Em thấy thường thì tụ hóa lâu ngày bị khô dung môi nên bị giảm điện dung, nhưng tại sao khi đo thì điện dung lại tăng ( tụ mới thì gần bằng trị số danh định ). em thử đo kiểm tra thì tụ cũ 100mf đo được 145mf. tụ mới 100m đo được 97mf. Bác nào biết giải đáp hộ em với.
Để kết luận cần đo trên ít nhất vài tụ cũ, vài tụ mới để lấy kết quả khách quan. Giả sử kết quả đo của bác chính xác thì theo em chỉ có thể liên quan đến dòng rò và phương pháp đo của đồng hồ.
Em đã đo khoảng gần 100 con tụ cũ chemicon , và khoảng trên 50 tụ mới, tụ tháo máy đầu video mới dám nói đấy ạ.
Nếu kết quả đo là chính xác thì có thể kết luận: - Tụ mới có lớp cách điện (oxit nhôm) giữa hai bản tụ dầy hơn tụ cũ nên điện dung tụ mới nhỏ hơn tụ cũ; - Theo thời gian, lớp cách điện mỏng dần hơn nên hiệu điện thế giới hạn của tụ cũng giảm dần; khi hiệu điện thế này giảm đến mức nhỏ hơn hiệu điện thế thực tế của mạch thì xảy ra hiện tượng đánh thủng. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi dùng một tụ mới nhưng tăng dần hiệu điện thế hai cực của tụ vượt qua hiệu điện thế giới hạn. http://www.youtube.com/watch?v=3b7mjukhTyQ&feature=related
Nói lớp oxit mỏng đi cũng không ổn lắm vì nó chỉ có thể dầy lên do dung môi khô đi và không khí chui vào làm oxi hóa nhôm, oxit nhôm mỏng đi thì phải có tác nhân ăn mòn, sau đó lại phải có lực để xiết chặt cuộn bản cực lại cho khoảng cách giữa 2 bản cực gần hơn. Bạn thử đo dòng rò của tụ mới và tụ cũ xem chênh nhau bao nhiêu.
Thông thường trong tụ phân cực, hai bản tụ là hai lá nhôm mỏng; trong đó một bản được gọi là cực dương của tụ có một lớp oxit nhôm rất mỏng bên ngoài. Chiều dày lớp oxit nhôm trung bình vào cỡ 0,0015 micro mét cho mỗi vôn điện áp, như vậy một tụ có điện áp giới hạn là 100 V thì bề dày lớp oxit nhôm cũng chỉ vào cỡ 0,15 micro mét! Giữa hai bản là giấy tẩm dung dịch điện phân. Khi tụ hoạt động: - Bản nhôm có lớp oxit bên ngoài là bản cực dương; - Bản nhôm còn lại cùng với dung dịch điện phân đóng vai trò là bản cực âm. Nếu điện dung tăng theo thời gian thì chỉ có thể giải thích là do bề dày lớp điện môi (oxit nhôm) đã giảm. Với suy luận này thì dòng rò của tụ cũng tăng lên vì điện trở của điện môi giảm đi.
Về cấu tạo tụ hóa thì mình đồng ý với bạn, bạn đưa thông tin rất chi tiết. Tuy nhiên nếu thừa nhận lớp oxit mỏng đi thì đồng nghĩa với việc phải tìm ra nguyên nhân khiến nó mỏng đi, theo mình biết thì oxit nhôm rất bền về mặt hóa học. Hơn nữa dòng rò trong tụ hóa không chỉ đơn thuần là dòng rò do điện dẫn của oxit nhôm gây lên vì nó rất khó kiểm soát, nếu chỉ do điện dẫn của oxit nhôm thì việc chế tạo tụ hóa có chất lượng cao sẽ bớt đắt đỏ hơn hiện tại. Theo mình nghĩ, bản chất của nó là việc vật liệu chế tạo bản cực không hoàn toàn tinh khiết vì thế bề mặt điện cực dương không hoàn toàn là bề mặt oxit nhôm đồng nhất lý tưởng, có những vết khiếm khuyết rất nhỏ được thay thế bởi các chất khác có điện dẫn khác oxit nhôm và thiếu ổn định điện hóa hơn khi kết hợp với sự thiếu tinh khiết ở chất điện phân những khiếm khuyết này biến đổi tính chất cũng như kích thước theo thời gian, dẫn đến dòng rò tăng nhiều theo thời gian (Điều này thể hiện rất rõ ở tụ chất lượng kém của TQ có dòng rò rất lớn). Với máy đo điện dung thông thường, phương pháp đo thường là đo dung kháng của tụ ở tần số biết trước rồi tính ngược ra điện dung, nếu phẩm chất tụ không tốt sẽ cho ra kết quả rất thiếu chính xác do kết quả không phải là thuần dung kháng. Các máy đo cao cấp có độ chính xác cao thường đo kết hợp ở ít nhất 2 tần số và kết hợp đo dòng rò (trở thuần) từ đo đưa ra kết quả chính xác hơn sau khi đã loại trừ phần trở kháng hay cảm kháng ký sinh, những máy đo này cũng cho ta biết cả phẩm chất tụ, một vài máy đo cao cấp còn có thể đo luôn cả điện cảm kí sinh.
