi cho gọn).

    Nói chung người nước ngoài sẽ diễn dải rất chi tiết để ai cũng có thể hiểu kể cả về bản chất. Em rất thích cái cách của các bác Khoai Tây trình bày :lol:
     
  5. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Tiện thể các bác giải thích luôn hộ em floating ground là như thế nào.

    Trong tiếng anh còn một liên quan là \'common\'. Em có nhớ có đọc ở đâu đó tiếng Việt có từ \'điểm trung tính\'.

    Hình như các khái niệm này mang tính tương đối. Tương tự như điện áp và điện thế.
     
  6. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Em đã bảo không đơn giản đâu mà :roll:
     

Share This Page

Loading...