Nhưng vấn đề là khi đo bằng đồng hồ cơ thì thấy bình thường, kim đòng hồ lên rồi về ngay cả 2 chiều đo. tức là không phát hiện ra là tụ bị kém. vây có nên chơi tiếp hay là thay tụ mới?
Đo bằng đồng hồ cơ chỉ biết được con tụ còn tích điện đươc hay không thôi, nếu ở mức độ cao hơn cần biết giá trị và phẩm chất của tụ thì chịu. Nếu tụ không đắt và hiếm thì khi nghi ngờ mà không có công cụ đo thì có thể thay luôn con mới rồi nghe thử.
Ở góc độ tìm bệnh thì xác định đc tụ còn bình thường như bác là tốt quá rồi. Nó đã ko chết thì thay làm chi trừ khi bác có ý định mod mát.
Người đo có KN chỉ cần nhìn tốc độ dịch kim , mức chỉ thị là xác định đc tương đối chất lượng tụ - dễ nhất là so sánh vs tụ mới cùng trị số :mrgreen:
Tụ hóa "bệnh tật" đối với audio thì muôn vàn - Khắc phục thì đơn giản "thay cái mới rẻ bèo" Nhưng đôi khi cũng trăn trở vì nhiều khi "huyền thoại " lâm bệnh không thể thay được - thôi đưa "huyền thoại" ra bàn mổ rút ruột thay ruột mới ...hị ...lại đẹp lão.....
Câu hỏi bác đặt ra khá hay. Theo tôi nghĩ, tụ hóa (Electrolytic) mới, khi được sử dụng nóng lên lớp dầu sẽ phân bố đồng đều, nên trị số sẽ tăng lên vài chục phần trăm. Đây là đặc tính bình thường của tụ hóa. Đôi khi nhà sản xuất có ghi rõ sai số (telorance) thí dụ: +40/-10%. Như con này, Telorance là +70 / -10 %. Như vậy các bác cứ yên tâm mà dùng: http://www.ebay.com/itm/QTY-10-TE-1304- ... 5285036271
Bác khéo tay quá. Bác nhét tụ gì vào con Electrolytic vậy? TL/12 mod input transformer tiếng có hay hơn không ?
Mới kiếm được cái máy đo tụ Đài Loan đo được đến 20mF, em lôi đống tụ cả cũ cả mới ra đo, khoảng 200 chú, thấy hơi giật mình: - Toàn bộ tụ K42Y-9 và K75 của anh Hai sai số dưới 1%, - Toàn bộ tụ Hàn Quốc Shanwha ( loại chữ vàng) sai số dưới 2% dù cũ mèm, - Toàn bộ tụ Aerovox ( chữ vàng luôn) sai số dưới 2%, - Toàn bộ tụ BC (Vishay) cũ nhỏ hơn khoảng 5% so với danh định, - Cặp tụ Nippon chemi- con cũ rích danh định 15.000, đo được 15.450 uF. Gần như không tụ cũ nào có giá trị cao hơn danh định. Mãi mới kiếm được 1 em sanyo, ghi 330 uF, đo được 465uF :mrgreen:
Ở góc độ BS Hoa súng thì nghi có bệnh là chích ... í lộn ... thay tụ mới vào cho chắc cú , khỏi lăn tăn :mrgreen:
Nghe thiên hạ đồn BS Hoa súng dạo này giàu lắm vì đi đêm với mấy bà bán linh kiện ở chợ rời :mrgreen:
Gì chứ tụ hóa xịn 3,4 chục năm tuổi cũng thua tụ mới rẻ xiền (tụ Hàn , tụ hãng) chợ giời hết - chống chỉ định vs tụ nhái tụ dỏm :mrgreen:
Dòm trộm thấy nhà kụ có mấy con tụ Elna chữ zàng, Philips xanh lét, Rubycon đen xì tháo máy cũ xì. Để hum nào em qua chợ lụm mấy quả mới cứng cùng trị số rồi đến thăm kụ nha :mrgreen:
Tụ hóa kụ cứ tìm đc em nào 3-4 chục tuổi là em tặng kụ hết , kô cần đổi chác các bù (vs đk kụ bít nhìn đời) :mrgreen: xài ở đ.áp gần tối đa hay nhiệt độ cỡ 7-8 chục độ giở lên thì tuổi nghỉ "chế độ" càng phải rút ngắn lại ạ :wink:
Hôm nọ đọc spec mà em giật mình: - Ở 75 độ, tuổi thọ ko dưới 2000 h, - 60 độ - 4000 h - 40 độ - 25.000 h :mrgreen: